12 con giáp tương ứng với 24 giờ trong ngày

Đã xuất hiện từ rất xa xưa và quen thuộc với những người con Việt Nam chúng ta nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, 12 con giáp hay còn gọi là Sinh Tiếu là một sơ đồ dựa trên âm lịch, gán một con vật và các đặc điểm phổ biến của nó cho mỗi mốc rồi đánh số thứ tự theo một vòng tròn kín.


Đã xuất hiện từ rất xa xưa và quen thuộc với những người con Việt Nam chúng ta nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, 12 con giáp hay còn gọi là Sinh Tiếu là một sơ đồ dựa trên âm lịch, gán một con vật và các đặc điểm phổ biến của nó cho mỗi mốc rồi đánh số thứ tự theo một vòng tròn kín.

Thế giới động vật trăm nghìn loài, từ trên trời xuống dưới biển nhưng tại sao chỉ có 12 con vật được chọn làm “thành viên”? Hay vì sao 12 con giáp ở các nước cũng có khi khác nhau ở các nước? Không xếp theo kích cỡ thì lý do gì chuột – một loài vừa bé vừa yếu sức lại cầm tinh vị trí đầu tiên trong vòng tròn này? 

Những thắc mắc này chắc ít nhiều từng lướt qua suy nghĩ của bạn đúng không. Đó không phải một sự ngẫu nhiên mà phía sau sự sắp xếp thứ tự 12 con vật này ẩn chứa nhiều ý nghĩa vừa có tính văn hóa, vừa có tính lịch sử nữa đó.

null12 con giáp

Sự hiện diện lâu đời 

Người ta truyền miệng rằng: Vào ngày sinh nhật Ngọc Hoàng, các loài vật đã thi tài xem ai là người thắng cuộc. Vị trí và thứ tự lần lượt của 12 con giáp được quyết định theo kết quả cuộc thi. Ở các nước khác nhau, những con vật đại diện 12 con giáp đã có những sự thay đổi nhất định nhưng vẫn cơ bản có thứ tự tương tự.

Một số giả thuyết cho rằng chúng được sắp xếp dựa trên quan niệm âm – dương của người Trung Quốc, với dương là chẵn, âm là lẻ, các con vật được xếp xen kẽ dựa trên số ngón chân. Duy chỉ có Chuột – loài duy nhất có chân trước 4 ngón, chân sau 5 ngón. Đấy được cho là loài quý hiếm, nên đệ nhất là vị trí hợp lý.

Theo truyền thống, cách tính này sử dụng Can Chi (gồm thập Can và thập nhị Chi) Thập Can: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành theo Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Còn thập nhị Chi được chọn từ các con vật sớm được thuần dưỡng, gần gũi với con người nhất. 

Vậy tại sao Mèo và Voi “bị loại” khỏi danh sách? Do cổ đại, Trung Quốc không có 2 con vật này. Sau khi 12 con giáp có rồi, chúng mới xuất hiện, hay chúng còn được gọi là ngoại vật nên không được hiện diện trong vòng tròn này

12 con giáp thường được người phương Đông dùng để tính thời gian, tính giờ, ngày, tháng, năm và cũng dùng nó để tính tuổi nữa. Biết một người cầm tinh con gì, sinh nhằm ngày giờ thế nào sẽ tính ra được tính cách, số mệnh người đó. Do đó mà 12 con giáp càng được ưu ái sử dụng trong dân gian.

Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tương ứng với các con vật Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. 

Mang cả đại trí huệ cổ nhân

Đúng là không ngẫu nhiên, 12 con giáp được cha ông ta lựa chọn và sắp xếp tinh ý theo sự hoạt động của chúng trong ngày với con người

Tý – Chuột

null

Bá chủ khung giờ chuyển ngày 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau, Chuột chính là con vật phù hợp bởi giờ hoạt động, đi kiếm ăn của nó. 

Sửu – Trâu

null

Gà gáy là hoang kê, rạng sáng 1 đến 3 giờ là lúc nhà nông cho Trâu dậy đi ăn cỏ, nên chọn đây là giờ Sửu Trâu. 

Dần – Hổ 

null

Bình minh, sáng sớm, lúc 3 giờ đến 5 giờ được cho là giờ Dần cũng là lúc hổ đi săn chính trong ngày, hung mãnh, gầm vang cả vùng. 

Mão – Mèo (hay Thỏ)

null

Mặt trời mọc, ngày mới bắt đầu, các loài động vật như mèo, thỏ sẽ bắt đầu ra ngoài kiếm thức ăn. Vì vậy, chúng được chọn ở vị trí này. 

Thìn – Rồng

null

Giờ Thìn, hay còn gọi là giờ thực sớm (ăn sớm), ăn sáng vì là giờ nông dân ăn nhẹ để ra ruộng đồng làm việc. 7 giờ đến 9 giờ cũng là lúc sương mù bay, mà Rồng từ lâu được ví như thần thánh cưỡi mây nên con vật này được chọn làm đại diện khung giờ trên.

Tỵ - Rắn

null

Thời gian sát buổi trưa (Nhật Trung) thuộc giờ Tỵ. Bởi lúc này, sương mù ban sáng tan dần mất, mặt trời đã bắt đầu chói chang, Rắn cũng ra hang bắt đầu hoạt động, tìm mồi.

Ngọ - Ngựa

null

Chính Nhật, giữa trưa, 11 giờ đến 1 giờ chiều thường là lúc ngựa chạy hý khắp nơi khi còn hoang dã. Ngày ngày đều như thế nên giờ Ngọ được người dân chọn từ đó.

Mùi – Dê

null

Mặt trời lặn, xế chiều 1 giờ đến 3 giờ cũng thường là lúc người ta chăn dê, dắt dê ra sườn núi ăn. Mùi đại diện cho khung giờ chiều tà như một nhắc nhở công việc của người dân vậy.

Thân - Khỉ

null

Chăn dê về là giờ được cho khỉ ăn, chiều 3 đến 5 giờ nên người ta rất thường nghe tiếng rồi vui mừng kêu la vang cả làng. Vậy nên chúng được chọn cầm tinh thời gian này.

Dậu – Gà

null

Mặt trời đã xuống núi, chạng vạng 5 tới 7 giờ chính là giờ Dậu. Bởi lúc này chúng loanh quanh trong sân, nông dân cũng chuồng bị lùa chúng vào chuồng, tránh bị trộm mất

Tuất – Chó

null

Trời tối hẳn, 7 giờ đến 9 giờ, người dân nghỉ ngơi sau ngày dài cũng là lúc chó thực hiện nhiệm vụ, canh gác, bảo vệ chủ nó nên chúng được chọn là đại diện thời gian này.

Hợi – Lợn

null

Đã khuya, vạn vật yên giấc, không gian tĩnh lặng nhưng đàn lợn vẫn ủi cái máng, đòi ăn, tiếng động dễ dàng nghe được suốt nên ông bà ta lấy 9 đến 11 giờ là giờ Hợi

Lời kết

Phong tục Việt Nam ta rất phong phú, đặc sắc như cách đặt vj trí cho 12 con vật này vậy. Ngỡ là ngẫu nhiên nhưng lại sâu sắc, gắn kết với đời sống con người đến bất ngờ. Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như có thêm kiến thức về ý nghĩa đằng sau hình tượng 12 con giáp quen thuộc trong dân gian.