Câu đối tết - Phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam ta

Câu đối Tết từ thuở xa xưa còn gọi là Xuân liên hoặc liễn Tết, đây được hiểu là một thể loại văn học thuộc thể biền ngẫu. Thể loại văn này gồm hai vế đối nhau, nhằm mục đích biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước dịp tết đến, xuân về.


Một cái tết truyền thống Việt Nam chính là một cái tết của sum vầy, vui vẻ, người người quây quần bên các vật đặc trưng ngày tết như, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, bánh mứt, kẹo ngọt, cành mai vàng và câu đối đỏ. 

Tất nhiên, Việt Nam phân ra ba vùng Bắc Trung Nam, còn có những dân tộc nhỏ lẻ, cái tết mỗi vùng sẽ lại mang một nét đặc trưng riêng, miền Nam đã là hoa mai vàng nở rộ nơi nơi thì miền Bắc sẽ là cành đào hồng khoe sắc, miền Nam là bánh tét nóng hổi thì miền Bắc sẽ là bánh chưng xanh béo ngậy. Nhưng dẫu thế, các vùng miền vẫn mang chung một nét truyền thống tết Việt chính là câu đối đỏ.

Câu đối Tết từ thuở xa xưa còn gọi là Xuân liên hoặc liễn Tết, đây được hiểu là một thể loại văn học thuộc thể biền ngẫu. Thể loại văn này gồm hai vế đối nhau, nhằm mục đích biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước dịp tết đến, xuân về.

Câu đối Tết là một vật treo trang trí không thể thiếu trong mỗi dịp đón xuân về của người Á Đông nói chung và của người Việt ta nói riêng. Hàng loạt câu đố thường được viết trên tấm giấy hồng điều, sử dụng mực hoặc chữ kim nhũ vàng để viết. Thậm chí còn có một số câu đối được viết trên giấy đỏ dát vàng. Tất cả những nội dung được viết trên câu đối đều mang ý nghĩa chúc tụng, thể hiện ước vọng mong muốn một năm mới với khởi đầu tốt đẹp, an lành, hạnh phúc và may mắn.

Mỗi độ Tết đến, nhà nhà đều sẽ tranh thủ dọn dẹp, trưng bày, mua sắm Tết, dán lên trước nhà những câu đối đỏ mang lời chúc đầy may mắn.

Nguồn gốc của các câu đối Tết

Câu đối Tết Việt Nam bắt nguồn từ Trung quốc. Vào thời nhà Chu, mỗi khi Tết đến người dân sẽ treo lên phía trước cửa nhà hai miếng đào phù với tên của hai vị thần nổi tiếng Trung Quốc là Thần Đồ và Uất Lũy với ý nghĩa là xua đuổi xui xẻo, vận hạn và đón chào may mắn, hạnh phúc đến cho gia đình.

Tuy nhiên đến thời Ngũ Đại, trong cung đình nhà Tây Hán, nội dung trên tấm phù đã được thay đổi không còn là tên hai vị thần Thần Đồ và Uất Lũy nữa mà là hai câu đối. Hai câu đối ấy chính là : Tân niên nạp dư khánh - Gia tiết hiệu trường xuân. (Dịch là: Năm mới thừa phúc lành - Tết đẹp mãi trường xuân) do học sĩ Chương Tốn viết. 

Câu đối Tết này là câu đối đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, về sau đến thời nhà Tống dần phổ biến. Đến thời nhà Minh thì chính thức đổi tên thành đào phù câu đối Tết hay còn gọi là Xuân liên.

Ở Việt Nam câu đối phổ biến nhất bắt đầu từ thời nhà Trần.

nullảnh minh họa

Ý nghĩa câu đối Tết đối với nhà nhà vào mỗi dịp Xuân về

Câu đối Tết không chỉ xuất hiện ở Việt Nam hay Trung Quốc mà còn ở một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Câu đối Tết thường được viết trên giấy màu đỏ tươi hay ván gỗ đào vì người xưa tin rằng, viết những lời chúc tốt đẹp lên giấy màu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho cả năm.

Chữ để viết câu đối thường là chữ quốc ngữ hay là chữ hán việt viết theo kiểu thư pháp vô cùng đẹp. Câu đối Tết không chỉ mang ý nghĩa may mắn xua đuổi tai ương mà nó còn thể hiện học thức của người viết. 

Những câu đối bao hàm ý nghĩa cao thâm được sử dụng rộng rãi từ thuở xưa đến hiện nay là: 

Tân niên nạp dư khánh

Gia tiết hiệu trường xuân

Dịch là:

Năm mới thừa phúc lành

Tết đẹp mãi trường xuân

Hay là :

Song thủ tịch khai sinh tử lộ
Nhất đao cắt đoạn thị phi căn

Dịch là:

Hai tay động đến đường sinh tử 

Một nhát đi đời gốc thị phi

Hay là:

Quan danh phụ mẫu tu từ ái

Gia hữu tử tôn vọng cửu trường

Dịch là:

Quan như phụ mẫu nên từ ái

Nhà có cháu con mãi dài lâu

Đây là những câu đối nổi tiếng nơi đất Trung sử dụng hán tự để viết, mang ý tứ vô cùng xác đáng câu chữ lại vô cùng khéo léo.

Nước Việt ta cũng có những câu đối nổi tiếng đầy hàm ý do các bậc cha ông để lại:

Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.

Dịch là:

Qua cửa trễ lúc cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua.

Hay là:

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối

Dịch là:

Ra đối dễ, đáp đối lại khó, mời tiên sinh đối trước

Hay là:

Ý nhất nhung, năng đảm thế gian nan sự

Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm

Dịch là:

Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ

Cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian

nullcâu đối ngày tết

Trên là những câu đối của các người xưa lưu danh sử sách như vua Lê Thánh Tông, Mạc Đĩnh Chi,...Mỗi câu đối Tết là một hoàn cảnh ra đời, thể hiện tâm tư tình cảm của người đối trước sự việc đang xảy ra.

Về sau, câu đối Tết được chuyển từ chữ Hán sang chữ Nôm, nhưng vẫn giữ vững ý nghĩa sâu xa vốn có là mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ, xua đuổi tai ương, xui xẻo của năm cũ đi.

Lời kết

Dù xưa hay nay, dù dùng chữ hán hay chữ Nôm, dù Viết trên gỗ phù hay giấy đỏ, câu đối Tết vẫn giữ trong mình nét truyền thống ngày Tết không gì thay thế được. Từ thời xa xưa dân ta đã thế thì nay ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này không nên để nó mai một. Nhìn thấy mai vàng , đào hồng là thấy Tết, thấy bánh tét bánh chưng là thấy Tết, thấy câu đối đỏ cũng chính là thấy ngày xuân về. Người xưa tin rằng, câu đối tết trên gỗ phù có thể xua đuổi tà ma, xui xẻo, thì thời nay vẫn thế.