Sức phá hoại tiềm ẩn trong di vật của người quá cố

Điều này liên quan đến di vật ấy có còn tồn tại linh khí của người đã mất hay không. Thông thường đồ vật của người đã mất đều có khả năng trấn mộ, một số khác lại là vật cát tường đồng hành với người chết.


Di vật người quá cố có nên đặt trong nhà hay không?

Điều này liên quan đến di vật ấy có còn tồn tại linh khí của người đã mất hay không. Thông thường đồ vật của người đã mất đều có khả năng trấn mộ, một số khác lại là vật cát tường đồng hành với người chết.

Về cơ bản, bất cứ di vật nào cũng đều cần trải qua nghi thức sái tịnh (*) và gia trì.

Vấn đề là một số di vật nếu có tác dụng trấn mộ thì sẽ có kèm theo sát khí, thông thường một gia đình muốn hạnh phúc không nên đặt chúng trong nhà. Ví dụ, thú trấn mộ hung dữ, đặt cửa chính để bảo vệ cho bạn là lựa chọn không tốt.

Các di vật khác, nếu đã trải qua sái tịnh thì đặt vật gì trong nhà cũng được, không có khả năng này thì không nên tùy tiện đặt.

Nếu di vật là đồ sứ thì người sinh vào 4 tháng dưới đây không nên lạm dụng

  • Tháng Thìn (đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 dương lịch).
  • Tháng Tuất (đầu tháng 10 đến đầu tháng 11 dương lịch).
  • Tháng Sửu (đầu tháng 1 đến đầu tháng 2 dương lịch).
  • Tháng Mùi (đầu tháng 7 đến đầu tháng 8 dương lịch).

Nhiều người thích trưng bày đồ cổ của các nước Đông Nam Á. Việc này nên cẩn trọng, vì đa phần đồ cổ ở khu vực này đều có kèm theo bùa chú. Trên nguyên tác, bùa chú bảo vệ người chết, bất kỳ sự dịch chuyển hoặc trộm cắp nào đều bị nguyền rủa. (Phong thủy Khải Toàn)

Hãy tin rằng, không ai đồng ý đặt một vật nguyền rủa mình trong nhà.

Vì thế đồ cổ càng có giá trị càng phải lưu ý đến sức tàn phá tiềm ẩn về mặt phong thủy của nó.

(*) Nghi thức Sái tịnh

Phương pháp dùng nước thơm để rửa sạch đồ vật, được gọi là Sái tịnh. Sái tịnh có thể trừ được âm khí trong đồ cổ, nhưng không phải ai cũng có thể tiến hành được.

Danh mục: THUẬT PHONG THỦY
xem thêm