Cát tinh và sát tinh trong Bát tự

Cách xem tướng số ở thời kỳ đầu của Trung Quốc thường gắn các vì tinh tú, Thần Sát trên trời vào vận mệnh con người do tâm lý tôn sùng những vì sao và các vị thần của người cổ đại.


Trong Tứ trụ Bát tự của một người, khi xem tinh tú Thần Sát, người ta thường lấy Can Chi của trụ ngày sinh làm điểm xuất phát, sau đó liên hệ với Can Chi của năm, tháng, giờ hoặc Đại vận, Lưu niên để tiến hành quan sát, đối chiếu. Trong các sách tướng số cũng quy định rõ ràng chữ nào trong Can Chi của ngày sinh gặp phải chữ nào trong Can Chi của năm, tháng, giờ sinh, Đại vận, Lưu niên thì sẽ gặp Thần Sát nào. Ví dụ, Thiên Can ngày sinh là Canh Kim gặp Địa Chi Hợi trong năm, tháng, giờ sinh thì được cho là “Văn Xương nhập mệnh”, Văn Xương là một chòm sao tốt, nếu người có học thức gặp chòm sao này thì sự nghiệp sẽ rất phát triển. Tuy nhiên, cũng có những Thần Sát không xuất phát từ Thiên Can của trụ ngày sinh.

Các sách tướng số xưa nay đều nói rất nhiều về Thần Sát, sau đây xin chọn giới thiệu những phần chủ yếu:

Cát tinh chiếu mệnh hoặc cát thần nhập mệnh

[Thiên Đức] hay còn gọi là “Thiên Đức quý nhân”, là một cát tinh (sao tốt) xuất hiện khi có sự kết hợp giữa Địa Chi của tháng sinh và Can Chi của ngày, giờ sinh.

Người có sao Thiên Đức quý nhân trong mệnh cả đời tốt lành, vinh hoa phú quý.

[Nguyệt Đức] Đây là một cát tinh do sự kết hợp giữa Địa Chi của tháng sinh và Thiên Can của ngày sinh.

Người có sao này trong mệnh thì cũng giống như có sao Thiên Đức, cả đời không lo buồn, không gặp nguy hiểm.

[Tam Kỳ] Tam Kỳ có 3 trường hợp: “Thiên thượng Tam Kỳ”, “Địa hạ Tam Kỳ” và “Nhân trung Tam Kỳ”. Nhưng bất luận là trường hợp nào thì cũng phải lấy Thiên Can của năm, tháng, ngày sinh hoặc tháng, ngày, giờ sinh lần lượt xếp theo thứ tự để tạo thành; nếu đảo lộn vị trí thì không phải. Khẩu quyết như sau:

Thiên thượng Tam Kỳ Giáp Mậu Canh, Địa hạ Tam Kỳ Ất Bình Định, Nhân trung Tam Kỳ Nhám Quy Tân.

Điều này nghĩa là người sinh vào năm Giáp mà trong Thiên Can của tháng, ngày sinh lần lượt xuất hiện Mậu, Canh; hoặc người sinh vào tháng Giáp mà trong Thiên Can của ngày, giờ sinh lần lượt xuất hiện Mậu, Canh thì được xem là ứng với “Thiên thượng Tam Kỳ”. Hai trường hợp còn lại cũng suy ra tương tư.

Theo cách giải thích trong các sách tướng số thì những người có được Tam Kỳ trong Bát tự đều có tấm lòng cởi mở, học rộng tài cao, giàu sang phú quý, không phải người thường.

[Thiên Ất quý nhân] Cách xem sao Thiên Ất quý nhân là lấy Thiên Can của trụ ngày sinh làm chính rồi kết hợp với Địa Chi của 3 trụ còn lại để quan sát, cụ thể là:

Giáp Mậu Canh gặp Sửu Mùi, At Kỳ gặp Tý Thân, Bình Định gặp Hợi Dậu, Nhâm Quý gặp Tý Mão, Tâm gặp Dần Ngọ.

Điều này nghĩa là, người sinh vào ngày Giáp, Mậu, Canh mà trong Địa Chi của Bát tự có Sửu hoặc Mùi thì có được sao Thiên Ất quý nhân. Những trường hợp còn lại cũng suy ra tương tự.

Các sách tướng số đều cho rằng sao Thiên Ất quý nhân là một sao tốt, đem lại sự thông minh. Hơn nữa, nếu người nào có sao này trong mệnh số thì có thể biến hóa thành phúc do có quý nhân phù trợ.

[Thiên Xà] Thiên Xá cũng là một sao tốt, nhưng xuất hiện không nhiều, cách xem sao này là: “xuân Mậu Dần, hạ Giáp Ngọ, thu Mậu Thân, đồng Giáp Tý”. Nghĩa là, nếu được sinh ra vào đúng ngày Mậu Dần trong mùa xuân, ngày Giáp Ngọ trong mùa hạ, ngày Mậu Thân trong mùa thu, ngày Giáp Tý trong mùa đông, thì đều gặp sao Thiên Xá. “Trong mệnh số gặp sao Thiên Xá, cả đời không phải lo âu.”

[Thập Can Lộc] Trong sách “Uyên Hải Tử Bình” có nói: “Giáp Lộc tại Dần, Ất Lộc tại Mão, Bính Mậu Lộc tại Tỵ, Đinh Kỷ Lộc tại Ngọ, Canh Lộc tại Thân, Tân Lộc tại Dậu, Nhâm Lộc tại Hợi, Quý Lộc tại Tý”. Cách xem sao này là lấy Ngũ Hành Thiên Can của ngày sinh làm chính rồi kết hợp với Địa Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh; nếu Lộc xuất hiện trong Địa Chi năm là Tuế Lộc, Lộc xuất hiện trong Địa chi tháng là Kiến Lộc, Lộc xuất hiện trong Địa Chi ngày là Tọa Lộc, Lộc xuất hiện trong Địa Chi giờ là Quy Lộc. Ví dụ, người sinh vào ngày Canh, Địa Chi năm là Thân, đó là Tuế Lộc; Địa Chỉ tháng là Thân, đó là Kiến Lộc; Địa Chi ngày là Thân, đó là Tọa Lộc; Địa Chi giờ là Thân, đó là Quy Lộc. Các Thiên Can khác của ngày sinh gặp được Lộc cũng dựa theo cách đó mà suy ra.

Lộc là nguồn gốc nuôi dưỡng mệnh. Nếu trong mệnh có Lộc thì cả đời không buồn khổ, nhưng sợ nhất là phạm vào Xung hoặc không Vong (xem trong phần [Lục Giáp Không Vong phía sau).

[Văn Xương] Chòm sao tốt này rất hữu dụng đối với người trí thức. Cách xem chòm sao này là lấy Thiên Can của trụ ngày làm chủ rồi kết hợp với Địa Chi của các trụ có liên quan để tiến hành quan sát. Cụ thể là: Giáp gặp Ty, At gặp Ngọ, Bính Mậu gặp Thân, Định Kỳ gặp Dậu, Canh gặp Hợi Tân gặp Tý, Nhâm gặp Dần, Quý gặp Mão.

Sách tướng số cho rằng, người có sao Văn Xương trong Bát tự không những thông minh hơn người, tài hoa xuất chúng, mà còn gặp được nhiều điều kỳ diệu, biến họa thành phúc, gặp dữ hóa lành.

[Tướng Tinh] Tướng Tinh xuất hiện trong Bát tự trong các trường hợp sau:

Dần Ngọ Tuất gặp Ngọ, Tỵ Dậu Sửu gặp Dậu, Thân Tý Thìn gặp Tý, Hợi Mão Mù gặp Mão.

Nghĩa là, người sinh vào ngày Dần, Ngọ, Tuất gặp Ngọ trong Địa Chi của năm, tháng, giờ sinh thì có sao Tướng Tinh. Các trường hợp còn lại cũng suy ra tương tự. Trong sách tướng số cho rằng, người có sao Tướng Tinh xuất hiện trong mệnh số có khả năng nắm quyền lực, được mọi người tin phục: “Tướng Tinh văn võ song toàn, chức trọng quyền cao”.

Tinh Sát lệch về trung tính có tốt có xấu

[Khôi Canh] Khôi Canh là một loại sát tinh thiên xung địa kích, Thiên Can của ngày sinh nếu gặp Mậu Tuất, Canh Tuất thì gọi là Địa Khôi; còn nếu là Canh Thìn, Nhâm Thìn thì gọi là Thiên Canh. Người có sao Khôi Canh trong mệnh số tính cách thông minh, văn chương lỗi lạc, hành sự quyết đoán, nắm quyền, hiếu sát; nếu vận hành thân vượng thì được phúc; còn gặp Tài Quan thì tai họa ập đến. Trong trường hợp trụ ngày sinh là Khôi Canh mà gặp phải Hình, Xung thì sẽ trở thành kẻ nghèo khổ bần hàn. Ngoài ra, phái nữ thường lấy sự dịu dàng làm vẻ đẹp, nên nếu trong mệnh gặp phải Khôi Canh cũng phạm vào điều kỵ.

[Hoa Cái Nhiều người xem gặp Hoa Cái là vận xấu. Thật ra, theo phân tích trong các sách tướng số,

khi có sao Hoa Cái xuất hiện trong mệnh số cũng không hẳn là điềm xấu. Cách xem sao Hoa Cái là:

Dần Ngọ Tuất gặp Tuất, Tỷ Dậu Sửu gặp Sửu, Thâm Tý Thìn gặp Thìn, Hợi Mão Mùa gặp Mùi.

Ví dụ, người sinh vào ngày Dần, Ngọ, Tuất mà trong Địa Chi của năm, tháng, giờ sinh lại có Tuất thì được cho là có sao Hoa Cái.

Sách tướng số nói rằng, Hoa Cái là người theo văn chương nghệ thuật nên người có mạng này nhất định sẽ rất chuyên tâm học tập, làm việc cần cù, chịu khó, nhưng tính cách biệt lập, cô độc. Nếu Hoa Cái gặp Ấn Thụ nhiều lần, và ở vào vùng Vượng Tướng thì sẽ có địa vị trong lĩnh vực chính trị. Còn như “Hoa Cái gặp Không Vong, dễ theo đường tu đạo”, nghĩa là đơn độc không tốt lành.

[Dịch Mã] Nếu trong mệnh xuất hiện sao Dịch Mã thì có hai trường hợp, nếu là quý nhân thì càng thêm thăng tiến, nếu là dân thường thì càng phải bôn ba. Như vậy, Dịch Mã có thể là điềm tốt, cũng có thể là điềm xấu. Nếu như trong Tứ trụ có Dịch Mã và Tài, Quan, Lộc cùng xuất hiện trong một Địa Chi, đồng thời ở vào vùng Sinh Vượng, lại không bị khắc phạt thì sẽ phú quý giàu sang. Ngược lại, nếu Dịch Mã ở vào vùng Tử Tuyệt, lại bị khắc phạt, hoặc gặp Không Vong thì khó tránh khỏi vất vả, bôn ba, lưu lạc. Nhưng cũng có cách giải thích rằng: “Gặp Xung ví như thêm sức, gặp Hợp cũng bằng trói buộc”.

Nguyên tắc để xem trong mệnh số có sao Dịch Mã hay không là:

Dần Ngọ Tuất gặp Thân, Tỷ Dậu Sửu gặp Hợi, Thân Tý Thìn gặp Dần, Hợi Mão Mù gặp Tỵ.

Nghĩa là người sinh vào ngày Dần, Ngọ, Tuất nếu gặp Thân trong Địa Chi của năm, tháng, giờ sinh thì có sao Dịch Mã trong mệnh số.

Hung thần quỷ dữ

[Dương Nhẫn] Trong “Tinh Bình Hội Hải” có nói: “Giáp Lộc đến Dần, Mão là Dương Nhẫn; Ất Lộc đến Mão, Thìn là Dương Nhẫn; Bính Mậu Lộc đến Tỵ, Ngọ là Dương Nhẫn; Đinh Kỷ Lộc đến Ngọ, Mùi là Dương Nhẫn; Canh Lộc đến Thân, Dậu là Dương Nhẫn; Tân Lộc đến Dậu, Tuất là Dương Nhẫn; Nhâm Lộc đến Hợi, Tý là Dương Nhẫn; Quý Lộc đến Tý, Sửu là Dương Nhẫn”. Điều này nghĩa là nếu có Lộc đi qua thì Dương Nhẫn được sinh ra. Cách tìm Dương Nhẫn như sau: lấy Thiên Can trong trụ ngày sinh làm chính rồi kết hợp với các Địa Chi để xem xét. Nếu Giáp gặp Mão, Bính Mậu gặp Ngọ, Canh gặp Dậu; Nhâm gặp Tý, Ất gặp Thìn; Đinh Kỷ gặp Mùi, Tân gặp Tuất; Quý gặp Sửu thì được xem là có sao Dương Nhẫn.

Sách tướng số cho rằng, Dương Nhẫn là vị thần tính tình nóng nảy, kiên cường, hung tợn. Trong mệnh số của người nam nếu có sao Dương Nhẫn sẽ làm tổn hại đến mạng của vợ; trong mệnh số của người nữ nếu có sao Dương Nhẫn sẽ hại chồng, khắc con. Nhưng cũng cần phải phân tích cụ thể, nếu sinh mệnh suy yếu thì Dương Nhẫn không phải là điềm xấu, vì nó có chức năng trợ giúp mệnh; ngược lại, nếu mệnh khỏe mạnh mà gặp sao Dương Nhẫn thì khó tránh khỏi tai họa. Có ba cách để xem mệnh suy yếu hay khỏe mạnh: một là xem mối quan hệ về Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử giữa Ngũ Hàn

Hành trong Thiên Can của ngày sinh với Địa Chị tháng sinh; hai là xem Thiên Can của ngày sinh được Can Chi trong Tứ trụ giúp đỡ nhiều ít; ba là xem Thiên Can của ngày sinh và Địa Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh rơi vào cung nào trong mười hai cung của Ngũ Hành.

[Đào Hoa Sát] Trong sách số mệnh, Đào Hoa Sát còn gọi là “Hàm Trì”. Đa số những người có Đào Hoa Sát trong mệnh số đều liên quan đến tửu sắc. Cách xem sao Đào Hoa Sát là:

Dần Ngọ Tuất gặp Mão, Tỵ Dậu Sau gặp Ngọ, Thân Tý Thìn gặp Dậu, Hợi Mão Mùa gặp Tý.

Nghĩa là, người sinh vào ngày Dần, Ngọ, Tuất mà gặp phải năm Mão, tháng Mão hoặc giờ Mão là phạm vào Đào Hoa Sát.

Cũng có sách tướng số cho rằng người có mệnh này thì phần nhiều là dấu hiệu của việc ăn chơi trai gái dâm dục” và cho rằng nếu trong Bát tự của một người không có Đào Hoa Sát, nhưng trong Đại vận hoặc Lưu niên có Đào Hoa Sát thì cũng coi là có vấn Đào Hoa.

[Cô Thần, Cô Tú] Đây là một loại Thần Sát cô độc, lẻ loi, nếu trong mệnh số của người nào gặp phải sao này thì đa phần sống cô độc, buồn khổ. Theo “Tam Mệnh Thông Hội”, cách xem Cô Thần, Cô Tú là lấy Địa

Chi của trụ năm sinh làm chính rồi kết hợp với Địa Chi của tháng, ngày, giờ sinh để phán đoán:

1.Địa Chi của năm là Dần, Mão, Thìn mà trong Địa Chi của tháng, ngày, giờ xuất hiện Tỵ thì gọi là Cô Thần, xuất hiện Sửu thì gọi là Cô Tú.

2.Địa Chi của năm là Tỵ, Ngọ, Mùi mà trong Địa Chi của tháng, ngày, giờ xuất hiện Thân thì gọi là Cô Thần, xuất hiện Thìn thì gọi là Cô Tú.

3.Địa Chi của năm là Thân, Dậu, Tuất mà trong Địa Chi của tháng, ngày, giờ xuất hiện Hợi thì gọi là Cô Thần, xuất hiện Mùi thì gọi là Cô Tú.

4,Địa Chi của năm là Hợi, Tý, Sửu mà trong Địa Chi của tháng, ngày, giờ xuất hiện Dần thì gọi là Cô Thần, xuất hiện Tuất thì gọi là Cô Tú.

Ở đây chúng ta dễ dàng thấy được quy luật như sau: trong bố cục phối hợp Địa Chi năm, đếm xuôi về một vị trí là Cô Thần, đếm ngược lên một vị trí là Cô Tú. Lấy Hợi, Tý, Sửu làm ví dụ thì Hợi, Tý, Sửu đếm xuôi về một vị trí là Dần, đếm ngược lên một vị trí là Tuất, vậy đối với người sinh năm Hợi, Tý, Sửu thì Dần là Cô Thần, Tuất là Cô Tú.

“Chúc Thần Kinh” nói: “Những người có sao Cô Tú trong mệnh số thì hình dáng ốm yếu, gầy gò, mặt không có hòa khí. Nếu sinh vào vùng Sinh, Vượng còn

được, nhưng nếu rơi vào vùng Tử, Tuyệt thì bất trị. Trong mệnh số mà có thêm sao Dịch Mã thì càng ăn chơi phóng túng, tha hương, đi chung với Không Vong thì lúc nhỏ không nơi nương tựa; đi cùng với Tang Môn, Điếu Khách thì bố mẹ lần lượt qua đời. Người này suốt đời gặp nhiều tai họa và chuyện đau buồn, anh em xa cách, cô độc, không tốt. Nếu được phú quý thì phải chịu cảnh ở rể, nếu rơi vào phận hèn thì bị lưu lạc khắp nơi.”

[Vong Thần] Đây cũng là một hung thần, có sao này trong mệnh số là xui xẻo. Sách tướng số viết rằng:

Thân Tý Thìn gặp Hợi, Dần Ngọ Tuất gặp Tỵ, Tỷ Dậu Sứu gặp Thân, Hợi Mão Mù gặp Dần.

Nếu một người có Địa Chi của ngày sinh là Thân, Tý hoặc Thìn, mà trong Địa Chi của năm, tháng, giờ xuất hiện Hợi thì bị xem là “Vong Thần nhập mệnh”. Hơn nữa, do Địa Chi của tháng và Địa Chi của giờ rất gần với trụ ngày sinh nên Vong Thần xuất hiện ở hai trụ này sẽ xấu hơn là xuất hiện ở trụ năm.

“Vong Thần nhập mệnh, họa không nhỏ, dùng hết mưu trí lòng không yên.” Có thể thấy người có mệnh số này hại vợ khắc con, rất bất hạnh. Nhưng nếu Vong Thần và cát thần ở cùng một trụ thì đây là người mưu cao trí sâu.

[Lục Giáp Không Vong] “Uyên Hải Tử Bình” nói: “Trong tuần Giáp Tý không có Tuất, Hợi; trong tuần Giáp Tuất không có Thân, Dậu; trong tuần Giáp Thân không có Ngọ, Mùi; trong tuần Giáp Ngọ không có Thìn, Ty; trong tuần Giáp Thìn không có Dần, Mão; trong tuần Giáp Dần không có Tý, Sửu”. Ở đây muốn nói 10 Thiên Can và 12 Địa Chi phối hợp với nhau tạo thành Lục thập Giáp Tý. Nếu như lấy Giáp làm chuẩn cơ bản thì Lục thập Giáp Tý được chia thành 6 tuần là Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Một tuần gồm 10 ngày, từ Giáp Tý đến Giáp Tuất vừa đủ 10 ngày là: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu; nghĩa là: Thiên Can tính từ Giáp đến Quý, Địa Chỉ tính từ Tý đến Dậu thì đủ một tuần, trong đó Thiên Can vừa đủ dùng hết, còn Địa Chị dư hại. Vậy Tuất, Hợi là Không Vong trong tuần Giáp Tý. Ví dụ, Can Chi của trụ ngày sinh nằm trong tuần Giáp Tý, bất luận là ngày nào, thì chỉ cần trong Địa Chi của năm, tháng, giờ sinh xuất hiện Hợi, Tuất thì xem như gặp Không Vong. Các trường hợp còn lại cũng suy ra tương tự. Đa số khi xem tướng số, nếu Hỷ thần ở vào vị trí Không Vong, nghĩa là hư ảo không phải thật nên chỉ là niềm vui trong ảo tưởng. Ngược lại, nếu Kỵ thần ở vào vị trí Không Vong thì có thể biến buồn thành vui.

[Thập Ác Đại Bại] Trong Tam Mệnh Thông Hội” có nói: “Thập Ác là phạm vào mười tội lớn, không thể xá miễn; Đại Bại thì giống như trong binh pháp, khi giao chiến với địch, đại bại là không một ai sống sót, ví với điều rất xấu”. Cách xem Thập Ác Đại Bại là lấy năm sinh kết hợp với ngày sinh để định.

Cụ thể như sau:

Năm Canh Tuất gặp ngày Giáp Thìn, Năm Tân Hợi gặp ngày ất Tỵ, Năm Nhâm Dần gặp ngày Bính Thân, Năm Quý Tỵ gặp ngày Đinh Hợi, Năm Giáp Tuất gặp ngày Canh Thìn, Năm Giáp Thìn gặp ngày Mậu Tuất, Năm Ất Hợi gặp ngày Tân Tỵ, Năm Ất Mùi gặp ngày Kỷ Sửu, Năm Bính Dần gặp ngày Nhâm Thân, Năm Đinh Tỵ gặp ngày Quý Hợi.

Trong 10 loại trên, bất luận là tháng sinh, giờ sinh như thế nào cũng đều là mệnh xấu cả.

Ngoài các Thần Sát ở trên, các sách tướng số còn bàn đến một số thuật ngữ như: Kim Dư Lục, Hồng Diễm Sát, Nguyên Thần, Tứ Phế, Lục Ách, Cầu Giảo, Thiên Địa Chuyển Sát, Thiên La Địa Võng, V.., nhưng đây không nói đến vì chúng không có căn cứ.

Từ những cát tinh và sát tinh được liệt kê ở trên, ta thấy phần lớn chúng đều không dựa vào những điều hợp kỵ, sinh khắc của Ngũ Hành để phân tích mà chỉ là các quy định cứng nhắc nên đa số những nhà tướng số đời sau đều không tán thành việc chỉ dùng Thần Sát để suy đoán cát hung họa phúc của một đời người.