Luận bàn về cách cục trong Bá tự và lá số danh nhân kim cổ

Cách phân biệt ngoại cách, mỗi phái một khác, muốn phân thế nào thì phân, không thống nhất. Ở đây chỉ đưa ra ba dạng phân loại khác nhau.


Phân loại cách cục

Trước hết là cách phân chia mà chúng tôi cho rằng tương đối chính xác. .

  1. Chuyên vượng cách: năm cách là khúc trực, viêm thượng, giá cảo, tòng cách, nhuận hạ.
  2. Tòng hóa cách: bốn cách là tòng tài, tòng sát, tòng quan, tòng nhi (thực thương).
  3. Hóa khí cách: năm cách là Giáp Kỷ hóa Thổ, Ất Canh hóa Kim Bính Tân hóa Thủy, Đinh Nhâm hóa Mộc, Mậu Quý hóa Hỏa.

Các cách khác: bôn dạng cách cục là tòng cường và nhược, bán bích, lương thần.

chúng tôi cho rằng, nếu theo cách cục truyền thống, thì cách phân chia này, chính cách là 10 loại, ngoại cách 4 dạng gồm 18 dạng cách cục. Chính cách, ngoại cách tổng cộng 28 cách cục, như thế là được rồi, những cái còn lại không cần phân chia nữa.

Nhưng mà, các sách về mệnh phân chia cách cục, nhất là cách phân chia ngoại cách, thực sự vô cùng phong phú, lại hoàn toàn khác nhau; khiến người đời sau hoa mắt chóng mặt, không nắm được vấn đề cốt lõi nên không thể theo được. Hỗn loạn tới mức nào? Quả thực khó mà tránh được phiền não, bạn đọc có thể tìm hiểu thông qua đoạn văn dưới đây ghi về tên gọi cách cục trong “Tam Mệnh Thông Hội” và “Lan Đài Diệu Tuyển”.

Dưới đây là phần ghi chép của “Tam Mệnh Thông Hội” về ngoại cách:

Các dạng ngoại cách trong thập chính cách trong “Tam Mệnh Thông Hội” không đề cập tới ở đây nữa; phần này chỉ bàn về cách phân loại ngoại cách, gồm có Phi Thiên Lộc Mã, đảo xung Lộc, xung hợp Lộc Mã, phá Quan phá Tài, phi Tài, củng lộc củng quý, nhật lộc quy thời, lục Ất thử tư, Mão mạt dao Kỷ, dương kích trư xà, hố ngưu bôn Kỷ hình xung đới hợp, lục âm triều dương, lục nhâm siêu lương.

Lục trung siêu càn, xung lộc, tài quan song mỹ, nhật quý nhật đức, kim thần, khôi canh, nhị đức phù thân, tài tinh phù đức cách, cung đức tụ khí, tam kỳ chân quán, Thanh long phục hình, Bạch hổ trì thế cách, Chu tước thừa phong, Huyền vũ đương quyền, Câu trần cập vị, cổ nguyên tài quan, hoàn hồn tá khí, lộc nguyên tạm hội cách (hỗ hoán), lục nhâm di hoán, tuyệt địa tài quan, Tý Ngọ song bào, thiên nguyên ám lộc, âm tá dương sinh, sinh xứ tụ sinh, mộ sát, phục nguyên quý sát, nhân chuyên lộc vượng, can chi trì vượng, Kim nhật Thủy thanh; Mộc Hỏa giao huy, Hỏa Kim chú ấn, Hỏa Thổ giáp tạp, ngũ hành câu tụ cách, thiên địa đức hợp, quân thần khánh hội, nhất khí vì căn, Bính can bất tạp, tam hội tụ tập, ngũ hành cự túc, lộc mã giao trì, tụ tình hội thần cách, cản lộc lan mã, tập phú phát phú, sinh tử tương tự; nhất cú bao lí, tứ trụ thuận bố, ngũ hành nhất cú, tứ đắc minh vị; củng ấp nhiệt môn... củng cục lại có 2 cách; tổng cộng các cách cục kỳ lạ có 134 loại.

Cách cục của “Lan Đài Diệu Tuyển” lại càng nhiều càng kỳ lạ hơn, như là mã hóa long câu, xà hóa Thanh long, thố bát nguyệt cung, hàn tàng uyên hải, long điệt thiên môn; nguyệt sinh thương hải, tang liều thành lâm, siêu phàm nhân thắng, Côn sơn phiên ngọc cách, long hổ củng môn, long cư thương hải, hố ngọa hoang khâu, Kim quỹ tàng châu, ám đăng thiêm dầu, hoa hồng liều lục, nguyệt bạch phong thanh, thạch lựu phún Hỏa cách; thương tùng đông tú, mặc địa thông tuyền, học hải ba thâm, long miết thất thủy, phượng hoàng phần đoạn, thái dương tổn minh, thái âm lạc thực, phu thê phản mục, phụ tử bội nghịch, long bà nê sa, quỷ đầu mẫu thai... tổng cộng 220 cách. 

Về tên gọi cách cục, có cái là kết hợp hai - hai như là: tài quan cách, sát ấn cách, thực thần sinh tài cách, thương quan bội ấn cách... Trên đây mới chỉ liệt kê một phần cũng đã thấy vô cùng phức tạp, nhiều loại, mà nguồn gốc của tên gọi thì thực không thể hiểu được, không thể theo được, chỉ khiến bạn đọc càng thêm mơ hồ. Thật đúng như Nhậm Thiết Tiều phê phán trong “Trích Thiên Túy”: những ngoại cách đó rất nhiều, tham khảo rất nhiều sách, đều không theo chính lý ngũ hành, đều là sai. Tất cả cách cục kỳ dị, nạp âm chư pháp mà “Lợi Lan Hội Diệu Tuyển” định ra đều không theo một kinh chính thống nào cả.

Ví dụ như ngày Nhâm Thìn là “Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Tý", gọi là lục âm triều dương. Nói ngũ âm đều là âm, vì sao chỉ có năm Kim là có thể triều dương, những can còn lại vì sao không thể triều dương? Tý là dương thế dụng âm, Quý Thủy trong Tý, điểm cuối của âm, vì sao lại là dương? Lại như lục Ất nhật kiến giờ Tý, gọi là thử quý, nói thử (chuột) là hao, vì sao lại còn là quý? Mà cái quý của can, chi giờ đều có, vì sao các con còn lại không quý? Chẳng cần phân tích nhiều hơn cũng thấy thật là sai lầm. Những cách sai lầm như thế rất nhiều, rời rạc, không có ý nghĩa, bạn đọc nên nắm chắc cách của chính lý ngũ hành, tránh sa vào biển mù của những sách trên.

Những phê phán của Nhâm Thiết Tiều đối với những cách cục kỳ dị trên vô cùng chính xác.

Căn cứ trên những nhận xét của Nhâm Thiết Tiên và những nghiên cứu thực tế của chúng tôi, chúng tôi có đánh giá như sau:

Cách cục trong truyền thống có thể có hoặc không, cùng với xem mệnh đoán vận không có quan hệ mật thiết lắm. Không biết cách cục hoặc không dùng cách cục, hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sự phân tích, phán đoán của bạn về vận trình. Mệnh lý, lấy tứ trụ bát tự, lưu thông cân bằng của ngũ khí, thành tương trợ tượng là đại pháp căn bản. Còn lại những là cách cục, thần sát, hầu hết là có thể có hoặc không, có cũng chỉ khiến người đọc thêm hoang mang mờ mịt mà thôi.

Bỏ đi những gì không cần thiết, giúp bạn đọc nhẹ nhàng bước vào cánh cửa bắt đầu, sẽ sớm thấy hiệu quả hơn. Đồng thời, để mệnh lý học có được sự cải cách và phát triển nhằm thích ứng với yêu cầu của thời đại mới. Nếu cứ kế thừa cái nhìn, sự suy xét của truyền thống, lưu lại những nội dung cách cục cũ, thế thì, nhiều lắm cũng chỉ cần lưu lại cách thức phân chia cách cục mà phần trên đã đề cập tới: thập chính cách và 18 cách là đã đủ rồi; những cách cục kỳ lạ khác, tất cả đều không cần thiết.

Vì sao các cách cục kỳ dị đó không cần? chúng tôi không chỉ đơn giản theo ý kiến của Nhâm Thiết Tiên. Mà là tôn trọng thực tế. “Thực tế là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý”. Những lý luận mà không hề ứng nghiệm trong thực tiễn, nhìn thì đẹp, viết thì hay, nhưng vẫn là không cần thiết.

Ngoại cách kỳ dị có rất nhiều, mỗi một mệnh cục đều có thể chọn một cái tên rất hợp lý, nên không thể biện luận cho tất cả được. Mà sự phê phán xác đáng nhất, chính là những lời mà Nhậm Thiết Tiều đã nói. chúng tôi thích nói thực làm thực, nên sẽ đưa ra hai ví dụ về cách cục của Kim thần cách và đời sống thật của chủ mệnh để đối chiếu, để xem trong thực tế thì cách cục Kim thần trong lý luận và thực tế có ứng nghiệm không.

Thế nào là Kim thần cách? Theo cuốn sách đầy uy lực của mệnh học là “Tam Mệnh Thông Hội” thì: “Kim thần, thần phá hoại, tức là sát, chỉ có ba giờ, là Quý Dậu, Kỷ Tị, Ất Sửu. Những cách này lục Giáp nhật là chủ, nếu gặp ba giờ trên đây thì là Kim thần luận. Hai ngày Giáp Tý, Giáp Thìn là quan trọng nhất... nguyệt lệnh thông Kim khí, thành Hỏa cục mới có thể chọn dùng. Nếu lại có thêm đới sát, thương nhân, thật là quán thần. Nếu nguyệt lệnh không thông Kim khí Hỏa cục, thì có thể luận theo các cách khác. Hoặc là tài quan ấn cực, hoặc biến hóa theo loại, chỉ cần kỳ Thủy là được. Nếu không hóa mà hành Thủy phương thì họa không thể kể... Nhất lục Kỷ nhật gặp ba giờ này, cũng là Kim thần luận, vận hành Thủy phương, đại họa tới lập tức...”.

Khái quát lại phần trên đây, điều kiện và hỷ, kỵ của Kim thần cách là:

*Lục Giáp nhật là chủ, Kỷ nhật cũng có thể, nếu mệnh cục gặp ba giờ Quý Dậu, Kỷ Tị, Ất Sửu thì đó là Kim thần cách.

*Nguyệt lệnh cần thông Kim khí, địa chỉ cần thành Hỏa cục hoặc nhiều Hỏa, nếu không thì không phải là Kim thân mà luận cách cục khác. - *Trong trụ cần có đới sát, thương, nhấn là càng tốt.

*Hành vận hợp Hỏa nhất, nếu gặp Thủy vận, tai họa tới ngay lập tức.

Căn cứ trên bốn điều kiện và hỷ, kỵ của hành vận như trên, chúng ra cũng xem hai ví dụ dưới đây và tình hình ứng nghiệm thực tế.

Đây là mệnh cục tự phê của nhà Dịch học Trịnh Bác Lâm, được ghi trong quyển hạ “Bát Tự Sách Mật” của ông Nhâm Cát Hậu. Nhà dịch học Trịnh Bác Lâm đã có thời gian dài nghiên cứu về Dịch học, kiến thức sâu sắc, có phán đoán rất chuẩn xác về bát tự của mình, chúng tôi xin trích ra nội dung luận về Kim thần cách trong phần luận đoán đó:

“... dù bản thân đã có thời gian hơn 10 năm nghiên cứu mệnh lý học, nhưng đối với mệnh tạo của bản thân quả thực vẫn không hoàn toàn hiểu hết. Dù đã thỉnh giáo các cao nhân về mệnh lý, nhưng vẫn không đạt được sự phán đoán thống nhất. Nói rằng Kim thần cách chủ trương lấy Hỏa làm dụng thần, chọn hóa khí cách thì nhấn mạnh lấy Thổ làm dụng thần; chọn ấn thụ cách thì lại nhận định lấy Thủy làm dụng thần; lấy tài nhiều thân nhược mà chọn Thủy làm dụng thần, thật là “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, khiến người ta không biết nên theo cái nào...

Ví dụ 1: Sinh ngày 13 tháng 2 năm 1953 âm lịch; nam giới.

Năm Tháng Ngày Giờ
Quý Tị Bính Thìn Giáp Ngọ Kỷ Tị

Hành vận:

3 - 13 - Ất Mão
13 - 23 - Giáp Dần 
23 - 33 - Quý Sửu
33 - 43 - Nhâm Tí
43 - 53 Tân Hợi
53 - 63 Canh Tuất

Nhật chủ Giáp Mộc sinh ở tháng Thìn, Hỏa Thổ thiên vượng, hiềm nỗi tài nhiều thân nhược. Mộc trong tháng xuân, Thổ màu mỡ tài phong phú, Thổ nhiều tất tổn lực, nên một đời cầu tài khó khăn. Tuy được năm, tháng Quý Thủy nuôi dưỡng thân, nhưng Hỏa Thổ lại nhiều, khắc hao dụng thần, dẫn tới dụng thần vô lực. Xem xét toàn cục, Thủy Hỏa giao chiến, nhật chủ thiên nhược, nên lấy Thủy làm dụng thần, Kim là hỷ thần, Hỏa, Thổ là kỷ thần, Mộc là hiền thần.

Ngày Giáp Ngọ, giờ Kỷ Tị chính là một Kim thần cách tiêu chuẩn. Từ năm 38-42 tuổi hành Tý vận... lưu niên Nhâm Thân, hội hợp đại vận Tý, mệnh cục Thìn, hợp thành Thân-Tý-Thìn tam hợp Thủy cục, dụng thần có lực, tuy hành vận đắc tài, nguồn tài phong phú, nên kinh doanh trứng gà, thịt đông lạnh... đều có thể kiếm được lợi nhuận. Vận này khiến người ta có suy nghĩ ngược lại, nếu mệnh thuộc Kim thần cách, tất phải chọn Bính Hỏa ở tháng làm dụng thần, nhưng ở năm lại là đại kiếp khó tránh. Nên Kim thần không thể thành lập.

Trên đây là phần trích dẫn của nhà nghiên cứu mệnh lý Trịnh Bác Lâm tự phán đoán về tứ trụ của bản thân, đã phủ định Kim thần luận.

Mệnh của ông Trịnh, có thể nói là một Kim thần cách tương đối tiêu chuẩn: ngày Giáp, giờ Tị, trong đó lại có Tị, Ngọ, Kỷ, Bính, Hỏa nhiều, Hỏa cục. Có thương, sát, có điều trụ tháng lại không Kim khí. Nên chỉ có thể nói là một Kim thần cách tương đối hợp tiêu chuẩn. Nhưng mà, xét từ góc độ khác, nguyệt lệnh Thìn có thể sinh Kim, Thìn, Dậu lại ám hợp Kim, Thìn Thổ vượng, nếu chiếu theo cách nói của “Tam Mệnh Thông Hội”, thì đó là “Dậu Kim tự ở trong đó rồi” (xem phần ám hợp trong “Chị Tú Mệnh Lý”), vì thế có thể nói là nguyệt lệnh thông Kim khí. Nếu cách nói ấy mà thành lập được, thì cục này chính là một Kim thần cách tiêu chuẩn rồi.

Kim thần cách tiêu chuẩn, cần lấy Hỏa làm dụng thần, tối kỵ Thủy phương, Thủy vận. Mà Trịnh Bác Lâm, năm Nhâm Thân, vận Nhâm Tý, mệnh vận, năm tổ thành Thân-Tý-Thìn tam hợp Thủy cục thấu hai Nhâm, hóa Thủy thành công, theo lý luận về Kim thần cách để mà xét đoán, thì hẳn phải là đại họa giáng đầu, giống như ông Trịnh nói vậy.

“Năm đó tất đại kiếp khó tránh”. Vậy mà, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, năm đó “nguồn tài phong phú, có thể kiếm tiền trên nhiều lĩnh vực”. Nên là, ông Trịnh đã đưa ra kết luận cuối cùng như sau: “Kim thần cách không thể thành lập”. Kim thần cách không thể thành lập, thì chỉ có thể căn cứ vào sự cân bằng của ngũ hành và lưu thông của khí thể để chọn dụng thần rồi luận mệnh suy vận. Ngày Giáp sinh ở tháng Thìn, thiên tài đương lệnh, địa chi tam hợp thực thương cục, là khí thế của thân nhược thực thương tài nhiều. Thân nhược hợp nghịch lưu, lấy ấn chế thương thực ức thân là rõ ràng. Mệnh cục thân thế vốn rất nhược, nếu lại dùng thực thương, thực thương sinh tài thân càng nhược, đoán mệnh suy vận, đương nhiên không nghiệm, thậm chí là hoàn toàn trái ngược.

Qua ví dụ này có thể thấy: thân nhược, thực thương, tài nhiều, dùng ấn hợp tỷ, kiếp, là phù hợp với mệnh.

Bát tự của Tưởng Giới Thạch

chúng tôi cho rằng, phân tích tứ trụ, đoán mệnh vận, cần tuân theo nguyên tắc lý luận của mệnh học, không thể dùng nhân vật lịch sử để tạo ra mệnh lý được. Chúng ta cùng xét mệnh tạo của Tưởng Giới Thạch.

Ví dụ 2: Tứ trụ của Tưởng Giới Thạch:

Năm Tháng Ngày Giờ
Giáp Tuất Canh Ngọ Giáp Tuất Kỷ Tị

Đối với mệnh cục này, phân tích của chúng tôi như sau:

Kỷ tọa Tị, nhẫn sinh tháng Ngọ, Tuất chỉ kiếp tài đương quyền, Tị tự thân vượng rõ. Chị Ngọ lộc thiên ấn, năm ở Định Hỏa thấu xuất; Tị, Ngọ Tuất tam hợp Hỏa cục lại thêm tam hội phương nam Hỏa phương, Kỷ Thổ nhật ở Kỷ là vô cùng vượng. Hợp được Hợi Thủy điều hậu cho là dụng, lại có nguồn của Canh Kim, kiếm thêm hành lộ tú khí, nếu không, Hỏa hướng lên sẽ làm khô mà Kim gãy thì mệnh không thể thành; hơn nữa lại là mệnh cô độc. Đồng thời bát tự ấn cục thân vượng, Kim dựa vào Canh Kim lộ tú khí, vượng khí mà được lưu hành. Nếu không, chỉ nguyên Canh Kim, vượng khí tới thân là hết, sẽ là người bần tiện, cô độc. Nên là, cục này hoàn toàn dựa vào hai chữ “Hợi, Canh”. Canh Kim lưu động vượng khí thì phần trên đã nói. Hợi Thủy tài vượng, quan trường sinh; tài, quan tương sinh hữu tình, đó là điểm mấu chốt mệnh chủ phú quý. Không có Hợi Thủy, thì tài từ đầu tới, quan từ đâu ra? Nên Hợi Thủy và Canh Kim, là hỷ, dụng thần quan trọng của mệnh này. Tiếc là Quý Thủy không thấu can, nên tới năm 68 tuổi bắt đầu hành vận Quý, vì thế là mệnh tài phú quan cao của con cái và là lúc nghỉ ngơi của bản thân.

Nếu cứ theo cách cục chọn dụng để luận mệnh, thì mệnh này vốn là mệnh tiêu chuẩn về nguyệt kiếp cách hoặc hiệu ấn hoặc thương dụng tài. Không nên cho rằng các từ như là nguyệt kiếp, hiệu ấn, giả thương quan nghe không nhã nhặn; luận mệnh chỉ cần theo mệnh lý, là nguyệt kiếp thì chính là nguyệt kiếp, hiệu ấn chính là hiệu ấn, giá chính là giả, không nên không theo mệnh lý. Tam cách tương giao, lấy giả thương quan cách luận mệnh là thỏa đáng nhất. Thân vượng ấn cục thương vượng mà dụng tài, người mà mệnh có tài lại có tài vận, chính là mệnh đại phú đại quý. Đồng thời, thương quan thấu khí tại trụ giờ, con cái cũng là mệnh phú quý. 

Thân vượng, ấn cục thương vượng dụng tài, đó chính là cách nói khái quát của dụng thần, còn như dụng thần cụ thể và hỷ, kỵ thần thì không thể đưa ra luận giống nhau mà cần phải căn cứ vào ngũ hành mệnh cục cụ thể. Thổ nhật thân vượng ấn cục thì chỉ cần xem địa chỉ Thân, Dậu, không thể xét Canh, Tân. Nguyên nhân là vì trong mệnh đã có Bính, Canh, can không thấu Nhâm, Quý, lại qua Canh, Tân, Kim, Tý vận, tất sẽ chế Mộc, Mộc là quan, tức quan tại khó tránh. Nhưng trong mệnh có hai Canh là tốt, nên là vượng khí lưu thông. Thủy vận can chi đều là hỷ thần, thân vượng tới tài thì dừng, rõ ràng là phát tài mà sinh quan.

Trên đây là phân tích hỷ, kỵ của Kim, Thủy; còn hỷ, kỵ của ba hành là Thủy, Hỏa, Thổ thì sao?

Dựa theo tổ hợp cụ thể của mệnh trên, trừ vận có can là Canh, Tân là kỵ thần ra, những ngũ hành khác đều thuộc hỷ vận.

Mệnh này vốn là hình tượng của Hỏa, Thổ, Kim, là khí thế Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Hành Mộc vận là quan, quan, ấn, thân, thương liên tục tương sinh, nhất khí lưu thông tới thương quan thì dừng, thương quan sinh tài, là hỷ vận. Hành Hỏa vận thuộc ấn, trong mệnh có thân vượng; hành ấn vận, ấn, thân, thương liên tục tương sinh, nhất khí lưu thông tới thương quan thì dừng, đều thuộc hỷ vận. Do mệnh có ấn quá vượng, nên tỷ, kiếp vận; tỷ, ấn vận là tốt nhất.

Qua phân tích trên đây có thể đưa ra một vài ý kiến mang tính kết luận như sau: mệnh này ân cục thân vượng, có hai thương thấu xuất lưu thông tụ khí, chỉ trừ có Canh, Tân vận lại thấu can là kỵ vận ra, những vận khác qua Thân, Dậu và Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ vận đều là hỷ thần. Trùng hợp là, mệnh này trước năm 87 tuổi không gặp Canh Thân, nên biết đó là mệnh đại phú đại quý.

Dựa trên phân tích đó, chúng ta xét đại vận và lưu niên có liên quan:

Vận Kỷ Dậu, Mậu Thân từ năm 1894 - 1913, thiên can Mậu, Kỷ là tỷ kiếp, địa chỉ Dậu, Thân là thực thương, trước tỷ lại hành thực thương là hỷ vận. Thực thương là sao học hành, từ nhỏ thành tích học tập tốt, có thể thuận lợi thi vào trường quân quan, lại được đi du học ở Nhật Bản.

Vận Đinh Mùi, từ năm 1914-1923, Mùi vận tỷ kiên là vượng địa, can chi đều là hỷ. Nhưng trong đó có lưu niên năm 1920, 1921 là Canh Thân, Tân Dậu, lại thêm mệnh có hai Canh, hình thành ba Canh hoặc hai Canh một Tân, mệnh không thấu tài, vì thế mà thương thực quá nhiều quá vượng mà khắc quan, là kỵ vận; nên đã bị thua lỗ lớn trong vụ đầu tư cổ phiếu tại Thượng Hải.

Năm Quý Hợi Thủy vượng, năm 1923, can chi của dụng thần đều đáo vị, phát tài lại sinh quan, nên tháng 2 năm đó được phong làm tổng tham mưu trưởng, tạo thành bệ phóng vững chắc phát tài sinh quan cho Tưởng Giới Thạch.

Vận Bính Ngọ, 1924-1933, là Bính Ngọ vượng ấn vận.

Vốn thân vượng, ấn cục vượng lại tới vận ấn vượng, là vượng nhân tới vượng phương, tất là không tốt, bị mờ tôi. Nhưng cục đó lại có Kỷ tới Ngọ, Thổ vượng, khi bước vào ấn vượng vẫn là vượng kiến hóa ấn, hai thương quan lại hóa kiếp lưu thông, nên ấn là hỷ vận. Năm Giáp Tý 1924, Tý Thủy sinh Giáp Mộc; quan, ấn tượng sinh hữu tình, đồng thời năm Tý Thủy vượng, dụng thần vượng địa, nên ngày 2 tháng 5 trở thành hiệu trưởng trường quân đội Hoàng Phố kiêm là người đứng đầu đệ nhất quân. Từ đó mà việc bồi dưỡng lực lượng cốt cán của Tôn Trung Sơn cũng như các quyết định quan trọng của trường đều chuyển thành Tưởng Giới Thạch năm giữ. Đó quả thực là nền tảng vô cùng chắc chắn cho Tưởng Giới Thạch.

Năm Bính Dần 1926 chính ấn, quan vượng vận là hỷ, quan, ấn tượng sinh hữu tính, chính là thời cơ rất tốt để nắm quyền. Vì thế ngày 5 tháng 6 đã ngồi ở vị trí tổng tư lệnh quân Cách mệnh quốc dân, tiến hành Bắc phạt.

Năm Đinh Mão 1927, hiệu thần hành sát địa, đối với nhật chủ bất lợi, nên ngày 13 tháng 8 bị bức bách từ chức.

Năm Mậu Thìn 1928, kiếp tài vượng vận. Thân vượng lại hành kiếp vượng vốn là kỵ, nhưng vì mệnh có hai Canh có thể hóa kiếp sinh tài, kiếp ky lại trở thành nguồn của tài, nguồn của tài chảy mãi, có thương quan lưu thông trầm ổn, tài có thể sinh quan, rất tốt cho nhật chủ, nên ngày 4 tháng 2 lại khôi phục chức tổng tư lệnh quân Cách mệnh. Ngày 31 tháng 3, lần thứ hai Bắc phạt.

Năm Tân Mùi 1931, thực thần tiến khí, mệnh không thấu tài, thương thực hỗn tạp mà chế quan. Thân vượng quan bị chế là kỵ; vì thế ngày 15 tháng 12, lần thứ hai phải từ chức.

Năm Nhâm Thân 1932, dụng thần thấu can lại hành vận tài trường sinh, tài vượng sinh quan là hỷ, nên ngày 21 tháng 1 lại được phục hồi nguyên chức. Lần khôi phục chức vụ này, nếu giải thích như thế thì rất phù hợp với mệnh lý, nhưng với tư cách là một nhà nghiên cứu mệnh lý, không thế quá hàm hồ, nên chúng tôi phải phân tích cặn kẽ.

Ngày 5 tháng 2 năm 1932 lập xuân, cách năm Nhâm Thân khoảng nửa tháng.

Ngày 21 tháng 1 vẫn là năm Tân Mùi, chính là năm phải từ chức.

Xét vận của năm đó, về mệnh lý vẫn là không thông, chỉ có thể dùng lý luận “vận xấu tuy đã qua nhưng vẫn lưu lại tại ương, vận tốt tới trước báo tin mừng” để giải thích.

Vận Ất Tị, từ năm 1934-1943, sát vận ấn vượng địa, sát ấn tượng sinh là tốt. Năm Bính Tý 1936, ấn vận tử địa, ngày 12 tháng 12 năm đó, trong cuộc binh biến tại Tây An, Tưởng Giới Thạch bị Trương Học Lương và Dương Hổ Thành bắt giữ, đã gây ra chấn động lớn. Điều này chỉ có thể giải thích rằng ky thần Canh Tý, tháng Canh Tý thấu mà khắc quan gây ra.

Vận Giáp Thìn, từ năm 1944 tới năm 1953, chính quan thân vượng vận là hỷ, năm 1949 Kỷ Sửu, ngày 21 tháng 1 Tưởng Giới Thạch lần thứ ba phải từ chức, kỳ thực lúc đó vẫn thuộc năm Mậu Tý (năm đó ngày 4 tháng 2 lập xuân).

Thân kiếp hành tử địa, hoặc còn nói là Ất Tị đại vận và Mậu Tý lưu niên tương chiến, tuế-vận phạt nhau mà ra (Ất Mậu tương khắc, Tý-Tị tương khắc).

Vận Quý Mão, Nhâm Dần, từ năm 1953-1973, tài vận quan vượng địa, thân vượng tài phú tương sinh là hỷ. Hơn 20 năm hỷ vận. Tới đây hẳn đã rõ một điều: mệnh luận hỷ, kỵ, chủ yếu là xét về tài phú, chức vị, địa vị của bản thân người đó, còn như quốc vận tuy có liên quan tới mệnh vận của người đó, nhưng vẫn là luận phân biệt, cho dù đó có là người đứng đầu nhà nước. Nếu không, kể từ khi Tưởng Giới Thạch nắm quyền, trong nước thì nội chiến, bên ngoài thì chiến tranh, mà vận của Tưởng Giới Thạch, bắt đầu từ vận Bính Ngọ, đó là lúc quân Nhật Bản xâm lược Đông Bắc, Trung Quốc thất thế, quốc vận vô cùng xấu.

Nếu tính hết vào chủ vận như thế thì liệu Tưởng Giới Thạch còn gì để mà nói là mệnh tốt hay không? Đồng thời, chiến tranh giải phóng, Tưởng Giới Thạch bại trận phải chạy tới Đài Loan, lúc đó còn là vận tốt hay không?

Nếu quốc vận và mệnh vận cá nhân tách biệt, thì cho dù có tới Đài Loan, xét từ cá nhân Tưởng Giới Thạch, tài phú, địa vị vẫn không bị ảnh hưởng. Từ góc độ này mà nói, mệnh vận cá nhân vẫn là tốt. Chính vì thế mà Tưởng Giới Thạch mới được coi là mệnh đại phú đại quý.

Vận Tân Sửu 1974-1983, Sửu sinh Kim, Tân Kim thực thần vượng vận, thương thực hỗn tạp vượng khắc quan, thương thực đều nhập mộ là kỵ, Tân Kim lại là kỵ thân, lưu niên Ất Mão sát vượng, thương-sát hỗn chiến, thái tuế Ất Mộc khắc nhật can Kỷ Thổ. Đồng thời nhật can Kỷ Thổ khắc đại vận Tân Sửu Thổ, lưu niên Ất Mão trong vận Tân Sửu có Thủy. Như thế là nhật chủ, đại vận, lưu niên, ngũ hành và nạp âm đều tương chiến, thân vượng thương quan nhập mộ, nên ngày 5 tháng 4 năm 1975 Tưởng Giới Thạch qua đời tại Đài Loan.

Mệnh vận cả đời của Tưởng Giới Thạch, chúng tôi căn cứ theo nguyên lý mệnh học mà phân tích, từ lý luận tới thực tiễn, hoàn toàn thống nhất; còn các sách mệnh khác, hoặc là lấy dụng thần Hỏa, hoặc lấy thương quan bội ấn, đều chỉ luận Bính Ngọ đại vận là hỷ mà phát, nên Bính Ngọ đại vận hai lần gặp chuyện không may phải từ chức, đều tránh không đề cập đến. Đồng thời, nếu nói dụng Hỏa, vì sao không chết vào năm Nhâm Tý 26 tuổi, đó là lúc Thủy vượng mà Hỏa tử tuyệt, Hỏa có thể tránh được đại kiếp đại nạn đó không? Vì sao không chết năm Nhâm Tý? Đó là điều trái ngược hoàn toàn trong thực tế khi lấy Hỏa làm dụng thần.

Qua việc phân tích mệnh lý của Tưởng Giới Thạch, và tuế, vận liên quan, chúng ta có thể thấy:

*Lý luận về Kim thần cách là không thể thành lập được.

*Phân tích bất cứ mệnh cục nào, kể cả bát tự cho nhân vật nổi tiếng, nhất định phải lấy nguyên tắc lý luận của mệnh lý học làm chủ đạo, tuyệt không thể dùng lịch sử của các nhân vật nổi tiếng để mà thay đổi mệnh lý. Nếu thế sẽ gây ra sai lầm cho mệnh lý, không ứng nghiệm trong thực tiễn. Lý luận sai sẽ để lại hậu họa vô cùng lớn cho thế hệ sau.

Điều làm cho mệnh lý học vàng thau lẫn lộn, thật giả phức tạp, không thể đi vào con đường khoa học chính đáng, là vì khi phân tích bát tự của những người nổi tiếng, hầu hết các sách tướng số đều phạm lỗi lầm trên; nguy hiểm hơn là, để cho phù hợp với thực tế mà các nhân vật nổi tiếng đã trải qua, hầu hết đều tùy ý thay đổi giờ sinh, nên mệnh lý học tới nay khó mà được giới khoa học thừa nhận.

Không có tiêu chuẩn khách quan, tính tùy ý của người đoán mệnh lại lớn, nên vừa làm lý luận của mệnh học hỗn tạp, lại vừa khiến người sau không biết nên làm như thế nào, thật sự để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích mệnh tạo của Tưởng Giới Thạch, chúng tôi rất mong đồng nghiệp và bạn đọc lưu ý tới điều này. Bất cứ môn học nào cũng thế, cần phải thực sự cầu thị, kết hợp giữa lý luận và thực tế mới tránh khỏi tùy ý, chủ quan. Chỉ có như thế, mới giúp cho mệnh lý học, trải qua các thế hệ nghiên cứu, có thể trở thành một lý luận dự báo phù hợp với khoa học xã hội, trở thành một “cây” trong “rừng khoa học”. Tới đây chúng ta khái quát lại việc xét đoán các ví dụ trên:

Ví dụ 1 thực sự là một Kim thần cách tiêu chuẩn, tuy không có phú quý vang thiên hạ, cũng không có Hỏa vận, mà ngược lại vừa vặn là vận trình Thân, Tý, Thìn tam hợp Hỏa cục nên được mọi việc như ý. Ví dụ 2 là ví dụ ít phù hợp nhất Với tiêu chuẩn của mệnh Kim thần cách, tuy là nhân vật lớn vang danh thiên hạ, nhưng cũng phải đại vận Bính Ngọ Hỏa vượng mới phát, mà thực tế lại là lưu niên Thủy vượng giúp cho. Cũng chính là nói, ở ví dụ 1, lý luận và thực tế trái ngược; ví dụ 2 cũng lại là phát trong Hỏa đại vận. Những điều ấy đã biện luận để chứng minh cho:

*Lý luận Kim thần cách không thể thành lập.

*Cho dù có phù hợp với điều kiện của Kim thần cách cũng không thể xem mệnh theo Kim thần cách.

Lý luận Kim thần cách đã không thành lập, thì cách cục khác sẽ như thế nào? Chúng ta cùng xem qua thực tế.

Trong quá trình nghiên cứu cách cục khác, chúng tôi không ngừng xét các ví dụ mới; để tiện cho phân tích, chúng ta cùng xét lại tứ trụ trong ví dụ 1.

Giờ Kỷ ngày Giáp, Giáp Kỷ hợp Thổ, sinh ở tháng Thìn là vượng, chỉ có Ngọ, Tị thấu Bính, Hỏa vượng lại tam hợp Hỏa cục sinh Thổ, ngoài ra Mộc trong Giáp, Ất khắc chủ, hoàn toàn phù hợp với Giáp, Kỷ hóa Thổ cách.. | Theo lý luận về hóa khí cách, thường lấy hóa thần làm dụng, tức là lấy Thổ làm dụng thần trong ví dụ trên, nhưng không phù hợp với thực tế của chủ mệnh. Phần trước chúng ta đã biết, mệnh này thực thương tại quá vượng mà thân nhược. Thân nhược hợp nghịch lưu, lấy Quý Thủy chính ấn sinh thân chế thực làm chủ đạo. Hóa Thổ cách dụng Thổ, thân nhược thực nhiều, dùng Thủy ấn. Thổ và Thủy, Thủy ở trên vô tình. Mà trong thực tế là Thân, Tý, Thìn vận là tốt nhất. Cũng chính là nói, dụng Thủy phù hợp với thực tế, dùng Thố cũng không đúng. Nên là hóa Thổ cách không thể thành lập.

Năm Tháng Ngày Giờ
Quý Tị Bính Thìn Giáp Ngọ  Kỷ Tị 

Ngoài ra, mệnh này trong Thìn tàng Thủy, can năm Quý Thủy lại thấu xuất, có thể gọi là chính ấn cách. Theo lý luận của ấn là: "phàn cách hợp vượng, có có ấn thụ hợp nhược", thế thì mệnh này hợp nhược cũng chính là hợp thực thương tài vượng vận tốt, mà thực tế là hợp ấn thụ và tỷ kiên, cũng không phù hợp với lý luận của ấn cách. Nguyên nhân tận cùng, là ấn thụ cách thực sự là ấn nắm quyền mà thân vượng, đương nhiên cũng là hợp nhược vận. Mệnh này ngày Giáp sinh tháng Thìn, thiên tài là chủ, nhật can thấu xuất Kỷ Thổ, thực sự là tài cách, nói ấn thụ là giả, chỉ có thể gọi là giả ấn cách mà thực sự là chân tại cách. Thân nhược tài cách thực thương nhiều, lấy ấn sinh thân chế thực thương là dụng thần, hoàn toàn phù hợp với mệnh lý.

Qua đó ta có thể thấy: *Mệnh này không thể nói là hóa khí cách.

*Mệnh này không thể nói là ấn thụ cách, không đương quyền, nên chỉ có thể là giả ấn.

*Mệnh này chỉ có thể là tài cách, tài trong nguyệt Kim đương quyền.

*Mệnh này không thể là Kim thần cách (phần trên đã đề cập).

Qua sự phân tích ở trên, chúng ta sẽ cùng xét tới tình huống giống nhau để thành lập cách cục.

Trước hết chúng ta cùng xem phần ngoại cách:

*Kim thần cách: cả hai ví dụ trên đều không thể thành lập được.

*Hóa khí cách: không có. Lại xét chính cách:

Ví dụ 1 là giả ấn thụ cách không thể thành lập; lập thành tài cách (tài là chủ khí của nguyệt lệnh).

Ví dụ 2 nguyệt kiếp thành lập, là chủ khí của nguyệt lệnh. Thiên ấn cách và giả thương quan cách đều thành lập.

Qua sự thống nhất đó, chúng ta cùng xét đặc điểm của quy luật:

Ngoại cách đều không thể thành lập, cho dù là kim thần cách hay là hóa khí cách. Chính cách hầu hết là được. 

Nguyệt lệnh chủ khí chọn cách, hoặc nguyệt lệnh thứ khí chọn cách đều được.

Theo sự phân tích đó, đối với cách xem cách cục, chúng tôi đưa ra kết luận như sau:

Cách phân loại cách cục của các sách mệnh lý học truyền thông, không có quan hệ nhiều lắm tới sự suy diễn vận, không có sự liên hệ nội tại thiết yếu, nhất là ngoại cách. Nếu nghiên cứu mệnh cục theo từng loại, từ đó tìm ra các quy luật đại diện cho từng loại hình để áp dụng trong thực tiễn, đó là điều đáng quý. Trên góc độ này, cách cục truyền thống chỉ là lưu lại chủ khí và thứ khí của nguyệt lệnh để phân thành thập chính cách là được, tất cả các ngoại cách khác, nhất là cách cục kỳ dị đã trình bày ở trên, là không cần thiết, có thể bỏ đi, không cần dùng.

Các cách cục đa dạng đó, thực chất chỉ làm nhiễu loạn lý luận mệnh lý học, làm cho người học trở nên hồ đồ, không biết tin vào đâu, theo cái gì. Mà nguyên nhân suy cho tới cùng, chính là vì nhiều loại quá, lại không suy xét trên nội dung kết cấu của mệnh cục, trừ thập chính cách và tòng hóa cách là có đạo lý nhất định ra, các cách cục kỳ dị khác, đều dựa vào một đặc điểm nào đó trong mệnh mà đặt tên, không thể trở thành các yếu tố đặc trưng, chủ yếu để đại diện cho một hệ các tứ trụ, nên là, lập luận của từng loại cách cục đó, hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc, tinh thần của mệnh lý học, có cái thậm chí là trái ngược hoàn toàn. Chính vì thế, dùng nó để luận mệnh, cùng với thực tế của chủ mệnh, là hoàn toàn trái ngược.

Do đó, chúng tôi cho rằng, phân loại mệnh cục để nghiên cứu là điều nên làm, nhưng cách phân loại, thì nhất định phải theo thực chất, nội dung kết cấu của tứ trụ bát tự, như thế mới có thể tìm ra các đặc điểm mang tính quy luật, từ đó để chỉ đạo thực tiễn việc suy mệnh đoán vận. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng, cách cục của mệnh học, có thể phân thành hai loại, chín dụng như sau:

(1). Thân vượng ấn nhiều cách, thường là lấy tài tình làm dụng thần.

(2). Thân vượng thân (hoặc là tỷ kiếp) trùng cách. Không thể chế thì lấy thực thương làm dụng thần; có thể chế thì lấy quan sát làm dụng thần.

(3). Thân nhược tiết (thực thương nhiều cách, lấy ấn thụ là dụng thần. .

(4). Thân nhược tài nhiều cách, lấy tỷ kiếp làm dụng thần.

(5). Thân nhược chế (quan sát) trùng cách, không thể chế thì lấy ấn làm dụng thần; có thể chế thì lấy thực thương làm dụng thần,

Cái gọi là có thể chế, là để chỉ ky thần tuy nhiều nhưng không đường lệnh, mà thần chế kỷ thần vượng, khỏe, đầy đủ, chế có lực, đó gọi là có thể chế được. Không thể chế được, là để chỉ kỵ thần nhiều lại đường lệnh, thần chế kỷ thần hưu tù vũ khí, không những không chế được, mà lại cưỡng chế sẽ khiến ky thần bùng nổ, nguy hại đối với dụng thần và nhật chủ càng lớn hơn, như thế là chế vô lực lại thêm họa, đó là không thể chế, chỉ có thể lấy hóa, tiết kỵ thần làm dụng.

*Cách đặc thù:

(1). Tòng hóa cách: thông thường lấy tòng thần và hóa thần làm dụng. Một số ít mà thần tàng hóa quá vượng, lấy thần tiết tòng hóa làm dụng. Thần tàng hóa mà quá nhược, thì lấy thần sinh tòng hóa làm dụng.

(2). Nhất hành thành tượng cách: theo tàng hóa cách chọn dụng. Thông thường lấy thực thần hoặc thương quan làm dụng thần.

(3). Lưỡng hành thành tượng cách: lưỡng hành tương sinh thành tượng thì lấy nhược thần làm dung: lưỡng hành tương chiến thành tượng thì lấy thần thông quan làm dụng.

(4). Toàn tượng cách: tam thần hoặc nhiều hơn tam thần thành tượng, đó là toàn thân cách. Tình huống cách cục này tương đối phức tạp, cần xem tổ hợp cụ thể của bát tự, sinh, khắc, chế, hóa thế nào để đưa ra phân tích kỹ lưỡng.

Toàn tượng cách, kỳ thực có thể đưa vào cách phổ thông, nhưng vì nó tương tự với nhất hành thành tượng cách, lưỡng hành thành tượng cách, xét từ góc độ hình tượng thì có thể đưa vào cách đặc thù.

Phương pháp phân loại này, một là lấy thực chất nội tại của mệnh cục làm căn cứ, có thể tổng kết các đặc điểm mang tính quy luật của các dạng cách cục, có lợi cho chỉ đạo thực tiễn; hai là phân loại ít, tổng cộng chỉ có chín dạng, tiện cho nghiên cứu, người học cũng dễ dàng nắm bắt được..

Các kiến giải về mệnh cục trên đây, cũng chỉ là cách nhìn bước đầu của chúng tôi, cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể hai loại chín dạng, vì thế chúng tôi chỉ dám gọi là “mạn đàm”. Gọi là “mạn đàm” cùng là vì muốn thay đổi, đơn giản hóa hệ thống mệnh học, để phù hợp với tính khoa học. Cũng chính là nói, bỏ bớt những nội dung rối rắm không cần thiết trong mệnh lý học truyền thống, làm giảm bớt gánh nặng không cần thiết cho người học, giúp cho người học nghiên cứu, nắm bắt, phát triển nhanh hơn. Cũng giống như trên một cơ thể khỏe mạnh mọc ra một khối thịt thừa lớn, hành động rất bất tiện, nên đến bệnh viện để bỏ đi, như thế hoàn toàn có lợi lớn cho sinh hoạt và công việc của bản thân.

Còn về hai loại chín dụng cách cục, chúng tôi mong rằng sẽ có cơ hội khác được trình bày với bạn hữu.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm