Dương Nhẫn hay Dương Nhận

Dương Nhẫn là vị thần tính tình nóng nảy, kiên cường, hung tợn. Trong mệnh số của người nam nếu có sao Dương Nhẫn sẽ làm tổn hại đến mạng của vợ; trong mệnh số của người nữ nếu có sao Dương Nhẫn sẽ hại chồng, khắc con.


Trong “Tinh Bình Hội Hải” có nói:

“Giáp Lộc đến Dần, Mão là Dương Nhẫn;
Ất Lộc đến Mão, Thìn là Dương Nhẫn;
Bính Mậu Lộc đến Tỵ, Ngọ là Dương Nhẫn;
Đinh Kỷ Lộc đến Ngọ, Mùi là Dương Nhẫn;
Canh Lộc đến Thân, Dậu là Dương Nhẫn;
Tân Lộc đến Dậu, Tuất là Dương Nhẫn;
Nhâm Lộc đến Hợi, Tý là Dương Nhẫn;
Quý Lộc đến Tý, Sửu là Dương Nhẫn”.

Điều này nghĩa là nếu có Lộc đi qua thì Dương Nhẫn được sinh ra. Cách tìm Dương Nhẫn như sau: lấy Thiên Can trong trụ ngày sinh làm chính rồi kết hợp với các Địa Chi để xem xét.

Nếu Giáp gặp Mão, Bính Mậu gặp Ngọ, Canh gặp Dậu; Nhâm gặp Tý, Ất gặp Thìn; Đinh Kỷ gặp Mùi, Tân gặp Tuất; Quý gặp Sửu thì được xem là có sao Dương Nhẫn.

Thiên Can ngày Giáp Ất Bính Đinh Mậu
Địa Chi Mão Thìn Ngọ Mùi Ngọ

 

Thiên Can ngày Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Địa Chi Mùi Dậu Tuất Tý Sửu

Có ba cách để xem mệnh suy yếu hay khỏe mạnh: một là xem mối quan hệ về Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử giữa Ngũ Hành trong Thiên Can của ngày sinh với Địa Chị tháng sinh; hai là xem Thiên Can của ngày sinh được Can Chi trong Tứ trụ giúp đỡ nhiều ít; ba là xem Thiên Can của ngày sinh và Địa Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh rơi vào cung nào trong mười hai cung của Ngũ Hành.Dương Nhẫn là vị thần tính tình nóng nảy, kiên cường, hung tợn. Trong mệnh số của người nam nếu có sao Dương Nhẫn sẽ làm tổn hại đến mạng của vợ; trong mệnh số của người nữ nếu có sao Dương Nhẫn sẽ hại chồng, khắc con. Nhưng cũng cần phải phân tích cụ thể, nếu sinh mệnh suy yếu thì Dương Nhẫn không phải là điềm xấu, vì nó có chức năng trợ giúp mệnh; ngược lại, nếu mệnh khỏe mạnh mà gặp sao Dương Nhẫn thì khó tránh khỏi tai họa.

Khái niệm khác về Dương nhẫn
( Trong Mệnh Lý Bát Tự )
Trước tiên cần nói rõ chính danh của Khái Niệm. Tên gọi của Khái Niệm này là Dương Nhận : 陽 刃 ; chứ không phải là Dương Nhẫn : 陽 忍 .
1/ Dương : 陽 ( 阳 ) : là Dương trong Âm Dương, là Mặt Trời, là cường mạnh, lộ rõ ra bên ngoài ; không phải là Dương 羊 : Dê.
2/ Nhận : 刃 : Chữ Nhận được tạo bởi Bộ Đao ( 刀 )- là con dao, và Bộ Chủ (丶)- làmChủ.
Nhận nghĩa là mũi nhọn, lưỡi dao, là sự chém giết, là sự nguy hiểm. Nhận được sinh ra một cách tất yếu từ các mối quan hệ theo Âm Dương Ngũ Hành của các Can Chi trong Tứ Trụ. Trong Chữ Nhận có Bộ Chủ, ý nói :con người có thể làm chủ Lưỡi Dao, có thể chế phục sự nguy hiểm.
3/ Nhẫn : 忍:Nhẫn có nghĩa là nhịn, nén, chịu đựng, dằn lòng xuống, là lòng khoan dung độ lượng. Đây là chữ Nhẫn trong các cụm từ kiên nhẫn, nhẫn nại, nhẫn nhục… Nhẫn là đức tính riêng của mỗi Con Người do sự tu dưỡng và rèn luyện mà có. Sự tu dưỡng đó là sự hướng tới việc kiềm chế, loại bỏ Con Dao trong Tâm …
Vậy, theo những ngữ nghĩa đã phân tích ở trên, ta chỉ có thể có Dương Nhận :
阳 刃 mà không thể có Dương Nhẫn : 阳 忍 hoặc 羊 刃 .
Các Sách về Mệnh Lý Học và các Thầy Tướng Số ở Nước ta ít nói đến Dương Nhận, nhưng các Sách Kinh Điển về Mệnh Lý Học của Trung Quốc lại bàn luận rất nhiều về Dương Nhận. Cổ Nhân cho rằng, Mệnh Cục có Dương Nhận thì thường rất nguy hiểm cho Mệnh Chủ , thế nhưng, nếu đó là người biết tu dưỡng rèn luyện thì lại có thể trở thành bậc kiệt xuất.
Bởi vậy, khi giải đoán Vận Mệnh cần phân tích rất kỹ về Dương Nhận.
Dịch Kinh Lai chú giải đồ của Lai Trí ĐứcThờiMinh :
Trăng tròn thì sẽ khuyết, vật đến cực điểm tất phản. Đây là nguyên tắc tất yếu trong sự phát triển của vạn vật. Trăng, sau khi đến thời điểm tròn nhất sẽ dần dần khuyết đi, Ngũ Hành phát triển đến thời điểm cực thịnh thì cũng sẽ dần suy bại. Các nhà Mệnh Lý Học gọi chỗ cực thịnh vượt quá bổn phận là “ Dương Nhận”.
Sách Tam Xa :
“ Dương tức là cứng, Nhận tức là cắt ”. Trong Mệnh, nếu Lộc thái quá sẽ sinh ra Dương Nhận : “ Lộc quá Nhận sinh ” . Ví như, khi công thành thì nên thoái thân, nếu không thoái thì là quá, là vượt quá bổn phận, giống như Dương tại Nhận, ý là sẽ bị thương hại. Vì vậy Dương Nhận ở trước Lộc một Thần.
 Phú Chân Bảo:
Dương nghĩa là cứng rắn, mạnh mẽ. Nhận nghĩa là chia cắt. Khi Lộc qua tất Nhận đến. Khi Công thành Danh toại, nên thoái. Nếu không, tất ảnh hưởng đến Thân. Giống như Con Dê ( Dương羊) nằm trên mũi dao ( Nhận刃), tất không thể tránh khỏi bị thương.
Hồ Trung Tử :
Phàm là người có Lộc, nhất định phải có Nhận đến để bảo vệ. Đây chính là ý nghĩa của Dương Nhận.
Trần Hy Doãn :
“ Vạn vật Âm Dương đều có quy luật, đều kỵ cực thịnh ”.
Khi vạn vật rơi vào trạng thái cực thịnh, Hỏa thì bị thiêu, Thủy thì bị ngập tràn, Kim thì bị gãy, Thổ thì bị lở, Mộc thì bị gãy. Vì vậy khi đã thành công thì không nên đến Cực Điểm mới là phúc khí ; nếu đến cực điểm sẽ thành hung.
Vị trí cực thịnh là Chính Vị của 10 Thiên Can :
+ Mão là Chính Vị của Giáp, là cực điểm của Dương Mộc.
+ Thìn là Chính vị của Ất, là cực điểm của Âm Mộc.
+ Ngọ là chính vị của Bính và Mậu là cực điểm của Dương Hỏa và Dương Thổ.
+ Mùi là chính vị của Đinh Hỏa và Kỷ Thổ , là cực điểm của Âm Hỏa và Âm Thổ.
+ Dậu là chính vị của Canh, là cực điểm của Dương Kim.
+ Tuất là chính vị của Tân, là cực điểm của Âm Kim.
+ Tý là chính vị của Nhâm, là cực điểm của Dương Thủy.
+ Sửu là chính vị của Quý, là cực điểm của Âm Thủy .
Khi rơi vào cực thịnh thì khí của gũ Hành sẽ mạnh mẽ, thô bạo, bất hòa : Chỗ Chính Vị là Nhận của Thiên Can.
Ví vậy, trước Lộc một Thần là Dương Nhận : “Lộc quá Nhận sinh”.
Đối xung với Dương Nhận là Phi Nhận ( Còn gọi là Phi Đao ).
Nếu hưng thịnh nhưng chưa đến cực điểm thì là ôn hòa dễ chịu, vì vậy sau Dương Nhận một Thần là Lộc .
Vạn Dân Anh:
Vật Cực tắc phản . Trong Mệnh, nếu Lộc thái quá sẽ sinh ra Dương Nhận : “ Lộc quá Nhận sinh ” . Ví như, khi công thành thì nên thoái thân, nếu không thoái thì là quá, là vượt quá bổn phận, sẽ bị thương hại. Dương Nhận đứng trước Lộc một Thần.
Dương Nhận và Lộc Vị liền kề nhau . Dương Nhận đứng trước Lộc một Thần.
Muốn tìm Dương Nhận của một Lá Số Tứ Trụ, ta lấy Nhật Can làm chủ rồi tra theo Bảng trên.
NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC VỀ DƯƠNG NHẬN
Xin dẫn ra đây một số quan điểm khác về Dương Nhận để Quý Bạn Đọc tham khảo.
1 / Quan điểm của Lý Hư Trung và Từ Tử Bình :
a / Chỉ 5 Thiên Can Dương : Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là có Nhận.
Vì Tý Ngọ Mão Dậu có Khí vượng và thuần nên là chỗ của Dương Nhận :
Tý Ngọ Mão Dậu trong Địa Chi gọi là Tứ Chính. Chúng đều ở các phương hướng chính. Phương hướng của Tý Ngọ, Mão Dậu đối nhau. Tý Ngọ tương xung, Mão Dậu tương xung. Vì Tý là Dương Thủy, thuộc Phương Chính Bắc ; Ngọ là Chính Nam Dương Hỏa ; Mão là Phương Chính Đông Âm Mộc ; Dậu là Phương Chính Tây Âm Kim. Chúng đều ở Phương Hướng Chính, Khí chuyên mà thuần. Trong đó, Tý tàng Quý, Mão tàng Ất, Ngọ tàng Đinh và Kỷ, Dậu tàng Tân. Có thể thấy rằng, ngoài Ngọ tàng chứa Đinh Hỏa và Kỷ Thổ ; các Địa Chi khác, Bản Khí đều chỉ tàng chứa một Thiên Can Âm, vì vậy so với các trường hợp khác thì khí khá thuấn nhất. Tý Ngọ Mão Dậu khí thuần nhất, vì vậy là chỗ của Dương Nhận. Dương Nhận chính là Nhận của Thiên Can Dương. Bản Khí của Thiên Can Dương là vượng, khi lâm vào Địa Chi Tứ Chính thì lại vượng quá độ. Khi ở cực điểm, Hỏa sẽ bị dập tắt, Thủy sẽ bị chảy, Kim sẽ bị chìm, Thổ bị sụt lở, Mộc bị gãy.
Vì vậy, chưa đến cực điểm mới là phúc, khi đã đến cực điểm rồi, thì ngược lại sẽ trở thành hung. Tức là, quá vượng thì lại mang hung họa, nên gọi là Dương Nhận. Nhận của Nhâm tại Tý, Nhận của Bính và Mậu tại Ngọ, Nhận của Giáp tại Mão, Nhận của Canh tại Dậu.
b / 5 Thiên Can Âm : Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý không có Nhận , vì Khí của Can Âm không vượng . Do đó, chỉ có Dương Nhận mà không có Âm Nhận.
Chỉ khi Thiên Can Âm gặp Thương Quan thì có họa hoạn với Dương Nhận. Hiện tượng này, Từ Tử Bình gọi làNghịch Nhận .
Ví dụ : Ất gặp Bính : Bính là Thương Quan của Ất. Quan Tinh của Mộc là Kim. Canh Kim bị Thương Quan Bính khắc chế, còn lại Tân Kim. Tân Kim là Thất Sát của Ất Mộc . Âm Kim khắc Âm Mộc là độc nhất ( TMTH2,tr.253 ). Do đó, mức độ hung hại cũng giống như Dương Nhận. Lúc này, nếu Lá Số Tứ Trụ là của Nữ Mệnh thì Chồng bị khắc hại, vì Canh là Chồng của Ất.
2 / Một quan điểm khác trong Sách UHTB:
+ / Can Âm cũng có Nhận :
Ất : Nhận tại Thìn , Đinh Kỷ : Nhận tại Mùi , Tân : Nhận tại Tuất , Quý : Nhận tại Sửu.
+ / Dương Can có Nhận thì nặng, Âm Can có Nhận thì nhẹ .
****** Phân tích hai ý trên :
α / UHTB đã tự mâu thuẫn :
+/Trang 116 viết : Chỉ 5 Can Dương là có Nhận . Còn 5 Can Âm thì không có Nhận .
+/Trang 143 lại viết : 5 Can Âm cũng có Nhận .
Tại sao có sự mâu thuẫn đó ?
Sách Uyên Hải Tử Bình tuy được gọi là Tác Phẩm nổi tiếng của Từ Tử Bình, nhưng không phải do Ông viết, mãi đến tận 300 năm sau khi Ông mất thì Từ Đại Thăng mới thu thập thành tựu về Mệnh Lý Học của nhiều Tác Giả nổi tiếng, trong đó có Từ Tử Bình, biên tập thành Uyên Hải Tử Bình. Do vậy mà ý tướng của Sách không được thống nhất. Đây cũng là lý do để Kỷ Hiểu Lam không tuyển chọn Sách này vào Tứ Khố Toàn Thư.
β / Quan điểm này đúng :
+ / Thiên Can Âm cũng có Nhận :
Đế Vượng chỉ sinh ra trong quá trình phát triển của Ngũ Hành. Mỗi Hành trong Ngũ Hành là một Thái Cực, do đó nó có Hành Dương, có Hành Âm và chúng phát tiển theo hai hướng ngược nhau, trên mỗi con đường phát triển của mình, dù là Ngũ Hành Dương hoặc Ngũ Hành Âm ắt phải có chỗ cực thịnh và do đó bước tiếp theo là nguy hiểm, là Nhận. Vậy Can Dương hoặc Can Âm đều có Nhận .
+ / Dương Can có Nhận thì nặng, Âm Can có Nhận thì nhẹ .
- Dương Nhận – Nhận của Can Dương - là Kiếp Tài, tức là phá Tài, khắc thương Vợ.
Ví dụ : Nhật Can là Giáp. Giáp gặp Mão là Dương Nhận. Mão tàng Ất. Giáp gặp Ất là Kiếp Tài. Ất khắc hại Kỷ. Kỷ là Vợ của Giáp.
- Nhận của Can Âm :
a/ Can Âm gặp Nhận là gặp Tỷ Kiên chứ không phải là Kiếp Tài nên hiền hơn, nhẹ hơn.
Ví dụ : Nhận của Ất là Thìn. Thìn tàng Ất. Ất gặp Ất là Tỷ Kiên.
b/ Có trường hợp Can Âm gặp Nhận thì Thân lại được sinh trợ.
Ví dụ : Nhật Can là Tân. Tân Nhận ở Tuất. Trong Tuất có Mậu vượng sinh trợ cho Tân.
LƯU Ý :
Vì Nhận của các Thiên Can Âm ít ảnh hưởng đến Vận Mệnh, cho nên sau này khi nói tới Nhận thì ta hiểu rằng đó là Dương Nhận của các Thiên Can Dương.
3 / Quan điểm của Thiệu Vĩ Hoa:
Trong Sách Dự đoán theo Tứ Trụ, Thiệu Vĩ Hoa viết :
[blockquote]“ Trước Lộc một ngôi là Kình Dương . Trước Lộc một ngôi là chỗ Đế Vượng, vì vậy ta nên hiểu rằng : Kình Dương của 5 Can Âm lấy trước Lâm Quan một ngôi, tức chỗ Đế Vượng. Cụ thể : Ất , Kình Dương ở Dần ; Đinh, Kỷ : Kình Dương ở Tỵ ; Tân, Kình Dương ở Thân ; Quý, Kình Dương ở Hợi. Như thế mới đúng ”. ( Trong một số Sách Mệnh Lý Học, Dương Nhận còn được gọi là Kình Dương ).
Phân tích câu nói của Ông Thiệu Vĩ Hoa :
Ông TVH đã đúng về luận lý : Trước Lộc một ngôi là chỗ Đế Vượng - là Dương Nhận. Nhưng Ông đã hiểu sai về khái niệm “ Trước ” trong sự phát triển của Ngũ Hành. Hiểu đúng phải là như sau : Đối với Can Dương, thì trước Lâm Quan là Đế Vượng, cho nên đối với các Can Dương thì Dương Nhận tại nơi Đế Vượng. Nhưng đối với các Can Âm thì Ngũ Hành diễn tiến theo chiều ngược với Can Dương , nên sau Lâm Quan là Đế Vượng và trước Lâm Quan là các Địa Chi thuộc Tứ Mộ - chứ không phải là Đế Vượng . Do đó: Dần, Tỵ, Thân, Hợi không phải là Dương Nhận mà là Thìn , Mùi, Tuất , Sửu mới là Dương Nhận của các Can Âm.
4/ Sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư nói gì về Dương Nhận ?
Hiệp Kỷ Biện Phương Thư là Bộ Sách về Trạch Cát nên không có lý luận gì đáng chú ý về Dương Nhận.
+ / Tập một của HKBPT nói :
Lâm Quan thời đương thịnh, mà Đế Vượng thì thái quá vậy, vì thế, Lộc Mệnh Gia lấy Lâm Quan là Lộc mà Đế Vượng là Nhận.
Nhà Mệnh Lý Học Thiệu Vĩ Hoa đã theo Quan Điểm này.
+ / Tập hai của HKBPT :
Tuy rằng, tập 1 đã khẳng định là Dương Nhận đóng tại chỗ Đế Vượng ( Cho cả Can Dương và Can Âm ), nhưng trong tập 2, trong Bảng Lập Thành các Thần Sát thì Dương Nhận lại không được xác định như vậy, tức là : Các Can Dương thì Dương Nhận tại Đế Vượng, các Can Âm thì Dương Nhận ở Tứ Mộ . Đúng như Bảng 1 đã nêu ở trang 6 .
IV / TÍNH CHẤT CỦA DƯƠNG NHẬN.
1/ Sách Uyên Hải Tử Bình :
a/ Dương Nhận được xem là Hung Tinh trên Trời, Ác Sát dưới đất.
Ví dụ : Người sinh ngày Giáp gặp Mão. Tức Giáp gặp Dương Nhận tại Mão. trong Mão có Ất Mộc. Ất là Em của Giáp, nó có thể phân Kiếp Tài của Anh nó và làm khắc thương Chị Dâu : Ất khắc Kỷ, Kỷ là Vợ của Giáp. Kim là Quan Tinh của Mộc, trong đó : Tân là Chính Quan và Canh là Thất Sát của Giáp. Mão và Dậu tương xung. Trong Dậu có Tân. Xung bỏ Tân Kim trong Dậu. Ất và Canh kết hợp thành Vợ Chồng. Như vậy là Kiếp Tài, xung Quan, hợp Sát đều xuất hiện, do đó là hung ác nhất.
b/ Dương Nhận là đặc chỉ trong Địa Chi có Kiếp Tài. Dương Nhận tính cách tương đồng với Kiếp Tài : xung động, bạo ngược, nóng nảy, cố chấp, tự cho mình là đúng, không tin tưởng người khác, dễ đi đến cực đoan.Dương Nhận phá bại Tài, khắc hại Thê.
2/ Phú Chân Bảo :
a/ Dương Nhận có hình tượng là một Vị Thần của Ty Hình Phạt. Trên tay của Vị Thần này cầm một thanh đao lớn, biểu thị cho ý nghĩa chia cắt. Dương là chỉ khí Dương trong Âm Dương. Nhận là lưỡi Đao. ( Thanh Long Yển Nguyệt Đao : Đao hình Bán Nguyệt, lưỡi Đao như răng cưa , trên Đao có khắc hình Rồng, nặng 41kg . Đó là khí giới của Quan Công ).
b/ Dương Nhận nhập Mệnh chủ vừa tốt vừa xấu. Những người trong Mệnh có Dương Nhận thường theo nghiệp Quân Nhân hoặc Cảnh Sát .
3/ Lý Hư Trung :
Người có Mệnh mang Dương Nhận, tính cách cương cường, nóng nảy ; nếu là kẻ Tiểu Nhân thì hung bạo vô cùng.
Đặc trưng của Dương Nhận là mạnh mẽ, kích động, nóng vội, tàn nhẫn nhưng thường là những Thánh Kiệt hiếm có như Liệt Sĩ, Hiếu Phụ. Trong Mệnh Cách có Dương Nhận thì tính tình mạnh mẽ, Mệnh làm Quân Nhân, Cảnh Sát.
V / CÁC LOẠI DƯƠNG NHẬN
Dương Nhận là đặc chỉ trong Địa Chi có Kiếp Tài. Dương Nhận tính cách tương đồng với Kiếp Tài.
Do đó trong mệnh có Kiếp Tài hoặc có Thương Quan cũng được xem là có Dương Nhận.
Mệnh Nữ gặp Thương Quan : Là tín hiệu khắc Chồng .
Ví dụ : Trong Mệnh, Nhật Can Ất gặp Bính. Bính là Thương Quan của Ất . Bính Hỏa khắc Canh Kim. Canh làChồng của Ất, tức là Chồng bị khắc.
1/ Các Chủng loại của Dương Nhận :
a/ Kiếp Tài Nhận :
Loại này xuất hiện khi hai Can Đồng Hành và khác Cực gặp nhau. ( Đồng Hành tức là cùng Ngũ Hành. Khác Cực tức là một Hành Âm, một Hành Dương ). Ví dụ : Nhật Can là Giáp gặp Can Ất là Kiếp Tài và được gọi làKiếp Tài Nhận. Loại này bất lợi cho Cách Cục Tài Quan.
b/ Hộ Lộc Nhận :
Loại này xuất hiện khi Nhật Can Dương gặp Địa Chi Đế Vượng.
Ví dụ : Nhật Can Giáp gặp Địa Chi Mão . Loại này có lợi nhất cho Cách Cục Quy Lộc (Quy Lộc là Lộc ở Thời Chi).
c/ Bội Lộc Nhận :
Loại này xuất hiện khi Nhật Can Âm gặp Thương Quan . Ví dụ : Nhật Can là Ất gặp Bính . Bính là Thương Quan của Ất . Bính khắc Canh. Canh là Chính Quan của Ất. Loại này có lợi nhất cho Cách Cục Khứ Quan Lưu Sát ( Bỏ Quan giữ Sát ).
2/ Dương Nhận đóng tại các Trụ :
a/ Tại Niên Chi : Chủ về phá Tổ Nghiệp hoặc có xu thế lấy oán trả ơn.
b/ Tại Nguyệt Chi : Tính tình quái gở.
c/ Tại Nhật Chi : Tính tình nóng vội, khi có việc thì đầu óc hỗn loạn, không bình tĩnh được, bạn đời nhiều bệnh tật. Dương Nhận đóng tại Nhật Chi được gọi là Nhật Nhận. Nhật Nhận chỉ có 3 Ngày : Bính Ngọ , Mậu Ngọ , Nhâm Tý ( Không có ngày Giáp Mão, Canh Dậu ).
d/ Tại Thời Chi : Gặp Tài Quan thì nhiều họa hoạn, Tuế Vận tương xung và tương hợp thì tai họa đến bất ngờ. ( TVH,tr.328 ).
Dương Nhận xuất hiện trong Niên Trụ và Thời Trụ là nghiêm trọng nhất :
+ Dương Nhận xuất hiên trong Niên Trụ chủ về phá bại cơ nghiệp của Tổ Tiên, không thể kế thừa sản nghiệp của Cha Mẹ, cả đời sống nhờ vào ân huệ mà lại lấy oán trả ơn.
+ Dương Nhận xuất hiện trong Thời Trụ chủ về khắc Vợ Con Cái, những năm cuối đời thê lương, nếu trong Trụ lại gặp Dương Nhận thì tay chân có bệnh tật, nếu xuất hiện trong Nguyệt Trụ thì họa nhẹ hơn, xuất hiện trong Nhật Trụ thì lại nhẹ hơn nữa. Nhật Nguyệt Can Chi trong Tứ Trụ nếu có nhiều Tài Tinh, Nhật Can lại suy yếu thì Thời Trụ có Dương Nhận cũng không có hại.
+ Nếu Nguyệt Trụ có Thất Sát, Thời Trụ có Dương Nhận, Nhật Trụ có Khí thì Đại Quý.
+ Nếu Nguyệt Trụ có Dương Nhận, Thời Trụ có Quan Tinh, lực không thể chế thì hung.
Nhật Nhận
Nhật Nhận và Dương Nhận có chỗ giống nhau. Cũng giống như Dương Nhận, Nhật Nhận cũng kỵ Hình Xung Phá Hại, kỵ Hội Hợp, nhưng thích Thất Sát. Nếu lại có Quan Tinh xuất hiện thì sẽ hình thành nên Cách Cục Quý Nhân. Nếu trong Tứ trụ có một chỗ Hội Hợp thì tất sẽ có tai họa giáng xuống đầu.
Người trong Mệnh có Nhật Nhận thì có mắt to, tính cách mạnh mẽ, làm việc quyết đoán, nhưng không nhân từ, không có lòng trắc ẩn, khá lạnh lùng.
3 / Chân Nhận. Thiên Nhận :
Sách Thái Ất Kinh nói :
“ Người sinh vào Ngày Lục Giáp gặp Ất Mão , Đinh Mão là Chân Dương Nhận. Nếu nặng thì Mệnh chủ bị tàn tật, về già sẽ bị mất Quan Lộc mà phá bại tài sản. Gặp các loại Mão khác thì là Thiên Nhận , tổn hại khá nhẹ ” .
Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm