Cách sắp xếp Bát tự

Các nhà tướng số khi xem vận mệnh, đầu tiên phải tính Can Chi năm, tháng, ngày, giờ sinh của người cần xem tướng. Năm, tháng, ngày, giờ sinh được chia thành 4 mục mà Từ Tử Bình gọi là “Tứ trụ”, mỗi trụ có một Thiên Can và một Địa Chi, cộng lại thành tám chữ, nên gọi là “Bát tự”. Khi xem tướng số, việc sắp Bát tự rất quan trọng. Sau khi sắp xong Bát tự, còn phải dựa vào mối quan hệ thiên biến vạn hóa trong Bát tự như Ngũ Hành tương sinh tương khắc giữa các trụ để suy đoán vận mệnh của con người.


Vậy làm thế nào để sắp Bát tự của Tứ trụ năm, tháng, ngày, giờ?

Cách tính năm sinh Sinh ra vào năm Âm lịch nào, thì Can Chi của năm đó chính là Can Chỉ trụ năm sinh. Ví dụ, sinh vào năm Canh Thìn thì Can Chi trong trụ năm sinh là Canh Thìn, sinh vào năm Tân Tỵ thì Can Chi trong trụ năm sinh là Tân Tỵ, V..

Có 3 cách để tính năm sinh: 1 Tra trong quyển “Lịch Vạn Niên Thực Dụng 1801-2100”. 2 Tự xếp một bảng Lục thập Hoa Giáp, sau đó căn cứ vào Can Chi của năm hiện tại và tuổi của mình để tính ngược lại. 3) Đếm trên các ngón tay, đây là cách làm khá phổ biến của các thầy bói mù.

(*) “Lịch Vạn Niên Thực Dụng 1801-2100", tác giả Ngưu Tú Trân, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

Cách sắp xếp Bát Tự

Khi tính năm sinh, cho dù dùng phương pháp gì đều bắt buộc phải lấy tiết Lập Xuân trong Âm lịch làm giới hạn của một năm. Ví dụ, một người sinh vào tháng Giêng, sau tiết Lập Xuân thì sẽ dùng Can Chi của năm này làm trụ năm sinh, nhưng nếu cũng sinh vào tháng Giêng mà trước tiết Lập Xuân thì xem như sinh vào năm trước đó nên phải dùng Can Chi của năm trước đó làm trụ năm sinh. Tương tự, nếu cùng sinh vào tháng Chap nhưng trước tiết Lập Xuân thì dùng Can Chi của năm đó, còn sau tiết Lập Xuân thì phải tính là thuốc vào Can Chi của năm sau.

Cách tính tháng sinh Tuy Địa Chi của mỗi tháng là cố định (ví dụ tháng Giêng là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, tháng 3 là tháng Thìn, tháng 4 là tháng Ty) nhưng Thiên Can của mỗi tháng lại không cố định mà phải tính theo một thứ tự nhất định mới biết được. Cách tính Thiên Can của tháng như sau:

Năm Giáp, Kỷ thì Bính đứng đầu Năm Ất, Canh thì Mậu đứng đầu Năm Bính, Tân thì Canh đứng đầu Năm Đinh, Nhâm thì Nhâm đứng đầu Năm Mậu, Quý thì Giáp đứng đầu.

Cụ thể, nếu sinh vào tháng 4 năm Giáp Ngọ, thì dựa vào cách tính trên ta biết tháng Giêng là Bính Dần, tháng 2 là Đinh Mão, tháng 3 là Mậu Thìn, tháng 4 là Kỷ Tỵ, vậy có thể biết được Can Chi của tháng 4 năm Giáp Ngọ là Kỷ Tỵ. Sau đây là bảng liệt kế cụ thể:

Can Chi của tháng cũng giống như Can Chi của năm, bắt đầu từ tháng Bính Dần, đi một vòng Lục thập Giáp Tý, lại trở về tháng Bính Dần, khoảng thời gian xoay vòng này là 5 năm. Vì mỗi năm có 12 tháng, nên 5 năm cũng vừa đúng một vòng của Lục thập Giáp Tý.

Đồng thời, cũng cần phải chú ý đến sự kết hợp với Tiết Khí để suy đoán tháng sinh. Trong 24 Tiết Khí của một năm thì Lập Xuân, Kinh Trập, Thanh Minh, Lập Hạ, Mang Chủng, Tiểu Thử, Lập Thu, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Lập Đông, Đại Tuyết, Tiểu Hàn gọi là Tiết; còn Vũ Thủy, Xuân Phân, Cốc Vũ, Tiểu Mãn, Hạ Chí, Đại Thử, Xử Thử, Thu Phân, Sương Giang, Tiểu Tuyết, Đông Chí, Đại Hàn gọi là Khí. Khi tính tháng sinh nhất định phải lấy Tiết làm giới hạn. Nếu như sinh vào trước Tiết của tháng này thì phải dùng Can Chi của tháng trước, còn sau Tiết của tháng này, tức là do Tiết của tháng sau vượt lên nằm trong tháng này, thì phải dùng Can Chi của tháng sau. Bởi thông thường, trong một tháng có một Tiết và một Khí, nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ. Ví dụ, người sinh vào ngày 26 tháng Giêng năm Bính Dần (1986), tra trong “Lịch Vạn Niên Thực Dụng 1801-2100” thì đúng ngay tiết Kinh Trập đến sớm của tháng sau, vậy nên không thể tính là sinh vào tháng Giêng Canh Dần mà phải tính là sinh vào tháng 2 Tân Mão. Sau đây là bảng phân phối của 24 Tiết Khí với các tháng trong năm:

Lập Xuân, Kinh Trập, Thanh Minh, Lập Hạ, Mang Chủng, Tiểu Thử, Lập Thu, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Lập Đông, Đại Tuyết, Tiểu Hàn

Vũ Thủy, Xuân Phân, Cốc Vũ, Tiểu Mân, Ha Chi, Đại Thử, Xử Thử, Thu Phân, Sương Giáng ,Tiểu Tuyết, Đông Chí, Đại Hàn

Sách tướng số đã phân chia ranh giới của 12 tháng như sau:

[Tháng Giêng - tháng Dần] Từ Lập Xuân qua Vũ Thủy đến Kinh Trập.

[Tháng 2 - tháng Mão] Từ Kinh Trập qua Xuân Phân đến Thanh Minh.

[Tháng 3 – tháng Thìn] Từ Thanh Minh qua Cốc Vũ đến Lập Hạ.

[Tháng 4 - tháng Ty] Từ Lập Hạ qua Tiểu Mãn đến Mang Chủng. |

[Tháng 5 - tháng Ngọ] Từ Mang Chủng qua Hạ Chí đến Tiểu Thử.

[Tháng 6 – tháng Mùi] Từ Tiểu Thử qua Đại Thử đến Lập Thu.

[Tháng 7 - tháng Thân] Từ Lập Thu qua Xử Thử đến Bạch Lộ.

[Tháng 8 – tháng Dậu] Từ Bạch Lộ qua Thu Phân đến Hàn Lộ.

[Tháng 9 – tháng Tuất] Từ Hàn Lộ qua Sương Giang đến Lập Đông.

[Tháng 10 - tháng Hợi] Từ Lập Đông qua Tiểu Tuyết đến Đại Tuyết.

[Tháng 11 - tháng Tý] Từ Đại Tuyết qua Đông Chí đến Tiểu Hàn.

[Tháng Chạp - tháng Sửu] Từ Tiểu Hàn qua Đại Hàn đến Lập Xuân.

Để tiện cho việc ghi nhớ, người xưa đã sáng tác ra bài ca về 24 Tiết Khí như sau:

Tháng Giêng tiết Lập Xuân, Vũ Thủy, tháng 2 Kinh Trập cùng Xuân Phân, Tháng 3 Thanh Minh lại Cốc Vũ, tháng 4 Lập Hạ với Tiểu Mãn, Tháng 5 Mang Chủng và Hạ Chí, tháng 6 Tiểu Thử chung Đại Thử, Tháng 7 Lập Thu cùng Xứ Thư, tháng 8 Bạch Lộ lại Thu Phân, Tháng 9 Hàn Lộ lại Sương Giang, tháng 10 Lập Đông cùng Tiểu Tuyết, Tháng 11 Đại Tuyết thêm Đông Chí, tháng Chạp Tiểu Hàn Qới Đại Hàn.

Cách tính ngày sinh Nếu như có quyển Lịch Vạn Niên thì cách tính ngày sinh tương đối đơn giản, chỉ cần tra trong lịch sẽ biết được Can Chi cụ thể của mỗi ngày. Ví dụ, quyển “Lịch Vạn Niên Thực Dụng 1801-2100” của NXB Tổng Hợp TPHCM đã cho biết Can Chi của các ngày 1, 11, 21 ở mỗi tháng Dương lịch trong khoảng thời gian 1300 năm từ năm Tân Dậu 1801 đến năm Canh Thân 2100 là ngày mấy Âm lịch. Đặc biệt, từ năm Tân Dậu 1921 đến năm Canh Tý 2020, quyển lịch này còn ghi rõ ngày, tháng Âm lịch, Dương lịch, Can Chi, chòm sao, Ngũ Hành cụ thể của từng ngày; vì thế, khi sử dụng chỉ cần căn cứ vào thứ tự Thiên Can Địa Chi là có thể tính ra. Chẳng hạn lấy mùng 10 tháng 9 năm Canh Thìn 1940 làm ví dụ, tra trong Lịch Vạn Niên thì biết đây là ngày Bính Tuất.

Cách tính giờ sinh chỉ cần biết được Can Chi của ngày sinh là có thể căn cứ vào quy luật sau đây để tìm được Can của giờ sinh, Chi của giờ sinh thì đã biết.

Giáp, Kỳ tỉnh từ Giáp, At, Canh Bính ngôi đầu, Bình, Tân ắt hẳn Mậu, Định, Nhâm đến lượt Canh, Mậu, Quý Nhâm chiếm chỗ.

Tức là, nếu sinh vào ngày có Thiên Can là Giáp, Kỷ thì giờ trong ngày đó sẽ bắt đầu tính từ Giáp Tý (từ 11 giờ khuya đến 1 giờ sáng), dựa vào đó sẽ tính được Thiên Can giờ sinh. Vẫn lấy ví dụ một người sinh vào mùng 10 tháng 9 Âm lịch, biết người đó sinh vào giờ Thìn, mà mùng 10 tháng 9 là ngày Bính Tuất, dựa theo câu “Bính, Tân ắt hẳn Mậu”, thì biết mốc giờ trong ngày Bính Tuất bắt đầu tính từ Mậu Tý, lần lượt là Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn. Từ đó ta tính được Can Chi giờ sinh của người này là Nhâm Thìn.

Dưới đây là bảng liệt kê cụ thể nguyên tắc tính giờ sinh dựa theo Thiên Can ngày sinh. Dựa vào bảng này, chúng ta sẽ tra cứu dễ dàng hơn.

Như vậy Tứ trụ trong Bát tự của người trong ví dụ trên được tính ra là năm Canh Thìn, tháng Bính Tuất (vì mùng 10 tháng 9 năm giữa tiết Hàn Lộ và Sương Giáng nên chắc chắn tháng 9 là tháng Bính Tuất), ngày Bính Tuất, giờ Nhâm Thìn. Chúng ta sẽ viết như sau: (cột năm) Canh Thìn (cột tháng, Bính Tuất (cột ngày, Bính Tuất (cột giờ) Nhâm Thìn

Suy đoán Đại vận, Tiểu vận Lưu niên và Mệnh cung

Sau khi tìm hiểu phương pháp tính Bát tự, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các phương pháp xét đoán Đại vận, Tiểu vận, Lưu niên và Mệnh cung.

Cái gọi là Đại vận, nghĩa là trong đời người, ở giai đoạn nào thì gặp may mắn, giai đoạn nào thì không. Do đó, theo các nhà tướng số, hai chữ “vận mệnh” ngoài ý nghĩa tổng quát như thế, còn có thể tách ra để giải thích từng chữ. Trong đó, “mệnh” sẽ quản lý cả cuộc đời con người, chủ yếu thể hiện trong Bát tự, còn “vận” quản lý các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời con người, chủ yếu thể hiện trong Đại vận được tính ra trên cơ sở Bát tự. Theo người xưa, vận của mỗi người rất quan trọng, có người tuy có Bát tự rất tốt nhưng mãi vẫn không gặp may mắn, nên chỉ sống một cuộc đời bình thường, không làm được việc lớn; còn có người tuy Bát tự bình thường, thậm chí không tốt, thường xuyên rơi vào cảnh khó khăn, ngang trái, nhưng lại gặp được một hai Đại vận, từ đó làm nên nghiệp lớn, V.v.

Vậy làm thế nào suy đoán tuổi khởi vận của Đại vận? Chỉ có một căn cứ duy nhất, đó là: nếu con trai sinh vào năm Dương có Thiên Can là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, hoặc con gái sinh vào năm Âm có Thiên Can là Ất, Định, Kỷ, Tân, Quý thì sẽ bắt đầu từ ngày sinh đếm theo chiều thuận cho đến Tiết kế tiếp thì ngừng, cứ 3 ngày tính một tuổi; ngược lại, nếu con gái sinh vào năm Dương hoặc con trai sinh vào năm Âm thì cũng bắt đầu từ ngày sinh nhưng đếm theo chiều ngược cho đến Tiết trước đó thì ngừng, cũng lấy 3 ngày làm 1 tuổi. 1 ngày dôi ra sẽ tương đương với 4 tháng, 1 giờ tương đương với 10 ngày.

Để dễ hiểu, ta xét một ví dụ, một nữ mệnh sinh vào ngày 20 tháng 8 Âm lịch năm Quý Mùi (1943), theo quy luật thì tuổi khởi vận phải được tính từ ngày sinh đếm theo chiều thuận cho đến Tiết kế tiếp. Tra sách “Lịch Vạn Niên Thực Dụng 1801-2100. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2007.” thì thấy ngày mùng 9 tháng 8 năm Quý Mùi là tiết Bạch Lộ, còn ngày 11 tháng 9 năm Quý Mùi là tiết Hàn Lộ, ngày 20 tháng 8 đang nằm giữa Bạch Lộ và Hàn Lộ. Do tháng 8 năm đó là tháng thiếu, nên từ ngày 20 tháng 8 đếm xuôi đến ngày 11 tháng 9 (tiết Hàn Lộ) là 20 ngày, lấy số ngày này chia cho 3 sẽ có số tuổi khởi vận là 6 tuổi 8 tháng. Cũng có nghĩa là nếu muốn xem tướng số cho nữ mệnh này thì phải chờ đến lúc cô gái đủ 6 tuổi 8 tháng trở lên mới bắt đầu xem số mệnh.

Ngoài việc đoán số tuổi khởi vận, chúng ta còn phải tính Thiên Can Địa Chi của Đại vận. Muốn tính Can Chi của Đại vận phải căn cứ vào Can Chi của tháng sinh. Nếu tuổi khởi vận là số được đếm theo chiều thuận thì Can Chi của Đại vận cũng được tính theo chiều thuận; nếu tuổi khởi vận là số được đếm theo chiều ngược thì Can Chi của Đại vận cũng được tính theo chiều ngược. Ví dụ, tháng sinh là Đinh Mão, vậy thì Can Chi Đại vận đếm theo chiều thuận lần lượt là: Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, v..; đếm theo chiều ngược lần lượt là: Bính Dần, ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, vv. Các sách tướng số quy định, mỗi Can, Chi của Đại vận quản việc lành dữ trong 5 năm, nên Thiên Can có thể kết hợp với Địa Chi để cùng xem, còn khi xem Địa Chi thì nên tách chúng ra, vì cứ 5 năm thì Thiên Can thay đổi. Ví dụ, một người khởi vận lúc 3 tuổi thì Can Chi Đại vận đếm theo chiều thuận là: Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, v,v. có nghĩa là, Đại vận của người này từ lúc 3 tuổi đến 12 tuổi là Mậu Thìn, từ 13 tuổi đến 22 tuổi là Kỷ Tỵ, V.v. Muốn xem Đại vận của người này lúc 3 tuổi đến 8 tuổi lành dữ thế nào thì phải kết hợp phân tích Ngũ Hành của 2 chữ “Mậu Thìn”, còn xem Đại vận lúc 8 tuổi đến 12 tuổi thì chỉ cần xem Ngũ Hành của chữ Thìn là đủ.

Ngoài Đại vận, còn có Tiểu vận, vì khi đứa trẻ vẫn chưa bước sang Đại vận thì Tiểu vận có thể bổ sung những chỗ chưa đủ của Đại vận. Ví dụ một người khởi vận lúc 8 tuổi, muốn biết được những điều lành dữ lúc trước 8 tuổi thì phải xem Tiểu vận.

Để suy đoán Tiểu vận thì phương pháp của Túy Tỉnh Tử là phổ biến nhất. Phương pháp này lấy Can Chi của giờ sinh làm điểm xuất phát, người nam sinh vào năm Dương thì đếm theo chiều thuận, sinh vào năm Âm thì đếm theo chiều ngược, người nữ sinh vào năm Âm thì đếm theo chiều thuận, sinh vào năm Dương thì đếm theo chiều ngược. Ví dụ, mệnh người nam sinh vào giờ Giáp Tý năm Canh Thìn thì theo nguyên tắc: 

Mệnh nam sinh vào năm Dương bắt đầu từ trụ giờ sinh đến theo chiều thuận, lần lượt là 1 tuổi Tiểu vận Ất Sửu, 2 tuổi Tiểu vận Bính Dần, 3 tuổi Tiểu vận Đinh Mão, cứ thế đếm đến Đại vận. 

Tiểu vận còn gọi là Hành niên. Nhiều nhà tướng số cho rằng, sau khi đứa trẻ bước vào giai đoạn Đại vận thì cũng cần kết hợp với Tiểu vận để quan sát, nếu Đại vận tốt, Tiểu vận xấu thì không thể cho là tốt; ngược lại, nếu Đại vận xấu, Tiểu vận tốt, cũng không thể cho là xấu. Nhưng do thói quen nên người xưa rất ít chú trọng đến Tiểu vận.

Lưu niên khá đơn giản, đó chính là các năm Âm lịch như Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, vv., năm nào đi xem tướng số thì năm đó được gọi là Lưu niên. Ví dụ Can Chi của năm đi xem tướng số là Bính Dần thì Lưu niên là Bính Dần, Can Chi của năm đi xem tướng số là Đinh Mão thì Lưu niên là Đinh Mão. Khi người đi xem tướng số muốn hỏi về những việc lành dữ trong năm này, thì trước tiên thầy tướng số sẽ xem Thiên Can ngày sinh của người này, sau đó kết hợp với Lưu niên để biết lành dữ.

Cuối cùng là nói về mệnh cung. Thông thường, ta có thể sử dụng bàn tay của mình để suy đoán mệnh cung. Ví dụ, xét trên bàn tay trái thì đường chỉ tay nằm ngang ở đốt cuối gần bàn tay của ngón áp út là vị trí của Tý, đường chỉ tay nằm ngang ở đốt cuối gần bàn tay của ngón giữa là vị trí của Sửu, đường chỉ tay nằm ngang ở đốt cuối gần bàn tay của ngón trỏ là vị trí của Dần, đường chỉ tay nằm ngang kế trên của ngón trỏ là

vị trí của Mão, v.., đi một vòng theo chiều kim đồng hồ như hình sau thì vừa đủ 12 vị trí của Địa Chi. Tỵ tháng 8 Ngọ tháng 7 Mùi tháng 6 Thân tháng 5. Thìn tháng 9 Dậu tháng 4 Mão tháng 10 Tuất tháng 3 Dần tháng 11 Sửu tháng Chạp Tý tháng Giêng Hợi tháng 2

Sau khi có được cơ sở này, chúng ta tiến hành tính Can Chi của mệnh cung qua hai bước. Ví dụ, một người sinh vào giờ Thìn tháng 10 năm Canh Thìn, bước đầu tiên là phải tính Địa Chi của mệnh cung, cách làm như sau: trước tiên là dựa theo hình về phía trên, lấy vị trí của Tý làm tháng Giêng rồi tính ngược lên, ta có thể biết được Địa chi của tháng 10 ở vị trí Mão; tiếp theo, lấy vị trí của Mão làm giờ sinh là giờ Thìn, bắt đầu đếm theo chiều thuận đến giờ Mão thì dừng lại, ở đây đúng vào vị trí Dần của 12 Địa Chi. Như vậy, Dần chính là Địa Chi của mệnh cung. Hoặc ví dụ một người sinh vào giờ Dậu tháng 3 năm Giáp Tý, bước đầu tiên lấy vị trí của Tý trên hình làm tháng Giêng rồi tính ngược lên, ta biết Địa Chi của tháng 3 là Tuất; tiếp theo, lấy vị trí của Tuất làm giờ sinh là giờ Dậu, đếm theo chiều kim đồng hỗ, cho đến giờ Mão thì dừng lại, như vậy lần lượt đếm qua Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão và Mão sẽ dừng đúng vào vị trí Thìn của 12 Địa Chi, như vậy Thìn là Địa Chi của mệnh cung. Quy tắc quan trọng cần chú ý là sau khi suy ngược lên được vị trí Địa Chi của tháng thì lấy Địa Chi ấy làm giờ sinh, rồi thuận theo chiều kim đồng hồ lần lượt đếm đến “Mão” thì dừng lại. Sau khi tính được Địa Chi của mệnh cung, cần tính Thiên Can của mệnh cung; cách tính là dựa vào câu “Năm Giáp, Kỷ thì Bính đứng đầu” hoặc bảng ở phần “Cách sắp Bát tự”. Như vậy, chúng ta sẽ tìm được Thiên Can mệnh cung của người sinh vào giờ Thìn tháng 10 năm Canh Thìn là “Mậu” phối hợp với Địa Chi

“Dần” và Thiên Can mệnh cung của người sinh vào giờ Dậu tháng 3 năm Giáp Tý là “Mậu” phối hợp với Địa Chi “Thìn”.

Sau khi tìm được mệnh cung thì ghi vào: “an mệnh cung Dần”, “an mệnh cung Thìn” hoặc “an mệnh Mậu Dần”, “an mệnh Mậu Thìn”.

Trong đa số trường hợp, để đơn giản, các nhà tướng số thương lược bỏ, không suy đoán mệnh cung.

Ngoài ra, có sách tướng số còn nói về cách suy đoán Thai nguyên. Thai nguyên là tháng thụ thai. Mục đích suy đoán Thai nguyên chủ yếu là để đoán xem Can Chị Ngũ Hành bẩm thụ ở tháng thụ thai của người đi xem tướng số, rồi lấy đó làm căn cứ tham khảo. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người đi xem tướng phải được mang thai đủ ngày đủ tháng, nhưng trong thực tế, ngoài trường hợp mang thai đúng tháng còn có trường hợp sinh thiếu tháng, quá tháng nên thông thường, các nhà tướng số cũng lược bỏ phần này.

Về các thuật ngữ của Ngũ Hành tương sinh tương khắc và Dụng thần

Ngày trước, thuyết Ngũ Hành khi bàn về số mệnh có lúc lấy trụ năm sinh làm chính, nhưng sau này phương pháp suy đoán lấy trụ ngày sinh làm chính chiếm ưu thế nhất.

Phương pháp “lấy trụ ngày sinh làm chính rồi kết hợp với Ngũ Hành của ba trụ còn lại để suy đoán” trước tiên là tìm ra Bát tự của Tứ trụ năm, tháng, ngày, giờ sinh, đồng thời lấy Thiên Can của trụ ngày sinh làm điểm xuất phát suy luận rồi chuyển Bát tự của Tứ trụ thành Ngũ Hành, sau đó, căn cứ vào mối quan hệ giữa Thiên Can của trụ ngày sinh với Ngũ Hành Can Chi xung quanh để tiến hành phân tích, suy luận.

Ví dụ, người sinh vào giờ Thìn, ngày 14 tháng 10 Âm lịch năm 1940 sẽ có Bát tự như sau:

(Năm) (Tháng) (Ngày) (Giờ)

Canh Thìn Đinh Hợi Canh Thân Canh Thìn

Dựa vào mối quan hệ giữa Thiên Can trong trụ ngày sinh và Ngũ Hành chứa trong Can Chi xung quanh.

Xét theo mối quan hệ Ngũ Hành thì những thuật ngữ này đều có liên quan đến ta, hoặc là cùng loại với ta, hoặc sinh ra, hoặc ta sinh, hoặc khắc ta, hoặc ta khắc. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê các thuật ngữ liên quan đến Ngũ Hành sinh khắc trong Bát tự như sau:

[Sinh ta là Chính Ấn, Thiên Ân Trong đó, nếu mẹ Dương sinh con Âm, mẹ Ấm sinh con Dương là Chính Ấn, như Mậu Thổ sinh Tân Kim, Tân Kim sinh Nhâm Thủy, thì Mậu Thổ là Chính Ấn của Tân Kim, Tân Kim là Chính Ấn của Nhâm Thủy; còn mẹ Dương sinh con Dương, mẹ Âm sinh con Âm là Thiên Ấn, như Mậu Thổ sinh Canh Kim, Tân Kim sinh Quý Thủy, thì Mâu Thổ là Thiên Ân của Canh Kim, Tân Kim là Thiên Ấn của Quý Thủy.

[Ta sinh là Thượng Quan, Thực Thần] Trong đó, nếu mẹ Dương sinh con Âm, mẹ Ấm sinh con Dương là Thương Quan, như Giáp Mộc sinh Đinh Hỏa, Đinh Hỏa sinh Mậu Thổ, thì Đinh Hỏa là Thương Quan của Giáp Mộc, Mậu Thổ là Thượng Quan của Đinh Hỏa; còn mẹ Dương sinh con Dương, mẹ Âm sinh con Âm là Thực Thần, như Mậu Thổ sinh Canh Kim, Canh Kim sinh Nhâm Thủy, thì Canh Kim là Thực Thần của Mậu Thổ, Nhâm Thủy là Thực Thần của Canh Kim.

[Khắc ta là Chính Quan, Thiên Quan] Trong đó, Dương khắc Âm, Âm khắc Dương là chính Quan, như Nhâm Thủy khắc Đinh Hỏa, Quý Thủy khắc Bình Hỏa, thì Nhâm Thủy là Chính Quan của Đinh Hỏa, Quý Thủy là Chính Quan của Bính Hỏa; còn Dương khắc Dương, Âm khắc Âm là Thiên Quan, hoặc “Thất Sát”, như Nhâm Thủy khắc Bính Hỏa, Quý Thủy khắc Đinh Hỏa, thì Nhâm Thủy là Thiên Quan của Bính Hỏa, Quý Thủy là Thiên Quan của Đinh Hỏa.

[Ta khắc là Chính Tài, Thiên Tài] Trong đó, Dương khắc Âm, Âm khắc Dương là chính Tài, như Canh Kim khắc Ất Mộc, Tân Kim khắc Giáp Mộc, thì Ất Mộc là Chính Tài của Canh Kim, Giáp Mộc là Chính Tài của Tân Kim; còn Dương khắc Dương, Âm khắc Ấm là Thiên Tài, như Canh Kim khắc Giáp Mộc, Tân Kim khắc Ất Mộc, thì Giáp Mộc là Thiên Tài của Canh Kim, Ất Mộc là Thiên Tài của Tân Kim.

[Cùng loại là Kiếp Tài, Tử Kiên] Trong đó, Dương gặp Âm, Âm gặp Dương của cùng một loại Ngũ Hành là Kiếp Tài (riêng trường hợp Dương gặp Âm còn được gọi là Bại Tài), như Giáp Mộc gặp Ất Mộc, Đinh Hỏa gặp Bính Hỏa, thì Ất Mộc là Kiếp Tài của Giáp Mộc, Bính Hỏa là Kiếp Tài của Đinh Hỏa; còn Dương gặp Dương, Âm gặp Âm của cùng một loại Ngữ Hành là TỈ Kiên, như Canh Kim gặp Canh Kim, Quý Thủy gặp Quý Thủy, thì Canh Kim là Tỉ Kiên của Canh Kim, Quý Thủy là Tỉ Kiên của Quý Thủy.

Từ 5 điều trình bày ở trên, ta thấy rằng tất cả các thuật ngữ của Ngũ Hành tương sinh tương khắc đều xuất phát từ mối quan hệ giữa Thiên Can ngày sinh của người đó với Can Chi xung quanh, trong đó mối quan hệ giữa Dương

và Âm là chính, còn mối quan hệ giữa Dương và Dương, Âm và Âm là phụ. Do những thuật ngữ này thường được nhắc đến khi nói về các vị thần nên gọi là Dụng thần.

Tại sao lại có những danh từ: Ấn Thụ, Thực Thần? Đó là do các nhà tướng số cho rằng giới tự nhiên phổ biến trong khắp trời đất chẳng qua cũng chỉ là Âm Dương Ngũ Hành mà thôi, và sự tương giao giữa Âm Dương Ngũ Hành chẳng qua cũng chỉ là mối quan hệ sinh khắc mà thôi. Thế nên, các tên gọi này chính là những cái được tạo ra do mối quan hệ tương giao, sinh khắc giữa Âm Dương Ngũ Hành.

Trước tiên nói về Ấn Thụ sinh ra ta, vì người sinh ra ta là bố mẹ, nên gọi là Ấn Thụ. “Ấn” nghĩa là “che chở”, “Thụ” nghĩa là “cho” và “nhận”. Giống như bố mẹ có ân đức che chở cho con cháu, còn con cháu nương tựa vào ân đức ấy.

Xét về những điều hợp, kỵ của Ấn Thụ trong mệnh cục. Nếu nhật chủ (Thiên Can ở trụ ngày đại diện cho bản thân người đi xem tướng mạnh mà Ấn Thụ xuất hiện nhiều thì nhất định sẽ phát tài; ngược lại, nếu nhật chủ suy yếu mà trong mệnh cục Quan, Sát quá nặng, sức của Tỉ Kiên, Kiếp Tài quá yếu, thì nếu gặp Ấn Thụ cũng sẽ được cứu. Vì thế mà ngày xưa có câu “dùng Ân Thụ thì không thể phá”.

Kế đến là nói về Thực Thần. Vì người ta sinh ra là con cái, sau này lớn lên sẽ báo đáp lại công ơn, phụng dưỡng bố mẹ, nên gọi là Thực Thần. Còn Thương Quan do ta sinh ra có thể chế ước Quan Tinh nên thường được cho là không tốt, có câu nói: “Thương Quan gặp Quan, tai họa trăm bề.” Người xưa còn cho rằng nữ mệnh nếu gặp phải Thượng Quan thì không những chẳng phát tài, mà còn có số sát phu.

Tuy nhiên, việc xác định Thực Thần tốt, Thương Quan xấu còn phải căn cứ vào tình hình cụ thể. Ví dụ, nếu trong mệnh cục, nhật chủ mạnh mà Tỉ Kiên, Kiếp Tài nhiều, lại không có Chính Quan hay Thất Sát (Thiên Quan) chế ngự, khiến tài vận khổ sở, lúc này nếu gặp Thực Thần xuất hiện thì Thực Thần sẽ trở thành Dụng thần trung hòa lại. Nhưng nếu cùng lúc đó mà gặp phải Ấn Thụ đoạt lấy Thực Thần thì sẽ không tốt. Ngược lại, nếu mệnh cục có nhật chủ yếu mà Thực Thần xuất hiện nhiều, lại chỉ thấy Tài, Quan, không thấy Ấn Thụ sinh thân đoạt Thực, lúc này nếu có Tỉ Kiên, Kiếp Tài giúp sức thì nhật chủ sẽ được cứu.

Còn về Thương Quan, nếu trong số mệnh, nhật chủ quá mạnh, Tài Tinh ít ỏi, lúc này toàn bộ phải dựa vào Thương Quan xuất hiện để sinh Tài, đó là điều tuyệt diệu. Còn nếu nhật chủ suy yếu mà trong Bát tự có nhiều Thương Quan trộm nhả khí ra, thì tất cả phải dựa vào Ấn Thụ sinh ra để giúp đỡ bản thân và chế ngự Thương Quan mới tốt lành. Bởi lúc này nếu gặp Tài

Tinh, tuy cũng có thể trộm nhả khí của Thượng Quan, nhưng do Tài có thể phá Ấn, Ấn Thụ bị hỏng thì sẽ mất đi sự giúp đỡ, khiến nhật chủ không chịu đựng được. Ngoài ra, nếu gặp Tỉ Kiên, Kiếp Tài giúp sức thì cũng

tốt.

Tiếp theo nói về cái khắc ta là Chính Quan, Thất Sát (Thiên Quan). Quan là Chính Quan, Sát là Thất Sát. Nói về Chính Quan thì nếu trong mệnh cục có nhật chủ mạnh, lại có Tỉ Kiên, Kiếp Tài xuất hiện nhiều, nhưng Tài Tinh lại thưa thớt, lúc này nếu có Quan Tinh khống chế Tỉ Kiên, Kiếp Tài thì sẽ có lợi cho việc duy trì sự cân bằng. Nhưng một khi Thượng Quan làm tổn hại đến Quan Tinh thì Tỉ Kiên, Kiếp Tài do không có sự khống chế của Quan Tinh sẽ trở nên có hại, hung tợn. Còn nếu nhật chủ mạnh, Tỉ Kiên, Kiếp Tài nhiều mà Quan Tính không có sức, khó có thể chế phục Tỉ Kiên, Kiếp Tài thì cần phải mượn Tài sinh Quan, để hóa giải thương tổn mà tăng thêm sức răn đe của Quan Tinh. Ngược lại, nếu nhật chủ yếu kém mà không có Tỉ Kiên, Kiếp Tài giúp sức, Quan Tinh trong Bát tự hưng thịnh, thì cần phải có Ân Thu mới có thể làm cho Quan Tinh hữu dụng. Còn nếu nhật chủ suy yếu, lại không có Ấn Thụ trợ giúp, mà có nhiều Quan Tinh khắc phạt, lúc này nếu gặp Thương Quan làm tổn hại Quan Tinh thì cũng có thể chuyển nguy thành an, không xem là xấu.

Nói về Thất Sát, cũng có những điều hợp, kỵ tương tự như thế. Nếu nhật chủ mạnh, trong Bát tự Tỉ Kiên, Kiếp Tài gặp nhau, Tài Tinh sức yếu, lúc này nếu được Quan Tinh chiếu rọi là điều phúc, còn nếu Quan Tinh không xuất hiện thì lúc này nếu trong mệnh cục có Thất Sát thay cho Quan Tinh mà khống chế Tỉ Kiên, Kiếp Tài thì cũng có thể giữ vững toàn cục. Điều quan

trọng là Sát Tinh không được quá nặng, nếu không sẽ “nguy đến bản thân". Còn nếu nhất chủ manh. TỈ Kiên. Kiếp Tài gặp nhau, mà Thất Sát lại yếu, không đủ sức khống chế Tỉ Kiên, Kiếp Tài, thì lúc này trong mệnh cần phải có nhiều Tài để sinh Sát thì mới dùng được. Ngược lại, nếu nhật chủ suy yếu, Tỉ Kiên, Kiếp Tài thưa thớt, mà Thất Sát quá nặng thì sẽ tự hại mình, trừ phi trong mệnh cục xuất hiện đồng thời Thương Quan, Thực Thần áp chế Thất Sát. Trong trường hợp thân suy yếu Sát hưng thịnh, nếu gặp được Ấn Thụ thì cũng không phải lo lắng nhiều. Trong “Huyền Cơ Phú” đã nói: “Thân suy yếu mà có Ấn đi theo thì dù Thất Sát hưng thịnh cũng không đáng ngại.” Còn nếu nhật chủ suy yếu mà trong Bát tự Thất Sát dày đặc đã không có Ân Thụ che chở bên người, không có Tỉ Kiên, Kiếp Tài giúp sức, lại không có Thương Quan, Thực Thần áp chế Thất Sát, thì chắc chắn phải “bỏ mênh theo Sát” và lấy Thất Sát làm Dụng thần. Tử Bình có nói: “Nếu nhật chủ không có chỗ dựa thì phải bỏ mệnh theo Sát.”

Lại nói về cái ta khắc là thế tài (vợ và tiền tài). Vì vợ là người theo ta suốt đời, còn tài sản là cái bị ta tùy nghi sử dụng nên cả hai đều bị ta quản lý, nắm giữ, vì vậy mà cái ta khắc chính là vợ và tiền tài.

Xét về những điều hợp, kỵ của Tài Tinh, khi nhật chủ quá mạnh, Tài Tinh trong Bát tự không nhiều, lại thiếu Quan, Sát chế ngự bản thân, lúc này nếu sử dụng Tài Tinh quá mức sẽ không gặp Kiếp Tài. Còn nếu nhật chủ mạnh mà Tĩ Kiên, Kiếp Tài nhiều thì cần có Tài vượng, nếu có Quan Tinh áp chế Kiếp Tài càng tốt. Về điều này, người xưa có câu: “Thân mạnh, tiền tài hưng vượng đều là phúc, nếu thêm Quan Tinh thì càng tuyệt diệu.” Ngược lại, nếu nhật chủ suy yếu mà không có Tỉ

Kiên, Kiếp Tài trợ giúp, còn trong Bát tự Tài Tinh lại xuất hiện nhiều thì lúc này phải cần Ấn Thụ giúp đỡ. Trong trường hợp nhật chủ suy yếu mà Tài Tinh xuất hiện nhiều nhưng không có Ấn Thụ giúp đỡ thì phải dựa vào sức lực của Tỉ Kiên, Kiếp Tài để áp chế Tài Tinh, giúp cho bản thân. “Huyền Cơ Phú” có nói: “Tài hưng thịnh, gặp Tỉ Kiên cũng không lo ngại.” Còn nếu nhật chủ quá yếu mà trong mệnh cục Tài Tinh xuất hiện nhiều, không có Ân Thụ trợ giúp mà cũng không có Tỉ Kiên, Kiếp Tài, thì lúc này phải “bỏ mệnh theo Tài” và lấy Tài làm Dụng thần.

Cuối cùng là nói về cái cùng loại với bản thân là TỈ Kiên, Kiếp Tài. Chính vì cả hai cùng loại (cùng thuộc một Ngũ Hành), nên người xưa gọi chúng là anh em. Trong sách tướng số cho rằng trong số mệnh nếu gặp Kiếp Tài nhiều sẽ khắc vợ hại con, gây tổn hại, hư hao nhiều, hơn nữa phải đề phòng kẻ tiểu nhân.

Xét về tình hình cụ thể, Tỉ Kiên, Kiếp Tài cũng có những điều hợp, kỵ. Trong mệnh cục, nếu nhật chủ thịnh vượng thì không nên có TỈ Kiên, Kiếp Tài giúp sức; trong trường hợp gặp TỈ Kiên, Kiếp Tài giúp sức mà không có Thực Thần, Thượng Quan thì cần phải có Chính Quan, Thất Sát chế phục Tỉ, Kiếp mới có thể đạt được trạng thái trung hòa. Ngược lại, nếu nhật chủ suy yếu mà gặp Chính Quan, Thất Sát khắc chế bản thân, Thương Quan xuất hiện, tài vận làm cực thân thì cần phải có Tỉ Kiên, Kiếp Tài giúp sức. Như vậy, có Tỉ Kiên, Kiếp Tài trong mệnh cũng chưa hẳn là xấu.

Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ khác có liên quan, ví dụ như:

[Sát Trọng Thân Khinh] Bản thân sinh ra không đúng mùa mà xung quanh lại có nhiều Thất Sát (Thiên Quan), vì vậy gọi là “Sát Trọng Thân Khinh”.

[Thân Cường Sát Thiển] Bản thân sinh ra đúng mùa nên hưng thịnh, mạnh mẽ, mà xung quanh lại có rất ít Thất Sát, vì vậy gọi là “Thân Cường Sát Thiển”.

[Tài Đa Thân Nhược Bản thân sinh ra không đúng mùa mà xung quanh lại có nhiều Tài nên gọi là “Tài Đa Thân Nhược”; ngược lại gọi là “Tài Nhược Thân Cường”.

[Thực Thần Sinh Tài] Trong Bát tự có Thực Thần, mà Thực Thần có thể sinh Tài, nên nếu trong Bát tự thiếu Tài, gặp Thực Thần là tốt.

[Tứ Kiện Trùng Trùng] Nếu trong Bát tự Tỉ Kiên phân bố dày đặc thì gọi là “Tỉ Kiên Trùng Trùng”.

[Tỉ Kiếp Đoạt Tài] Nếu trong Bát tự có Tỉ Kiên, Kiếp Tài phân bố dày đặc, mà Chính Tài, Thiên Tài lại rất ít, thì bản thân vốn đã không có nhiều Tài, lại bị Tỉ Kiên và Kiếp Tài đoạt mất.

[Thương Quan Tổn Ấn] Bản thân gặp Thương Quan và Ấn Thụ; nếu trong bố cục, Thượng Quan quá mạnh sẽ không có lợi cho bản thân, lúc này, tuy Ấn Thụ có thể khắc chế Thương Quan nhưng nếu Ấn Thụ yếu thế hơn Thương quan thì Ấn Thụ sẽ bị tổn hại.

[Ẩn Thụ Hộ Thân] Nếu bản thân không sinh đúng mùa, lại không có Tỉ Kiên, Kiếp Tài giúp đỡ, lúc này nếu gặp được Ấn Thụ thì tốt nên có tên gọi “Ấn Thụ Hộ Thân”.

[Quan Ấn Song Toàn] Nếu bản thân gặp phải Quan Tinh, lại gặp được Ân Thụ mà chúng cân bằng | nhau, không quá thừa hay quá thiếu, thì gọi là “Quan

Ấn Song Toàn”.

[Tài Quan Tương sinh] Nếu bản thân gặp Tài mà Tài có thể sinh Quan, nên gọi là “Tài Quan Tương sinh”.

Những thuật ngữ tương tự như trên vẫn còn rất nhiều, nhưng nói chung số mệnh tốt thì cần có Ngũ Hành sinh khắc giúp đỡ và ức chế một cách thích hợp, nếu Ngũ Hành sinh khắc quá mức hay không đủ mức đều không tốt. Ví dụ như Tài Đa Thân Nhược, Tài nhiều vốn là chuyện tốt nhưng bản thân suy yếu, không nắm giữ được, không có phần phước để hưởng; hoặc “Ấn Thụ Hộ Thân” vốn là việc tốt, nhưng nếu bản thân quá mạnh, xung quanh lại có nhiều TỈ Kiên, Kiếp Tài đồng loại với bản thân, lúc này nếu gặp phải Ấn Thụ thì sẽ làm cho vật hưng vượng đến tột đỉnh ắt sẽ không tốt và gây ra tai họa.

Lại nói về Dụng thần. Xét về ý nghĩa của từng chữ thì Dụng thần chính là Thiên Can Ngũ Hành có tác dụng bổ sung thiếu sót hoặc thúc đẩy, giúp đỡ. Trong đó, Dụng thần xuất hiện trong mệnh cục Bát tự thì gọi là Dụng thần Nguyên cục, còn Dụng thần xuất hiện trong Đại vận thì gọi là Dụng thần Hành vận.

Tác dụng bổ sung thiếu sót hoặc thúc đẩy, giúp đỡ này mang hàm ý rất rộng, trong Tứ trụ Bát tự, tất cả những cái giúp đỡ Thiên Can ngày sinh khi nó quá yếu, hoặc ức chế khi nó quá mạnh đều có thể được lấy làm Dụng thần, Nhâm Thiết Tiểu có nói: “Trong số mệnh, chỉ tồn tại Dụng thần, bất kể là Tài Quan, Ấn Thụ, Tỉ Kiếp, Thực Thương đều có thể được lấy làm Dụng thần.”

Ví dụ, Thiên Can ngày sinh là Ất Mộc, sinh ra không đúng mùa xuân, lại thiếu Tỉ Kiên, Kiếp Tài giúp đỡ, lúc này nếu gặp được Thủy (sinh ra Mộc) trong Bát tự hoặc Đại vận, thì đây chính là “Ân Thụ Hộ Thân”, gặp xấu hóa thành tốt. Còn nếu Thiên Can ngày sinh là Ất Mộc, Giáp Mộc sinh ra vào đúng mùa xuân, mà xung quanh lại có nhiều Tí Kiên, Kiếp Tài thì bản thân đã cường thịnh mạnh mẽ lại còn được giúp đỡ quá nhiều, sẽ có mối lo “vật cực tốt phản”. Lúc này, cần lấy Kim áp chế Mộc, nghĩa là lấy Chính Quan, Thất Sát làm Dụng thần ức chế sự vượt trội quá mức để tạo ra sự cân bằng. Nếu trong Bát tự không có Chính Quan, Thất Sát (Kim) nhưng chúng lại xuất hiện trong Đại vận, Lưu niên thì cũng tốt. Còn nếu cả trong Bát tự lẫn trong Đại vận, Lưu niên đều không có Chính Quan, Thất Sát; hoặc có những thế lực của chúng không đủ mạnh thì Dụng thần không đủ sức, cả đời cũng khó mong gặp vận tốt.

Ngoài Dụng thần, còn có rất nhiều vị thần giúp đỡ khác như Hỷ thần, Nhàn thần, vv. Ví dụ, Thiên Can ngày sinh là Mộc yếu ớt, mà trong Bát tự hoặc Đại vận nếu gặp Chính Quan (Kim) ở mức độ thích hợp thì có thể “Quan Ấn tương sinh”, Kim sinh Thủy để giúp cho Mộc. Do đó, Chính Quan này là Dụng thần của Mộc, nhưng nó không được quá mạnh, quá thịnh, nếu không, Kim mạnh khắc Mộc thì sẽ dễ dàng đưa Mộc vào chỗ chết. Tương tự như vậy, nếu Thiên Can ngày sinh là Mộc mạnh mẽ, mà trong Bát tự hoặc Đại vận lại có Thủy là Ấn Thụ giúp Mộc càng hưng thịnh thì cũng không tốt, lúc này nếu trong Bát tự hoặc Đại vận có Thổ là Tài của bản thân thì nên lấy Thổ làm Dụng thần, bởi nó có thể ức chế Thủy sinh thêm Mộc. Trong phân tích mệnh lý, việc xác định chính xác Dụng thần được xem là khâu quan trọng để xem tướng số chính xác. Ở đa số trường hợp, các nhà tướng số đều lấy Ngũ Hành Thiên Can có tác dụng giúp đỡ hay ức chế quan trọng nhất đối với Thiên Can của bản thân (Thiên Can ở trụ ngày sinh) để làm Dụng thần, nhưng cũng có khi họ xem trong Bát tự của một người thiếu cái gì nhất hoặc cần cái gì nhất thì lấy đó làm Dụng thần.

Dùng phương pháp vừa nêu có thể tìm được Dụng thần. Thông thường, lấy cái xuất hiện ở Can Chi của

tháng sinh làm Dụng thần sẽ có hiệu quả nhất, kế đến là Can Chi của giờ sinh và năm sinh. Ví dụ, Thiên Can ngày sinh của một người là Tân Kim sinh vào đúng mùa thu, bản thân tương đối mạnh, cần có Hỏa ở mức độ thích hợp để trui rèn. Lúc này, nếu Can Chi của tháng sinh xuất hiện tính Hỏa, thì Chính Quan Bính Hỏa sẽ là Dụng thần rất đắc lực của người này. Nhưng nếu Can Chi của tháng không xuất hiện Bính Hỏa mà xuất hiện các Can Chi thuộc Thủy như Nhâm Tý, Quý Hợi, V.v. thì vì Thủy trút bớt khí Kim do Kim sinh Thủy, nên cũng có thể xem chúng là Dụng thần. Nhưng lưu ý là nếu trong tháng sinh của người này có hiện tượng Thủy, Hỏa cùng xuất hiện thì cần phải xem xét trong toàn bộ Bát tự.

Hỏa nhiều hay là Thủy nhiều, cái cần thiết nhất là Hỏa hay Thủy, sau đó lấy cái nào ít và cần thiết nhất làm Dụng thần. Tuy nhiên, khi lấy Dụng thần trong Bát tự cũng không nên quên đi Hình, Xung, Hóa, Hợp giữa Thiên Can và Địa Chi; vì nếu lấy sai Dụng thần thì toàn bộ việc suy đoán đều sai cả. Ví dụ có một số mệnh như sau:

(năm) Bính Tý (tháng) Kỷ Hợi (ngày) Ất Sửu (giờ) Nhâm Ngọ

Đại vận

Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ

Mệnh này, nếu xem sơ qua thì không tốt. Về Thiên Can có Nhâm Bính xung nhau, về Địa chi có Tý Ngọ xung nhau, huống hồ mệnh chủ Ất Mộc sinh vào tháng Hợi, Mộc đang lạnh lẽo, cần có lửa, nhưng gặp phải Thủy lan tràn khiến Hỏa bị khắc nên Mộc rơi vào vùng tuyệt địa. Nhưng nếu xem xét tỉ mỉ hơn thì có thể thấy rằng tuy thế Thủy đang mạnh, nhưng thiếu Kim sinh, thế Hỏa tuy yếu nhưng có Thổ áp chế Thủy để cứu (vì Hỏa sinh Thổ), hơn nữa, Thiên Can giờ Nhâm Thủy sinh ra Mộc nên là Ấn Thụ, Thiên Can năm Bính Hỏa sinh ra Thiên Can tháng Kỷ Thổ nên càng làm tăng thêm năng lực áp chế Thủy, vì vậy thế của nó đủ sức ngăn Thủy, bảo vệ Hỏa, nên có thể lấy Bính Hỏa làm Dụng thần. Kết hợp với vận thì từ sau tuổi trung niên, vận đi về vùng Đông Nam Mộc Hỏa. Do Hỏa Mộc hưng thịnh nên liên tiếp đứng đầu bảng, đi vào khuôn khổ; từ đó về sau, con đường phía trước tươi sáng rộng mở, hết khổ được sướng.

Khi xem Dụng thần trong Đại vận, chủ yếu có ba trường hợp. Một là trong Bát tự đã có Dụng thần, mà trong Đại vận lại gặp nó; hai là Dụng thần chỉ xuất hiện trong Đại vận mà không xuất hiện trong Bát tự để giúp sức lúc Thiên Can của mình suy yếu hoặc ức chế lúc Thiên Can của mình quá mạnh; ba là trong Bát tự và Đại vân đều không có Dung thần để tăng thêm sức cho bản thân. Trong trường hợp thứ ba, thông thường người ta cho rằng đây là số mệnh không tốt. Đối với trường hợp thứ hai thì sách tướng số có nói: người sinh vào mạng này sẽ gặp phải xui xẻo, nhưng khi đến Đại vận thì thay đổi hẳn. Còn trường hợp thứ nhất là rất tốt.

Vì Dụng thần có tác dụng quan trọng đối với sự hưng suy của vận mệnh con người nên trong Bát tự hoặc Đại vận, nếu Dụng thần bị xung, khắc là điều xấu; còn nếu Dụng thần được giúp đỡ thì mọi việc sẽ tốt lành.

Trong phần “Cách xem Dụng thần” của “Mệnh Lý Ước Ngôn”quyển 1, Trần Tố Am có tổng kết như sau:

Dụng thần là một yếu tố quan trọng của số mệnh. Cách xem Dụng thần, chẳng qua chỉ là để tìm sự giúp đỡ hoặc áp chế mà thôi. Tất cả những kẻ yếu đều cần giúp đỡ, người đứng ra giúp đỡ chính là Dụng thần, nếu giúp đỡ quá mức thì cái kìm hãm lại sự giúp đỡ này cũng là Dụng thần, kìm hãm không được, thì cái giúp cho sự kìm hai đó cũng là Dung thân. Tất cả những kẻ manh đều cần phải áp chế, cái áp chế chính là Dụng thần, nếu áp chế quá mức thì cái áp chế lại nó cũng chính là Dụng thân, áp chế không nói thì cái giúp đỡ cho cái áp chế đó cũng là Dụng thần. Ví dụ, Mộc yếu được Thủy giúp sức, Thủy giúp quá mức thì lấy Thổ áp chế Thủy, Thủy yếu sức giúp Mộc không nói thì lấy Kim sinh Thủy, Mộc quá mạnh thì lấy Kim áp chế, Kim áp chế quá mức thì lấy Hỏa áp chế Kim, nếu Kim áp chế không nói thì nhờ Thổ sinh Kim. Cùng loại giúp đỡ lẫn nhau, tài khí tương trợ lẫn nhau, đều là sự giúp đỡ cả; sinh vật tiết khí, khắc dật diệt thế, đều là sự áp chế. Do đó, Dụng thần của nhật chỉ chính là các vị thần giúp sức hoặc áp chế nhật chủ. Dung thần không bị phá là tốt lành, có thêm sự giúp đỡ thì càng tốt; Dụng thần bị tổn hại là xấu, không được cứu giúp thì càng xấu. Số mệnh giống như cơ thể, Dụng thần giống như tinh thần, sức sống của cơ thể. Tinh thần sang mãn thì cơ thể khỏe mạnh, tinh thần suy nhược thì cơ thể suy yếu, sức sống con thì cơ thể còn tồn tại, sức sống cạn kiệt thì cơ thể cũng chết. Vì thế, xem số mệnh chẳng qua chỉ là xem Dụng thần mà thôi.

Trong xã hội phong kiến, các thầy tướng số đều cho rằng nếu người nào trong Bát tự có đầy đủ Ngũ Hành thì cả đời luôn vui vẻ, không biết buồn, hoặc nếu trong Bát tự thiếu đi một Hành nhưng được bổ sung trong vận thì cũng tốt. Vì thế, khi bố mẹ đặt tên cho con cái thường sẽ căn cứ vào kết quả suy đoán của các thầy tướng số mà bổ sung Ngũ Hành còn thiếu vào tên gọi của con, mong cho con gặp điều tốt lành. Ngày nay, nếu thấy trong tên gọi của lớp người trước có những chữ như: Sâm (ba chữ Mộc hợp thành), Diễm (ba chữ Hỏa hợp thành), Nghiêu (ba chữ Thổ hợp thành), Hâm (ba chữ Kim hợp thành), Diểu (ba chữ Thủy hợp thành) thì có thể đoán được trong số mệnh của họ thiếu Ngũ Hành nào.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm