Bàn về cách cục trong Bát tự

Cách cục, là cách thức, hoặc kiểu kết cấu của mệnh cục. Trong mệnh lý học, cách cục chính thống lấy nguyệt lệnh làm tiêu chuẩn, lấy chủ khí nguyệt lệnh thấu ra để chọn cách cục; lấy nguyệt lệnh làm tiêu chuẩn, tức là chủ khí thấu ra là cách cục tốt nhất; chủ khí không thấu, lấy thứ khí để chọn cách cũng được.


Thông thường các sách mệnh lý đều luận theo bát chính cách, kỳ thực, nên luận thập chính cách. Hai cách kiến lộc và dương nhân, hoàn toàn giống với bát chính cách, không thể quy thành ngoại cách, nên đưa vào thành thập chính cách mà luận, vì tiêu chuẩn chọn cách của hai cách đó và bát chính cách hoàn toàn giống nhau, chỉ có chuyên vượng, tòng cường, tòng nhược, hóa hợp, lưỡng thần... mới có thể quy thành ngoại cách.

Cách cục phân chia mệnh cục của tất cả mọi người thành thập cách, và 15 dạng ngoại cách như là chuyên vượng, tòng cường, hóa hợp, vũ thần... để mà nghiên cứu; đây có thể coi như là một biện pháp tốt. Đem các mệnh cục vô cùng nhiều đó phân rõ thành từng loại, tìm ra quy luật, áp dụng vào thực tế, đó là con đường học vấn đúng đắn. Chính vì thế mà thư tịch về mệnh lý học truyền thống đều coi cách cục là vấn đề vô cùng quan trọng để nghiên cứu.

Không ít các sách về mệnh học truyền thống đều cho rằng: “Nhất tòng hóa, nhị cách cục, tam tài quan...” Tòng hóa, thực tế chính là cách cục. Mà ý nghĩa của nó, lại là tòng hóa theo cách cục đặc biệt; nếu có tàng hóa, thì trước tiên luận tòng hóa cách; nếu không có tòng hóa, tức là luận chính cách. Nếu tòng hóa và chính cách đều không có, chỉ có thể luận tài quan. Đó là bước đầu tiên khi xét mệnh trong thời cổ đại. Kỳ thực, là xem cách đặc biệt, không có cách đặc biệt thì đều có thể quy về thập chính cách để xem. Không có cách nào không thuộc về một trong thập chính cách. Cho dù có là theo tàng hóa thì cũng vẫn có thể quy về trong thập chính cách. Có điều, ngoại cách có lý đặc thù, nên tốt nhất vẫn là phân biệt. Nếu không tàng hóa, đều là theo thập chính cách, không thể là đã không có tàng hóa, lại không có cách cục được.

Trên đây là thứ tự khi xem mệnh của mệnh lý truyền thống, có thể thấy xét cách cục rất quan trọng. Dưới đây chúng ta thông qua thư tịch mệnh lý học truyền thống để chứng minh mệnh lý học cổ đại rất coi trọng việc xét cách cục.

“Tam Mệnh Thông Hội” quyển thượng, trang 93; quyến hạ trang 69 (những phần còn lại như là ca phú, luận văn, ví dụ về mệnh lý, là 462 trang, trong đó luận cách cục là 130 trang, chiếm 28% tổng số). Mệnh giá trong phụ lục của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên”, chính văn có 204 trang, trong đó luận cách cục là 78 trang, chiếm 38%. “Thần Phong Thông Khảo” toàn thư là 384 trang, trừ phần luận văn, ca phú là 128 trang ra, còn có 256 trang. Trong đó chuyên luận về cách cục 1 159 trang, chiếm 62%. Công số tỷ lệ phần trăm ấy chia cho ba, nghĩa là 28% + 38% + 62% = 128%/3 = 43. Tức là tỷ lệ bình quân về luận mệnh cục so với toàn thư của ba cuốn sách trên là 43%. Qua đó có thể thấy, mệnh lý học truyền thống rất coi trọng cách cục. | Bên cạnh đó, ta có thể xét về số loại của tòng cách cục.

Mệnh lý học truyền thống tuy rất coi trọng nghiên cứu cách cục, nhưng đối với sự phân loại của cách cục, lại không đạt được sự thống nhất. Phân loại về chính cách, đều phân thành tám cách là chính tài cách, thiên tài, chính quan, thiên quan hoặc thất sát, chính ấn, thiên ấn, thực thân, thương quan; thêm kiến lộc và dương nhân thành thập cách, có điều, phần lớn đều quy kiến lộc và dương nhân vào ngoại cách. Theo cách nhìn nhận của tác giả, kiến lộc và dương nhân đều nên quy về chính cách, như thế sẽ thập chính cách. Bởi vì nguyên tắc lập cách của nó và bát chính cách là hoàn toàn giống nhau.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm