Cách xem điều tốt xấu trong Đại vận và Lưu niên

Dựa vào phần “Suy đoán Đại vận, Tiểu vận, Lưu niên và Mệnh cung”, ta đã biết được phương pháp suy đoán Đại vận và số tuổi khởi vận. Dựa vào phần “Suy đoán Đại vận, Tiểu vận, Lưu niên và Mệnh cung”, ta đã biết được phương pháp suy đoán Đại vận và số tuổi khởi vận.


Muốn suy đoán được sự tốt xấu, sang hèn của Đại vận thì trước tiên phải bắt đầu từ Thiên Can ở trụ ngày, sau đó phân tích những điều hợp kỵ của Ngũ Hành trong mệnh, rồi kết hợp Ngũ Hành trong Can Chi của Đại vận với sự sinh, khắc, phù, ức đối với Thiên Can ở trụ ngày sinh để biết hợp hay kỵ, cũng như có Hình, Xung, Hóa, Hợp hay không, từ đó đưa ra phán đoán cuối cùng. Đối với điểm này, sách “Mệnh Lý Thám Nguyên” có dẫn lời của Trần Tố Am như sau:

Hợp hay không hợp đều dựa vào cách cục; lợi hay bất lợi thì phải xem ở Thiên Can. Phá cách (phá hoại cách cực của bản thân) là điều lo lắng kiêng kỵ), trợ cách là điều qua oẻ (hợp). Nhật chủ say yếu mà được giúp đỡ thì khí hưng thịnh, nhật chủ mạnh mẽ mà bị ức chế thì tất cả đều tốt.

Nhật chủ hung lượng lại gặp cùng Vượng (Ngũ Hành của Đại vận cho thấy Thiên Can ngày sinh quá hưng vượng), nhất định sẽ gặp xui xẻo (xấu); nhật chủ say yếu lại gặp cùng Suy (Ngũ Hành của Đại cận cho thấy Thiên Cam ngày sinh quá say yếu, nhất định sẽ bị hủy hoại (xấu). Nếu có dược Tài, Quan, Ân, Thực là điều tốt; nếu gặp Hình, Xung, Kiếp thì bạn thân sẽ bất an.

Ví dụ, Thiên Can ngày là Kim, trong mệnh Kim mạnh mẽ thì tốt nhất là thuộc vận Tài Quan của Mộc Hỏa, vì Hỏa áp chế Kim, không để Kim quá mạnh mà gây tác dụng ngược, hơn nữa Kim lại khắc Mộc, làm cho Kim mạnh có chỗ trút khí; nếu gặp phải vận Thổ sinh Kim hay vận Kim làm Tỉ Kiên, Kiếp Tài thì thật sự đã tạo thành thế “nhật chủ hưng vượng lại gặp vùng Vượng”, do đó vô cùng bất lợi.

Còn nếu Thiên Can ngày là Kim, mà trong mệnh Kim yếu ớt, thì vấn đề sẽ hoàn toàn ngược lại, lúc này thích hợp với các vận Ấn Thụ sinh ra bản thân hoặc Tỉ Kiếp cùng loại với bản thân để trợ giúp, nếu không nhật chủ đã suy yếu lại gặp Tài, Quan thì chính là “nhật chủ suy yếu lại gặp vùng Suy”, đó chẳng phải là sự “hủy hoại” sao?

Khi kết hợp phương pháp suy đoán điềm tốt xấu trong Đại vận ở trên với Dụng thần để phán đoán thì thấy rằng nếu trong Bát tự Tứ trụ phối hợp với nhau khá tốt, lại có Dụng thần thì cuộc đời thường thuận lợi, suôn sẻ như nước chảy hoa nở, vô cùng mỹ mãn. Nhưng nếu trong Bát tự Tứ trụ phối hợp với nhau không tốt, lại không có Dụng thần, hoặc có nhưng tương đối yếu, thì phải xem trong Hành vận có Dụng thần hay không, nếu có thì cũng có thể phát triển, tạo được phúc. Nói tóm lại, nhật chủ hưng vượng thì hợp với vận Tài, Quan, nhật chủ hưng vượng mà Tài, Quan yếu ớt thì khi vào vận Tài, Quan nhất định sẽ phát triển vượt bậc.

Trong trường hợp nhật chủ hưng vượng quá mức thì thích hợp với vận Thực, Thương để có chỗ trút bớt phần khí dư thừa. Ngược lại, nhật chủ suy yếu thì hợp với vận Tỉ, Kiếp hoặc Ấn Thụ. Nhật chủ suy yếu mà Tài, Quan quá mạnh thì vào vận Tỉ, Kiếp sẽ tốt hơn là vào vận Ân Thụ. Còn khi nhật chủ không mạnh không yếu mà trung hòa thì cũng thích hợp với vận Tài, Quan.

Các ví dụ sau sẽ giúp chúng ta dễ hiểu hơn. Dưới đây xin phân tích về Đại vận, Bát tự của mệnh người nam vừa nêu ở trên:

Năm Tháng Ngày Giờ
Canh Thìn  Đinh Hợi  Canh Thân  Canh Thìn 

Tám tuổi khởi vận, Đại vận như sau:

8 tuổi Mậu Tý Địa Chi hội Thủy
18 tuổi Kỷ Sửu
28 tuổi Canh Dần Địa Chi hội Mộc
38 tuổi Tân Mão
48 tuổi Nhâm Thìn
58 tuổi Quý Tỵ Địa Chi hội Hỏa
68 tuổi Giáp Ngọ
78 tuổi Ất Mùi
88 tuổi Bính Thân  

Đoán rằng: vận Mậu Tý, cuộc sống không bần cùng, nhật chủ Canh Thân, đời không phải khổ cực. Canh Thân chiếm Lộc, đây chính là vùng Lâm Quan của 12 cung Ngũ Hành, Người nam chiếm Lộc, là trụ cột chính, đội trời đạp đất.

Trong mệnh có bốn Kim, hai Thổ, một Thủy, một Hỏa mà thiếu Mộc; Ngũ Hành thiếu Mộc mà trong Hợi có Giáp Mộc, trong Thìn có Ất Mộc, ngày sinh cũng là ngày Mộc (trong Ngũ Hành Nạp Âm, Canh Thân là gỗ cây lựu).

Mệnh này sinh vào mùa đông, Kim lạnh mà nặng. Năm có Tỉ Kiên, tháng có Chính Quan, Thực Thần, Địa Chi ngày và Thiên Can giờ cũng có Tỉ Kiên. Tỉ Kiên quá nặng nên khắc cha, bởi Tỉ Kiên thuộc Kim, còn Thiên Tài (cha) thuộc Mộc.

Trong Bát tự có Tỉ Kiên nhiều, mệnh cứng, phải chênh lệch nhiều tuổi với vợ, nếu không sẽ trùng hôn. Không hợp với người cùng tuổi hoặc tuổi Mão, Tuất; hợp với người tuổi Thân, Dậu, Tý bởi Mão Thìn hại nhau; Thìn Tuất tương xung; Thân Tý Thìn hợp Thủy và Thìn Dậu hợp Kim.

Trong Bát tự Dụng thần lấy Thực Thần, Thương Quan, Chính Tài, Thiên Tài, còn Quan là Nhàn thần. Nếu vào vận Ấn Thụ, TỈ Kiếp sẽ không tốt.

Tám tuổi khởi vận
Từ 8 đến 12 tuổi là Thiên Ấn
từ 13 đến 17 tuổi là Thương Quan
từ 18 đến 22 tuổi là Chính Ấn
từ 23 đến 27 tuổi là Mộ Khố
từ 28 đến 32 tuổi là TỈ Kiên
từ 13 đến 37 tuổi là Thiên Tài
từ 38 đến 42 tuổi là Kiếp Tài
từ 43 đến 47 tuổi là Chính Tài
từ 48 đến 52 tuổi là Thực Thần
từ 53 đến 57 tuổi là Mộ Khố
từ 18 đến 62 tuổi là Thượng Quan
sau khi qua khỏi 62 tuổi thì mọi việc thuận lợi.

Trong đó, giai đoạn từ 23 đến 27 tuổi thuộc về Mộ Khố nên có nhiều mất mát, Từ 28 đến 32 tuổi là Tỉ Kiên, bởi trong mệnh đã có bốn Kim, Tỉ Kiên nhiều nên cũng không lành, bản thân thật tâm đối đãi tốt với người nhưng bị người ám hại, phải chịu thua thiệt. Từ 31 đến 37 tuổi là Thiên Tài, Dần Thân tương xung ở vận Dịch Mã, thể tinh dao động, có tài vận.

Từ 38 đến 42 tuổi là vận Kiếp Tài Tân Kim, trong Bát tự thiếu Mộc mà Kim nhiều khác Tài nên bị tổn thất. Từ 43 đến 47 tuổi là Chính Tài, vì Ất Canh hợp Kim nên vợ chết thì lại cưới vợ khác, không thể kể hết những ngọt bùi đắng cay, tất cả đều có đủ trong vận này.

Từ 48 đến 52 tuổi Thực Thần sinh Tài, mà Nhâm Đinh hợp Mộc nên đến vận này cuộc đời sẽ có sự thay đổi lớn. Từ 53 đến 57 tuổi là vận Thìn Thổ chú ý giữ gìn, làm việc không được phân tâm.

Qua 58 đến 62 tuổi là Thương Quan, từ 63 đến 68 tuổi bình yên bước qua vận Tỵ bởi Tỵ là vùng Trường Sinh của Canh Kim. Sau đó, từ 68 đến 78 tuổi là Thiên Tài, Chính Quan, vận này tốt.

Tóm lại, từ sau 63 tuổi thì Can Chi của Đại vận chỉ là Mộc Hỏa, Hỷ thần, Dụng thần đắc lực, Nhàn thần không rảnh rỗi, vì vậy tuổi già vẫn vui vẻ, không lo buồn.

Mệnh này, lúc nhỏ Thân Tý Thìn hợp thành Thủy cục, phúc khí rất tốt, nhưng tốt nhất là nên sống xa cha. Thời thanh niên gặp khó khăn trắc trở khá lớn, tuổi trung niên bắt đầu chuyển sang vận tốt, mãi cho đến tuổi già. Cả đời có Thiên Tài nhưng cũng thường hao phí.

Mệnh này Đông Tây Nam Bắc đều thông, có danh vọng, theo nghiệp văn chương hay chính trị đều tốt, nhưng cần chú ý nhiều đến sức khỏe vì trong mệnh có quá nhiều Kim. Lại nhờ Địa Chi giờ Thìn là vùng Dưỡng và là Thủy Khố của nhật chủ Canh Kim nên con cái tốt, tuổi già hạnh phúc, cả đời hưởng lộc không hết.

Người này có mệnh lớn, từ sau 48 tuổi thanh danh vang dội, không phải người thường.

Hoặc ví dụ có một mệnh nữ như sau:

Năm Tháng Ngày Giờ
Ất Mùi  Kỷ Mão  Ất Hợi  Ất Dậu 

Đại Vận:

9 tuổi 8 tháng Canh Thìn
19 tuổi 8 tháng Tân tỵ
29 tuổi 8 tháng Nhâm Ngọ
39 tuổi 8 tháng Quý Mùi

Mệnh này, nhật chủ Ất Mộc sinh vào tháng Mão, ở Thiên Can năm và Thiên Can giờ cũng có Ất Mộc; Địa Chi Hợi Mão Mùi tam hợp Mộc cục, bản thân mạnh mẽ hưng vượng. Thiên Can Kỷ Thổ ở trụ tháng tuy là Thiên Tài, nhưng lại bị Ất Mộc trên dưới khắc chế, vì vậy khó mà lấy làm Dụng thần. Lại xem Tân Kim trong Địa Chi giờ Dậu là Thất Sát khắc chế bản thân, tuy có thể lấy làm Dụng thần nhưng Dậu là Không Vọng của tuần Giáp Tuất, hơn nữa xung quanh lại có nhiều Mộc nên không những không có sức áp chế Mộc mà còn bị Mộc đe dọa, vì vậy Dụng thần hết sức bất lực.

Ngũ Hành tương sinh tương khắc quý ở sự trung hòa, cân bằng nhưng ở đây Ất Mộc quá hưng thịnh mà không có cái để khắc, còn cái trút bớt sức dư thừa thì cũng chỉ có một phần Đinh Hỏa trong trụ năm Mùi mà thôi, do đó cái hư bộc lộ, không may rơi vào lầu xanh làm kỹ nữ.

Sau đó, vào năm 22 tuổi, Lưu niên Bính Thìn, Đại vận Tân Tỵ, Thiên Can của tuổi và vận là Bình, Tân hợp nhau, Địa Chi Thìn trong Lưu niên và Phu Tinh Thất Sát (Thiên Quan) trong mệnh cũng hợp nhau. Đến tháng Chạp Tân Sửu năm này, Đại Vận Tỵ và Địa Chi giờ Dậu, Địa Chi tháng Sửu Lưu niên tam hợp tạo thành Kim cục, Dụng thần giúp ích, vì vậy thoát khỏi chốn thanh lâu, được gả làm thiếp cho người.

Bình yên như vậy qua đến tuổi 30 tức là thuộc Lưu niên Giáp Tý, lúc này Đại vận bước sang Nhâm Ngọ. Trong Tứ trụ, Bát tự của mệnh có Mão, Dậu vốn tương xung; lúc này Tý, Ngo của Lưu niên và Đại vận cũng tương xung, cả bốn mặt đều xung nên Dụng thần Dậu Kim không những không nhận được sự giúp đỡ của Kỷ Thổ trong Đại vận Ngọ mà còn đấu đá với tứ phía đến sức tàn lực kiệt. Dụng thần mất đi thì khó tránh khỏi vận xấu làm ngọc nát hương tan.

Khi xem Đại vận, ngoài cách kết hợp với điều hợp, kỵ của Ngũ Hành, còn có cách xem “trụ năm ứng với lúc nhỏ, trụ ngày tháng lúc trung niên, trụ giờ lúc già”. Trong quyển ba của “Tam Mệnh Thông Hội”, phương pháp này còn được phân chia cụ thể thành tạm hạn: “Lấy tháng sinh làm sơ hạn, quản lý 25 năm; ngày sinh làm trung hạn, quản lý 25 năm; giời sinh làm mạt hạn, quản lý 50 năm.”

Cách xem là lấy Thiên Can ngày làm điểm xuất phát, trong đó nếu Can Chi của trụ năm là Hỷ thần thì lúc nhỏ sung túc, là Kỳ thần thì lúc nhỏ khổ cực; Can Chi của trụ ngày tháng là Hỷ thần thì tuổi trung niên mọi việc đều thuận lợi, là Kỵ thần thì gặp trắc trở; Can Chi của trụ giờ là Hỷ thần thì cuối đời bình an vui vẻ, là Kỵ thần thì cuối đời khổ sở. Nhưng nhìn chung, cách xem này quá đơn giản so với cách suy đoán về Đại vận.

Ngoài Đại vận thì sự tốt xấu của Lưu niên, Mệnh cung cũng đều bắt đầu từ Thiên Can ngày sinh mà tiến hành suy đoán một cách cụ thể về những điều hợp, kỵ của Ngũ Hành; điều hợp là tốt, sang; điều kỳ là xấu, hèn. Còn lúc xem Lưu niên thì cần lưu ý phải đặt Lưu niên vào Đại vận khi tiến hành quan sát, phân tích, Đại vận tốt mà Lưu niên tốt thì năm đó gặp nhiều tốt lành; Đại vận tốt mà Lưu niên xấu thì không đến nỗi quá xấu; Đại vận xấu mà Lưu niên xấu thì khó tránh khỏi cái xấu; Đại vận xấu mà Lưu niên tốt thì khó bảo đảm sẽ tốt. Ở đây, sức của Đại vận đủ để khống chế Lưu niên.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm