Bát tự của các danh nhân cổ đại

Đây là một đề tài khá thú vị, có thể dùng để nghiên cứu một cách có phê phán.


Viên Thụ San đoán mệnh Gia Cát Lượng

Trong “Mệnh Phổ”, Viên Thụ San từng đoán mệnh cho Gia Cát Lượng như sau:

Bát tự tạo mệnh

(năm) Tân Dậu (tháng) Bính Thân (ngày) Quý Sửu (giờ) Đinh Tỵ

Mệnh cung Nhâm Thìn

Đại vận

3 tuổi Ất Mùi, 13 tuổi Giáp Ngọ, 23 tuổi Quý Tỵ, 33 tuổi Nhâm Thìn, 43 tuổi Tân Mão, 53 tuổi Canh Dần

Ngày Quý Thủy, sinh sau tiết Lập Thu, Bạch Đế nắm quyền, Kim đúng mùa, Thủy được Kim sinh. Chính khí đầy đủ, lại gặp Thiên Can năm Tân Kim, Địa Chi năm Dậu Kim, Địa Chi tháng Thân vừa chứa Canh Kim vừa chứa Nhâm Thủy, Địa Chi ngày Sửu vừa chứa Tân Kim vừa chứa Quý Thủy, điều này làm cho Kim trắng sáng, Thủy trong xanh, hiện ra rõ ràng. Chỉ dựa vào một mình Bính Hỏa trong Thiên Can tháng thì không thể áp chế Kim để giúp Thủy được, huống hồ Bính Tân hợp cùng hóa Thủy, còn Hỏa lại như có như không, nếu không có hai Hỏa trong giờ sinh Đinh Tỵ thì không thể áp chế Kim đúng mùa hưng vượng để trợ giúp Thủy. Bây giờ, lấy đó làm Dụng thần chính thức, khi mưa tạnh trời quang, biết được trời đất thuận theo.

Sau đó, tác giả cho rằng Gia Cát Lượng sau đại vận 23 tuổi có Kim Thủy liên hoàn, đối nghịch với Dụng thần Hỏa, tuy dốc hết tâm sức nhưng cũng chỉ có thể giúp cho sự nghiệp thành công một nửa mà thôi. Đến 54 tuổi Đại vận Canh Dần, Lưu niên Giáp Dần, Địa chỉ năm Dần tương xung với Địa Chi tháng Thân trong mệnh, tương hình với Địa Chi giờ Tỵ, vì vậy một khi mệnh vào ngày Canh Thìn (ngày 28) tháng Quý Dậu (tháng 8) của năm Giáp Dần thì Kim Thủy hung hãn giúp sức cho kẻ ác, sẽ khó tránh khỏi vận xấu, chết trong quân ngũ.

Mệnh của hoàng đế Càn Long

Hoặc trong “Trích Thiên Tủy Xiển Vi", Nhậm Thiết Tiều cũng phân tích mệnh của Hoàng đế Càn Long như sau:

(năm) Mão Tài (tháng) Đinh Dậu (ngày) Canh Ngọ (giờ) Bính Tý

Đại vận

Bính Thân, Ất Mùi, Giáp Ngọ, Quý Tỵ, Nhâm Thìn, Tân Mão, Canh Dần

Thiên Can Canh, Tân, Bính, Đinh, phối hợp với Hỏa, Kim, Địa Chi Tý Ngọ Mão Dậu phối hợp với Khảm Ly Chấn Đoài. Có đủ cả bốn Địa Chi, khí khắp tam phương, nhưng Ngũ Hành không có Thổ, nên tuy sinh đúng vào mùa thu nhưng không hưng vượng. May mắn là ở đây Tý Ngọ tương xung, Thủy khắc Hỏa, làm cho Ngọ Hỏa không phá Dậu Kim, đủ giúp sức cho mệnh chủ, hơn nữa Mão Dậu cũng tương xung, Kim khắc Mộc, Mão Mộc không giúp được cho Ngọ Hỏa nên có thể chế phục cho cân bằng. Mão Dậu thuộc cung Chấn Đoài, chủ về chân cơ nhân nghĩa; Tý Ngọ thuộc cung Khảm Ly, chủ về trung khí trong trời đất, hơn nữa Khảm Ly có được chính thể của mặt trời mặt trăng, không bị tiêu trừ, hủy diệt. Ở cửa Đoan môn, Thủy Hỏa tề tựu đông đủ, vì vậy tám hướng đều thần phục, bốn bể yên hòa. Thiên hạ thái bình, thịnh trị.

Bát tự của một số danh nhân cổ đại và những phân tích mang tính gợi ý.

1. Khổng Tử

(năm) Canh Tuất (tháng) Mậu Tý (ngày) Canh Tý (giờ) Giáp Thân

Bản thân Canh Kim Quy Lộc ở Địa Chi giờ Thân, đồng thời Thiên Can giờ Giáp Mộc là Thiên Tài của Canh Kim, điều này vốn khó có được, chỉ tiếc là sinh vào tháng Tý, đúng mùa Thủy giá lạnh, tuy Kim bạch Thủy thanh nhưng khó tránh khỏi lạnh lẽo, hơn nữa trong Địa Chi năm Tuất có Quan Tinh Đinh Hỏa lệch về một góc, chịu sự áp chế của Địa Chi tháng Quý Thủy nên khó phát huy. Nhìn chung, mệnh chủ cả đời bôn ba, vất vả nhưng không thành công, con đường chính trị không được như ý, cho đến cuối đời theo nghề dạy học, có 3000 đệ tử. Kim Thủy lưu thông, nên theo đường văn chương lại tốt.

2. Đường Thái Tông

(năm) Canh Thìn (tháng) Canh Thìn (ngày) Canh Thìn (giờ) Canh Thìn

Đường Thái Tông Lý Thế Dân là một vị vua anh minh trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời gian trị vì thiên hạ, ông biết dùng người tài, lập nhiều công lớn cho đất nước, mất lúc 51 tuổi.

Sau Đường Thái Tông, nghe nói Bát tự của hoàng hậu Đường Cao Tông là Võ Tắc Thiên, người sau này lên ngôi hoàng đế, xưng Võ Chu Thánh Thần cũng là Canh Thìn, Canh Thìn, Canh Thìn, Canh Thìn nhưng thọ đến 81 tuổi. Do hai người đều có thanh thế về chính trị, hơn nữa phúc lộc lâu dài.

3. Lã Động Tân

(năm) Bính Tý (tháng) Quý Tỵ (ngày) Tân Tỵ (giờ) Quý Tỵ

Ở Bát tự này, Thiên Can ngày của bản thân là Tân Kim, trong Tứ trụ Hỏa nhiều khắc Kim, may mà có Mậu Thổ trong Tỵ sinh Kim, Canh Kim giúp sức, trong Địa Chi năm, Thiên Can tháng, Thiên Can giờ đều là Quý Thủy, có Kim bạch Thủy thanh, Thủy Hỏa tề tựu đông đủ. Lại thêm trụ giờ Quý Tỵ có Thiên Ất quý nhân chiếm giữ, vì vậy đây không phải là người bình thường. Lã Động Tân sinh năm Mậu Dần 798, không rõ năm mất, tương truyền là người vùng Kinh đô đời Đường, sau được Toàn Chân giáo tôn là một trong năm vị tổ sư phía Bắc. Có thể thấy mệnh này được ghi trong sách tướng số không đáng tin cậy lắm.

4. Thiệu Ung

(năm) Tân Hợi (tháng) Tân Sửu (ngày) Giáp Tý (giờ) Giáp Tuất

Ngày Giáp Mộc sinh vào tháng Sửu cuối đông, giờ Tuất là lúc cây lá đang có sự thay đổi, Giáp Mộc ở trạng thái Dưỡng, đây là mệnh của người có danh tiếng trong tầng lớp trí thức. Thiệu Ung là nhà triết học và Đạo học nổi tiếng thời Bắc Tống, có những tác phẩm nổi tiếng như “Hoàng Cực Kinh Thế”, “Y Xuyên Kích Nhưỡng Tập”, v.v.

5. Thái Kinh

(năm) Đinh Hợi (tháng) Nhâm Dần (ngày) Nhâm Thìn (giờ) Tân Hợi

Trụ ngày của mệnh này vừa thuộc cách cục Nhâm ky Long bối, vừa thuộc cách cục Khội Canh, vì vậy mệnh này có cuộc sống tốt. Nhưng “Tam Mệnh Thông Hội” lại cho rằng: “Nếu sinh vào ngày Nhâm Thìn, giờ Tân Hợi, tuy sang trọng nhưng chết thảm.” Thái Kinh vốn là vị quan lớn thời Bắc Tống, sau khi quân Kim tấn công nước Tống, ông hoảng sợ cùng cả nhà chạy về phía Nam, bị Khâm Tông ra lệnh lưu đày đi Lĩnh Nam, kết quả chết trên đường đi ở Đàm Châu (nay là Trường Sa, Hồ Nam). Nghe nói lúc ấy trong thành có một đứa trẻ có Bát tự giống hệt với Bát tự của Thái Kinh, nhưng lại chết đuối lúc chỉ mới 10 tuổi.

6. Giả Tự Đạo

(năm) Quý Dậu (tháng) Canh Thân (ngày) Bính Tý (giờ) Bính Thân

Trong “Tam Mệnh Thông Hội” có nói: “Sinh vào ngày Bính Tý, giờ Bính Thân, nếu Hỏa khí thông với tháng Dần, Mão, Hành vận bản thân hưng vượng thì tốt. Trong trụ năm tháng thuần Kim, bỏ mệnh theo Tài, cũng tốt.” Giả Tự Đạo là vị tướng quốc nắm quyền thời Nam Tống, sách tướng số gọi ông là “gian thần”. Những năm cuối thời Nam Tống, khi quân Nguyên men theo dòng Trường Giang để tiến đánh về phía Đông, ông đem quân đánh trả nhưng do thua trận nên bị cách chức, trên đường đi lưu đày ông bị tên quan áp giải là Trịnh Hổ Thần giết chết. | [Nguyên Thế Tổ (năm) Ất Hợi (tháng) Ất Dậu (ngày) Ất Dậu (giờ) Ất Dậu

Cách cục này, năm tháng ngày giờ sinh đều có Thiên Can Ất Mộc, thuần nhất không hỗn tạp, theo cách nói trong sách tướng số thì đây là cách cục “Thiên Can nhất tự”, thuộc mệnh đại quý. Nguyên Thế Tổ tên là Hốt Tất Liệt, là vị hoàng đế khai quốc của nhà Nguyên, cả đời lẫm liệt, chiến công hiển hách.

7. Thoát Thoát Thần tướng

(năm) Nhâm Thìn (tháng) Đinh Mùi (ngày) Kỷ Sửu (giờ) Kỷ Tỵ

Trong sách “Tam Mệnh Thông Hội” nói về mệnh này như sau: “Kim thần sinh vào trung tuần tháng 6, Hỏa vượng, không có Thiên Quan Mộc Khố, Thiên Can năm là Nhâm, Đinh Nhâm hợp hóa Mộc giúp đỡ Quan, may là lại mang Dương Nhẫn. Vận vào hướng Tây, có Mậu Kỷ khắc Thủy, Thân Dậu chế phục Thiên Quan. Vào vận Tuất, xung mở Hỏa Khố, Kim thần bị áp chế, có quý nhân đến giúp đỡ. Vào vận Hợi, Thủy hưng thịnh, năm Mậu Thìn 37 tuổi, Tuế Quân xung mở Thủy Khố, Kim thần không bị áp chế, Tài vượng sinh Quan Sát sinh đại họa, chết vì rượu độc.

8. Triệu Mạnh Phủ

(năm) Giáp Dần (tháng) Giáp Tuất (ngày) Kỷ Dậu (giờ) Kỷ Tỵ

Mệnh này có giờ sinh là Kỷ Tỵ, thuộc cách cục Kim thần. Kim thần vốn là thần phá bại, “Phải khắc chế cho rơi vào vùng Hỏa mới thắng”, bây giờ Đinh Hỏa trong Địa Chi tháng Tuất, Bính Hỏa trong Địa Chi năm Dần cùng khắc chế Kim, lại thêm Thiên Can ngày Kỷ Thổ gặp Ấn sinh bản thân, Tỷ Kiếp giúp đỡ bản thân, vì vậy một khi Giáp Mộc áp chế bản thân thì cách cục sẽ cân bằng. Triệu Mạnh Phủ vốn thuộc dòng dõi nhà Tống. Sau khi vào Trung Nguyên, Nguyễn Thế Tổ Hốt Tất Liệt cho truy tìm con cháu của triều đại trước, qua sự tiến cử của Trình Cự Phu, ông được phong làm quan Chủ sự bộ Hình, sau đó làm đến Hàn Lâm học sĩ, được phong làm Ngụy Quốc Công. Trong lĩnh vực nghệ thuật, tài thư họa của ông được xem là bậc nhất thiên hạ thời Nguyên.

9. Minh Thái Tổ

(năm) Mậu Thìn (tháng) Nhâm Tuất (ngày) Đinh Sửu (giờ) Đinh Mùi

Mệnh này, may là Địa Chi của năm, tháng, ngày, giờ là Thìn Tuất Sửu Mùi, tứ Khố đều có đủ, nên không những không lo lắng, mà còn là mệnh quý của bậc Thiên tử. Nghe nói sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi vua, nghe đồn trong dân gian có người có Bát tự giống mình, điều này khiến ông rất lo lắng, có ý giết người ấy. Sau đó, ông triệu người ấy đến gặp mặt, thì ra đó là một ông lão nghèo họ Lý ở vùng Lạc Dương. Chu Nguyên Chương hỏi người đó làm nghề gì thì người đó nói: “Lão dân nuôi 13 tổ ong, nhờ đó mà sống qua ngày.” Chu Nguyên Chương nghe xong, thoải mái nói rằng: “Việc này cũng giống như 13 tỉnh nước ta có ty Bố chính trung thu thuế vậy.” Nếu đem phần thuế thu 13 tỉnh so với 13 tổ ong, ngoài giống nhau về chữ số, còn thực chất thì hoàn toàn khác nhau.

10. Trương Cư Chính

(năm) Ất Dậu (tháng) Tân Tỵ (ngày) Tân Dậu (giờ) Tân Mão

Mệnh này, theo cách nói trong “Tam Mệnh Thông Hội” thì: “Sinh vào ngày Tân Dậu, giờ Tân Mão, xuất thân cô độc, khổ cực, đến tuổi trung niên thì được phúc, cuối đời vợ được phong hiệu, con được tập ấm, là mệnh quý.” Trương Cư Chính là nhà chính trị nổi tiếng đời Minh, trong khoảng thời gian mười năm tham gia việc triều chính, ông tiến hành nhiều biện pháp cứng rắn, lập được nhiều công trạng. Năm Nhâm Ngọ (1582), Trương Cư Chính 57 tuổi, lúc này, Đại vận Bính Tý, Lưu niên Nhâm Ngọ, tuế và vận là Tý Ngọ tương xung, nên mất trong năm đó.

11. Thích Kế Quang

(năm) Mậu Tý (tháng) Quý Hợi (ngày) Kỷ Tỵ (giờ) Ất Hợi

Mệnh này có nhật chủ Kỷ Tỵ, nhưng do Kim thần không nằm ở trụ giờ nên không thuộc cách cục Kim thần, hơn nữa, Thiên Can tháng có Thiên Tài, Thiên Can giờ có Thiên Quan, bản thân lại có Mậu Thổ giúp đỡ, nên vừa có ức chế vừa có giúp sức. Lại thêm Địa Chị năm tháng là Tý Hợi, nên “Tam Mệnh Thông Hội” cho rằng: “Lấy Tài bao che Sát, xem như bỏ đi, mệnh chủ là người nắm binh quyền lớn.”

12. Hoàng hậu của Minh Thần Tông

(năm) Giáp Tý (tháng) Ất Hợi (ngày) Quý Dậu (giờ) Nhâm Tý

Trong mệnh, Hợi gặp Ất là Thiên Đức, Hợi gặp Giáp là Nguyệt Đức; mặc dù Thiên Đức, Nguyệt Đức không tập trung ở bản thân nhưng nhờ công đức của tổ tiên nên cũng là mệnh quý, được làm Hoàng hậu.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm