Sự hình thành của Tứ trụ

Kinh Dịch vốn được hình thành từ lâu trong nền văn hóa Trung Quốc truyền thống, là nguồn mạch chính của nhiều bộ môn thuật số. Trong đó, mệnh lý Tứ Trụ  được lưu truyền khá là rộng rãi, được nhiều người theo học. Với cách thức tường tận lý giải về vận mệnh, bộ môn Tứ Trụ còn có một địa vị quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.


Lịch Sử hình thành của Bát tự - Tứ trụ

Sự hình thành và phát triển của bộ môn Tứ Trụ trải qua một quá trình khá dài, thường được gọi một cách hình tượng là “Đại khí vãn thành”. Từ quan điểm 60 Giáp Tý thời xuân thu Chiến quốc được diễn thành Tam Trụ thời Đường, lại được Tử Bình đời Tống hoàn thiện thành Tứ Trụ, sự hình thành và phát triển đó ước chừng cũng phải mất 1000 năm lịch sử. Sau khi hình thành, Tứ Trụ mệnh lý được phân ra thành nhiều phương pháp mà chúng ta vẫn được biết tới ngày nay như: Điều hậu, phù ức, thông quan, bệnh dược .... trong đó điều hậu là một phương pháp quan trọng, được các nhà mệnh lý Tứ Trụ Trung Quốc coi trọng.

Thời Thượng cổ

Phục Hy là vị đế vương sớm nhất được ghi chép trong các thư tịch cổ Trung Hoa, sống vào giai đoạn đồ đá mới. Ông căn cứ vào sự biến đổi của vạn vật theo tính quy luật mà làm ra Bát Quái, hình thành sơ khởi của Dịch Lý. Tương truyền ông có hình dáng đầu người thân rắn, kết hôn với em gái của mình là Nữ Oa, trở thành thủy tổ của loài người.

Năm 2697 TCN

Khi Hiên Viên Hoàng Đế xây dựng đất nước, Đại Náo Thị quan sát sự vận hành của trời đất, sự biến hóa của Ngũ Hành lập thành thập Thiên Can và thập nhị Địa Chi, Kết hợp với nhau thành 60 Giáp Tý, dùng để ghi chép lịch sử. Từ đó Thiên Can và Địa Chi trở thành bộ phận quan trọng của bộ môn thuật số, là những nguyên tố quan trọng của bộ môn Tứ Trụ.

Thời Hạ - Thương (thế kỷ 21 - 11 TCN) 

Khổng Tử, ông được tôn xưng là vạn cổ thánh nhân, vạn thế sư biểu. Ông đã làm ra phần “Truyện” trong sách Chu Dịch trở thành một trong các tác giả của cuốn sách này. Ông cho rằng con người cần phải biết ba đạo lý căn bản đó là: Địa lý, y lý và mệnh lý. Mệnh lý tức dùng thời gian sinh của con người để dự trắc vận mệnh.

Đến thời  Tây - Chu (thế kỷ 11 - năm 771 TCN) 

Chu Văn Vương, ông là người đã phát minh ra văn vương bát quái, sách sử ký có ghi lại rằng: “Văn vương bị bắt giam và viết ra Dịch”. Sách Chu Dịch là gốc rễ của văn hóa trung hoa, được coi là nguồn gốc của bộ môn thuật số.

Xuân Thu Chiến quốc (năm 770 - năm 221 TCN) 

Quỷ Cốc Tử, ông chính là bậc kỳ tài của thời kỳ Chiến quốc. Ông là người đã sáng tạo ra: “Lục thao tam lược” cho các nhà chính trị, thuật “tung hoành” cho các nhà ngoại giao, là tổ sư của phái Âm Dương, là thủy tổ của bộ môn mệnh lý. Ông sáng tạo ra nạp âm 60 Giáp Tý, trở thành cơ sở quan trọng cho bộ môn đoán mệnh sau này.

Thời Tần - Hán (năm 221 TCN - năm 220 SCN)

Vào thời kỳ nhà Hán, Đông Phương Sóc kế thừa luận lý của Quỷ Cốc Tử đem 60 Giáp Tý quy nạp thành ý tượng, có ý tượng mới được gọi là: “Hoa Giáp Tý”. Phương pháp 60 Hoa Giáp Tý có sự phù hợp với vận mệnh, có ảnh hưởng sâu sắc tới bộ môn mệnh lý sau này.

Thời Tam quốc lưỡng Tấn (năm 220  - năm 440)

Quản Lộ thời Tam quốc, Quách Phác thời Tấn đều là những nhà mệnh lý nổi tiếng nhưng có lẽ không có một trước tác nào để lại cho hậu thế. Trước tác “Bão Phác Tử” của Cát Hồng với quan điểm “Vận mệnh của con người được định khi tinh cha huyết mẹ kết hợp với nhau mà hình thành” đã hình thành nên một quan niệm mới mà ngày nay chúng ta vẫn thường luận đó là “Thai Nguyên” trong Tứ Trụ.

Bát tự là gì hình minh họa về bát tự

Lý Hư Trung ra đời thuật đoán mệnh dựa trên Can Chi

Thời Tùy Đường (năm 581 - năm 907) 

Lý Hư Trung sống vào đời Đường Đức Tông , ông nghiên cứu Âm Dương, Ngũ Hành, dựa vào Thiên Can, Địa Chi của ngày tháng năm sinh tạo thành Tam Trụ để suy đoán sự sang, hèn, tốt, xấu, họa, phúc, thọ, yểu của đời người, và những điều suy đoán của ông vô cùng chính xác. Có thể nói do bản thân Lý Hư Trung vốn đã có tài, lại thêm sự ca ngợi của người đời, nên ông được thế hệ sau coi là thủy tổ sáng tạo ra bộ môn Tứ Trụ.

Từ Tử Bình người phát triển thành Tứ Trụ

Thời Tống (năm 960 - năm 1121)

Phương pháp dựa vào Thiên Can Địa Chi của ngày tháng năm sinh để luận đoán của Lý Hư Trung đã được Từ Tử Bình (sống vào cuối thời Ngũ Đại,  Đầu đời Tống) . Ông đã phát triển và hoàn thiện hơn bằng việc thêm Thiên Can, Địa Chi của giờ sinh vào luận đoán, do đó thuật Tử Bình được biết đến rộng rãi hơn với cái tên Tứ Trụ (bốn trụ năm, tháng, ngày, giờ sinh), hay Bát Tự (tám chữ  bốn Thiên Can, bốn Địa Chi). Đây là bước quan trọng trong lịch sử hình thành Lá số Tứ Trụ, từ đó thuật đoán mệnh của Trung Quốc chính thức bước vào giai đoạn hưng thịnh, và trở thành phương pháp được các nhà mệnh lý ứng dụng rộng rãi đến tận ngày nay.

   hiểu rõ về tứ trụ 

Theo ghi chép của sử sách thì Từ Tử Bình tên là Cư Dị, đã từng sống ẩn cư ở Hoa Sơn với Ma Y Đạo Nhân - Thành Đồ Nam, một bậc thầy mệnh lý thời bấy giờ, để cùng nghiên cứu, tìm hiểu về thuật đoán mệnh. Cống hiến lớn nhất của ông trong thuật đoán mệnh là phát triển phương pháp suy đoán dựa vào Can Chi ngày, tháng, năm sinh của Lý Hư Trung thành phương pháp Tứ Trụ, cùng lúc dựa vào ngày tháng năm giờ sinh. Nghĩa là lấy Thiên Can, Địa Chi của năm sinh làm trụ thứ nhất, tháng sinh làm trụ thứ hai, ngày sinh làm trụ thứ ba và giờ sinh làm trụ thứ tư. Như  vậy mỗi trụ gồm hai chữ một của Thiên Can, một của Địa Chi ...cộng lại thành tám chữ nên được gọi với cái tên Bát Tự. Sau đó, dựa vào Âm Dương, Ngũ Hành ẩn chứa trong tám chữ này để suy đoán sẽ biết được sơ lược về vận mệnh của cuộc đời. Chỉ tiếc là trước tác Uyên Hải Tử Bình không phải do ông sáng tác, nhưng thuật mệnh này mãi mãi gắn với tên ông.

Thời Nguyên (năm 1368 - năm 1644)

Lưu Cơ tự là Bá Ôn ông là nhà chính trị, quân sư kiệt xuất, công thần khai quốc nhà Minh, ông thông hiểu thuật số, đều có sự nghiên cứu sâu sắc với Lục Hào, Tứ Trụ, Kỳ Môn… Trước tác của Kinh Đồ là Trích Thiên Tủy đời Tống còn nhiều gấp khúc, Lưu Bá Ôn trên cơ sở đó sáng tác cuốn Trích Thiên Tủy Nguyên Chú giản thuật được toàn bộ tinh yếu của cuốn sách về Tứ Trụ.

Tác phẩm và điển tích tiêu biểu

Trong số các tác phẩm nổi tiếng được lưu truyền, tác phẩm “Uyên Hải Tử Bình” do Từ Tử Thăng đời Tống biên soạn dựa trên những thành quả nghiên cứu về lý luận số mệnh của Từ Tử Bình cho đến nay vẫn còn phổ biến ở các nước Á Đông.

Đến đời Minh, thuật đoán mệnh được phổ biến rộng rãi trong xã hội ở mức độ trước nay chưa từng có. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, các tác phẩm viết về số mệnh xuất hiện với số lượng lớn như “Tử Bình Chân Thuyên” của Thẩm Hiếu Chiêm, “Tam Mệnh Thông Hội” của Vạn Dục Ngô, “Thần Phong Thông Khảo” của Trương Thần Phong.

Trích Thiên Tủy Nguyên Chú của Lưu Cơ tức là Lưu Bá Ôn người phò tá Chu Nguyên Chương, và là khai quốc công thần của nhà Minh, các câu chuyện đoán mệnh càng thêm phần ly kỳ, tiêu biểu nhất là chuyện tìm người có cùng Bát tự với mình của Chu Nguyên Chương.

                      tác phẩm mệnh lý đỉnh caoTrích thiên tủy của các giả Kinh đồ được xem là tác phẩm đỉnh cao của Tứ trụ

Đến đời Thanh, sự hưng thịnh của thuật đoán mệnh vẫn không hề suy giảm. Lúc ấy, trong xã hội bất kể là kẻ giàu nghèo, nam nữ, già trẻ, lớn bé, khi gặp bất cứ chuyện gì, hôn nhân, thi cử, mua bán… đều muốn mời thầy về xem tốt xấu.

Điển tích tiêu biểu nhất thời bấy giờ là câu chuyện vua Khang Hy cùng La Hạt Tử xem Bát Tự của Càn Long (cháu vua Khang Hy). 

Nhờ đó mà phong trào tìm hiểu, nghiên cứu mệnh lý lan rộng khắp nơi và có nhiều tác phẩm chất lượng như “Mệnh Lý Ước Ngôn”, “Trích Thiên Tủy Tập Yếu” của Trần Tố Am, “Trích Thiên Tủy Xiển Vi” của Nhậm Thiết Tiều, và cả “Lan Giang Võng” sau này đổi tên thành “Cùng Thông Bảo Giám” v.v.

Từ thời Dân Quốc trở đi, quân phiệt, quan liêu và ngay cả Tưởng Giới Thạch cũng rất tin vào số mệnh. Lúc đó ở Thượng Hải, có rất nhiều thuật sĩ lấy việc xem mệnh lý làm kế mưu sinh, trong đó có một số người có học vấn cao, nổi bật nhất là Từ Lạc Ngô, Viên Thụ San và Vi Thiên Lý, đây là những người có học thức uyên bác thời cận đại, viết rất nhiều sách về mệnh lý. 

Nổi bật nhất thời bấy giờ là câu chuyện của Viên Thụ San đoán mệnh cho Tưởng Giới Thạch.

Ngày nay kỹ thuật khoa học, kinh tế đều phát triển nhưng thuật đoán mệnh vẫn không hề mất đi, mà được lưu truyền và phổ biến.  Bên cạnh đó còn rất nhiều phương pháp mệnh lý khác, bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu qua các chuyên mục của chúng tôi.

Danh mục: THUẬT ĐOÁN MỆNH
xem thêm