Cách phân tích Can Chi và Ngũ Hành trong Bát Tự

Từ những cơ sở đã tìm hiểu ở phần trước, bây giờ, chúng ta có thể dựa theo Bát tự trong Tứ trụ để xem số mệnh. Do trong Tứ trụ năm, tháng, ngày, giờ sinh thì Can Chi của trụ ngày sinh cai quản bản thân, nên tất cả những suy đoán trong tướng số đều phải xuất phát từ Ngũ Hành ẩn trong Can Chi của trụ ngày sinh để tiến hành phân tích, suy luận.


Tìm hiểu sự hưng suy của Ngũ Hành trong Thiên Can ngày sinh

Tất cả những ngày sinh thuộc Mộc đều cần phải xem xét thế thịnh suy của Mộc trước. Mộc nhiều, Thủy nhiều là thịnh, lúc này nên lấy Kim chặt bớt Mộc, nếu Kim không đủ sức thì dùng Thổ cũng được, vì Thổ có thể sinh Kim và áp chế Thủy, đồng thời Mộc lại khắc Thổ, làm giảm bớt sự hưng thịnh của Mộc, Mộc yếu, Kim mạnh là suy, nên cần dùng Hỏa áp chế Kim, Hỏa thiếu thì gặp Mộc cũng tốt, do Mộc với Mộc là đồng loại nên vừa có thể làm lớn mạnh thanh thế của mình vừa sinh Hỏa để áp chế Kim. Còn như Thủy quá mạnh thì Mộc bị trôi, lúc này lấy Thổ áp chế Thủy là tốt nhất, không có Thổ mà có Hỏa cũng tốt, vì Hỏa có thể sinh Thổ, Thổ quá nhiều thì Mộc suy yếu, sẽ khó mà không chế được, vì thế cần lấy Mộc khắc Thổ, không có Mộc thì có Thủy cũng được, vì Thủy có thể sinh Mộc để áp chế Thổ. Hỏa quá nhiều thì Mộc bị thiêu đốt, lấy Thủy áp chế Hỏa là tốt nhất, không có Thủy nhưng có Kim cũng được, vì Kim có thể sinh Thủy.

Tất cả những ngày sinh thuộc Hỏa, trước tiên cần phải xem sức Hỏa dư thừa hay không đủ. Hỏa bùng cháy mà Mộc nhiều là dư, lúc này cần có Thủy giúp, Thủy không đủ thì gặp Kim cũng tốt, vì Kim có thể sinh Thủy và áp chế Mộc; mặt khác, Hỏa lại khắc Kim, khiến cho sự dư thừa của Hỏa có chỗ để phát huy. Hỏa yếu mà Thủy mạnh là thiếu, nên có Thổ để áp chế Thủy, Thổ không đủ thì gặp Hỏa cũng tốt, vì Hỏa với Hỏa là đồng loại nên vừa tăng thêm thanh thế vừa có thể sinh Thổ để áp chế Thủy. Kim quá nhiều còn Hỏa suy yếu thì khó mà khống chế được, nên lấy Hỏa khắc Kim là tốt nhất, không có Hỏa thì có Mộc cũng được, vì Mộc có thể sinh Hỏa, Thổ quá nhiều thì Hỏa lu mờ, tăm tối nên cần lấy Mộc sinh Hỏa và áp chế Thổ, không có Mộc thì có Thủy cũng được, do Thủy có thể sinh Mộc.

Tất cả những ngày sinh thuộc Thổ, trước tiên phải phân biệt xem chất Thổ dày hay mỏng. Thổ nhiều Thủy ít là dày, cần dùng Mộc khai phá Thổ, nếu Mộc yếu thì gặp Thủy cũng tốt, do Thủy có thể sinh Mộc để áp chế Thổ, mặt khác Thổ lại khắc Thủy khiến cho bản thân thông suốt. Thổ ít Mộc thịnh là mỏng, lúc này cần có Kim áp chế Mộc, Kim không đủ thì gặp Thổ cũng tốt, do Thổ với Thổ là đồng loại nên vừa làm mạnh thêm thanh thế của Thổ, vừa có thể sinh Kim để áp chế Mộc. Hỏa nhiều thì Thổ khô khan, lúc này lấy Thủy áp chế Hỏa là tốt nhất, nếu không có Thủy thì có Kim cũng được, vì Kim có thể sinh Thủy. Thủy quá nhiều thì Thổ bị cuốn trôi, nên cần lấy Thổ áp chế Thủy, nếu không có Thổ thì có Hỏa cũng được, vì Hỏa có thể sinh Thổ. Kim quá nhiều thì Thổ yếu, lấy Hỏa sinh Thổ và áp chế Kim là tốt nhất, không có Hỏa mà có Mộc cũng tốt, vì Mộc có thể sinh Hỏa.

Tất cả những ngày sinh thuộc Kim, trước hết phải phân biệt sự già non của Kim. Kim nhiều Thổ dày là già, lúc này cần dùng Hỏa luyện Kim, nếu Hỏa suy yếu thì gặp Mộc cũng tốt, vì Mộc có thể sinh Hỏa để áp chế Kim, đồng thời lại khắc Thổ, làm cho Thổ không sinh quá nhiều Kim, hơn nữa, vì Kim khắc Mộc nên Kim nặng có thể phát huy. Mộc nặng Kim nhẹ là non, lúc này cần Thổ sinh Kim, nếu Thổ không đủ thì gặp Kim cũng được. Thổ nhiều thì Kim bị chôn lấp, lấy Mộc áp chế Thổ là tốt nhất, không có Mộc thì có Thủy cũng tốt, vì Thủy có thể sinh Mộc, Thủy quá nhiều thì Kim bị nhấn chìm khó mà lộ diện được, lúc này lấy Thổ khắc Thủy là tốt nhất, nếu thiếu Thổ mà có Hỏa cũng tốt, vì Hỏa có thể sinh Thổ. Hỏa quá mạnh thì Kim bị nung chảy, lấy Thủy áp chế Hỏa là tốt nhất, nếu Thủy không đủ mà có Kim cũng được, vì Kim gặp Kim làm cho Kim càng thêm mạnh.

Tất cả những ngày sinh thuộc Thủy, trước tiên cần phải phân biệt thế Thủy lớn nhỏ. Thủy nhiều, Kim nặng là lớn, cần có Thổ chế ngự Thủy, nếu Thổ yếu thì gặp Hỏa cũng tốt, vì Hỏa vừa có thể sinh Thổ để áp chế Thủy vừa khắc Kim làm Kim không sinh Thủy quá nhiều, đồng thời lại có thể làm tiêu hao được năng lượng dư thừa của Thủy do Thủy khắc Hỏa. Thủy ít, Thổ nhiều là nhỏ, nên lấy Mộc khắc Thổ, nếu Mộc yếu thì gặp Thủy cũng tốt. Kim nhiều thì Thủy vẩn đục, nên lấy Hỏa khắc Kim là tốt nhất, Hỏa thiếu mà có Mộc cũng tốt, vì Mộc có thể sinh Hỏa, Hỏa quá nóng thì Thủy dễ bị tiêu hao, lúc này lấy Thủy áp chế Hỏa khiến cho bản thân mạnh là tốt nhất, Thủy thiếu mà có Kim cũng tốt, vì Kim có thể sinh Thủy. Mộc quá nhiều thì Thủy bị thu hẹp, lúc này lấy Kim sinh Thủy là tốt nhất, Kim không đủ thì có Thổ cũng được, vì Mộc khắc Thổ nên làm phân tán sự hút nước của Mộc đối với Thủy.

Khi xem Bát Tự việc phân tích thịnh suy của Ngũ Hành trong Bát tự là tiền đề quan trọng không thể thiếu nếu muốn đoán định về sự thịnh suy, may mắn, bất hạnh trong cuộc đời con người. Về điểm này, sách “Tam Mệnh Thông Hội” có trích lời của Từ Đại Thăng như sau:

Kim được Thổ sinh ra, Thổ nhiều thì Kim bị chôn lấp; Thổ được Hỏa sinh ra, Hỏa nhiều thì Thổ khô cằn, Hỏa được Mộc sinh ra, Mộc nhiều thì Hỏa bùng cháy; Mộc được Thủy sinh ra, Thủy nhiều thì Mộc bị cuốn trôi; Thủy được Kim sinh ra, Kim nhiều thì Thủy vẩn đục.

Kim có thể sinh Thủy, Thủy nhiều thì Kim bị nhân chìm; Thủy có thể sinh Mộc, Mộc thịnh thì Thủy bị thu hẹp; Mộc có thể sinh Hỏa, Hỏa nhiều thì Mộc bị thiếu cháy, Hỏa có thể sinh Thổ, Thổ nhiều thì Hỏa tối tăm; Thổ có thể sinh Kim, Kim nhiều thì Thổ bị biến đổi.

Kim có thể khắc Mộc, Mộc cứng thì Kim sẽ mòn; Mộc có thể khắc Thổ, Thổ nặng thì Mộc gãy; Thổ có thể khắc Thủy, Thủy nhiều thì Thổ bị xói mòn; Thủy có thể khắc Hỏa, Hỏa bùng cháy thì Thủy nóng; Hỏa có thể khắc Kim, Kim nhiều thì Hỏa tắt.

Kim yếu mà gặp Hỏa ắt bị tan chảy; Hỏa yếu mà gặp Thủy ắt bị dập tắt; Thủy yếu mà gặp Thổ ắt bị tắc nghẽn; Thủ yếu mà gặp Mộc ít bị lún xuống; Mộc yếu mà gặp Kim ắt bị đốn hạ. Kim mạnh gặp Thay mới gia nên đầu nhọn; Thủy mạnh gặp Mộc mới tạo nên thế mạnh; Mộc mạnh gặp Hóa mới hóa giải cái ngang bướng; Hỏa mạnh gặp Thổ mới chặn lại ngọn lửa; Thổ mạnh gặp Kim mới áp chế phần hại.

Như vậy, các phân tích trên đây đều dựa vào khả năng giúp đỡ, áp chế đối với sự thiếu hụt hoặc dư thừa của Ngũ Hành. Từ đó có thể thấy, đối với một người, tốt nhất là đạt được sự cân bằng về Ngũ Hành; còn nếu dư thừa hay thiếu hụt, không có sự tương ứng thì cần lấy Ngũ Hành làm Hỷ thần hay Dụng thần để bổ sung vào đúng chỗ.

Cách xem Thiên Can ngày sinh, mệnh cục và Hình, Xung, Hóa, Hợp của Can Chi

Khi bắt đầu xem Bát Tự, theo quy định thông thường thì trước hết là xem Thiên Can ngày sinh, ví nó như Thiên Can đại diện cho bản thân, sau đó xét đến tất cả các Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ trong Tứ trụ xung quanh Thiên Can này để bàn về tốt xấu, hợp kỵ. Thiên Can ngày có sự phân biệt giữa đắc thời và thất thời; khi Thiên Can ngày gặp Địa Chi tháng ở trạng thái Vương, Tướng là đắc thời; còn ở trạng thái Hưu, Tù, Tử là thất thời. Ví dụ, Thiên Can ngày sinh là Giáp Mộc, nếu thuộc tháng mùa xuân là trạng thái Vượng, thuộc tháng mùa đông là trạng thái Tướng, thì đều gọi là đắc thời; còn nếu thuộc tháng mùa hạ là trạng thái trạng thái Tùy thuộc tháng mùa thu là trạng thái Tử, thì đều gọi là thất thời. Bản thân đắc thời thì hưng thịnh, mạnh mẽ; thất thời thì suy yếu (xem lại phần Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử).

Hơn nữa, xem xét mối quan hệ giữa Thiên Can ngày và Địa Chi tháng còn giúp chúng ta xác định cách cục Bát tự của một người. Sau khi xem mối quan hệ giữa Thiên Can ngày và Địa Chi tháng, chúng ta sẽ tiếp tục xem Thiên Can ngày sinh kết hợp với Địa Chi nào, Địa Chi này thuộc trạng thái nào trong 12 cung? Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng hay Suy, Bệnh Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng? Ngoài ra, cũng phải xem xét mối quan hệ mật thiết giữa Can Chi của trụ ngày sinh với Can Chi của trụ giờ sinh, tháng sinh, năm sinh để biết tình hình sinh khắc giữa Âm Dương Ngũ Hành mà các Can Chi đại diện.

Cách xem này thật ra là lấy Thiên Can ngày sinh làm chủ và trụ năm làm gốc, từ đó suy đoán thịnh suy của cuộc đời; lấy trụ tháng làm hạt giống, để đoán biết người này có được cha mẹ che chở, anh em giúp đỡ hay không; trụ ngày là bản thân, Địa Chi ngày là vợ, từ đó đoán biết người này có vợ đức hạnh hay không, và lấy trụ giờ làm hoa quả (con cháu) để đoán biết sự hưng vượng của con cháu đời sau.

Điều cần lưu ý ở đây là chúng ta cần phải dựa vào sự sinh khắc, trợ giúp hay áp chế đối với Ngũ Hành của Thiên Can ngày để tìm ra Dụng thần, sau đó xem Dụng thần hợp, kỵ điều gì. Như vậy mới có thể xem xét thấu suốt toàn bộ mệnh cục mà đưa ra nhận định. Sau đây là phương pháp phân tích cụ thể về Thiên Can ngày sinh, mệnh cục và Hình, Xung, Hóa, Hợp của Can Chi:

Trước tiên, xem sự mạnh yếu của Thiên Can ngày sinh

Thiên Can ngày sinh có rất nhiều tên gọi như: Nhật chủ, Mệnh chủ, Thân chủ, Nhật nguyên, Nhật thần, vv. Trong Bát tự của một người, vị trí của Thiên Can ngày sinh là quan trọng nhất, vì nó đại diện cho bản thân. Do đó, đoán định sự hưng suy, mạnh yếu của Thiên Can ngày sinh là điều kiện quan trọng đầu tiên trong thuật tướng số.

Phương pháp để suy đoán sự mạnh yếu của Thiên Can ngày sinh chủ yếu có 3 điểm. Thứ nhất, xem Thiên Can ngày sinh có đắc lệnh hay không. Ví dụ, ngày Giáp, Ất gặp tháng Dần, Mão; ngày Bính, Đinh gặp tháng Tỵ, Ngọ; ngày Mậu, Kỷ gặp tháng Ty, Ngọ hoặc Thìn, Tuất, Sửu, Mùi; ngày Canh, Tân gặp tháng Thân, Dậu; ngày Nhâm, Quý gặp tháng Hợi, Tý thì đều thuộc về trạng thái Sinh Vượng, đắc lệnh nhất, nên Thiên Can ngày này mạnh. Ngược lại, nếu Thiên Can ngày ở vào trạng thái Hưu, Tù, Tử thì yếu. Thứ hai, Thiên Can ngày nhận được sự trợ giúp của Can Chi trong Tứ trụ nhiều hay ít. Ví dụ, Thiên Can ngày sinh là Giáp Ất Mộc, nếu trong Tứ trụ được Thủy, Mộc trợ giúp sẽ thuộc trạng thái Vượng, đắc thế; ngược lại, nếu đã không được sự trợ giúp của Thủy, Mộc mà còn gặp Kim chế ngự, bị Hỏa trấn áp thì sẽ suy yếu mà thất thế. Thứ ba, đối chiếu Thiên Can ngày của bản thân với Địa Chi trong Tứ trụ, nếu gặp được các cung Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan (Lộc), Đế Vương, Mộ (Khố) thì đắc địa đắc khí, bản thân hưng vượng mạnh mẽ; còn ngược lại là thất địa thất khí, bản thân không thể hưng thịnh. Nếu cả ba yếu tố đắc lệnh, đắc thế, đắc địa đều tập trung vào nhật chủ thì Thiên Can ngày sinh ở vào trạng thái cực vượng; còn nếu thất lệnh, thất thế, thất địa thì Thiên Can ngày sinh ở vào trạng thái cực yếu. Ngoài ra, còn có các trạng thái như Vượng, Cường, Trung, Suy, Nhược. Vượng là Thiên Can ngày ở trạng thái cực vượng, Cường là Thiên Can ngày ở trạng thái tương đối mạnh, Trung là Thiên Can ngày ở trạng thái trung hòa, Suy là Thiên Can ngày ở trạng thái tương đối yếu, Nhược là Thiên Can ngày ở trạng thái cực yếu. Theo các sách tướng số thì quá vượng nên giảm bớt, mạnh nên khắc chế, suy nên trợ giúp, nhược nên áp chế.

Ví dụ:

[Mệnh có nhật chủ cực vượng (năm) TỈ Kiên Giáp Dần Lộc (tháng) Thương Quan Đinh Mão Ất Mộc Đế Vượng (ngày)

Giáp Tý Quý Thủy Mộc Dục (giờ) Tỉ Kiên Giáp Tý Quý Thủy Mộc Dục

Mệnh này có Thiên Can ngày Giáp Mộc sinh vào tháng Mão giữa mùa xuân nên ở trạng thái Đế Vượng, vì vậy mà đắc lệnh. Trong Tứ trụ, Giáp Mộc có Ấn Thụ sinh ra nó là hai Quý Thủy trong Địa Chi ngày và Địa Chi giờ; có Tỉ Kiên cùng loại với nó là hai Giáp Mộc trong Thiên Can năm và Thiên Can giờ; còn Ất Mộc trong Địa chi tháng là Kiếp Tài, vì vậy mà đắc thế; Giáp Lộc tại Dần nên Địa Chi năm Dần là Lộc của Giáp, vì vậy mà đắc địa. Trong số mệnh này, Giáp Mộc đắc lệnh, đặc thế, đắc địa, cả ba đều có đủ, vì vậy nhật chủ cực vượng.

[Mệnh có nhật chủ cực yếu (năm) Thiên Tài Mậu Thân Tuyệt (tháng) Thất Sát Canh Thân Tuyệt (ngày)

Giáp Ngọ Tử (giờ) Thất Sát Canh Ngọ Tử ở mệnh này, nhật chủ Giáp Mộc sinh vào tháng Thân, đầu thu nên ở trạng thái Tuyết vì vậy mà thất lệnh. Trong Tứ trụ, Canh Thân ở trụ tháng và Thân Kim trong Địa Chi năm đều là Thất Sát khắc Giáp Mộc; đồng thời hai Đinh Hỏa trong Địa Chi của trụ ngày, giờ cũng rút hết sức của nó, lại thêm không có TỈ Kiên, Kiếp Tài giúp đỡ, vì vậy mà thất thế, Giáp Mộc trong bốn Địa Chi năm, tháng, ngày, giờ đều ở vào trạng thái Tử, Tuyệt nên thất địa. Thất lệnh, thất thế, thất địa, cả ba đều mất sạch, vì vậy, số mệnh này có nhật chủ cực yếu.

[Mệnh có nhật chủ trung hòa] (năm) Kiếp Tài Giáp Dần Đế Vượng (tháng) Thiên Ấn | Quý Dậu Tuyệt (ngày)

Ất Hợi Tử (giờ) Thương Quang Bính Tý Bệnh

Ở mệnh này, nhật chủ Ất Mộc sinh vào tháng Dậu giữa mùa thu, Mộc ở trạng thái Tuyệt, vì vậy mà không đúng mùa. Trong Tứ trụ, Ất Mộc được sự trợ giúp của Thủy, Mộc trong Thiên Can tháng, Địa Chi ngày, Địa Chi giờ và trụ năm, vì vậy mà đắc thế. Ất Mộc ở Địa Chi tháng và Địa Chi ngày tùy thuộc về vùng Tử, Tuyệt nhưng Địa Chi năm lại là Đế Vượng nên đắc khí, vì vậy mà trung hòa. Tổng hợp các phân tích ở trên ta thấy mệnh này thất thời, đắc thế, còn địa khí có cả được lẫn mất nên thiên về trung hòa, vì vậy đây là mệnh có nhật chủ trung hòa hoặc hơi mạnh.

Kế đến là xem mệnh cục

Trong tướng số, lấy cách cục là việc quan trọng, không thể xem thường. Tuy cũng có nhà mệnh lý học cho rằng không có cách cục vẫn có thể xem số mệnh, nhưng trong đa số trường hợp, lấy cách cục vẫn tốt hơn rất nhiều so với hoàn toàn không lấy cách cục. Theo các sách tướng số, có hai loại cách cục là chính cách và biến cách. Chính cách có tám loại: Chính Quan, Thất Sát, Chính Tài, Thiên Tài, Chính Ấn, Thiên Ấn, Thực Thần, Thương Quan; nếu gặp Chính Tài và Thiên Tài làm một, Chính Ấn và Thiên Ân làm một, thì còn sáu loại. Còn bố cục biến cách thì thiên biến vạn hóa rất khó nắm bắt.

Vậy thì làm thế nào để xem cách cục một cách cụ thể? Trước hết phải dùng nguyên tắc “trong Địa Chi của tháng có chứa Thiên Can” để lấy cách cục. “Trong Địa Chi của tháng có chứa Thiên Can” tức là Địa Chi của trụ tháng có chứa Thiên Can gì. Khi sử dụng nguyên tắc này phải xem bản khí ẩn tàng trong Địa Chi của tháng có thấu suốt tới Thiên Can của tháng hoặc của năm của giờ không. Nếu có, ví dụ tháng Dần thì Thiên Can thấu suốt Giáp, tháng Mão Thiên Can thấu suốt Ất, tháng Thìn Thiên Can thấu suốt Mậu, tháng Ty Thiên Can thấu suốt Bính, tháng Ngo Thiên Can thấu suốt Đinh, tháng Mùi Thiên Can thấu suốt Kỷ, tháng Thân Thiên Can thấu suốt Canh, tháng Dầu Thiên Can thấu suốt Tân, tháng Tuất Thiên Can thấu suốt Mậu, tháng Hợi Thiên Can thấu suốt Nhâm, tháng Tý Thiên Can thấu suốt Quý, tháng Sửu Thiên Can thấu suốt Kỷ, đều có thể căn cứ vào mối quan hệ sinh khắc giữa Thiên Can thấu suốt ra và Thiên Can trụ ngày để lấy làm cách cục. Nếu Địa Chi của tháng thấu suốt ra Chính Tài thì là Chính Tài cách, Thiên Tài thì là Thiên Tài cách, Chính Quan thì là Chính Quan cách, Thiên Quan thì là Thiên Quan cách, Ấn Thụ thì là Ấn Thụ cách, Thiên Ân thì là Thiên Ân cách, Thượng Quan thì là Thượng Quan cách, Thực Thần thì là Thực Thần cách. Ngoài ra, đối với tháng Tý, tháng Mão, tháng Dậu trong Địa Chi của tháng chỉ có một Thiên Can bản khí, nếu bản khí này không xuất hiện ở các trụ năm, tháng, giờ cũng có thể căn cứ vào mối quan hệ giữa Địa Chi của tháng và Thiên Can của ngày để lấy làm cách cục.

Thứ ba, nếu Thiên Can mà Địa Chi của tháng bao chứa thuộc về bản khí không xuất hiện ở ba trụ tháng, giờ, năm thì xem những Thiên Can khác mà Địa Chi của tháng bạo chúa có xuất hiện hay không, ví dụ bản khí của Địa Chi tháng Dần là Giáp Mộc, nhưng nếu Giáp Mộc không phô lộ Thiên Can, mà Bính Hỏa, hoặc Mậu Thổ ẩn tàng trong đó lại phố lộ ra thì cũng có thể căn cứ vào mối quan hệ giữa Bính Hỏa hoặc Mậu Thổ và Thiên Can trụ ngày để lấy làm cách cục, còn lấy Bính hay Mậu thì phải xem cái nào mạnh hơn. Thứ tư, nếu bản khí Địa Chi của tháng và Ngũ Hành ẩn chứa không phố lộ Thiên Can thì căn cứ vào các Can mà Địa Chi của tháng ẩn chứa rồi so sánh sự mạnh yếu thịnh suy giữa chúng mà chọn lấy một cái tương đối mạnh làm cách cục. Chú ý, nếu quan hệ giữa Thiên Can Địa Chi không ẩn chứa và trụ ngày thuộc về Tỉ, Kiếp, Lộc, Nhẫn thì nói chung không lấy chính cách mà lấy biến cách.

Ví dụ ngày Giáp tháng Dần, ngày Ất tháng Mão, ngày Bính tháng Ty, ngày Đinh tháng Ngọ, ngày Mậu tháng Tỵ, ngày Kỷ tháng Ngọ, ngày Canh tháng Thân, ngày Tân tháng Dậu, ngày Nhâm tháng Hợi, ngày Quý tháng Tý, do Giáp Lộc tại Dần, Ất Lộc tại Mão, Bính Lộc tại Tỵ, Đinh Lộc tại Ngọ, Mậu Lộc tại Tỵ, Kỷ Lộc tại Ngọ, Canh Lộc tại Thân, Tân Lộc tại Dậu, Nhâm Lộc tại Hợi, Quý Lộc tại Tý cho nên phải lấy biến cách.

Ví dụ về số mệnh:

(năm) Tân Sửu
(tháng) Mậu Tuất
(ngày) Quý Mùi
(giờ) Nhâm Tý

Mệnh này sinh vào ngày Quý, mà trong Địa Chi tháng Tuất có ẩn chứa Mậu Thổ, Tân Kim, Đinh Hỏa; Mậu Thổ xuất hiện ở Thiên Can tháng, Tân Kim xuất hiện ở Thiên Can năm, nhưng do bản khí của Tuất là Mậu Thổ nên lấy Mậu Thổ để định cách cục. Mậu Thổ là Chính Quan khắc Quý Thủy, vì vậy mà cách cục của mệnh này là chính Quan.

Ví dụ về số mệnh:

(năm) Giáp Thìn
(tháng) Bính Tý 
(ngày) Bính Thân
(giờ)  Kỷ Hợi

Mệnh này sinh vào ngày Bính, mà trong Địa Chi tháng Tý có ẩn chứa Quý Thủy. Do ba Địa Chi Tý, Mão, Dậu chỉ ẩn chứa một bản khí, vì vậy, dựa vào mối quan hệ Chính quan được hình thành giữa Quý Thủy và Bính Hỏa mà lấy cách cục Chính Quan.

Ví dụ về số mệnh:

(năm) Kỷ Tỵ
(tháng) Nhâm Thân
(ngày) Bính Thìn
(giờ) Kỷ Sửu

Mệnh này sinh vào ngày Bính, mà trong Địa Chi tháng Thân có ẩn chứa Canh Kim, Nhâm Thủy, Mậu Thổ; nhưng do bản khí của Thân là Canh Kim không xuất hiện ở ba trụ năm, tháng, giờ mà chỉ có Nhâm Thủy xuất hiện trong Thiên Can tháng, vì vậy căn cứ vào mối quan hệ Thiên Quan giữa Nhâm Thủy và Bính Hỏa lấy cách cục là Thiên Quan.

Ví dụ về số mệnh:

(năm) Giáp Dần
(tháng) Nhâm Thân
(ngày) Nhâm Thân
(giờ) Ất Tỵ

Mệnh này sinh vào ngày Nhâm, mà trong Địa Chi tháng Thân có ẩn chứa Canh Kim, Nhâm Thủy, Mậu Thổ; trong đó, tuy Nhâm Thủy xuất hiện ở Thiên Can tháng nhưng do giữa Thiên Can tháng và Thiên Can ngày có quan hệ Tỉ Kiên nên không lấy đó làm cách cục. Vì vậy, cần xét đến Canh Kim, Mậu Thổ trong tháng Thân, do Canh Kim là bản khí của Địa Chi Thân, hẳn nhiên có sức lực hơn Mậu Thổ, vì vậy lấy quan hệ Thiên Ấn giữa Canh Kim và Nhâm Thủy để định cách cục là Thiên Ân.

Trong mệnh còn có rất nhiều loại cách cục khác nữa, vì thế, chúng tôi sẽ có một phần riêng biệt để bàn về vấn đề này.

Xem về Hình, Xung, Hóa, Hợp của Can Chi

Trong Bát tự, do Hình, Xung, Hóa, Hợp giữa Thiên Can và Thiên Can, Địa Chi và Địa Chi có ảnh hưởng lớn đối với Âm Dương Ngũ Hành của mệnh cục nên chúng luôn được các nhà nghiên cứu tướng số xem trọng. Cách xem Hình, Xung, Hóa, Hợp cơ bản như sau:

Hai Can tương hợp, quý ở trung hòa Ví dụ, Giáp Kỷ hợp Thổ, nếu cả hai đều ở trạng thái Sinh, Vượng thì sẽ trung hòa, không thiên lệch. Còn nếu như Giáp quá mạnh, Kỷ quá yếu, nghĩa là một cái thái quá, một cái bất cập thì sẽ không trung hòa.

Dương được Âm hợp, Âm được Dương hợp Sách tướng số có nói: “Khi hai Thiên Can hợp lại, nếu là Thiên Can Dương được Thiên Can Âm đến hợp thì phúc đến chậm, còn Thiên Can Âm được Thiên Can Dương đến hợp thì phúc đến nhanh.

Ví dụ, Thiên Can Dương là Giáp được Thiên Can Âm là Kỷ hợp là Tài, Thiên Can Âm là Kỷ được Thiên Can Dương là Giáp hợp là Quan, tuy cùng là điềm phúc, nhưng lại khác nhau ở chỗ, Tài đến chậm còn quan đến nhanh.

[Hai Can tranh hợp, Âm Dương thiện lệch]
Nếu hai Thiên Can cùng tương hợp với một Thiên Can thì gọi là Âm Dương thiên lệch.

Ví dụ: hai Giáp hợp với một Kỷ hoặc hai Kỷ hợp với một Giáp sẽ giống như chồng nhiều vợ ít, vợ nhiều chồng ít, khó tránh khỏi tranh giành đố kỵ, tình cảm không chính chuyên, vì vậy không phải là chuyện tốt,

Nhật Can hợp hóa, gốc rễ hưng vượng ở đây muốn nói đến sự tương hợp giữa Thiên Can ngày sinh với Thiên Can của năm, tháng, giờ. Nếu sinh vào đúng tháng mà Thiên Can Ngũ Hành gốc ở trạng thái Sinh, Vượng, thì đây là gốc rễ của sự hưng vượng. Ví dụ, Giáp Kỷ hợp hóa Thổ, phải sinh vào các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có Thổ hưng vượng; Ất Canh hợp hóa Kim, nên sinh vào các tháng Tỵ, Dậu, Sửu, Thân, lúc Kim hưng vượng; Bính Tân hợp hóa Thủy, phải sinh vào các tháng Thân, Tý, Thìn, Hợi, lúc Thủy hưng vượng; Đinh Nhâm hợp hóa Mộc, phải sinh vào các tháng Hợi, Mão, Mùi, Dần, lúc Mộc hưng vượng; Mậu Quý hợp hóa Hỏa, phải sinh vào tháng Dần, Ngọ, Tuất, Tỵ, lúc Hỏa hưng vượng. Nếu không sẽ không thể bàn về hóa.

[Gián cách xa xôi, hợp mà khó hóa] Sự hóa hợp của Thiên Can, ngoài việc kết hợp với tháng sinh, còn phải xem khoảng cách giữa hai Thiên Can. Nếu Thiên Can năm là Ất, Thiên Can giờ là Canh, khoảng cách giữa chúng quá xa, sức hợp mỏng manh nên không thể xét đến hóa.

[Thiên Can tương hợp, cát hung đều có] Thiên Can sau khi hợp, bản thân chúng vẫn còn năm sáu phần sức lực. Ví dụ, Ất Canh hợp thành Kim, Canh Kim tuy bị hợp nhưng tính chất vẫn còn giữ lại hơn nửa phần. Việc Thiên Can sau khi hợp là tốt hay xấu thì phải căn cứ vào tình hình cụ thể mới xác định được. Thông thường, hợp không phải là việc xấu, nhưng một khi Hỷ thần hoặc Dụng thần của Thiên Can ngày bị hợp thì hung thần nhiễu loạn nên sẽ không tốt.

[Lục Hợp Địa Chi, có sự phân biệt] Điều này nghĩa là nếu trong mệnh cục Địa Chi hỉ bị hợp mất thì sẽ giảm điều tốt; còn Địa Chi kỵ bị hợp thì sẽ giảm điều xấu. Ngoài ra, hợp cục Địa Chi còn có thể xóa bỏ Hình, Xung không tốt. Ví dụ, mệnh cục hỉ Địa Chi Tý, nhưng nếu nó bị Địa Chi Sửu hợp hóa Thể thì sẽ làm giảm đi sự tốt lành; ngược lại, nếu mệnh cực kỳ Tý mà Tý bị Địa Chi Sửu hợp hóa Thể thì mức độ xấu sẽ giảm đi. Hoặc nếu mệnh cục hỉ Tý, nhưng lại gặp Ngọ tương xung, lúc này nếu có Mùi hợp Ngọ thì sẽ hóa giải được sự tương xung giữa Tý và Ngọ. Điều cần chú ý là Địa Chỉ trong Lục Hợp phải nằm ở vị trí sát nhau, như Địa Chi ngày sát Địa Chỉ tháng hoặc Địa Chi giờ, nếu nằm gián cách thì sẽ không hợp được. Ngoài ra, các trường hợp như hai Mão hợp với một Tuất, hai Tuất hợp với một Mão, hai Dần hợp với một Hợi, hai Hợi hợp với một Dần gọi là đố hợp.

[Địa Chi Tam Hợp, luận cát luận hung] Trong Tam Hợp cục Địa Chi: Thân Tý Thìn hợp Thủy, Hợi Mão Mùi hợp Mộc, Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa, Tỵ Dậu Sưu hợp Kim, nếu hợp cục phù hợp với mệnh cục thì tốt, kỵ với mệnh cục thì xấu. Ví dụ, mệnh cục hợp với Thủy, nếu trong Địa chỉ xuất hiện Thủy cục Thân Tý Thìn tam hợp thì được xem là tốt; còn nếu mệnh cực kỳ với Thủy mà trong Địa Chi lại có Thủy cục Thân Tý Thìn tam hợp thì bị xem là xấu. Ngoài ra, nếu trong Địa Chi chỉ xuất hiện Thân Tý hoặc Tý Thìn hợp Thủy, Hợi Mão hoặc Mão Mùi hợp Mộc, Dần Ngọ hoặc Ngọ Tuất hợp Hỏa, Tỵ Dậu hoặc Dấu Sửu hợp kim thì gọi là Bán Hợp cục. Trong bố cục này cũng phải có sự kết hợp gần kề nhau mới tốt. Nhưng dù là Tam Hợp cục hay Bán Hợp cục thì đều sợ gặp Xung, tạo thành phi cục.

[Địa Chi Tam Hội, xem tốt xấu một cách linh hoạt Phương hướng Tam Hội của Địa Chi như sau: Dần Mão Thìn hội ở hướng Đông thuộc Mộc, Tỵ Ngọ Mùi hội ở hướng Nam thuộc Hỏa, Thân Dậu Tuất hội ở hướng Tây thuộc Kim, Hợi Tý Sửu hội ở hướng Bắc thuộc Thủy. Cũng giống như Tam Hợp cục của Địa Chi, nếu Hội cục hợp với mệnh thì tốt, còn kỵ với mệnh thì xấu. Ví dụ, mệnh cục hợp với Thủy, trong Địa Chỉ xuất hiện Hợi Tý Sửu hội ở hướng Bắc thuộc Thủy thì tốt; ngược lại, mệnh cục kỵ với Thủy mà trong Địa chi xuất hiện Hợi Tý Sửu hội ở hướng Bắc thuộc Thủy thì xấu. Về mặt lực lượng, uy lực của Địa Chi Tam Hội lớn hơn uy lực của Tam Hợp cục, còn uy lực của Tam Hợp cục lớn hơn uy lực của Lục Hợp cục. Do vậy, nếu trong Địa Chi có cả Tam Hợp cục và Tam Hội cùng xuất hiện, thì thông thường các nhà tướng số bỏ qua Hợp mà xét đến Hội,

[Địa Chi Lục Xung, bản khí quan trọng] Trong số mệnh, Địa Chi tương xung, xem trọng bản khí. Ví dụ, Dần Thân tương xung, bản khí của Dần là Giáp Mộc, bản khí của Thân là Canh Kim, vì vậy sự tương xung của chúng được thể hiện trước tiên qua sự xung khắc giữa Giáp Mộc và Canh Kim. Thông thường, Thân Kim thắng Dần Mộc bại, nhưng nếu gặp đúng mùa Hỏa vượng Kim suy, hoặc Thủy vượng Hỏa suy thì có thể tạo thành cục diện Dần Hỏa thắng Thân Kim bại, hoặc Thân Thủy thắng Dần Hỏa bại. Nếu Địa Chỉ mệnh cục hợp mà xung bại thì xấu, nếu Địa Chi mệnh cục kỵ mà xung bại thì lại tốt. Ở đây, điều cần lưu ý là hai Địa Chi tương xung phải nằm kề sát nhau mới xem là Xung, còn nếu gián cách nhau thì chỉ xem là có va chạm. Khi Lục Xung và Tam Hợp cục cùng xuất hiện, thì như đã nói ở trên, chỉ cần bàn về Tam Hợp cục. Nhưng nếu là Bán Hợp thì khi gặp xung sẽ làm cho hợp bị tan rã. Ví dụ năm Dậu tháng Dậu ngày Hợi giờ Tỵ, Địa Chi Dậu của tháng và Địa Chi Tỵ của giờ Bán Hợp, nhưng Địa chi Hợi của ngày và Địa chi Tỵ của giờ lại tương xung làm cho Bản Hợp giữa Địa Chi tháng và Địa Chi giờ bị tan rã.

Trong “Trích Thiên Tủy Xiển Vi”, Nhậm Thiết Tiều đã đưa ra những ví dụ minh họa về số mệnh như sau:

(năm) Quý Tỵ (tháng) Quý Hợi (ngày) Giáp Dần (giờ) Nhâm Thân

Đại vận

Nhâm Tuất, Tân Dậu, Canh Thân, Кỷ Мùі, Mậu Ngọ, Đinh Tỵ

Thiên Can ngày Giáp Mộc sinh vào tháng Hợi đầu mùa đông, Mộc lạnh lẽo đang cần có Hỏa sưởi ấm; nhưng trong Tứ trụ Nhâm Quý Thủy tràn lan, không có Thổ khống chế; Nhâm Thủy trong Hợi tương xung với Bính Hỏa trong Ty tạo thành tai họa, nhưng may mắn là Dần Hợi hợp Mộc đã làm cho Tỵ Hỏa từ chỗ tuyệt đến chỗ sinh, bắt đầu hàng phát. Kết hợp với Hành vận, những năm đầu thì vận đi vào vùng phía Tây thuộc Kim, sinh Thủy chế Hỏa, vì vậy sương gió bôn ba. Sau bốn mươi tuổi, Đại vận đến vùng Hỏa Thổ ở phía Nam, Dụng thần trợ giúp, vì vậy tiền tài đầy đủ, lấy vợ sinh con.

[Ví dụ về số mệnh]

(năm) Tân Mùi (tháng) Tân Sửu (ngày) Mậu Thìn (giờ) Nhâm Tuất

Đại vận

Canh Tý, Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Đinh Dậu, Bính Thân, Ất Mùi

| Cái đẹp của mệnh này, không phải Địa Chi có đủ Tứ khố Thìn, Tuất, Sửu, Mùi mà là Dụng thần Tân Kim còn xuất hiện trong Địa chi tháng Sửu, Thương Quan sinh ra cái đẹp, trút bớt khí tinh anh, mạnh mẽ của Thổ; thêm vào đó, trong Tứ trụ Mộc Hỏa không xuất hiện; vì vậy mệnh cục thuần khiết, không hỗn loạn, Kết hợp với Hành vận, đến vận Dậu thì Tân Kim đắc địa, bảng vàng đề danh; sau đó do vận chuyển về phía Nam, Mộc Hỏa cùng hưng thịnh khiến Dụng thần Tân Kim bị tổn hại nên không thể tiến lên để có được tiền tài, thế lực.

Cách suy đoán vận mệnh và bệnh tật, tuổi thọ

Tại sao cũng là con người nhưng khi sinh ra mỗi người lại có một số phận khác nhau? Theo giải thích của các nhà nghiên cứu tướng số thì khi con người thụ thai, hai khí Âm Dương lưu chuyển, cái tinh túy, kỳ diệu giao nhau; nếu khí nhận được là trong sạch thì sẽ tạo ra người có trí tuệ, tài năng, khí nhận được vấn đục thì sẽ tạo ra người ngu xuẩn, hư hỏng. Người có trí tuệ, tài năng nhất định sẽ gặt hái nhiều danh lợi, vì vậy mà giàu sang và sống thọ; còn kẻ ngu xuẩn, hư hỏng thì không thể tự phấn đấu đi lên, vì vậy mà nghèo hèn và chết yểu. Tất cả những điều này đều hiện rõ trong Bát tự ngày sinh của mỗi người.

Theo các nhà nghiên cứu tướng số, muốn suy đoán về sự giàu nghèo sang hèn thì trước tiên phải xem Thiên Can ngày sinh trong mệnh có đúng mùa không, kế tiếp là xem Dụng thần có đắc lực không, và cuối cùng là xem Hành vận có thuận lợi không. Nếu Thiên Can ngày sinh đúng mùa, Dụng thần đắc lực, Hành vận gặp Tài, Quan thì được giàu sang hưởng phúc, đại cát đại lợi, nhiều điều tốt lành; ngược lại thì nghèo khó, khốn khổ cùng cực. Còn nếu muốn suy đoán về tuổi thọ thì phải chú ý đến Tuế vận và những điều hợp, kỵ của Dụng thần; nếu Tuế vận gặp phải Kỵ thần mà không có Hỷ thần giúp đỡ thì nhẹ là gặp điều xấu, nặng là chết. Nhưng trong “hà tri chương” của sách “Trích Thiên Tủy” cũng có nói đến cách suy đoán vận mệnh và tuổi thọ con người; phương pháp này đã có sức ảnh hưởng rất lớn, cụ thể là:

Làm sao biết người giàu có, tài khí thông môn hộ

Tại sao gọi là “tài khí thông môn hộ”? Nhậm Thiết Tiều giải thích: “Người có Tài vượng, thân nhược, không có quan, thì cần có Thực Thần, Thương Quan. Người thân vượng, Tài vượng, không có Thực Thần, Thương Quan thì cần có Quan, Sát. Người có thân vượng, Ấn Thụ vượng, Thực Thần và Thương Quan nhẹ, thì Tài Tinh đắc cục. Người có thân vượng, Quan suy, Ấn Thụ nặng thì Tài Tinh đúng mùa. Người thân vượng, Kiếp vượng, không có Tài, Ấn mà có Thực Thần và Thương Quan; người thân yếu, Tài nặng, không có quan, Ấn Thụ mà có Tỉ, Kiếp thì đều có tài khí thông môn hộ.” Do trong mệnh cục, phương pháp suy đoán tài và vợ cũng gắn kết với nhau, nên có cách lý giải rằng “Tài thần trong sạch mà thân vượng thì vợ đẹp, tài thần vẩn đục mà thân vượng thì giàu có”.

Bát tự của mệnh:

(năm) Giáp Thân (tháng) Bính Tý (ngày) Nhâm Dần (giờ) Tân Hợi

Nhâm Thủy sinh vào giữa mùa đông, đúng mùa, là lúc Dương Nhẫn đang nắm quyền. Nhìn bề ngoài thì Thực Thần Giáp Mộc trong Địa Chi ngày Dần bị Thân Kim xung phá; nhưng may mắn là Địa Chi ngày Dần và Địa Chi giờ Hợi hợp thành Mộc cục. Ngoài ra, Hợi, Dần đều là vùng Trường Sinh của Mộc trong Thiên Can năm Giáp và Hỏa trong Thiên Can tháng Bính; lại thêm Tý, Thân hợp Thủy Thần Kim không những không xung với Dần Mộc mà Thực Thần Giáp Mộc còn được Thủy trợ giúp, nên có thể suy đoán đây là mệnh phú ông. Trong trường hợp Tài Tính đến gần vùng Vượng thì không nên gặp Quan Tinh, vì Quan Tinh có thể trộm lấy khí của Tài Tinh. Còn khi nhật chủ không đúng mùa thì nhất định cần phải có Tỉ, Kiếp giúp đỡ mới trở nên tốt đẹp.

Bát tự của mệnh:

(năm) Nhâm Thân (tháng) Bính Ngọ (ngày) Quý Hợi (giờ) Mậu Ngọ

Quý Thủy sinh vào giữa mùa hạ, lại gặp giờ Ngọ; ở trụ tháng, trụ giờ xuất hiện Bính Hỏa, Mậu Thổ, khó tránh khỏi Tài Quan quá hưng vượng. Nhưng may mắn là Quý Thủy của trụ ngày đắc địa, lại thêm Thiên Can năm Nhâm ở vào vùng Trường Sinh, thân vượng nên có thể gánh vác Tài, Quan. Hơn nữa, Ngũ Hành không có Mộc nên Thủy không trút khí, mà Hỏa không được giúp đỡ, vì vậy lấy Nhâm Thủy ở Thiên Can năm làm Dụng thần. Sau đó, khi vận đi về hướng Tây Bắc, Kim Thủy đắc địa thì tuy rằng sản nghiệp tổ tiên để lại không nhiều nhưng cũng có thể tay trắng làm nên sự nghiệp, có được tiền của,

Làm sao biết người sang quý, Quan Tinh có chú ý đến

Nhậm Thiết Tiều giải thích: “Thân vượng mà Quan yếu, Tài có thể sinh Quang Quan vượng mà thân yếu, Quan có thể sinh Ấn. Ấn vượng mà Quan suy, Tài có thể phá Ấn. Ấn suy Quan mà vượng, Tài Tinh không cần xuất hiện. Kiếp nặng Tài nhẹ thì Quan có thể xua đuổi Kiếp. Tài Tinh phá Ân thì Quan Tinh có thể sinh Ân. Tất cả những trường hợp này đều là Quan tinh có chủ ý đến, vì vậy mà sự sang trọng hiển lộ.” Do trong mệnh cục, phương pháp suy đoán về Quan Tinh và con cái liên quan với nhau nên có cách giải thích rằng: “Quan vượng và thân vượng thì sang trọng, Quan Tinh yếu mà thân vượng thì có nhiều con.”

Bát tự của mệnh:

(năm) Quý Mão (tháng) Quý Hợi (ngày) Đinh Mão (giờ) Tân Hợi

Hướng Tây thuộc Kim

Đại vận Nhâm Tuất Tân Dậu Canh Thân Kỷ Mùi Mậu Ngọ Đinh Tỵ

Hướng Nam thuộc Hỏa

Trong mệnh này, Quan, Sát nắm quyền, có vẻ đáng sợ, nhưng may là Địa Chi Hợi Mão đều ôm lấy Ấn, hơn nữa Thủy khí lưu thông, vì vậy mà được Quan Tinh chú ý đến. Ban đầu vận ở Tân Dậu, Canh Thân, sinh Sát phá hoại Ấn, đường công danh gập ghềnh, khó khăn. Đến vận Kỷ Mùi thì Địa Chi Mùi trong Đại vận và Hợi Mão trong mệnh cục hội thành Ấn cục, vì vậy thăng tiến thuận lợi. Từ đó về sau ở vận Mậu Ngọ, Đinh Tỵ đều có Tỉ Kiên, Kiếp Tài xuất hiện; TỈ, Kiếp trợ thân, do đó đường công danh xán lạn.

Bát tự của mệnh:

(năm) Quý Dậu (tháng) Đinh Tỵ (ngày) Bính Ngọ (giờ) Nhâm Thìn

Bính Thìn Ất Mão 1 hướng

Hướng Đông Giáp Dần

thuộc Mộc Quý Sửu Nhâm Tý

Hướng Bắc Tân Hợi

thuộc Thủy

Mệnh này có nhật chủ Bính Hỏa sinh ở đầu mùa hạ, thuộc Lộc, hướng đến vượng, lại được Kiếp Tài trong Thiên Can tháng Đinh trợ giúp, vì vậy bản thân rất mạnh mẽ. May mắn là trong Địa Chi Tỵ, Dậu ôm lấy Kim nên Tài có thể sinh Quan rồi Quan lại áp chế Kiếp. Hơn nữa, trong Thiên Can giờ xuất hiện Nhâm Thủy, giúp đỡ Quan Tinh ở Thiên Can năm Quý tạo thành điều tốt. Kết hợp với Đại vận, khi vận đi vào vùng Thủy ở phía Bắc, việc thi cử đỗ đạt, danh lợi song toàn. Do đó, không nên quá lo ngại về Quan Tinh và Sát Tinh (Thất Sát) vì trong số mệnh khi thân hưng vượng thì cần có Quan, Sát hỗn tạp thì mới có thể giúp phát huy được.

Làm sao biết được người nghèo khó, tài thần bất chân

Nhậm Thiết Tiều phân ra chín trường hợp “tài thần bất chân” như sau: một là Tài nặng mà Thực Thương nhiều; hai là Tài nhẹ, hợp với Thực Thương mà Ấn vượng khiến Tài bị tổn hại; ba là Tài nhẹ Kiếp nặng nhưng không có Thực Thương xuất hiện; bốn là Tài nhiều, hợp với Kiếp mà Quan Tinh áp chế Kiếp; năm là hợp với Ấn mà Tài Tinh lại phá hoại Ấn; sáu là kỵ Ấn mà Tài Tinh sinh Quan; bảy là hợp với Tài mà Tài hợp hóa với Nhàn thần; tám là kỵ Tài nhưng lại hợp với Nhàn thần mà hóa Tài; chính là Quan và Sát đều vượng, hợp với Ấn mà Tài Tinh đắc cục. Nhậm Thiết Tiều còn nói: “Những số mệnh tán gia bại nghiệp, lúc đầu xem qua có vẻ tốt đẹp; không phải là Tài Quan cùng tốt đẹp thì Can Chi cùng trong sạch, không phải Sát Ấn tương sinh thì Tài thuộc vùng Vượng; mà không biết rằng Quan tuy có thể dưỡng mệnh, vinh hiển cho bản thân, nhưng nhật chủ phải thuộc Vượng, Tướng thì mới có thể dựa vào Tài Quan, ngược lại thì không chân thật, có thể bị phân tán, tiêu hao, cuối cùng không được phú quý.”

Bát tự của mệnh:

(năm) Tân Sửu (tháng) Bính Thân (ngày) Quý Tỵ (giờ) Canh Thân

Đại vận, Ất Mùi, Giáp Ngọ, Quý Tỵ, Nhâm Thìn

Trong mệnh này, Tài Tỉnh Bình đắc Lộc, trong Sửu lại có Sát Tinh trong sạch, xem ra có vẻ tốt đẹp; tiếc là trong mệnh cục, Ấn Tinh quá nặng, Sát Tinh trong Sửu sinh che lấp Tài Tinh, lại thêm Bính Tân Kim hợp lại hóa Thủy, biến Tài thành Kiếp, Canh Thân ở Tỵ thì Tài càng không thật. Lúc đầu Hành vận vào Ất Mùi, Giáp Ngọ thì Mộc, Hỏa cùng hưng vượng, Thực Thần sinh Tài, sản nghiệp của tổ tiên thêm giàu có. Sau đó khi vận vào Quý Tỵ, Tỵ hợp với Thân Kim trong mệnh tạo thành Thủy, khắp nơi đều có Tỉ, Kiếp, làm ăn thất bại nên cuối cùng lâm vào cảnh ăn mày.

Làm sao biết được người bần tiện, Quan Tinh không xuất hiện

Nhậm Thiết Tiều cho rằng Quan Tinh không xuất hiện trong các trường hợp sau: Quan nhẹ, Ấn nặng, bản thân hưng vượng; Quan nặng, Ấn nhẹ, bản thân suy yếu; Quan Ấn cân bằng, nhật chủ thuộc Hưu, Tù; hoặc Quan nhẹ, Kiếp nặng, không có Tài; Quan Sát đều nặng, không có Ấn; hoặc Tài nhẹ, Kiếp nặng, Quan bị khuất phục; Quan vượng, hợp với Ấn, Tài Tinh phá hoại Ấn; hoặc Quan, Sát đều nặng nhưng không có Ấn, Thực Thương cưỡng chế; hoặc Quan nhiều, kỵ Tài nhưng Tài Tinh đắc cục; hoặc hợp Quan Tinh, mà Quan Tinh hóa thành Thương; hoặc kỵ Quan Tinh, mà hóa thành Quan.

Bát tự của mệnh:

(năm) Đinh Sửu (tháng) Nhâm Tý (ngày) Đinh Hợi (giờ) Giáp Thìn

Đinh Hỏa sinh Hỏa vào giữa mùa đông, không đúng mùa, Thiên Can tháng xuất hiện Nhâm Thủy, Địa Chi có Hợi Tý Sửu hợp lại thành Thủy ở hướng Bắc, mà Thìn lại là Thổ ẩm ướt nên không những không thể áp chế Thủy mà còn che lấp Hỏa, lại thêm nhật chủ suy yếu không lo được cho chính mình, Mộc ẩm ướt không thể sinh ra lửa mạnh; vì vậy, Quan Tinh cực vượng mà không chân thực. May mắn là trong bố cục không có Kim nên khí thế thuần thanh, tinh khiết. Đây là người có học vấn, sống nghiêm túc, lấy việc dạy học làm mưu sinh.

[Bát tự của mệnh] Đại vận (năm Bính Thìn Tân Mão (tháng) Canh Dần, Nhâm Thìn (ngày) Bính Ngọ Quý Tỵ (giờ) Nhâm Thìn Giáp Ngọ Ất Mùi

ở mệnh này, Tài Tinh ở Thiên Can Canh rơi vào vùng Tuyệt, không có chỗ nương tựa, khí của Quan Tinh trong trụ giờ cũng không đủ, lại thêm vận đi về vùng Mộc Hỏa ở phía Đông Nam, vì vậy người này lúc nhỏ mất cha, sống nhờ vào người mẹ đã tái giá. Sau mấy năm, mẹ chết nên phải chăn trâu mà sống qua ngày. Lớn lên đi làm thuê kiếm sống, sau đó chẳng may hai mắt bị mù, không làm thuê được nữa, phải đi ăn mày.

Suy đoán vận mệnh và bệnh tật tuổi thọ

Làm sao biết được người gặp điều tốt lành, có Hỷ thần trợ giúp

Hỷ thần là thần trợ giúp cho Dụng thần, thuộc cát thần. Trong Tứ trụ, nếu có Hỷ thần thì Dụng thần đắc lực, cuộc đời sẽ gặp lành nhiều dữ ít. Ngược lại, nếu trong Tứ trụ không có Hỷ thần xuất hiện nhưng trong vận Dụng thần không bị Kỵ thần xung khắc thì còn được; Dụng thần mà gặp Kỵ thần thì khó tránh khỏi tai họa.

Bát tự của mệnh:

(năm) Giáp Tý (tháng) Bính Dần (ngày) Mậu Dần (giờ) Kỷ Mùi

Đầu mùa xuân Thổ suy yếu, Sát hưng thịnh mà gặp Tài, vì vậy lấy Ấn Bính Hỏa làm Dụng thần. May mà Tài Tinh ở Địa Chi năm có sự ngăn cách với Ấn, mà Tài sinh Sát, Sát sinh Ấn, và chúng không xung nhau. Nhìn chung, lấy giờ Mùi giúp bản thân làm Hỷ thần, cộng thêm Tứ trụ thuần khiết, thầy tớ luôn phù hợp, vì vậy sớm đỗ đạt, cuộc đời gặp tốt lành, không có điều xấu, lại còn làm quan giúp nước. Cuối đời quay về rừng núi ẩn cư, vợ chồng chung sống lâu bền, cùng thọ hơn 80 tuổi, con cháu đều đỗ đạt.

Bát tự của mệnh:

(năm). Bính Thân (tháng) Kỷ Hợi (ngày) Canh Thìn (giờ) Mậu Dần

ở đây, Kim lạnh lẽo vui mừng có Hỏa, Bính Hỏa trong Thiên Can năm được Mộc trong Địa Chi giờ Dần sinh ra, nên cháy mạnh hơn. Nhưng để dùng Tài, Sát thì Thiên Can ngày phải hưng vượng, lúc này, Thiên Can ngày Canh Kim hợp với Thân Kim trong Địa Chi năm làm Lộc, đồng thời Kỷ Thổ trong Thiên Can tháng, Mậu Thổ trong Thiên Can giờ và Thìn Thổ trong Địa Chi ngày là Tam Ấn tương sinh, lại thêm Thủy trong Địa Chi tháng Hợi đang nắm quyền, Thân Kim tham sống không xung với Dần Mộc. Xét trong toàn bố cục, không có Hỏa thì Thổ đông cứng, Kim lạnh lẽo; không có Mộc thì Thủy hưng vượng, Hỏa suy yếu, cho nên dù thế nào cũng phải lấy Hỏa làm Dụng thần, Mộc làm Hỷ thần, Mộc Hỏa đều không thể thiếu. Lúc này, do trong mệnh cục có cả Hỷ thần lẫn Dụng thần nên cuộc đời mệnh chủ không gặp bất hạnh hay nguy hiểm, thi cử đỗ đạt, cuộc sống yên bình, con cháu thành đạt, thọ hơn 80 tuổi.

Làm sao biết được người gặp điều xấu, Kỵ thần vây quanh công kích

Kỵ thần chính là vị thần gây tổn hại đến Dụng thần. Trong Bát tự, Kỵ thần là bệnh, Hỷ thần là thuốc, có Kỵ thần mà có Hỷ thần giải cứu gọi là điều tốt có bệnh thì có thuốc; còn có Kỵ thần mà không có Hỷ thần gọi là điều xấu có bệnh mà không có thuốc. Một người sinh vào tháng Dần, nếu Thiên Can ngày sinh không phải là Giáp Mộc mà là Mậu Thổ, thì Giáp Mộc khắc Mậu Thổ sẽ trở thành Kỵ thần đúng mùa. Lúc này, nếu trong mệnh cục có Hỏa hóa giải Mộc, có Kim khống chế Mộc thì Hỏa và Kim sẽ trở thành Hỷ thần, sau đó nếu Hành vận giúp Hỷ thần khắc chế Kỷ thần, thì cũng có thể chuyển xấu thành tốt. Ngược lại, nếu trong vận trong mệnh đều không có Hỏa hóa giải Mộc, không có Kim áp chế Mộc mà lại có Thủy sinh Mộc, có Mộc tiếp sức Mộc, thì càng thêm nhiều tai họa, cả đời không gặp tốt lành. Đối với điều này, Lưu Cơ có nói: “Tài, Quan không có khí, Dụng thần không có sức thì sẽ không phát đạt, chứ không phải điều hung. Còn như Kỵ thần quá nhiều, hoặc gặp Hình, Xung, sẽ không tránh khỏi phạm tội gặp nạn, suốt đời không gặp điều tốt.”

Bát tự của mệnh:

(năm) Ất Hợi (tháng) Mậu Dần (ngày) Bính Tý (giờ) Giáp Ngọ

Đại vận

Đinh Sửu, Bính Tý, Ất Hợi, Giáp Tuất

Mệnh này, Bính Hỏa sinh vào tháng Dần, trong mệnh cục Dân Hợi hóa Mộc,

Giáp Ất cùng xuất hiện ở trụ năm và trụ giờ, Ấn Tinh quá hưng vượng, mà Thủy trong Địa Chi ngày Tý lại bị Hỏa trong Địa Chi giờ Ngọ xung phá, vì vậy đành lấy Mậu Thổ trong Thiên Can tháng làm Dụng thần. Lại xem khí thế trong mệnh cục, Giáp Ất Mộc hưng vượng, mà Hợi Tý Thủy còn sinh Mộc, đây chính là “Kỵ thần công phá xung quanh”. Kết hợp với vận trình, lúc đầu vận Đinh Sửu giúp sức cho Dụng thần, nên mệnh chủ xuất thân giàu có, an lạc, sung túc. Nhưng khi bước vào vận Bính Tý, Hỏa không thông suốt; Thủy giúp Kỵ thần, không những cha mẹ đều mất, mà còn liên tiếp gặp nạn hỏa hoạn. Qua vận Ất Hợi, Thủy Mộc cùng hưng vượng, Kỵ thần hung hãn, lại gặp họa lửa, xung khắc với vợ con, gặp thủy nạn mà chết.

[Bát tự của mệnh] Đại vận (năm) Tân Tỵ Kỷ Sửu (tháng) Canh DầnMậu Tý (ngày) Bính Thìn Đinh Hợi (giờ) Kỷ Sửu Bính Tuất Ất Dậu

Tuy rằng nhật chủ Bính Hỏa sinh vào tháng Dần, nhưng nhìn toàn cục thì Thổ Kim đều hưng vượng, nên lấy Dần Mộc làm Dụng thần. Nhưng Dần Mộc là cây non đầu xuân, kiêng gặp Canh Kim, do đó Canh là Kỵ thần trong mệnh cục. Hành vận lúc đầu gặp Kỷ Sửu, Mậu Tý, sinh Kim trút khí Hỏa, cha mẹ đều mất, cô độc khổ cực vô cùng. Vào vận Đinh Hợi, Bính Tuất, do Hỏa ở gần vùng Tây Bắc nên không thể tiêu trừ hết Kỵ thần, vì vậy trải qua khó khăn vất vả, bắt đầu tạo dựng được chút sự nghiệp. Gặp vận Ất Dậu, Ất và Thiên Can tháng Canh Kim, Dậu và Địa Chi ngày Thìn Thổ hợp mà hóa Kim, nên Kỵ thần được thế, khắc hại vợ con, gặp thủy nạn mà chết.

Làm sao biết người sống thọ, tính định nguyên thần

“Tính định” nghĩa là trong mệnh cục cả Tứ trụ đều đắc địa, Ngũ Hành cân đối, đều đặn, cái tương hợp đều là Nhàn thần, cái tương hóa đều là Dụng thần, cái xung khắc đều là Kỵ thần, cái lưu lại đều là Hỷ thần, không thiếu thốn, không thiên lệch. Người thuộc “tính định” không lưu luyến chuyện riêng tư, làm việc cẩn thận, sống khoan dung, nhân hậu, hòa nhã, hội đủ cả nhân đức, vì vậy mà được phúc, sống lâu. Còn “nguyên thần hậu” nghĩa là trong Tứ trụ, Quan Tinh suy yếu gặp Tài Tinh, Tài Tinh nhẹ gặp Thực Thần, thân suy yếu thì có Ấn Thụ sinh thân, thân hưng thịnh thì có Thực, Thường trút bớt khí, những cái tương hợp đều là các thần cốt lõi, những cái kiêng kỵ đều là sự vật không đúng mùa, lại thêm cái cốt lõi và Địa Chi giờ thân thiện, Hành vận, Hỷ thần, Dụng thần không trái ngược nhau, vì vậy mà giàu có, sống lâu.

Bát tự của mệnh:

(năm) Tân Sửu (tháng) Quý Tỵ (ngày) Giáp Tý (giờ) Bính Dần

Trong mệnh này, Tứ trụ đều sinh vượng, Ngũ Hành ngọn nguồn lưu thông, rất đặc sắc. Trước hết xét Tứ trụ, bản thân là Giáp Mộc Lộc ở Địa chỉ giờ; Ấn Thụ Quý Thủy Lộc ở Địa Chi ngày; Thực Thần Bính Hỏa Lộc ở Địa Chi tháng; Quan Tinh Tân Kim. Còn xét về Ngũ Hành, Hỏa của Địa chi tháng Tỵ sinh Thổ của Địa Chi năm Sửu, Thổ của Địa Chi năm Sửu lại sinh Tân Kim của Thiên Can năm, Tân Kim của Thiên Can năm lại sinh Quý Thủy của Thiên Can tháng, Quý Thủy của Thiên Can tháng lại sinh Giáp Mộc của nhật chủ, Giáp Mộc của nhật chủ lại sinh Bính Hỏa trong Thiên Can giờ, Bính Hỏa này lại thuộc vùng Trường Sinh, nên có thể gọi nguồn xa dòng dài. Do đó, người thuộc mệnh này sống nhân đức, làm đến quan tam phẩm, giàu có, sống thọ trăm tuổi, không mang bệnh tật.

Bát tự của mệnh:

(năm) Ất Mùi (tháng) Mậu Dần (ngày) Ất Mão (giờ) Canh Thìn

Đây là Đông phương khúc trực nhân thọ cách. Do trong cách cục, khí Hỏa suy yếu, Tài Thần suy nhược không có khí, thế Mộc hưng vượng quá mức, Quan Tinh mỏng manh không có chỗ dựa, vì vậy cả đời cực khổ, trọng nghĩa khinh tài, cuộc sống bần hàn mà thanh cao. Nhưng may mắn là nhân thọ hợp cục ở phương Đông. Mộc thuộc về nhân, nhân nghĩa thì sống lâu, do đó, mệnh chủ tuy có cuộc sống nghèo khó thanh cao nhưng lại thọ đến 94 tuổi.

Làm sao biết được người chết yểu, khí vẩn đục, thần khô héo

Về vấn đề này, Lưu Cơ khái quát như sau: “Mệnh mà có khí vẩn đục (khí suy yếu), thần khô héo (thân suy yếu) thì rất dễ nhận biết. Ấn Thụ quá hưng vượng, nhật chủ không có chỗ đứng. Tài, Sát quá hưng vượng, nhật chủ không có nơi nương tựa. Kỵ thần, Hỷ thần hỗn tạp tranh giành nhau; trong Tứ trụ, Dụng thần rơi vào vùng Tuyệt. Xung khắc, bất hòa, vượng mà không chế ngự, ẩm thấp mà ngưng trệ, khô khan mà um tùm, tinh khí thất thoát, đây đều là những người mạng yếu cả.”

Ở mệnh này, nhật chủ Bính Hỏa sinh vào tháng Mão giữa mùa xuân, Ất Mộc sinh Hỏa vốn là chuyện tốt nhưng tiếc rằng trong Địa Chi năm Sửu có Kỷ Thổ, Địa

Chi ngày Tuất có Mậu Thổ, và Can Chi của trụ giờ có hai Mậu Thổ, Thực Thương trùng điệp khiến cho bản thân trút khí quá nhiều. Nhìn tổng quát toàn cục, nên lấy Ấn Thụ Ất Mộc làm Dụng thần, vừa sinh ra bản thân (Hỏa) lại vừa khắc chế được Thổ đang quá mạnh. Xét về Đại vận, sau vận Nhâm Dần là ba vận Hợi Tý Sửu thuộc Thủy. Thủy tuy áp chế Hỏa nhưng lại sinh Mộc nên vẫn có thể miễn cưỡng chấp nhận. Song một khi vận đi vào vùng Tuất Dậu thuộc Kim, tuy Kim là tài vận nhưng Kim có thể khắc Mộc, Tài Tinh phá Ấn khiến Dụng thần bị áp chế nên khó giữ được mạng sống.

Bát tự của mệnh:

(năm) Ất Sửu (tháng)Ất Dậu (ngày) Bính Thìn (giờ) Tân Mão

Đại vận

Giáp Thân, Quý Mùi, Nhâm Ngọ, Tân Tỵ

Trong mệnh này, Bính Hỏa sinh vào tháng Dậu thuộc vùng Tử, bản khí không còn, lại thêm Thiên Can giờ xuất hiện Chính Tài Tân Kim mà trong Địa Chi năm Sửu và Địa Chi tháng Dậu cũng ẩn chứa chính Tài Tân Kim, nên Tài nhiều mà thân suy yếu. Đối với mệnh này, vì không có TỈ, Kiếp giúp đỡ nên tốt nhất là lấy Ấn làm Dụng thần, bởi Ấn có thể sinh ra bản thân, nhưng xét về Địa chi giờ thì thấy Ấn Thụ Ất Mộc rơi vào vùng Tài Tinh Tân Kim, nên khác nhau, vì vậy mà gọi là Tài Tinh phá Ấn, trên dưới vô tình. Ở mệnh này, Dụng thần tuy nhiều nhưng không hữu dụng, lại thêm không có sự giúp đỡ của Tỉ, Kiếp nên rất khó dùng. May mà ở Đại vận có Quý Mùi, Nhâm Ngọ, có Hỏa giúp đỡ, Thiên Can ngày đắc địa nên cũng có thể cưới vợ sinh con. Nhưng khi vào vận Tân Tỵ thì Thiên Can Tân trong vận tước mất Dụng thần Ất Mộc. Địa Chi Tỵ trong vận lại cùng Địa Chi năm Sửu và Địa Chi tháng Dậu hợp thành Kim cục ra sức khắc chế Ấn Tinh ẩn chứa trong Địa Chi ngày Thìn và Địa Chi giờ Mão, nên Dụng thần nhất thời bị thương tổn hoàn toàn, số mệnh chết yểu khó thoát.

Liên kết Ngũ Hành với lục phủ ngũ tạng

Ngoài việc suy đoán về giàu nghèo, tuổi thọ, có sách tướng số còn suy đoán bệnh tật của con người. Cách suy đoán này đầu tiên là phải liên kết Ngũ Hành với lục phủ ngũ tạng, sau đó căn cứ vào nguyên lý Ngũ Hành tương sinh tương khắc mà phân tích. Theo lý luận của Trung y thì Ngũ Hành và lục phủ ngũ tạng phối hợp với nhau như sau:

Trung y thì Ngũ Hành và lục phủ ngũ tạng phối hợp với nhau như sau:

Giáp mật, Ất gan, Bính ruột non, Đinh tim, Mậu dạ dày, Kỷ lá lách, Canh ruột già, Tân phổi, Nhâm bàng quang, Quý thận, màng tim, tam tiêu.

Trong đó, mật, dạ dày, ruột già, ruột non, tam tiêu (từ cuống lưỡi qua lồng ngực đến khoang bụng), bàng quang là lục phủ, có tính chất Dương, vì vậy phối hợp với Thiên Can Dương; còn gan, tim, lá lách, phổi, thận là ngũ tạng, màng tim thì thuộc về tim, có tính chất Âm, vì vậy phối hợp với Thiên Can Âm. Người xưa có bài hát:

Giáp đầu Ất gáy Bính hai tai, Đinh tim Mậu sườn, Kỷ nằm ở bụng, Canh rốn Tân Mũi, Nhâm cẳng Quý chân, toàn thân có đủ.

Ngoài ra, người xưa còn liên kết mười hai Địa Chi với các bộ phận cơ thể, nhưng vì chúng không quan trọng bằng liên kết với ngũ tạng nên không được mọi người xem trọng.

Phương pháp cụ thể là lấy Can Chi ngày sinh làm chủ yếu, kết hợp với Ngũ Hành tương sinh tương khắc thái quá hoặc bất cập để đoán định. Ví dụ, Thiên Can ngày là Giáp Ất Mộc, trong Tứ trụ của Bát tự xuất hiện những Can Chi có nhiều Kim như Canh, Tân, Thân, Dậu thì do Mộc bị khắc nên có thể dẫn đến chứng lo sợ, hồi hộp có liên quan đến gan mật, tay chân tê cứng, gân cốt đau nhức, mặt mày choáng váng hoặc mắt miệng méo lệch, chân tay liệt, té ngã bị thương. Còn nếu Thiên Can ở trụ ngày vẫn là Giáp Ất Mộc, nhưng trong Tứ trụ của Bát tự xuất hiện những Can Chi có nhiều Hỏa như Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ mà không có Thủy trợ giúp, lúc này khí Mộc tiết ra quá nhiều, có thể làm nóng trong người gây khô miệng, họ có đờm và khạc ra máu, trúng gió không nói chuyện được, phụ nữ thì khí huyết không đều, thai phụ sẽ bị sẩy thai, trẻ em bị bệnh kinh phong cấp mạn tính, họ và khóc đêm, sắc mặt xanh xao, vv.

Ngoài ra, Trần Tố Am cũng có cách giải thích khá độc đáo về cách xem các chứng bệnh này: “Ngày xưa phân chia Ngũ Hành, bàn về bệnh tật của con người, không hẳn là không có lý; nhưng trong cơ thể con người đều có đủ lục phủ, ngũ tạng, kinh lạc, Ngũ Hành, còn trong vận và Tứ trụ của mệnh thì chưa hẳn là có đủ cả Ngũ Hành; vì thế, nếu chỉ dựa vào một Hành nào đó để phán đoán bệnh thì sẽ không ứng nghiệm. Cần phải xem nhật chủ và cách cục đã lấy, nếu sáng sủa khỏe mạnh, trung hòa, bình ổn thì là mệnh không có bệnh tật; còn nếu tối tăm suy yếu, lộn xộn, gàn dở thì là mệnh bệnh tật. Xét về khí lực của các Hành, hoặc thái quá, hoặc bất cập đều có thể dựa vào Ngũ Hành cùng các yếu tố xuất hiện trong vận và trụ để suy đoán; ví dụ, nếu không có Mộc thì phải dựa vào các thần sinh Mộc, khắc Mộc, Mộc sinh, Mộc khắc để đoán Mộc có mắc bệnh hay không. Còn việc lấy Can Chi phối hợp với đầu, mắt, tay chân đều chỉ là những ý kiến cá nhân mà thôi.”

Sau đây là đoạn trích bài phú cổ giúp ta hiểu được một số điều đơn giản:

Gân cốt đau nhức là do Mộc bị Kim là thương tổn; mắt mờ tăm tối, ắt do Hỏa bị Thủy khắc; Thổ say yếu mà gặp Mộc hưng vượng thì lá lách bị tổn thương; Kim yếu mà gặp Hỏa đang bùng cháy thì có bệnh về máu huyết.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm