Cách xem Bát tự mệnh người nữ
Học thuyết Âm Dương trong triết học Trung Quốc cho rằng người nữ nhận khí Âm nhu, còn người nam nhân khí Dương cương của trời đất, vì vậy người nữ thuộc Âm, người nam thuộc Dương. Âm, Dương là hai mặt đối lập nhưng thống nhất của vạn vật, và tư tưởng này cũng được phản ánh rõ nét trong lý luận tướng số.
Khác với mệnh nam, trong Bát tự mệnh nữ lấy Quan (Chính Quan), Sát (Thiên Quan) là cái khắc bản thân làm chồng và lấy cái mà bản thân sinh là Thực Thần làm con trai, Thượng Quan làm con gái.
Do trong xã hội phong kiến, phụ nữ phải phụ thuộc mọi mặt vào chồng nên muốn xem mệnh người nữ tốt xấu thì trước hết phải xem vị trí và sự hưng suy của Phu Tinh Quan, Sát để xác định sang hèn. Sau đó là xem đến Tử tinh, vì nuôi con là để lo cho tuổi già, còn bản thân người phụ nữ không được gì cả, do đó sự vinh nhục lúc cuối đời đều hoàn toàn dựa vào sự tốt xấu của Tử Tinh.
Phương pháp xem Bát tự mệnh nữ phần 1
Trong những trường hợp thông thường, Quan, Sát, Tài đắc địa thì được lợi ở chồng; Thực Thần đắc địa thì được lợi ở con. Chồng có lợi thì xuất thân giàu có, cả đời hưởng phúc; con có lợi thì khi về già được phụng dưỡng tốt, được vua phong tước hiệu; bởi Thực Thần sinh Tài, Tài sinh Quan.
Ví dụ, trong Bát tự của một mệnh nữ có Thiên Can ngày là Ất Mộc, Thực Thần mà Ất Mộc sinh là Đinh Hỏa, sau đó Định Hỏa lại sinh Thổ, Mộc khắc Thổ, vì vậy Thổ là Tài của Ất Mộc, tiếp đó Thổ lại sinh Kim, Kim là Quan khắc chế Ất Mộc, do vậy, mệnh nữ thường lấy Thực Thần, Tài, Quan làm Dụng thần. Nếu trong Bát tự, Quan, Sát, Tài, Thực không đắc địa, cũng không Sinh Vượng hoặc thiếu mất, mà trong Đại vận lại không được bổ sung thì chắc chắn cuộc đời của mệnh chủ sẽ khó khăn vất vả.
Do lễ giáo phong kiến coi trọng người phụ nữ trinh tiết, sống trước sau như một, vì vậy trong Bát tự nếu chỉ xuất hiện hoặc Quan hoặc Sát là tốt; nếu có hai Quan Tinh nhưng không có Sát lẫn trong đó, hoặc chỉ có Sát mà không có quan Tinh chen vào, thì cũng được xem là người có gia giáo, lương thiện, đáng xem trọng; còn nếu có Quan, Sát lẫn lộn thì sẽ bị cho là người không đoạn chính, ham mê nhục dục, thích vụng trộm, ngoại tình.
Trong sách “Tam Mệnh Thông Hội” của Dục Ngô Sơn đời Minh đã phân tích rất chi tiết về “Bát pháp” và “Bát cách” của mệnh nữ như sau:
1. Thuần “Thuần” nghĩa là thuần nhất. Ví dụ Quan Tinh thuần nhất, Sát Tinh thuần nhất, có Tài (Tài có thể sinh Quan), có Ấn (Ấn Thụ hộ thân), không gặp Hình Xung thì đó chính là thuần.
Hãy xem Bát tự của một mệnh nữ sau:
(năm) Quý Tỵ (tháng) Mậu Ngọ (ngày) Tân Dậu (giờ) Bính Thân
Trong Bát tự, Tân Dậu là bản thân, mà Dậu lại ở vào vùng Lộc của Tân nên bản thân Sinh Vượng. Người xưa nói: “Vượng không theo hóa”. Theo nguyên tắc Thiên Can hợp cục thì Bính Tân phải hóa Thủy, nhưng do bản thân Tân thuộc vùng Lộc nên đáng lẽ hóa mà không hóa. Ở đây, Phu Tinh của Tân Kim là Chính Quan Bính Hỏa khắc nó, liên hệ với tháng sinh Mậu Ngọ (tháng 5) của mệnh này, thì đây là lúc Hỏa hưng vượng nên Phu Tinh mạnh mẽ. Lại liên hệ với Thiên Can năm Quý Thủy, Quý Thủy là Chính Quan của Phu Tinh Bính Hỏa. Trong các Dụng thần, Chính Quan là một cát tinh (sao tốt), vì vậy rất có lợi cho chồng. Lại liên hệ với Thiên Can tháng Mậu Thổ, Mậu Thổ là Thực Thần của Phu Tinh Bính Hỏa, và Bính Hỏa, Mậu Thổ lại cùng Quy Lộc (Lâm Quan) trong Địa Chi năm Tỵ.
Bây giờ xem đến Tử Tinh. Tân Kim sinh Nhâm Thủy là con mà trong Địa chỉ giờ Thân (thuộc cung con cái) có chứa Nhâm Thủy, hơn nữa Thân lại thuộc vào vùng Trường Sinh của Nhâm Thủy nên vạn vật sinh trưởng phồn thịnh. Thêm vào đó, Thiên Can Quý Mẫu hợp Hỏa, Bính Tân hợp Thủy, Thủy Hỏa tề tựu đông đủ; Địa Chi Tỵ Dậu Thân có Canh Kim trong Tý, Canh Kim trong Thân, Tân Kim trong Dậu đều là Tài Khố của Phu Tinh Bính Hỏa và Đinh Hỏa trong Địa chi tháng Ngọ, vì vậy sẽ lấy chồng làm quan, hưởng lộc trời, thuộc mệnh chồng sang con quý.
2. Hòa “Hòa” nghĩa là điềm tĩnh. Ví dụ, trong Bát tự bản thân mềm yếu, chỉ có một vị trí Phu Tinh, mà trong Tứ trụ lại không có vị thần nào công phá xung khắc thì chính là “Hòa”.
Chúng ta xem Bát tự của mệnh nữ sau:
(năm) Nhâm Thìn (tháng) Tân Hợi (ngày) Kỷ Mão (giờ) Kỷ Tỵ
Trong mệnh, Thiên Can Kỷ Thổ ở trụ ngày là bản thân, Giáp Mộc trong tháng Hợi là Phu Tinh, Hợi lại ở vào vùng Trường Sinh của Giáp Mộc nên vạn vật phát triển phồn thịnh, vừa có thiên thời lại vừa được địa lợi. Tân là Chính Quan của Giáp Mộc, mà tháng sinh là Tân Hợi, nên rất có lợi cho Giáp. Kim là con của Kỷ, tuy Canh Kim trong Địa Chi giờ Tỵ là Thượng Quan nhưng cũng có thể xem xét một cách linh hoạt, huống hồ Tỵ cũng ở vào vùng Trường Sinh của Canh Kim, nên vạn vật phát sinh, phát triển phồn thịnh. Như vậy, chồng được quan tinh, con được Trường Sinh, cả chồng con đều đắc lợi. Còn như Ất Mộc trong Địa Chi ngày Mão tuy là Thất Sát của bản thân Kỷ Thổ, nhưng lại bị Canh Kim trong Địa Chi giờ Tỵ áp chế nên gọi là “mất Sát còn Quan”, đây là điều quý trong mệnh nữ.
3. Thanh “Thanh” có nghĩa là thanh khiết, trong sạch. Trong mệnh nữ hoặc chỉ có Quan, hoặc chỉ có Sát, không bị lẫn tạp, thì gọi là “Thanh". Nhưng cũng cần phải có Phu Tinh đắc thời, trong trụ có Tài Quan, có Ấn trợ thân, không có khí vẩn đục mới gọi là trong sạch, cao quý.
Ví dụ mệnh nữ sau:
(năm) Kỷ Mùi (tháng) Nhâm Thân (ngày) Ất Mùi (giờ) Giáp Thân
Trụ ngày Ất Mộc của bản thân lấy Canh Kim trong Địa chi tháng và Địa Chi giờ làm Phu Tinh. Thân là vùng Lộc của Canh, nên Phu Tinh đắc thời. Ất Mộc lấy Thực Thần Đinh Hỏa mà bản thân sinh ra làm Tử Tinh, mà trong Địa Chi ngày Mùi của bản thân cũng có chứa Đinh Hỏa. Ất Mộc lấy Nhâm Thủy làm Chính Ấn, mà Nhâm Thủy trong trụ tháng sinh ở Thân Kim nên nguồn nước không thiếu. Lại thêm Kỷ Thổ trong Địa Chi ngày Mùi là Thiên Tài của Ất Mộc. Như vậy, Tài vượng sinh Quan, trong Tứ trụ không có Hình, Xung, Phá, Bại. Có thơ rằng: “Tài, Quan, Ấn Thụ ba bên, mệnh nữ gặp được chồng nên sang giàu.” Vì vậy, mệnh nữ này được làm vợ quan, được tôn phong ở hai nước.
4. Quý “Quý” nghĩa là tôn quý vinh hoa. Trong mệnh có Quan Tinh và có sự giúp đỡ của Tài khí, trong Tứ trụ không có Hình, Xung, Phá, Bại, thì chính là sự cao quý của mệnh nữ. Lời Kinh có viết: “Mệnh nữ không có Sát (Thiên Quan) sẽ cao quý, có thể làm bà lớn”, lại nói: “Mệnh nữ không có Sát mà có nhị Đức, có thể được sắc phong ở hai nước”. Cái gọi là nhị Đức, không chỉ có Thiên Đức, Nguyệt Đức (xem phần “Cát tinh và Sát tinh trong Bát tự”) mà còn là Tài Quan vì Tài, Quan cũng là Đức, nếu lại có Ấn Thụ, Thực Thần thì càng thêm tôn quý.
Ví dụ:
(năm) Ất Hợi (tháng) Bính Tuất (ngày) Tân Mão (giờ) Quý Tỵ
Thiên Can trụ ngày của bản thân là Tân Kim, không những lấy Ất Mộc trong Thiên Can năm làm Thiên Tài để nhận được một Đức mà còn lấy Bính Hỏa trong Thiên Can tháng làm quan nhân, mà Quan nhân này lại ở vào Mộ Khố của Tuất và có Địa Chi giờ Tỵ là vùng Lộc, nên lại được thêm một Đức nữa. Ngoài nhị Đức ra, Thiên can giờ Quý Thủy là Quan của Phu Tinh Bính Hỏa, bản thân Tân Kim sinh ra con là Quý Thủy, mà Quý Thủy này lại ở vào Ty thuộc vùng Lộc của Phu Tinh Bính Hỏa, nên có thể nói “Phu Lộc cùng vị trí”. Lại thêm Thiên Can giờ Quý gặp Địa Chi ngày Mão, nên được gọi là Thiên Ất quý nhân. Như vậy vừa là quý nhân, vừa có đủ Tài Quan, nên cả chồng con đều quý, được khen ngợi và phong tước.
5. Trọc “Trọc” nghĩa là đục, không trong sạch. Trong Bát tự của mệnh người nữ nếu xuất hiện Ngũ Hành thất vị, Thủy Thổ làm tổn thương nhau, bản thân quá hưng vượng, thì Quan Tinh đại diện cho người chồng sẽ không hiện ra được, còn Thiên Quan thì hỗn tạp, lộn xộn, nếu trong Tứ trụ lại không có Tài, Quan, Ấn, Thực, thì những mệnh nữ này đều thuộc phường hạ tiện, ô uế, hoặc là kỹ nữ, tỳ thiếp, hoặc dâm loan.
Ví du:
(năm) Kỷ Hợi (tháng) Ất Hợi (ngày) Quý Sửu (giờ) Kỷ Mùi
Bản thân là Quý Thủy sinh vào tháng Hợi, thế Thủy lan tràn. Quý Thủy lấy Mậu Thổ làm Chính Quan, nhưng Chính Quan không xuất hiện, nên lấy Kỷ Thổ trong Thiên Can giờ làm Thiên Phu, mà trong Địa Chi ngày Sửu và Địa Chi giờ Mùi đều có Thiên Phu Kỷ Thổ ẩn chứa hỗn tạp, lại thêm ở trụ ngày không có Tài, Ất Mộc vốn là Thực Thần của Quý Thủy, lại sinh ở Thiên Can tháng đang có sức nên Kỷ Thổ bị khắc, đây chính là Ngũ Hành thất vị, khó tránh khỏi gặp phải điều xấu, lúc đầu trong sạch về sau ô uế, không được hưởng phúc.
6. Lạm “Lạm” nghĩa là tham lam. Ở đây ý muốn nói trong Thiên Can của Tứ trụ có nhiều Phu Tinh xuất hiện, trong Địa Chi lại ngầm chứa Tài vượng mang theo Sát, nên khó tránh khỏi đam mê tửu sắc dục vọng, có được tiền tài do vụng trộm. Người thuộc mệnh này, nếu là quá mức thì sẽ khắc chồng, phải tái giá; nếu chưa đủ mức thì phải làm nô tỳ, vợ lẽ người ta.
Ví dụ như mệnh sau đây:
(năm) Canh Dần (tháng) Bính Tuất (ngày) Canh Thân (giờ) Đinh Hợi
Bản thân là Canh Kim, sinh vào tháng mùa thu, Địa Chi ngày gặp vùng Lâm Quan Lộc nên bản thân tự hưng vượng. Trong đó, trụ tháng nặng hơn trụ giờ, lẽ ra Bính Hỏa là chồng, nhưng do Địa Chi năm Dần hội với Địa Chi tháng Tuất tạo thành Hỏa cục, trong Thiên Can giờ lại xuất hiện Định Hỏa, nên khó tránh khỏi thế Hỏa hừng hực. Lại như bản thân Canh Thân Kim cũng ngầm khắc Mộc trong Địa Chi năm Dần và Địa Chi giờ Hợi, nên lấy chúng làm Tài, mà Nhâm Thủy trong Hợi lại là Thực Thần của Canh Kim, Thực Thần có thể sinh Tài. Do đó, người nữ này tuy xinh đẹp có phúc, nhưng không tránh khỏi phải rơi vào con đường tà dâm ô uế để làm giàu.
7. Xướng “Xướng” chính là kỹ nữ. Trong Bát tự nếu xuất hiện thân vượng Phu tuyệt, Quan suy Thực thịnh; hoặc không xuất hiện Quan, Sát; hoặc có nhưng | bị xem là hung thần như Thượng Quan thương tận hoặc Quan, Sát hỗn tạp mà Thực Thần vượng; đây đều là mệnh kỹ nữ hoặc ni cô, tỳ thiếp, khắc chồng hoặc dâm loạn.
Hãy xem mệnh nữ sau đây:
(năm) Đinh Hợi (tháng) Canh Tuất (ngày) Mậu Thìn (giờ) Canh Thân
Thiên Can ngày Mậu Thổ của bản thân vốn phải lấy Giáp Mộc trong Địa Chi năm Hợi làm Phu Tinh, nhưng do Mộc sinh vào tháng Tuất cuối mùa thu thuộc trạng thái Tử (Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử), lại bị Thiên Can tháng Canh Kim giám sát, vì vậy nhất định khắc tuyệt. Còn về Canh Kim trong Địa Chi giờ Thân, theo lý thì là Thực Thần của Mậu Thổ nhưng Thân lại ở vùng Lộc của Canh nên Thực Thần có lực, lại thêm Mậu Thìn thông căn, có thể sinh ra Thực Thần, nếu kết hợp với Canh Kim của Thiên Can tháng và Thiên Can giờ thì sẽ khó tránh khỏi làm cho Thực Thần hưng vượng quá mức.
Tuy Ất Mộc trong Thìn cũng là Phu Tinh khắc bản thân, nhưng do bị Mậu Thể che lấp nên không thể lấy làm Dụng thần. Ngoài ra, Nhâm Thủy trong Địa Chi năm Hợi, Quý Thủy trong Địa Chi ngày Thìn, Nhâm Thủy trong Địa Chi giờ Thân đều là Tài của bản thân Mậu Thổ. Mậu Thìn thông căn, bản thân vốn mạnh mẽ hưng vượng, bây giờ Phu Tinh khắc bản thân đã thuộc vào vùng Tử, mà xung quanh lại có quá nhiều Thực Thần do bản thân sinh ra, vì vậy gọi là thân vượng gặp Sinh, tham Thực tham Tài, đây là người kỹ nữ xinh đẹp nhưng không có chồng.
8. Dâm Dâm” chính là dâm đãng. Bát tự của loại người này bản thân tay đắc địa, nhưng Phu Tinh trong Tứ trụ quá mức, “minh ám” tụ họp (Phu Tinh xuất hiện trong Thiên Can gọi là minh, trong Địa Chi gọi là ám), Thiên Can ngày hưng vượng, trong Tứ trụ đều là Quan, Sát. Ví dụ, Tứ Trụ có một Đinh ba Nhâm, hoặc Đinh Hỏa đồng thời gặp phải Thiên Can Nhâm Thủy và
Quý Thủy trong Địa Chi Thìn, Quý Thủy trong Địa Chi Tý, đây đều là điển hình của Tứ Trụ quá mức hoặc minh ám tụ họp. Người nữ thuộc mệnh này có thể “tiếp nhận” bất kỳ loại đàn ông nào.
Cách xem Bát tự mệnh người nữ phần 2
1. Yên ổn thủ phận “Yên ổn thủ phận” nghĩa là trong Bát tự của mệnh người nữ Phu Tinh có khí, Thiên Can ngày hưng thịnh, Tài Thực đắc địa, không có Hình Xung.
Hãy xem mệnh nữ dưới đây:
(năm) Quý Tỵ (tháng) Canh Thân (ngày) Ất Mão (giờ) Đinh Hợi
Thiên Can ngày Ất Mộc của bản thân, ở Địa Chi ngày Mão là vùng Lộc của Ất Mộc, mà Địa Chi giờ Hợi và Địa Chi ngày Mão hợp thành Mộc cục, nên Thiên Can ngày hưng thịnh. Về Phu Tinh, Ất Mộc lấy Canh Kim làm Chính Quan, May mắn là Phu Tinh xuất hiện ở Địa Chỉ tháng Thân, là Lâm Quan Lộc của Canh Kim; còn Địa Chi năm Tỵ là vùng Trường Sinh của Canh Kim; hơn nữa, Nhâm Thủy trong Địa Chi giờ Hợi là Thực Thần của Canh Kim, nên cả Phu Tinh và Thực Thần đều được Lộc, Quan Tinh hưng vượng, đẹp đẽ, bản thân và Quan Tinh đều được vượng khí, không xâm phạm nhau, Tứ trụ cũng không có Thất Sát lẫn vào, nên có thể đoán đây là một cặp vợ chồng tương xứng, hòa hợp, là mệnh của người phụ nữ biết an phận thủ thường.
2. Phúc thọ vẹn toàn Đây là cách cục mang tính thuần chất, trung hòa mà trong đó bản thân ở vùng hưng vượng, thông với nguyệt khí, Can Chi bổ trợ cho nhau, hòa hợp hữu tình, đồng thời Tài Quan, Ấn Thụ đều có vị trí của nó. Trong trường hợp thân hưng vượng mà vận vào vùng Tài Tinh, Thực Thần thì cũng thuộc vào mệnh “phúc thọ vẹn toàn”. Như mệnh nữ sau đây:
(năm) Bính Ngọ (tháng) Canh Tý (ngày) Tân Dậu (giờ) Quý Tỵ
Thiên Can ngày Tận thuộc Địa Chi Dậu nên bản thân thuộc Lộc, hưng vượng. Bính Hỏa là Quan Tinh của Tân Kim, Quan Tinh lại Quy Lộc ở Địa Chi giờ Tỵ nên Phu Tinh đắc địa. Quý Thủy là con của Tân Kim mà Thực Thần Quý Thủy trong Thiên Can giờ lại Quy Lộc ở Địa Chi tháng Tý, nên Tử tinh cũng đắc địa. Thêm vào đó, Can Chi trên dưới tương trợ, không làm tổn hại nhau, lại sinh vào tháng 11 lúc Quý Thủy đúng mùa nên tạo ra hiện tượng Kim bạch Thủy thanh. Như vậy, người thuộc mệnh này dung mạo xinh đẹp đoan chính, chồng giàu con quý, đó là mệnh “phúc thọ vẹn toàn”.
3. Hưng vượng cho chồng, tổn hại đến con Để biết mệnh người nữ có phải “hưng vượng cho chồng, tổn hại đến con” không, cần phải xem ở trụ giờ. Cách xem như sau: “Phu Tinh và Tử Tinh cùng hội tụ ở trụ giờ, nếu Phu Tinh thuộc Sinh, Vượng; còn Tử Tinh thuộc Suy, Bại đó chính là mệnh này”. Ví dụ:
(năm) Bính Tuất (tháng) Bính Thân (ngày) Đinh Tỵ (giờ) Tân Hợi
Nhật chủ Đinh Hỏa, thuộc trạng thái Đế Vượng trong Địa chỉ Ty, bản thân đắc địa. Định Hỏa lấy Nhâm Thủy trong Địa Chi tháng Thân làm Quan Tinh, mà Địa Chi giờ Hợi là vùng Lộc của Quan Tinh Nhâm Thủy, Địa chi tháng Thân Kim là vùng Trường Sinh của Nhâm Thủy. Hơn nữa, vào tháng 7 Kim hưng vượng, Canh Kim trong tháng Thân và Tân Kim trong Thiên Can giờ cùng hai Bính Hỏa trong Thiên Can năm, tháng trở thành Ấn Thụ và Tài Thần của Quan Tinh Nhâm Thủy, vì vậy mệnh này có chồng thông minh tuấn tú, giàu sang. Thực Thần Kỷ Thổ làm con nối dõi của bản thân Đinh Hỏa, nhưng do trong trụ không có Kỷ Thổ nên lấy Mậu Thổ trong Địa Chi Tuất làm Tử Tinh. Tuy nhiên, khi đưa Mậu Thổ về cung Hợi trụ giờ thì Giáp Mộc trong Hội sẽ là Thất Sát khắc phạt Mậu Thổ, khiến Mậu Thổ rơi vào vùng Tuyệt. Do đó, mệnh này không có con nối dõi hoặc nếu có thì cũng khó nuôi dưỡng.
4. Hưng vượng cho con, tổn hại đến chồng Đối với mệnh “hưng vượng cho con, tổn hại đến chồng” có thể xét từ trụ tháng và trụ giờ. Nếu Quan Tinh có khí, đắc thời, thì người chồng giàu sang, tốt tướng; nếu ở trụ tháng không đắc khí, ở trụ giờ không vượng khí, thì chồng sẽ bị nguy hại đến tính mệnh vì mất khí, thất thời. Còn Tử Tinh khi được quy về trụ giờ, nếu thuộc vùng Trường Sinh, Lâm Quan, Đế Vượng, lại không có Hình, Khắc, thì sẽ Sinh Vượng do đắc địa, đa số trường hợp đều có sự nghiệp.
5. Hại chồng khắc con Mệnh nữ này, Quan Tinh và Tử Tinh đều thất nguyệt, thất thời, lại gặp khắc chế, vì vậy không tốt. Hãy xem mệnh nữ sau đây:
(năm) Bính Tý (tháng) Canh Tý (ngày) Ất Hợi (giờ) Bính Tý
Ất Mộc của bản thân lấy Canh Kim làm Quan Tinh. Nhưng tháng Tý là vùng Tử của Canh Kim, lại thêm Địa Chi Hợi Tý hội Thủy, trộm Kim khí, trong Tứ trụ cũng không có Thổ sinh Kim, vì vậy mà không thể chung sống lâu dài với chồng. Ất Mộc có con là Bính Hỏa thuộc cung Tý trong trụ giờ, là vùng Thủy Hỏa xung khắc, Thủy vượng Hỏa diệt, vì tuy Thiên Can năm và Thiên Can giờ có hai Bính Hỏa nhưng cũng không thể chống lại cả khối Thủy cuồn cuộn ở Địa Chi trong Tứ trụ, do vậy con cái khó tránh khỏi vận xấu.
6. Xui rủi chết yểu Mệnh nữ này vốn có Quan Tinh chịu thương tổn, Hành vận vào vùng Quan Tinh hoặc không có Quan mà có Thương, Hành vận lại vào vùng Quan, bản thân yếu mà Quan, Sát quá nặng, Sát nhiều sẽ khắc thân, V.v. Như vậy thì hoặc nguy hiểm đến tính mạng hoặc ăn chơi dâm loạn. Ngoài ra, nếu có Nhẫn không bị áp chế, Hành vận gặp vùng hợp Nhẫn thì cũng không phải điềm tốt. Ví dụ:
(năm) Đinh Mão (tháng) Quý Sửu (ngày) Canh Thìn (giờ) Bính Tý
Canh Kim của bản thân có Đinh Hỏa là Quan Tinh, bây giờ Địa Chi Tý Thìn và Quý Thủy trong Sửu đều là Thương Quan khắc chế Quan Tinh. Thương Quan quá nặng, khó tránh khỏi Thủy tràn lan nhấn chìm Kim, bản thân gặp khó khăn, tai họa. Vì vậy, khi Hành vận vào vận Quan Đinh Tỵ thì Thượng Quan gặp Quan, thêm vào đó Sát Tinh trong Thiên Can giờ Bính thừa cơ áp chế bản thân, nên sẽ gặp nạn chết đuối.
Ví dụ:
(năm) Ất Dậu (tháng) Mậu Tý (ngày) Bính Dần (giờ) Kỷ Hợi
Nhật chủ Bính Hỏa có Địa Chi Dần là vùng Trường Sinh của Bính Hỏa, tiếc là sinh vào tháng Tý giờ Hợi nên Quan, Sát quá nặng, giống như Hỏa hưng thịnh lại gặp Thủy quá mạnh nên sợ rằng bỏ mạng lúc sinh nở.
Hoặc ví dụ: (năm) Nhâm Tý (tháng) Quý Mão (ngày) Giáp Tuất (giờ) Đinh Mão
Bản thân Giáp Mộc có Địa chi tháng Mão là Dương Nhẫn, Đinh Mão ở trụ giờ vừa là Thương Quan vừa là Dương Nhẫn. Hơn nữa, Địa Chi Tý Mão lại tương hình, Mão Tuất tương hợp, Phu Tinh và Tài Tinh trong trụ đều yếu sức, do đó vào ngày Kỷ Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Dậu sẽ chết do quan hệ bất chính.
7. Cả lẽ tự xử Sách “Tam Mệnh Thông Hội” giải thích: “Cả lẽ tự xử, tức là vợ chồng tương hợp, nhưng gặp phải TỈ Kiến tranh giành. Nếu có một Phu Tinh mà đến hai Thê Tinh tương hợp thì gọi là “tranh hợp. Nếu bản thân hưng vượng, có khí thì chồng sẽ lấy bản thân làm vợ cả; còn nếu bản thân suy yếu mà người kia hưng vượng thì chồng sẽ theo người đó, bản thân sẽ trở thành vợ lẽ; hoặc nếu bản thân quá mạnh mà trong trụ không có Phu Tinh thì cũng chỉ là vợ lẽ; hoặc Quan, Sát lộn xộn, hoặc Thương Quan quá nặng thì cũng làm vợ lẽ, càng dâm loạn phóng túng”. Ví dụ:
(năm) Nhâm Tý (tháng) Bính Ngọ (ngày) Tân Dậu (giờ) Tân Mão
Bản thân Tân Kim có Thiên Can tháng Bính là Quan Tinh. Nhưng Bính lại hợp với Thiên Can giờ Tân, có thể thấy đây là mệnh hai nữ tranh nhau một chồng. May mà bản thân ở vào Địa Chi Dậu thuộc vùng Lộc nên thân hưng vượng có sức, còn Thiên Can giờ Tân Kim lại vào Địa Chi Mão thuộc vùng Tuyệt, suy yếu nên không chống lại nổi. Do đó, mệnh chủ được làm vợ cả.
8. Hôn nhân bất định “Hôn nhân bất định” là: “Trong trụ tháng sinh có xuất hiện Phu Tinh ở Thiên Can, tương hợp với bản thân, làm bản thân thuận theo, nhưng Phu Tinh lại vô khí; còn trong trụ giờ, Phu Tinh hoặc Sát Tinh ở vào vùng Vượng, khắc chế bản thân, làm bản thân phải thuận theo Thiên Phu này, do đó việc cưới gả truân chuyển. Nếu Phu Tinh không hưng vượng hoặc bị khắc chế, ắt sẽ lấy chồng muộn, hoặc lấy chồng bất minh, chồng vô dụng, hoặc ngoại tình”. Ví dụ:
(năm) Quý Dậu (tháng) Giáp Tý (ngày) Kỷ Mùi (giờ) Ất Hợi
Bản thân Kỷ Thổ có Giáp Mộc là Quan Tinh, sinh vào tháng Tý, không đúng mùa nên không vượng, còn Địa Chi giờ Hợi là vùng Trường Sinh của Giáp Mộc nên Quan Tinh hưng vượng, nhưng tiếc là Thiên Can giờ Ất Mộc lại là Sát Tinh áp chế bản thân, còn gặp được Thiên Can ngày Mùi, là kho chứa của Ất Mộc, khiến cho Sát Tinh cũng hưng vượng. Người thuộc mệnh này ở vào trạng thái do dự, lấy Giáp thì nhớ nhung Ất, lấy Ất thì nhớ nhung Giáp, vì vậy “việc cưới gả bất định”.
“Trích Thiên Tủy”, một quyển sách về tướng số rất nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc, có nói: “Nếu muốn xem chuyện chồng con trong mệnh người nữ thì cần phải dựa vào sự thịnh suy của Ngũ Hành trong mệnh mà suy đoán cụ thể, rõ ràng, không nhất thiết phải lấy Quan Tinh là chồng, Thực Thương là con.” Do đó, Nhậm Thiết Tiều đời Thanh trong “Trích Thiên Tủy Xiển Vi” đã đưa ra các ví dụ:
1. Ban phong nhất phẩm
(năm) Đinh Tỵ (tháng) Mậu Thân (ngày) Quý Sửu (giờ) Ất Mão
Ở mệnh nữ này, Quan Tinh, Thực Thần thuộc vùng Lộc, đắc địa, tương sinh; Ấn Thụ sinh đúng mùa, đủ để giúp đỡ bản thân; Tài sinh Quan vượng, không làm tổn thương Ấn Thụ. Xem xét Ngũ Hành trong bố cục đều cân đối, yên hòa, thuần túy, nên có thể đoán đây là mệnh chồng sang con quý, được làm nhất phẩm phu nhân ở cả hai đời.
2. Chồng sang con quý
(năm) Kỷ Tỵ (tháng) Quý Dậu (ngày) Nhâm Thìn (giờ) Giáp Thìn
Mệnh Thủy sinh vào mùa thu, Ấn Tinh hợp mùa, Quan, Sát tuy vượng nhưng được khống chế thích hợp, may mắn là ở Thiên Can giờ xuất hiện Giáp Mộc áp chế Sát tạo ra cái đẹp, vì vậy mà nhân phẩm đoan trang, giỏi thi thử. Kết hợp với Hành vận không có Hỏa, nên tuy có quan nhưng cũng không làm được gì, Ấn không bị tổn thương, do đó mà Phu Tinh hiển quý, con cháu tốt đẹp, vinh dự được ban phong nhị phẩm.
3. Nữ trung tài tử
(năm) Canh Thìn (tháng) Nhâm Ngọ (ngày) Ất Hợi (giờ) Quý Mùi
Ất Mộc sinh vào tháng Ngọ, thế Hỏa mạnh mà Quan Tinh ở Thiên Can năm Canh lại quá mềm yếu; may mà Thiên Can tháng Nhâm Thủy và Thiên Can giờ Quý Thủy thông căn áp chế Hỏa, Thổ trong Địa Chi năm Thìn tiết Hỏa sinh Kim. Hỏa trong Địa chi tháng Ngọ sinh Thổ trong Địa Chi năm Thìn, còn Thổ trong Địa Chi năm Thìn sinh Kim trong Thiên Can năm Canh, Kim trong Thiên Can năm Canh lại sinh Thủy trong Thiên Can tháng Nhâm, Thủy trong Thiên Can tháng Nhâm lại sinh Mộc trong Thiên Can ngày Ất, cứ tiếp tục tương sinh như vậy, làm cho Hỏa trong trụ không còn mạnh, Thổ không khô cằn, Thủy không cạn kiệt, Mộc không khô héo, vì vậy mà trung hòa thuần tuý, đúng là một tài nữ.
4. Lấy Ấn làm chồng
(năm) Bính Dần (tháng) Tân Mão (ngày) Quý Dậu (giờ) Mậu Ngọ
Thiên Can ngày Quý Thủy, sinh vào tháng Mão là tháng tiết khí, hơn nữa Tài, Quan trong trụ đều hưng vượng, Thiên Can ngày suy yếu, vì vậy lấy Ân Tinh giúp đỡ bản thân làm Phu Tinh. Xem trong cách cục, Phu Tinh trong sạch, đặc dụng, do đó trong mấy năm Hành vận vào vận Sửu, ôm Kim tiết Hỏa, liên tiếp sinh được hai con; sau đó vào vận Mậu Tý, do Tý Thủy xung với Đinh Hỏa trong Địa chi giờ Ngọ giúp cho Dậu Kim không bị tổn thương nên chồng thi cử đỗ đạt. Nhưng khi vào vận Đinh Hợi, Tài Tinh ngang ngược nên buông xuôi.
5. Lấy Tài làm con
(năm) Bính Thìn (tháng) Quý Tỵ (ngày) Đinh Sửu (giờ) Giáp Thìn
Đinh Hỏa sinh vào tháng Ty, Phu Tinh Quý Thủy xuất hiện rõ rệt, Ân Thu Giáp Mộc đẹp đẽ, vì vậy mà phẩm cách đoan trang, giữ mình trong sạch. Tiếc là trong Địa Chi tháng và Thiên Can năm có Bính Hỏa quá vượng trợ giúp Thương Quan, làm cho trâm gãy thoa rơi. Nhưng may mắn là Địa Chi tháng Ty hội với Địa Chi ngày Sửu tạo thành Kim cục, Tài Tinh đắc dụng. Người xưa có câu: “Thân vượng lấy Tài làm con, Thân yếu lấy Ấn làm con”, do đó mà lấy Tài làm con, nuôi dạy con thành danh. Sau đó nhờ hai con đều hiển quý mà được ban phong hàng tam phẩm.
6. Chồng chết khó thủ tiết
(năm) Đinh Mùi (tháng) Ất Tỵ (ngày) Giáp Ngọ (giờ) Đinh Mão
Bản thân Giáp Mộc sinh vào tháng Tỵ, Địa Chi ở hướng Nam, trong Thiên Can xuất hiện hai Đinh, nên thế Hỏa rất mạnh làm cho Giáp Mộc tiết khí quá mức, trong cách cục lại không có Ấn Thụ sinh thân, vì vậy chỉ có thể lấy Mộc trong Địa Chi giờ Mão làm Dụng thần. Kết hợp với Đại vận, lúc trẻ vận vào vùng Hỏa nên chồng chết sớm. Nhưng do người thuộc mệnh này thông minh xinh đẹp, lại lẳng lơ, cợt nhã, nên sau đó khi vào vận Mậu Thân xung khắc với Mộc Hỏa, không thể thủ tiết thờ chồng.
7. Dâm loạn hạ tiện
(năm) Mậu Ngọ (tháng) Ất Sửu (ngày) Mậu Tuất (giờ) Bính Thìn
Thiên Can ngày Mậu Thổ, sinh vào tháng Sửu Thổ vượng Kim ẩn, làm cho Quan Tinh Ất Mộc trong Thiên Can tháng không thể bám rễ, nếu lấy Ất Mộc thông với Thìn Khố trong Địa Chi giờ thì Ất Mộc trong Thìn sẽ bị Tân Kim trong Tuất khắc phạt, lại thêm Ân Thụ trong Địa Chi năm, Địa Chi ngày, Thiên Can giờ sinh thân nên bản thân mạnh mẽ, hưng vượng, đủ để lấn áp Quan, nên không còn kể đến người chồng nữa. Đến trung niên khi vào vận Kim, ở hướng Tây, thì biết được đây là người phụ nữ vô cùng dâm loạn.
8. Lẳng lơ không chính chuyên
(năm) Đinh Mùi (tháng) Quý Sửu (ngày) Canh Tý (giờ) Đinh Hợi
Kim lạnh lẽo nên thích Hỏa, tiếc là Địa Chi Hợi Tý Sửu hội thành Thủy cục, Thiên Can tháng Quý Thủy khắc Thiên Can năm Đinh Hỏa, Quý Thủy trong Địa Chi tháng Sửu xung diệt dư khí Đinh Hỏa trong Địa Chi năm Mùi, mà Thiên Can giờ Đinh Hỏa lại suy yếu, không có chỗ dựa nên không thể làm Dụng thần, lại thêm Ngũ Hành trong Tứ trụ thiếu mất Mộc, vì vậy không có sức sinh ra Đinh Hỏa để quản chế Canh Kim. Do đó, nhật chủ Canh Kim tự mình hành sự, không cần sự quản thúc của Đinh Hỏa, mệnh này thuộc loại phụ nữ xinh đẹp nhưng lẳng lơ, không chính chuyên.
9. Hợp nhiều lạm dâm
(năm) Đinh Sửu (tháng) Nhâm Tý (ngày) Tân Tỵ (giờ) Bính Thân
Ở mệnh này, Thiên Can tháng Nhâm Thủy hợp với Sát Tinh trong Thiên Can năm Đinh, Thiên Can giờ Bính Hỏa đắc Lộc ở Tỵ, vì vậy mệnh này xuất thân trong gia đình gia giáo, xinh đẹp, hiền lành. Từ lúc bốn năm tuổi đã xinh đẹp khác thường, đến mười ba mười bốn tuổi lại càng yêu kiều thướt tha, năm mười tám tuổi kết nghĩa phu thê với một thư sinh. Chàng thư sinh này lúc đầu vốn rất chăm chỉ hiếu học, nhưng sau khi cưới vợ, vợ chồng ân ái quá mức nên chỉ một năm sau đã bỏ bê việc học, cuối cùng do quá ham mê nhục dục, mắc bệnh mà chết. Sau khi chồng chết, người phụ nữ này không thể thu xếp việc gia đình, cuối cùng vì thân bại danh liệt, không nơi nương tựa nên cũng phải treo cổ tự tử.
Trong tác phẩm “Mệnh Lý Thám Nguyên”, Viên Thụ San cũng có chép lại hai mệnh nữ mà ông đã từng xem như sau:
Phương pháp xem Bát tự mệnh nữ phần 3
1.Xem tướng một phụ nữ
(năm) Ất Hợi (tháng) Bính Tuất (ngày) Mậu Ngọ (giờ) Nhâm Tuất
An mệnh Ất Dậu
5 tuổi Đinh Hợi 15 tuổi Mậu Tý 25 tuổi Kỷ Sửu 35 tuổi Canh Dần 45 tuổi Tân Mão 55 tuổi Nhâm Thìn 65 tuổi Quý Tỵ 75 tuổi Giáp Ngọ
Ngày sinh là Mậu Thổ, lấy Thiên Can năm Ất Mộc làm Phu Tinh, Tân Kim trong Địa Chi Tuất làm Tử Tinh. Lúc này đang là cuối thu, Mộc điêu linh, Kim ẩn tàng, đáng lẽ Phu Tinh không vượng, Tử Tinh không nhiều, nhưng do được mệnh cung Ất Dậu giúp sức cho Phu Tinh và Tử Tinh nên chồng con đều hưng thịnh, huống chi Thiên Can giờ Nhâm Thủy lại sinh ra Ất Mộc. Nếu mệnh có Phu Tinh phối hợp với Thủy Mộc tương đối nhiều thì vợ chồng hòa hợp, gắn bó, con cái nhiều, tình cảm sâu nặng, chỉ tiếc là Dương Nhẫn hội hợp nên khó tránh khỏi vất vả, khổ cực. Trước 30 tuổi gặp nhiều chuyện phiền não. Trong mười năm tiếp theo, niềm vui đầy nhà, con cái quây quần, đông đúc. Năm 41 tuổi vào vận Dần, tam hợp hóa Hỏa, Thổ khô hạn, cần đề phòng các bệnh về máu, gan, phổi. Ngoài năm 44 tuổi vào vận Mậu Ngọ, năm 47 tuổi vào vận Tân Dậu gặp nhiều thương tổn, từ đó đến năm 60 tuổi luôn vui vẻ, thoải mái, khỏe mạnh, thọ hơn 60 tuổi.
2. Xem tướng một góa phụ
(năm) Đinh Sửu (tháng) Kỷ Dậu (ngày) Mậu Tý (giờ) Bính Thìn
An mệnh Giáp Thìn
9 tuổi Canh Tuất 19 tuổi Tân Hợi 29 tuổi Nhâm Tý 39 tuổi Quý Sửu 49 tuổi Giáp Dần 59 tuổi Ất Mão 69 tuổi Bính Thìn 79 tuổi Đinh Tỵ
Mậu Thổ lấy Ất Mộc trong Địa Chi Thìn làm Phu Tinh, Tân Kim trong Dậu làm Tử Tinh. Bây giờ Mộc ở vùng Mộ nhưng được sự trợ giúp của mệnh cung Giáp Thìn; Kim giữ vị trí cốt lõi, hợp với năm Sửu dường như chồng con đều tốt đẹp nhưng Giáp ở mệnh cung lại hợp với Thiên Can tháng Kỷ hóa Thổ, Kỷ mất đi tác dụng của Mộc; Sửu Dậu hợp Kim, là kẻ thù của Mộc, không thể xem là con. Do đó vợ chồng khó chung sống đến già, con cái khó thành đạt. Trước lúc 23 tuổi vẫn còn được, đến khi 24 tuổi vào Đại vận Tân Kim, Lưu niên Canh Kim, cùng nhau khắc phạt Giáp Ất, không những gây ra đổ vỡ, mất mát mà còn dẫn đến nỗi đau chồng con chết sớm. May mà ở trụ ngày sinh có Thổ hùng hậu thắng được vận Thủy, ý chí kiên cường, mạnh mẽ, chung thủy thủ tiết, đức hạnh truyền khắp thôn xóm, được mọi người kính trọng, khâm phục. Sống thọ hơn 60 tuổi.
Trong “Mệnh Lý Ước Ngôn”, Trần Tố Am cũng có những lời bàn liên quan đến mệnh số phụ nữ:
Xem mệnh nữ khác mới xem mệnh nam. Người giàu sang thì cả đời có Quan cượng; kẻ thuần túy, đơn sơ thì Tứ trụ có Hưu Tì, kẻ dâm ô thì Ngũ Hành Xung lượng; kỹ nữ dâm loạn thì Quan, Sát giao nhau. Không có Quan mà hợp nhiều sẽ không tốt. Trong trụ có nhiều Sát, sẽ không khắc chế. An Thụ nhiều thì về gia không con, Thượng Quan lượng thì tổn thương chồng. Tứ trụ không xuất hiện Phu Tinh thì không trong sạch; Ngũ Hành gặp nhiều Tý (tức có nhiều Thực Thần) thì khó tránh khỏi hoang dâm. Thực Thần sinh Dương, sinh con phải cầu khấn thành minh; Quan, Sát không hỗn tạp, lại gặp An giúp đỡ, lấy chồng sẽ được vận tốt. Hai ngày Tân Hợi và Giáp Dần gặp nhau, tuy khắc chồng nhưng vẫn giữ mình trong sạch; hai ngày Mậu Thân, Đinh Tỵ gặp nhau là khắc chồng và xảy ra điều bất chính. Tài lượng sinh Quan, giúp sức cho Thực mà không có Thương, chồng con sang giàu phú quý, Quan Thực Lộc lượng, có Ân giúp đỡ, nên được yêu quý, chiều chuộng. Thương Quan xuất hiện nhiều mà không có Tài Ân thì khắc chồng của nhà tan nát; Quan, Sát nhiều, lại gặp lại tam hợp (xem phần “Hinh, Xung, Hại, Hóa, Hợp Của Thiên Can Địa Chi”) thì hoang dâm cô sỉ; hợp nhiều Quan nặng là kẻ tham dâm hiệu sác; Quan hỗn tạp, khí sau là kẻ khắc chồng, ham mê nhục dục. Thân cượng Quan hung thì phải làm gì có hoặc tỳ thiếp cho người; Thực Thần biến đức thì lúc đầu nghèo nhưng dễ sau giàu sang.