Nhập cách Bát tự tổng hợp cách cục trong Bát tự

Trong mắt các nhà nghiên cứu tướng số, tuy Bát tự xác định giờ được sinh ra của mọi người rất đa dạng, phức tạp, nhưng tóm lại đều có một cách cục chi phối toàn cục. Đây chính là nguồn gốc của nhập cách Bát tự.


Về phương pháp nhập cách Bát tự, thông thường đều lấy Thiên Can ngày tiêu biểu cho bản thân là chính, sau đó phối hợp với trụ tháng, trụ năm nhưng trong đó trụ tháng là quan trọng, nếu gặp Quan thì xem Tài (Tài có thể sinh Quan), gặp Tài thì xem Sát (Tài có thể sinh Sát), gặp Sát thì xem Ấn (Ấn có thể hóa Sát), gặp Ấn thì xem Quan (Quan Ấn tương sinh).
Có bài ca rằng:

Một Quan hai Ân ba Tài cây, bốn Sát năm Thực sáu Thương Quan Lập pháp xem ký sinh tử trước, tốt xấu sang hèn sẽ xem sau.

Như đã nói ở trước, trong các sách tướng số, cách cục của mệnh được chia thành hai loại là chính cách và biến cách. Nói chung gọi Quan, Sát, Ấn, Tài, Thực, Thương là chính cách, còn lại là biến cách. Sau đây, xin chọn ra vài ví dụ tiêu biểu trong sách tướng số có liên quan đến cách cục Bát tự.

Chính cách

Cách đoán định bố cục chính cách đã nói đến trong phần “Cách xem Thiên Can ngày sinh, mệnh cục và Hình, Xung, Hóa, Hợp của Can Chi”. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra phân tích một số cách cục tiêu biểu.

1. Chính Quan cách

Chính Quan là chính khí của trời đất, thể hiện lòng trung thành, uy tín, tuy rằng việc tề gia trị quốc là công việc vất vả nhưng công lớn. Trong Bát tự, Chính Quan chỉ cần xuất hiện ở một vị trí là đủ, đồng thời vị trí này nên ở vào trụ tháng, tránh gặp Hình Xung. Nếu như Quan Tinh quá nhiều, hoặc Quan, Sát (Thiên Quan) hỗn tạp, hoặc vị trí của Quan lệch khỏi trụ tháng, hoặc Quan Tinh gặp Xung, thì sẽ khó mà nhập cách. Vì thế, sách tướng số nói: “Chính khí Quan Tinh, kiêng kỵ Hình Xung, nhiều thì phải xem đến Sát, ở một vị trí là vừa.” Nếu như thân hưng vượng mà ở trụ giờ có thêm Tài Tinh thì lại càng quý hơn.

Nhập cách Bát tự

(năm) Quý Mùi (tháng) Ất Mão (ngày) Mậu Dần (giờ) Nhâm Tý

Trụ tháng là Ất Mão, Ất Mộc trong Mão xuất hiện ở Thiên Can, vì vậy lấy Ất Mộc để đoán định cách cục. Do Ất Mộc là Chính Quan khắc nhật chủ Mậu Thổ, mà Nhâm Tý ở trụ giờ là Tài Tinh của Mậu Thổ nên đây là Tài, Quan tương sinh, vì vậy mà lấy làm | Chính Quan cách. Nhưng đáng tiếc là trong cách cục này Tài Quan quá hưng vượng còn bản thân thì hơi yếu, may mà ở sơ vận và trung vận có Ấn Thụ, Tỉ, Kiếp giúp thân hưng thịnh, vì vậy có thể giao phó cho Tài Quan.

2. Thiên Quan cách

Thiên Quan chính là cách gọi của Thất Sát bị áp chế. Nếu trong Bát tự xuất hiện đồng thời Thiên Ấn, Thiên Tài, có Sát Tinh cân bằng thì đây là mệnh đại phú quý. Còn nếu Thất Sát bị áp chế quá mức; hoặc trong Bát tự, Quan Sát hỗn tạp, thì sẽ từ quan mất chức, có thể phải mất mạng. Hành vận đi vào vùng Sát, mệnh chủ không chết cũng gặp nghèo khó. Ngoài ra, nếu Thiên Can của trụ ngày không có chỗ dựa mà gặp Sát Tinh áp chế, hoặc Sát Tinh nặng ẩn trong Địa Chi trụ ngày của bản thân thì mệnh chủ có khả năng bị Sát Tinh khắc chết. Ví dụ, người sinh vào ngày Ất Dậu, Dậu là Tân Kim khắc Ất Mộc nên là Sát Tinh, lúc này nếu trong trụ năm, trụ giờ lại không xuất hiện Can Chi để áp chế hoặc hóa giải Sát thì đây là mệnh rất xấu.

Nhập cách Bát tự

(năm) Bính Dần (tháng) Mậu Tuất (ngày) Nhâm Tuất (giờ) Tân Sửu

Trụ tháng là Mậu Tuất, Mậu Thổ trong Tuất xuất hiện ở Thiên Can tháng, vì vậy lấy Mậu Thổ làm cách cục. Bởi Mậu Thổ là Thất Sát khắc nhật chủ Nhâm Thủy, mà Giáp Mộc trong Địa Chi năm Dần lại áp chế Thất Sát Mậu Thổ, “Thất Sát bị áp chế thì trở thành Thiên Quan”, vì vậy mệnh này thuộc Thiên Quan cách. May mà Thiên Can giờ là Tân, là Chính Ấn sinh ra Nhâm Thủy nên nhật chủ được giúp đỡ, vì vậy đây là mệnh quý do sự trung hòa. Nếu Thất Sát trong trụ không bị áp chế thì mệnh này đã thuộc về cách cục Thất Sát.

3. Thất Sát cách

Trong mệnh cục, Thất Sát là vị thần khắc bản thân, cần bị áp chế mới tạo thành phúc. Tuy trong sách tướng số có nói “Thất Sát bị áp chế thì trở thành Thiên Quan” nhưng khi lấy cách cục cũng không phân biệt rõ ràng như vậy.

Nhập cách Bát tự

(năm) Kỷ Tỵ (tháng) Đinh Mão (ngày) Bính Ngọ (giờ) Nhâm Thìn

ở đây giờ Nhâm Thủy khắc tự thân Bính Hỏa là Sát, nhưng xung quanh chẳng thiếu gì Thổ áp chế Thủy, có thể nhận thấy các cách “Thất Sát”, “Thiên Quan” vốn cũng không phân biệt một cách rõ ràng. Cho nên cũng có những loại sách tướng số gọi chung là Thiên Quan cách hoặc Thất Sát cách.

Dựa theo nguyên tắc “chỉ một vị trí ở trụ giờ là quý”, tất cả những cách cục Thất Sát tốt thì vị trí của Thất Sát phải ở trụ giờ, và chỉ một vị trí, không được nhiều hơn. Ví dụ, ở trụ giờ xuất hiện Thất Sát mà ở các trụ năm, tháng, ngày cũng xuất hiện Thất Sát thì không những không quý mà ngược lại còn khổ cực, vất vả. Đối với cách cục Thất Sát “ở vị trí trụ giờ là quý” thì chỉ cần bản thân hưng vượng và có chế phục, thì Hành vận đi vào vùng Vượng Thất Sát nhất định sẽ giàu sang. Ngược lại, nếu Thất Sát trong mệnh không bị áp chế, trở thành Thất Sát cách thật sự, lúc này chỉ cần vào vận Thất Sát bị chế phục thì số mệnh cũng có thể giàu sang, còn không, khi vận đi vào vùng Sát hưng vượng mà không bị áp chế sẽ khó tránh khỏi tai họa.

4. Ấn Thụ cách

Ấn Thụ là cái sinh ta; người có cách cục này mà thân hưng vượng là phúc; trong Tứ trụ tốt nhất nên xuất hiện Quan Tinh, Thất Sát và trong vận nên có Quan, Sát bởi Quan, Sát có thể sinh Ấn. Kỵ nhất là trong trụ xuất hiện quá nhiều Tài, vì Tài có thể khắc Ấn. Còn nếu Tứ trụ đều là Ấn, thì Ấn Thụ thái quá cũng không tốt, vì vậy người mệnh này sẽ cô độc.

Nhập cách Bát tự

(năm) Quý Mùi (tháng) Ất Mão (ngày) Bính Tý (giờ) Quý Tỵ

Trong Bát tự, trụ tháng Ất Mão có hai Ất Mộc, đều là Ấn Thụ của bản thân Thiên Can ngày Bính Hỏa, mà xét theo 12 cung Ngũ Hành thì Thiên Can ngày Bính rơi vào trạng thái Thai, trời đất giao khí, mây khói mù mịt, tạo ra sự vật, nên càng cần có Ấn Thụ để thúc đẩy tạo thành. May mắn là hai Quan Tinh Quý Thủy xuất hiện trong trụ năm, trụ giờ nên đã làm tăng thêm lợi thế cho cách cục Chính Ân này.

5. Chính Tài cách

Trong cách cục này, Chính Tài hợp nhất là có Ấn Thụ thân hưng vượng; kỵ Quan Tinh, Thiên Ân, hoặc thân yếu mà có Tỉ Kiên, Kiếp Tài. Sở dĩ kỳ Quan Tinh là vì sợ Quan Tinh trộm mất Tài khí; nhưng nếu trong Chính Tài cách có Quan Tinh mà trong Đại vận lại có Tài vượng sinh Quan, thì có thể thêm giàu có. Ngược lại, nếu trong trụ có nhiều Tài mà thân yếu thì lại sợ gặp Đại vận Tài vượng sinh Quan, vì như vậy tai họa sẽ giáng xuống. Lúc này, Tài thần nên ẩn không nên hiện, ẩn thì giàu có sung túc; hiện thì nghèo khổ, trôi nổi; Hành vận nếu lại gặp Tỉ Kiên, Kiếp Tài thì không những tán gia bại sản mà còn có thể mất mạng. Ngoài ra, thân mạnh mẽ, Tài vượng, nếu gặp Tài thì cần phải có Sát, nếu gặp Quan thì càng tốt, vì vậy mà sách tướng số cho rằng “mệnh có Tài ẩn Quan hiện là quý”.

Nhập cách Bát tự

(năm) Nhâm Thân (tháng) Bính Ngọ (ngày) Giáp Ngọ (giờ) Nhâm Thân

Ở Bát tự này Kỷ Thổ trong Địa Chi tháng Ngọ là Chính Tài của nhật chủ Giáp Mộc, mà Địa Chi ngày cũng có Tài, vì vậy khi chọn cách cục nên coi là Chính Tài cách. Lại thêm Nhâm Thủy, Thân Kim trong trụ năm và trụ giờ là Ân Thụ sinh ra Giáp Mộc và Thất Sát áp chế Giáp Mộc; gặp Tài xem Sát” là phương án tốt nhất của sự trung hòa đối với Ân vương sinh Tài.

6. Thiên Tài cách

Cũng giống như Thất Sát cách, nếu Thiên Tài xuất hiện ở trụ giờ thì chỉ cần một vị trí, còn trong ba trụ còn lại không nên xuất hiện thêm nữa. Thiên Tài ở vị trí giờ kỵ gặp Xung, nếu vận đi vào vùng Tài hưng thịnh sẽ gặp nhiều phúc.

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Dần (tháng) Ất Dậu (ngày) Giáp Tý (giờ) Mậu Thìn 

Địa Chi Thìn ở trụ giờ là Mậu Thổ thấu khí thông căn, vì vậy lấy Thiên Tài Mậu Thổ làm cách cục. Vào Thiên Tài cách, ngoài việc hợp với tài vận, sợ gặp Xung ra, còn kỵ rơi vào vận Dương Nhẫn, Bại Tài và Kiếp Tài, vì nếu như vậy thì Thiên Tài sẽ bị phân tán và cướp hết nên chẳng đem lại lợi ích gì.

7. Thực Thần cách

Thực Thần nếu xuất hiện trong trụ tháng thì chỉ cần ở một vị trí, đồng thời bản thân phải hưng vượng, vì Thực Thần có thể sinh Tài, nếu bản thân suy yếu thì sẽ khó mà khắc Tài. Đối với người nhập Thực Thần cách thì trong Tứ trụ kỵ Ấn Thụ, Quan Sát, TỈ Kiên, Kiếp Tài bởi chúng sẽ là tai họa. Nếu Đại vận đi vào vận Thực Thần tài vượng thì có thể phát phúc.

Nhập cách Bát tự

(năm) Kỷ Mùi (tháng) Mậu Thìn (ngày) Mậu Thìn (giờ) Canh Thân

Tuy rằng trong Bát tự Thực Thần xuất hiện ở Thiên Can giờ, nhưng do có đủ thế mạnh nên có thể lấy nó làm cách cục Thực Thần vì bản thân Mậu Thổ sinh vào tháng 3, là tháng cuối mùa xuân, Thổ đúng mùa nên thân vượng.

8. Thương Quan cách

“Thương Quan gặp Quan, tai họa trăm bề", vì trong Dụng thần, Thượng Quan là khắc tinh của Chính Quan nên nếu như quan đến làm tăng thêm sự hưng vượng thì tai họa không thể lường hết, vì vậy khi vào Thương Quan cách thì Thượng Quan nhất định phải “Thương tận” (trong Tứ trụ không có quan Tinh) mới tốt. Trong Bát tự nếu Thương Quan nhiều, có Tài Tinh thì khi vào vận thân vượng hoặc Tài vượng đều giàu sang cả. Các nhà nghiên cứu tướng số cho rằng: “Thương Quan là cái tình của kẻ tiểu nhân; hợp với Tài mà đố kỵ Quan; vào vận Tài, sinh giàu sang.” Ngoài ra, có Thương Quan, thân vượng mà không có Tài sẽ là điềm dữ, người này nếu gặp phải vận quan thì sẽ gặp họa lớn, cần nhanh chóng thoát thân từ chức. Thương Quan chỉ thích hợp với Tài vượng thân vượng; nếu Hành vận vào vùng Tài Suy và Tử Tuyệt thì Tài sẽ bị mất đi, lại không được Lộc, nếu không thất bại thì cũng xém chết.

Nhập cách Bát tự

(năm) Giáp Dần (tháng) Canh Ngọ (ngày) Bính Ngọ (giờ) Giáp Ngọ

Trong Bát tự này, Kỷ Thổ trong Địa Chi tháng Ngo là Thượng Quan do nhật chủ Bính Hỏa sinh ra. Do trong cách cục hoàn toàn không có Quan Tinh Quý Thủy, lại thêm Thương Quan nhiều, Thiên Can tháng xuất hiện Tài Tinh Canh Kim, nhật chủ là Bính Ngọ, mà Ngọ là vùng Đế Vượng của Bính, vì vậy đây là mệnh giàu sang có phúc.

Mỗi chính cách kể trên lại có thể tạo ra một số cách cục khác, như chính Quan cách có thêm Sát gọi là Quan Sát cách, có thêm Ấn gọi là Quan Ân cách, có thêm Tài gọi là Tài Quan cách; Thiên Quan hoặc Thất Sát cách có thêm Ân gọi là Sát Ân cách, có thêm Tài gọi là Tài Sát cách; Ấn Thụ cách có thêm Quan gọi là Quan Ấn cách, có thêm Sát gọi là Sát Ân cách; Chính Tài, Thiên Tài cách có thêm Quan gọi là Tài Quan cách, có thêm Sát gọi là Tài Sát cách; Thực Thần cách dùng Sát gọi là Thực Thần chế Sát cách, dùng Tài gọi là Thực Thần sinh Tài cách; Thượng Quan cách lấy Ấn thì gọi là Thương Quan dụng Ấn cách, lấy Tài thì gọi là Thương Quan sinh Tài cách, lấy Kiếp gọi là Thượng Quan dụng Kiếp cách, lấy Thương gọi là Thượng Quan dụng Thương cách, lấy Quan gọi là Thượng Quan dụng Quan cách, ngoài ra còn có giả Thương Quan cách, v..

9. Quan Sát cách

Trong mệnh cục, nếu Quan, Sát hỗn tạp đều đúng mùa, mà ở Địa Chi có Ấn Thụ dẫn thông khí của Quan, Sát làm cho sinh hóa hữu tình, hoặc là lúc khi sinh ra đủ để giúp thân chống lại Sát thì sẽ giàu sang. Ngược lại, nếu ở Địa Chi không có Ấn Thụ dẫn thông khí hưng vượng của Quan, Sát và khí lại không quán thông, thì không nghèo khó cũng thấp hèn. Trong trường hợp Quan, Sát không đúng mùa thì không suy luận như trên.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Ngọ (tháng) Kỷ Mùi (ngày) Nhâm Thân (giờ) Tân Hợi

Mệnh này Quan và Sát đều đúng mùa, cùng hưng vượng, may mà ngày sinh thuộc vùng Trường Sinh, lại có Ấn Thụ dẫn thông khí của Quan, Sát, và trong trụ giờ được gặp Lộc Vượng, vì vậy đủ sức chống Quan, phá Sát; hơn nữa, vận sinh ở vùng Tây Bắc thuộc Kim Thủy, do đó, có thể đoán biết tuổi trẻ thi cử đỗ đạt, đường công danh xán lạn, không phải là hạng người phù phiếm.

10. Tài Sát cách

Trong cách cục, nếu Tài Sát đều đắc dụng hoặc cần dùng Tài thêm Sát thì gọi là Tài Sát cách. Khi vào cách cục này, bản thân phải khá mạnh mẽ, nếu không sẽ khó dùng được Tài Sát.

Trong cách cục, Canh Tân xuất hiện ba lần, Địa Chi hai lần vào vùng Lộc Vượng, vì vậy bản thân mạnh mẽ hưng thịnh, có thể đối phó với Tài Sát. Còn trong Thiên Can năm tuy xuất hiện Bính Sát, đắc Lộc nhưng do Canh Tân nguyên thần lại xuất hiện, vì vậy cần dùng Tài để sinh Sát mới tốt đẹp. Kết hợp với Hành vận, vận Thìn còn dư lại khí Mộc, tài năng mới chớm nở; vận Tỵ là Lộc Vượng của Hỏa, thi cử đỗ đạt; vận Giáp Ngọ, Ất Mùi, Mộc Hỏa đều hưng vượng, Tài Sát đắc thế, có thể làm quan lớn trấn giữ một phương.

11. Sát Ấn cách

Trong mệnh cục, Thất Sát quá nặng, thường cần có Ấn Thụ dẫn thông khí, hóa giải Sát sinh ra bản thân, vì vậy gọi là Sát Ấn cách hoặc sát trọng dụng Ấn cách.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Tý (tháng) Giáp Dần (ngày) Mậu Ngọ (giờ) Giáp Dần 

Mậu Thổ sinh vào tháng Dần giờ Dần, là dấu hiệu của Sát hưng vượng, thân suy yếu, may mà có Ấn Thụ trong Địa Chi Ngọ là Hỏa sinh ra bản thân mà hóa Sát, lại có Tài trong Địa Chi năm Tý Thủy sinh Dần Mộc mà không xung với Ngọ Hỏa, nên khi Hành vận vào vùng Hỏa Thổ (Hỏa sinh Thổ) ở hướng Nam sẽ hóa giải sát làm bản thân hưng vượng, sớm đỗ đạt, vang danh thiên hạ.

12. Thực Thần chế Sát cách

Trong mệnh cục, Thất Sát quá hưng vượng, lại không có Ấn Thụ hóa giải Sát, lúc này cần lấy Thực Thần làm Dụng thần để chế phục Thất Sát, không để Sát khắc chế quá mức, gọi là Thực Thần chế Sát cách.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Thìn (tháng) Mậu Ngọ (ngày) Nhâm Thìn (giờ) Giáp Thìn

Tứ trụ trong Bát tự đều là Sát, may mà bản thân Nhâm Thủy quán thông Thìn Khố, Thiên Can giờ thấu xuất Thực Thần, nên mọi cái xấu đều bị chế phục. Khi vào vận Quý Hợi, do Hợi là vùng Trường Sinh của Thực Thần Giáp Mộc và là vùng Lộc của nhật chủ Nhâm Thủy, nên thi cử đỗ đạt. Ở vận Giáp Tý, Thực Thần Giáp vận lại được trợ giúp, làm đến huyện lệnh nhưng Tý vận thì suy thần xung vượng nên không được Lộc.

13. Chế Sát thái qúa cách

Sát cần phải chế hóa mới có thể tốt lành và lấy làm Dụng thần được, nhưng khắc chế Sát quá mức thì Sát thần sẽ bị thương tổn, nếu lấy loại Sát thần này làm Dụng thần của bản thân trong mệnh cục thì sẽ không được tốt lắm.

Nhập cách Bát tự

(năm) Tân Mão (tháng) Mậu Tuất (ngày) Bính Thìn (giờ) Kỷ Hợi

Mệnh này chỉ gặp Sát ở trụ giờ, còn các Thực Thần lại cùng nhau áp chế; Địa Chỉ năm tuy có Ấn Thụ Mão Mộc áp chế Thực Thần nhưng lại bị Tân Kim che lấp hết; huống hồ sức Mộc vào mùa thu mỏng manh, khó khắc Thổ, may mà có Giáp Mộc trong Hơi áp chế Thực Thần để bảo vệ Sát nên Sát có thể dùng được. Đến vận Ất Mùi, Hợi, Mão, Mùi hợp thành Ấn Thụ Mộc cục, có thể áp chế Thực bảo vệ Sát, nên được danh tiếng vang dội. Vào vận Giáp Ngọ, do Ngọ là vùng Tử của Mộc, Giáp trong vận và Kỷ ở Thiên Can giờ lại hợp nhau hóa Thổ, nên bên ngoài gặp khó khăn, năm Kỷ Tỵ, do Tỵ xung với Hợi Thủy, vì vậy không được Lộc.

14. Thương Quan dụng Ấn cách

Thương Quan quá nặng, khí của nhật chủ bị trút quá mức, do đó dùng Ấn để bổ sung vào chỗ thiếu, khống chế Thương, hóa sinh bản thân, nên gọi là Thương Quan dụng Ấn cách.

Nhập cách Bát tự

(năm) Kỷ Sửu (tháng) Tân Mùi (ngày) Bính Dần (giờ) Kỷ Sửu

Nhật chủ Bính Hỏa, Can Chi của Tứ trụ Thương Quan trùng điệp, khiến cho nhật chủ trút khí quá mức, may mà Dần là cung Trường Sinh của Bính Hỏa, Giáp Mộc trong Dần lại là Thiên Ân, dùng để hóa sinh bản thân, áp chế Thương nhưng một mình Ấn cũng khó chống lại quá nhiều Thương, huống hồ lại gặp Tài Tinh Tân Kim trong Thiên Can tháng phá Ấn, do đó trong những năm đầu của Hành vận mệnh chủ sẽ gặp trắc trở. Sau đó, vào vận Đinh Mão, do Đinh Hỏa cướp mất Tân Kim, Mão Mộc phá Sửu Thổ, gọi là “có bệnh được thuốc” nên sẽ đỗ đạt cao. Tiếp đó ở vận Bính Dần, mọi việc đều thuận lợi, được làm quan to.

15. Thượng Quan dụng Tài cách

Kiếp Ấn đều quá nhiều, nhật chủ mạnh mẽ; do đó dùng để trút bớt khí của bản thân và phá Ấn, giúp cho mệnh cục Bát tự được ổn định.

Nhập cách Bát tự

(năm) Bính Thân (tháng) Mậu Tuất (ngày) Đinh Mão (giờ) Ất Tỵ

ở đây Thương Quan Hỏa Thổ (Hỏa sinh Thổ), Kiếp Ấn trùng điệp, bản thân nhật chủ mạnh mẽ, vì vậy mà lấy Tài Tinh Thần Kim trong Địa Chi năm làm Dụng thần. Người này sớm được gia tài của tổ tiên để lại; khi vào vận Tân Sửu, Thượng Quan sinh Tài, Tài Tinh được giúp đỡ nên lại càng làm ăn phát đạt. Sau đó, ở vận Nhâm Dần, bởi Dần vừa là vùng Tuyệt của Thân Kim, lại là vùng Trường Sinh của Bính Kiếp, hơn nữa do Dần Thân tương xung nên không được Lộc.

16. Thương Quan dụng Kiếp cách

Trong mệnh có Thượng Quan sinh Tài, Tài Tinh quá nặng, phá Ấn làm liên lụy bản thân, vì vậy mà cần dùng Kiếp áp chế Tài, đưa về trung hòa, đây chính là Thương Quan dụng Kiếp cách.

Nhập cách Bát tự

(năm) Quý Hợi (tháng) Tân Dậu (ngày) Mậu Thân (giờ) Kỷ Mùi

Nhật chủ Mậu Thổ, Thiên Can tháng Thượng Quan thông căn, Tài Tinh trong Can Chi năm hưng vượng, lại gặp Thương sinh ra nó, nên Tài Tinh quá nặng, lúc trẻ sẽ khó tránh khỏi chuyện khó khăn, trái ý. May mà có Kiếp Tài Kỷ Mùi ở Thiên Can giờ làm Dụng thần khống chế Tài Tinh; sau đó khi vào vận Đinh Tỵ, Bính Thìn thì Ấn vượng, Kiếp sinh, nên làm quan đến chức Châu mục, bổng lộc sung túc. Tiếc là ở vận Ất Mão, Quan Tinh xung khắc không yên nên bị cách chức về quê.

17. Thương Quan dụng Thương cách

Trong cách cục có Ấn hoặc bản thân mạnh mẽ, ắt phải lấy Thương quan trong vận hoặc trong mệnh làm Dụng thần trợ giúp thì mới có thể khiến cho cách cục cân bằng, đây gọi là Thượng Quan dụng Thương cách.

Nhập cách Bát tự

(năm) Ất Dậu (tháng) Mậu Dần (ngày) Quý Dậu (giờ) Quý Sửu

Quý Thủy sinh ở tháng Dần, Địa Chi Dậu Sửu ôm Kim, bản thân Ấn vượng, tất phải lấy Thương Quan Giáp Mộc trong Dần làm Dụng thần. Vào vận Ất Hợi, Mộc thuộc vùng Sinh Vượng, hương bảng đỗ đạt cao; sau đó vào vận Giáp Tuất làm đến chức Huyện lệnh. Sang vận Quý Dậu thì vận Quý vẫn còn tốt còn vận Dậu gặp phải ba Dậu,

Mộc non nớt mà Kim nhiều nên mất chức về quê. Nhìn chung vận này xấu ở chỗ Hỏa rất ít, nếu có Hỏa để áp chế Kim thì dù vận có vào vùng Kim Ấn cũng không phải lo gặp họa lớn.

18. Thương Quan dụng Quan cách

Sách có viết: “Thương Quan gặp Quan, tai họa trăm bề". Nhưng nếu trong cục có Tài hóa giải Thương, hoặc Thương Quan bị áp chế đủ để lấy Quan làm Dụng thần thì không những không có hại mà còn có điều vui nữa.

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Ngọ (tháng) Kỷ Mão (ngày) Nhâm Thân (giờ) Kỷ Dậu

Nhâm Thủy sinh ở tháng Mão, là dấu hiệu của Thương Quan Thủy Mộc (Thủy sinh Mộc). Điều đáng mừng là Quan Tinh thông căn Địa Chi năm, đồng thời Đinh Hỏa trong Ngọ là Tài, đủ để hóa Thương sinh Quan, mà Thượng Quan Mão Mộc lại bị Kim Ấn chế phục, thêm vào đó nhật chủ thuộc vùng Sinh Vượng, vì vậy đủ để lấy Quan làm Dụng thần. Ở vận Tỵ, Quan Tinh đi vào vùng Vượng, công danh rõ ràng như bẻ được cảnh quế trên cung trăng. Vận Nhâm Ngọ, Quý Mùi vẫn là vận Hỏa thuộc hướng Nam, làm quan nổi tiếng, lên chức Châu mục. Ở vận Giáp Thân, Ất Dậu, Kim đắc địa mà Mộc gặp vùng Tuyệt, nhưng Quan Tinh bị trút khí nên chịu chế ước, vì vậy mà trở về quê, vui nghiệp cầm thư cho đến cuối đời.

19. Giả Thương Quan cách

Trong cách cục Thương Quan đắc dụng mà Địa Chi tháng không nắm quyền, nên gọi là Giả Thương Quan cách.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Ngọ (tháng) Bính Thìn (ngày) Mậu Thìn (giờ) Tân Dậu

Mậu Thổ thông căn; trong Can Chi của năm tháng có Hỏa, Thổ dày đặc nên tất cả đều dựa vào Thương Quan trụ giờ thông căn thấu xuất Thiên Can. Trước năm 30 tuổi, vận vào vùng Hỏa Thổ, học hành gặp khó khăn, trắc trở. Vào vận Canh Thân, thăng tiến thuận lợi. Sau đó vào vận Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Thượng Quan sinh Tài, cuộc sống yên ổn, quan trường không có sóng gió.

Biến cách, các loại cách cục đặc biệt

“Biến cách” là một loại mệnh cách đặc biệt. Thông thường, nếu như Tứ trụ trong Bát tự phù hợp với điều kiện mệnh cục đặc biệt này thì được xem là biến cách chứ không phải chính cách.

1. Tạp Khí Ấn Thụ cách

Xét Địa Chi của các tháng Thìn Mùi Tuất Sửu thì trong tháng Thìn có Ất Mộc, Quý Thủy, Mậu Thổ; trong tháng Mùi có Đinh Hỏa, Ất Mộc, Kỷ Thổ; trong tháng Tuất có Tân Kim, Đinh Hỏa, Mậu Thổ; trong tháng Sửu có Quý Thủy, Tân Kim, Kỷ Thổ; bên trong mỗi Địa Chi này đều hàm chứa tạp khí của trời đất. Ví dụ, Thìn thuộc tháng 3 là tháng cuối xuân, lẽ ra phải ở hướng Đông, nhưng lúc này do xuân hạ giao nhau nên hướng Đông đã lệch về | hướng Đông Nam, vì vậy mà khí nhận được không thuần một loại mà đã có lẫn tạp nên gọi là tạp khí. Ba tháng khác là Mùi, Tuất, Sửu cứ thế mà suy ra.

Trong Tạp Khí Ấn Thụ cách, nếu Thiên Can ngày sinh là Giáp, thì phải sinh vào tháng Chạp (tháng Sửu) mới gọi là quý, vì Tân Kim trong Sửu là Chính Quan của Giáp Mộc, Quý Thủy trong Sửu là Chính Ấn của Giáp Mộc, Kỷ Thổ trong Sửu là Chính Tài của Giáp Mộc. Nếu như lúc này không biết lấy cái nào trong Tài, Quan, Ấn để xác định cách cục thì có thể quan sát xem trong Thiên Can tháng xuất hiện Dụng thần gì, sau đó quyết định lấy cái nào, bỏ cái nào. Nhưng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đều là kho chứa, phải có chìa khóa mở ra mới có thể phát phúc, giúp ích cho bản thân, mà chìa khóa để mở kho này chính là Hình, Xung, Phá, Hại. Nhưng cần lưu ý là Hình, Xung, Phá, Hại này phải đến đúng chỗ, nếu không thì Xung, Phá quá mức sẽ làm tổn thương đến phúc. Nói chung, tạp khí cần có nhiều Tài mới xem là quý. Tuy nhiên, nếu trong các trụ năm, giờ, V.. có cách cục phù hợp khác thì phải xét theo cách cục đó.

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Dần (tháng) Bính Tuất (ngày) Mậu Tý (giờ) Quý Sửu

ở loại cách cục này, kỵ hành Tài vận, Quan vận. Chủ của Bát tự này, lúc đầu chỉ là người bình thường nhưng do trong tạp khí của tháng xuất hiện Bính Hỏa và Địa chi tháng còn ẩn chứa Đinh Hỏa làm Ấn, vì vậy Hành vận một khi xung phá Tuất Khố thì sẽ giàu có. Tuy nhiên, do trong Địa Chi ngày Tý có Quý Thủy là Tài của Mậu Thổ, trong Địa Chi giờ Sửu cũng có một ít Quý Thủy làm Tài, nên Tài có thể phá Ân vì Thủy khắc Hỏa, lúc thường còn có thể duy trì được nhưng khi vào vận Tý thì Quý Thủy trong vận và Quý Thủy trong mệnh kết hợp với nhau, lan tràn khắp nơi tạo thành tai họa, lúc đó, ánh sáng của Hỏa sẽ bị dập tắt nên mệnh chủ bị chết.

2. Tạp chí Tài Quan cách

Theo sách tướng số, nếu sinh vào các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì gọi là tạp khí. Trong tạp khí, cần nhiều Tài lộ ra mới quý, hoặc gặp Quan cũng tốt. Vì Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Mộ Khố, cần phải xung phá để mở ra thì Tài Quan, Ấn Thụ trong kho mới được sử dụng.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Tý (tháng) Nhâm Tuất (ngày) Ất Hợi (giờ) Đinh Sửu

Bản thân là Ất Hợi, sinh vào tháng Tuất, Tân Kim trong Tuất là Quan, Mậu Thổ trong Tuất là Tài, mà Tài lại xuất hiện ở Thiên Can năm, vì vậy trở thành cách cục Tạp khí Tài Quan.

3. Tỉ Kiên Bại Tài cách

Trong cùng một loại Ngũ Hành, Dương gặp Dương, Âm gặp Âm thì gọi là Tỉ Kiên, Dương gặp Âm thì gọi là Bại Tài, Âm gặp Dương gọi là Kiếp Tài. Trong Bát tự, nếu như “Ấn, Tài thân mạnh mẽ thì có thể áp đảo Thương Quan, Thất Sát; thân yếu thì Kiếp Tài bị cướp, mất Thương Quan.”

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Ngọ (tháng) Ất Dậu (ngày) Giáp Dần (giờ) Ất Hợi

Ở mệnh này, nhật chủ Giáp Mộc sinh vào tháng 8, lấy Tân Kim trong Dậu làm Chính Quan. Nhưng ở Thiên Can năm lại xuất hiện Canh Kim là Thất Sát; Quan, Sát lẫn lộn nên không tốt. May mà Ất Canh hợp Kim, và trong Địa Chi năm lại có Đinh Hỏa khống chế Canh Kim nên không dẫn đến tai họa. Còn trong Địa Chi giờ xuất hiện Ất Mộc, là Bại Tài của Giáp Mộc, mà Quý Thủy trong Địa Chi giờ Hợi lại khiến cho Giáp Mộc ở trạng thái Trường Sinh, vì vậy khi Hành vận vào vận Sửu thì Tân Kim trong Sửu áp chế Ất Mộc, làm cho Quan vận Giáp Mộc của bản thân hanh thông, vì vậy mà làm đến quan nhị phẩm.

4. Thất Sát Dương Nhẫn cách

Thất Sát chính là Thiên Quan, nên cần được chế phục, hợp với Dương Nhẫn. Nếu trong mệnh cục xuất hiện đồng thời Thất Sát, Dương Nhẫn thì đó chính là cách cục Thất Sát Dương Nhẫn, nhưng kỵ Tài nhiều, nếu không sẽ không thành cách cục. Đối với người thuộc Thất Sát Dương Nhẫn cách thì sợ nhất là Dương Nhẫn gặp Xung. Ví dụ, người sinh vào ngày Bính, Mậu thì Dương Nhẫn có trong Ngọ, lúc này nếu Hành vận vào vùng Chính Tài Tý thì Tý Ngọ tương xung, phá Dương Nhẫn sẽ không tốt. Giống như vậy, người sinh vào ngày Nhâm thì có Dương Nhẫn ở Tý, kỵ vào vận Chính Tài ở Ngọ; người sinh vào ngày Canh Dương Nhẫn ở Dậu, kỵ vào vận Chính Tài ở Mão; người sinh vào ngày Giáp Dương Nhẫn ở Mão, kỵ vào vận Chính Tài ở Dậu. Nếu trong cách cục, Dương Nhẫn không bị xung phá thì khi gặp Tài vận không có chuyện gì đáng kể.

Nhập cách Bát tự

(năm) Ất Mão (tháng) Mậu Tý (ngày) Nhâm Tuất (giờ) Nhâm Dần

Trong mệnh cục, mệnh chủ sinh vào ngày Nhâm, ở trụ tháng và trụ ngày lần lượt thuộc hai Địa Chi Tý và Tuất, Quý Thủy trong Tý là Dương Nhẫn của Nhâm Thủy, Mậu Thổ trong Tuất là Thất Sát của Nhâm Thủy. Nhâm Thủy sinh vào tháng Tý giữa mùa đông, đúng mùa nên bản thân hưng vượng; Thất Sát bị Giáp Mộc trong Địa chỉ giờ Dần áp chế, là tốt. Như vậy thân manh, Sát mỏng sẽ tạo thành Thất Sát Dương Nhẫn cách, đây là mệnh rất quý.

5. Tài Quan song mỹ cách

Cách cục này lấy hai ngày Nhâm Ngọ, Quý Tỵ là chính, vì hai Địa Chi này chứa chính Quan, Chính Tài của Thiên Can ngày. Còn các ngày khác như: Giáp Tuất, Ất Sửu, Ất Tỵ, Bính Thân, Đinh Sửu, Mậu Thìn, Kỷ Hợi, Canh Dần, Tân Mùi, Nhâm Tuất, Quý Mùi, V.v. tuy trong Địa Chi cũng có chứa Tài Quan của Thiên Can ngày, nhưng do không thuần nhất, nên không đưa vào cách cục này.

Nhập cách Bát tự

(năm) Kỷ Sửu (tháng) Đinh Mão (ngày) Nhâm Ngọ (giờ) Quý Mão

Trụ ngày Nhâm Ngọ vốn là Tài Quan song mỹ, lại thêm ở trụ năm, tháng xuất hiện Đinh Kỷ, mà Địa Chỉ ngày Ngọ lại là vùng Lộc của Tài Quan Đinh Kỷ, vì vậy đại phú đại quý.

6. Thiên Nguyên âm Lộc cách

Ở cách cục này chỉ lấy bốn ngày: Canh Dần, Ất Tỵ, Bính Thân, Kỷ Hợi. Ngày Canh Dần có Chính Quan là Đinh Hỏa, lúc này nếu ở Thiên Can năm, tháng, giờ không xuất hiện Định Hỏa thì cũng có thể lấy Hỏa trong Địa Chi Dần khắc Cạnh làm Quan. Giáp Lộc tại Dần, còn Mộc sinh Hỏa là quan hệ mẹ con. Kết hợp với Thiên Can năm, tháng, giờ, cần có Mậu Kỷ trợ giúp, lúc này nếu gặp Ất, Định thì tốt, còn nếu gặp Bính Sát thì nên dùng Nhâm, Quý, Hợi, Tý chế phục Sát để làm Dụng thần. Ngày Ất Tỵ, Kim trong Ty thuộc vùng Trường Sinh là Quan, Mậu Lộc là Tài, nếu trong Thiên Can năm, tháng, giờ lại có Canh Mậu dẫn thông Tài Quan trong Tỵ thì càng tốt. Ngoài ra, cũng cần Ấn ở Nhâm Quy trợ thân, kỵ Tân Kim Thất Sát áp chế; vì trong Tý vốn có Bính Hỏa, nên cũng cần có Nhâm, Quý, Hợi, Tý làm mất đi cái Hỏa khí này mới tốt. Ngày Bính Thân, hợp với Tài Tinh Canh Tân, Quan Tinh Quý Thủy và Ấn Thụ Giáp Ất, kỵ Thương Quan Mậu Kỷ.

Ngày Kỷ Hợi, Giáp Mộc trong Hội thuộc vùng Trường Sinh là Quan, kỵ Thương Quan Kim.

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Tý (tháng) Giáp Thân (ngày) Canh Dần giờ) Bính Tuất

Ngày sinh Canh Dần, có Bính Hỏa thuộc vùng Trường Sinh của Địa Chi Dần là Quan Tinh, Lộc Vượng, Giáp Mộc bị khắc là Tài. Tuy Thiên Can giờ xuất hiện Bính Sát nhưng đã bị Địa Chi năm Tý Thủy chế phục nên trở thành quy cách.

7. Lộc Nguyên hỗ hoán cách

Cách cục này chỉ có bốn ngày bốn giờ, là ngày Mậu Thân gặp giờ Ất Mão, ngày Đinh Dậu gặp giờ Nhâm Dần, ngày Bính Tý gặp giờ Quý Tỵ, ngày Canh Tý gặp giờ Đinh Hợi. Nếu ngày Mậu Thân gặp giờ Ất Mão, thì Mậu sẽ lấy Ất Mộc trong Mão làm Quan Tinh, còn Ất sẽ lấy Canh Kim trong Thân làm Quan Tinh, do hô hoán mà trở thành quy cách. Trong trụ nếu gặp Nhâm Quý làm Tài, giúp đỡ Quan Tinh Ất Mộc, vận vào vùng Lâm Quan Vượng thì đây là mệnh quý. Kỵ gặp Thất Sát Giáp Mộc, Thượng Quan Tân Kim, Địa Chi Dần Thân tương xung, Mão Dậu tương xung. Các trường hợp còn lại cũng suy đoán tương tự.

Nhập cách Bát tự

(năm) Quý Hợi (tháng) Nhâm Tuất (ngày) Bính Tý (giờ) Quý Tỵ

Ở cách cục này, ngày và giờ chuyển đổi Lộc Vượng lẫn nhau, Lâm Quan đều quý, lại không có Hình, Xung, Phá, Hại nên rất tốt.

8. Lục nhâm di hoán cách

Trong sách “Tam Mệnh Thông Hội” có nói: “Cách cục này trong trụ có Lộc, Nhẫn, Quan, Ấn, nếu không phải bản vốn có như vậy thì gặp xung khắc thay đổi. Có Thiên Can Địa chi xung khắc; hoặc năm, tháng, ngày xung khắc; hoặc ngày giờ có Thiên Can khắc, Địa Chi xung, cả hai chuyển đổi lẫn nhau mà làm Dụng thần.” Nếu trong trụ có ngày Giáp Tý gặp giờ Canh Ngọ, do có Thiên Can khắc, Địa chi xung, nên khi hai bên chuyển đổi nhau làm Dụng thần thì lấy Canh Tý, Giáp Ngọ để luận tốt xấu. Ngoài ra, các trường hợp như ngày Nhâm Tý gặp giờ Bính Ngọ, ngày Nhâm Ngọ gặp giờ Bính Tý, ngày Quý Hợi gặp giờ Đinh Tỵ, cũng có thể theo nguyên lý trên mà hoán đổi; duy chỉ có ngày Đinh Dậu gặp giờ Quý Mão là không thể hoán đổi được, bởi Đinh Sinh ở Dậu, Quý Sinh ở Mão, mỗi cái đều thuộc vào vùng Trường Sinh nên đây là mệnh Thiên Ất quý nhân.

Nhập cách Bát tự

(năm) Kỷ Tỵ (tháng) Quý Dậu (ngày) Đinh Mão (giờ) Quý Mão

Trong cục có hai Mão, một Dậu, Quý Đính tương khắc, do Địa Chi Mão Dậu xung nhau mà lay động đến Thiên Can. Nhìn bề ngoài, thì một Đinh bị kẹp giữa hai Quý, dường như khó có thể phát triển, nhưng không ngờ rằng Đinh là mẹ của Thái tuế (Thiên Can năm) Kỷ Thổ, lúc này Kỷ thấy Quý Thủy khắc Đinh Hỏa, con đến cứu mẹ, đưa mẹ về cạnh mình, nhưng Quý Thủy vì muốn trốn khỏi sự khắc chế của Kỷ Thổ nên đã hoán đổi vị trí với Đinh Hỏa, kết quả của sự hoán đổi này là trụ tháng biến thành Đinh Dậu, trụ ngày biến thành Quý Mão, kết quả là Đinh Hỏa, Quý Thủy đều gặp quý địa, vì vậy mà đại quý.

9. Tý Ngọ song bao cách

Mệnh cục này có hai Tý hai Ngọ, hoặc là hai Ngọ bao lấy một Tý, hoặc hai Tý bao lấy một Ngọ, bởi có sự tương trợ của Thủy Hỏa mà tạo được Dương sinh Âm trưởng, nên đây là cách cục quý.

Nhập cách Bát tự

(năm) Nhâm Ngọ (tháng) Nhâm Tý (ngày) Mậu Ngọ (giờ) Nhâm Tý

Trong cách cục này có hai Ngọ hai Tý vì vậy thuộc Tý Ngọ song bao cách. Ngoài ra Nhâm Tý, Quý Sửu, Mậu Ngọ, Nhâm Tý, Giáp Tý, Canh Ngọ, Bính Thân, Mậu Tý, Mậu Tý, Mậu Ngọ, Đinh Mùi, Canh Tý, Mậu Ngọ, Giáp Tý, Giáp Thân, Canh Ngọ, Giáp Ngọ, Nhâm Thân, Giáp Tý, Canh Ngọ, cũng đều là mệnh quý của cách cục này.

10. Âm tịch Dương sinh cách

Theo sách xưa, nếu năm ngày Âm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý gặp cung Trường Sinh của năm ngày Dương Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì không thể dựa vào nguyên tắc “Dương sinh Âm tử” để đoán định (xem lại phần Năm trạng thái và 12 cung của Ngũ Hành). Do đó, người xưa cho rằng: Ất gặp Ngọ là Mộc của than củi, không có Hợi thì không thể sinh; Đinh gặp Dậu là Hỏa của đá, không có Dần thì không thể sáng lại; Kỷ gặp Dậu là Thổ của đất xấu, không có Dần thì không thể sinh ra vật; Tân gặp Tý là Kim trong cát trôi, không có Tỵ thì không được sinh; Quý gặp Mão là Thủy của dầu mỡ, không có Thân thì sẽ đông tụ.

Nhập cách Bát tự

(năm) Giáp Thân (tháng) Canh Ngọ (ngày) Ất Hợi (giờ) Bính Tý

Trong “Tam Mệnh Thông Hội” có nói: “Nếu mệnh cách cục này, có trụ năm thông với khí ở trụ tháng thì sẽ là mệnh đại quý. Đại kỵ Quan, Sát hỗn tạp vì sẽ nghèo khổ.”

11. Sinh xử tụ sinh cách

Nhập cách Bát tự

(năm) Ất Mão (tháng) Đinh Hợi (ngày) Bính Dần (giờ) Canh Dần

Nhật chủ ở cách cục này gặp Ấn Thụ, lại thuộc vùng Trường Sinh, như vậy thân mạnh mẽ thì hợp với Quan Tinh, cho nên có cái quý của bậc chư hầu ngũ phương.

Trong cách cục, Mộc Hỏa tương sinh, dẫn nhật chủ vào vùng Sinh Vượng, vì vậy mà quý.

12. Mộc Hỏa giao huy cách

Những ngày như: Giáp Tuất, Giáp Ngọ, Giáp Dần, Bính Ngọ, Bính Dần, Bính Tuất, thì phải sinh vào tháng mùa xuân hoặc mùa hạ, trong trụ không gặp Kim Thủy xung hại nhật chủ, ở trụ giờ xuất hiện Mộc Hỏa thì mới tốt. Vào vận, gặp ngày Mộc thì Hỏa đẹp, vào vận hướng Nam; gặp ngày Hỏa thì Mộc đẹp, vào vận hướng Đông.

Nhập cách Bát tự

(năm) Đinh Tỵ (tháng) Giáp Thìn (ngày) Giáp Dần (giờ) Đinh Mão

Trong cách cục, Mộc Hỏa thông nhau sáng rõ, vì vậy thuộc mệnh cao sang, phúc hậu.

13. Hoa Thổ giáp tại cách 

Hỏa gặp Thổ thì u ám, Thổ gặp Hỏa thì mờ mịt, vì vậy phải là Hỏa ở Hỏa, Thổ ở Thổ, hai bên không che lấp lẫn nhau mới tốt. Trong cách cục nếu Hỏa và Thổ xen lẫn nhau thì đa phần là người ngu dốt, bất tài.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Tuất (tháng) Đinh Tỵ (ngày) Kỷ Mùi (giờ) Bính Dần

Trong cách cục vì Hỏa, Thổ xen lẫn nhau nên mệnh rất bình thường.

14. Giáp Khố cách

Trong cách cục này, Địa Chi của Tứ trụ ôm hờ Khố vị Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, rất kỵ lấp đầy và Hình, Xung, Phá, Hại, Không Vong; Tuế vận thuộc vùng Quan Ấn là tốt nhất.

Nhập cách Bát tự

(năm) Ất Hợi (tháng) Kỷ Mão (ngày) Kỷ Tỵ (giờ) Giáp Tý

Ngày Tỵ tháng Mão, ở giữa ôm hờ Thủy Khố trong Thìn lấy làm Tài, nhưng Tứ trụ không có Thìn bổ sung vào, lại không phạm vào Không Vong, Phá, Hại, Hình, Xung nên đây là mệnh quý, làm tới Thừa tướng.

15. Địa Chi giáp củng cách

Cách cục này còn được gọi là “Địa Chi liên như”. Nếu trong Tứ trụ có các Địa Chi như Tý, Dần, Thìn, Ngọ thì dựa vào thứ tự sắp xếp của 12 Địa Chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Bây giờ Địa Chi của Tứ Trụ là Tý, Dần, Thìn, Ngọ, các Địa Chi này ôm hờ các Địa Chi Sửu, Mão, Tỵ, vì vậy mà gọi là “Địa Chi giáp củng”.

Nhập cách Bát tự

(năm) Giáp Dần (tháng) Mậu Thìn (ngày) Bính Ngọ (giờ) Bính Thân

Địa Chi trong Tứ trụ là Dần, Thìn kẹp lấy Mão; Thìn, Ngọ kẹp lấy Ty; Ngọ, Thân kẹp lấy Mùi, do đó thuộc Địa Chi giáp củng cách.

16. Mộ Sát cách

Cách cục này, do Thất Sát ở vào Mộ Khố nên gọi là “Mộ Sát”; nếu ngày Giáp gặp Canh Tuất, Canh Thìn; ngày Ất gặp Tân Sửu, Tân Mùi; ngày Bính gặp Nhâm Thìn, Nhâm Tuất; ngày Đinh gặp Quý Sửu, Quý Mùi; ngày Mậu gặp Giáp Thìn, Giáp Tuất; ngày Kỷ gặp Ất Sửu, Ất Mùi; ngày Canh gặp Bính Thìn, Bính Tuất; ngày Tân gặp Đinh Sửu, Đinh Mùi; ngày Nhâm gặp Mậu Thìn, Mậu Tuất; ngày Quý gặp Kỷ Sửu, Kỷ Mùi là được.

Nhập cách Bát tự

(năm) Kỷ Tỵ (tháng) Mậu Thìn (ngày) Quý Sửu (giờ) Bính Thìn

Trong “Tam Mệnh Thông Hội” có nói: “Ngày Quý gặp Mậu là Quan, Kỷ là Sát; Mậu, Kỷ và Thìn đều thuộc Thổ, Thìn lại là Khố của Quý Thủy, phần lớn người có mệnh này thường phát triển sớm, chết sớm.”

17. Kim thần cách

Kim thần chỉ có ba giờ là Quý Dậu, Kỷ Tỵ, Ất Sửu; nếu ở trụ giờ trong Tứ trụ xuất hiện ba giờ này thì được cho là Kim thần cách. Nhưng cũng có người cho rằng, phải sinh vào đúng ngày Lục Giáp thì mới xem là thuộc cách cục này; trong đó Giáp Tý, Giáp Thìn là tốt nhất. Kim thần vốn là vị thần phá bại, nên nếu vào Kim thần cách thì trong Tứ trụ cần có Hỏa chế phục mới quý, hoặc Hành vận vào vùng Hỏa cũng tốt. Nếu như vào vận Thủy, Thủy tiết khí Kim thì sẽ gặp đại họa.

Nhập cách Bát tự

(năm) Quý Mùi (tháng) Ất Mão (ngày) Giáp Tý (giờ) Kỷ Tỵ

Trong “Tinh Bình Hội Hải” có nói: “ngày Giáp Tý, giờ Kỷ Tỵ lúc đầu bần hàn, sau giàu có, sản nghiệp tổ tiên ít ỏi, vợ cần cù, con ngang bướng”.

18. Khôi Canh cách

Khôi Canh có bốn loại: Canh Thìn, Nhâm Thìn, Mậu Tuất, Canh Tuất; trong đó Thìn là Thủy Khố, thuộc Thiên Canh, Tuất là Hỏa Khố, thuộc Địa Khôi.

Thìn Tuất gặp nhau, tạo nên Sát Tinh xung khắc với trời đất. Nếu trụ ngày trong mệnh gặp Canh Thìn, Nhâm Thìn, Mậu Tuất, Canh Tuất thì thuộc cách cục này. Trong “Tam Mệnh Thông Hội” có viết: “Lời Kinh nói rằng: Khôi Canh tụ tập nhiều trong Tứ trụ Khôi Canh không chỉ xuất hiện ở tru ngày là phúc lớn. Chủ mệnh là người thông minh, văn chương hay, lâm sự quyết đoán, cầm quyền thì hiếu sát. Nếu Hành vận thân vượng ắt có phúc trăm đường, gặp phải Tài Quan thì họa ập đến.” Còn trong “Tử Bình Tổng Luận” thì nói: “Nhật chủ thuộc Thiên Canh Địa Khôi, nếu suy yếu thì nghèo đói, nếu mạnh mẽ thì vô cùng giàu có.” Nhưng đối với cách cục này nên xem xét linh hoạt.

19. Nhật Đức cách

Vào cách cục này chỉ có năm ngày Thiên Can Dương, đó là Giáp Dần, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Tuất. Trong đó, Giáp ở Dần thì được Lộc; Bính ở Thìn Khố; Canh ở Thìn thì có đủ Tài, Ân; Nhâm

Tuất thì có đủ Tài, Quan, Ấn, lại có Địa Chi Dần đứng đầu trong ba Địa Chi Dương; Thìn, Tuất là vùng Khôi Canh; vì vậy Can Chi của năm ngày này có chút khác biệt so với Can Chi của những ngày khác. Trong Bát tự xuất hiện Nhật Đức thì không phải lo quá nhiều, nếu Nhật Đức chỉ xuất hiện trụ ngày thì khi lấy cách cục phải dựa vào Tài, Quan, Ấn, Thực trong trụ tháng mà xét đoán. Bình thường, ngoài trường hợp Canh Thìn vừa là Nhật Đức vừa là Khôi Canh, thì dù ở trong mệnh hay Đại vận Nhật Đức kỵ nhất là xuất hiện đồng thời với Khôi Canh, nếu không sẽ là mệnh xấu.

Nhập cách Bát tự

(năm) Giáp Thân (tháng) Mậu Thìn (ngày) Mậu Thìn (giờ) Nhâm Tuất

Trong mệnh có ba vị trí Nhật Đức, nhờ vậy mà mệnh chủ được giàu sang vinh hiển, làm đến quan ngũ phẩm, mệnh rất tốt,

20. Nhật Quy cách 

Người mang cách cục này sinh vào bốn ngày Đinh Dậu, Đinh Hợi, Quý Tỵ, Quý Mão, vì Thiên Can ngày thuộc chòm sao Thiên Ất quý nhân nên gọi cách cục này là “Nhật Quý”. Trong đó lại có sự phân biệt Nhật Quý và Dạ Quý. Sinh vào ngày Đinh Hợi, Quý Mão, giờ sinh vào ban ngày gọi là “Nhật Quý” hay “Trú cách”; sinh vào ngày Đinh Dậu, Quý Tỵ, giờ sinh vào ban đêm gọi là “Dạ Quý” hay “Dạ Cách”. Trong “Tam Mệnh Thông Hội” có nói: “Lời Kinh nói rằng: Quý nhân là cách gọi người hiền từ vui vẻ, là mệnh Đức Tinh tôn quý. Gặp Tài, Quan, Ấn, Thực thì tốt; gặp Sát, Nhẫn, Xung, Hình thì xấu. Vận gặp phải Khôi Canh cũng là tại họa lớn.” Đối với mệnh Nhật Quy cách, nếu trong Bát tự tập trung hai, ba vị trí quý nhân thì mệnh chủ là người hội đủ những điều tinh túy, nhân nghĩa, cao quý, nhưng chỉ e Địa Chi quý nhân gặp Xung sẽ bị tổn hại, lại sợ nhật chủ gặp Không Vong và Khôi Canh, như vậy thì không những không quý mà còn nghèo hèn, chết yếu.

21. Kiến Lộc cách

Trong Bát tự, Thiên Can Ngũ Hành của bản thân nhật chủ phối hợp với Địa Chi tháng vừa đúng vào vùng Lâm Quan, ví dụ như Giáp Ất sinh vào mùa xuân, Bính Đinh hưng vượng vào mùa hạ, Canh Tân sắc bén vào mùa thu, Nhâm Quy trưởng thành vào mùa đông, và Mậu Kỷ sinh vào tháng Tỵ, Ngọ. Dựa theo nguyên lý 12 cung của Ngũ Hành thì Giáp Lộc (Lâm Quan) ở Dần, Ất Lộc ở Mão, Bính Mậu Lộc ở Tỵ, Đinh Kỷ Lộc ở Ngọ, Canh Lộc ở Thân, Tân Lộc ở Dậu, Nhâm Lộc ở Hợi, Quý Lộc ở Tý. Do đó nếu Thiên Can ngày là Giáp Mộc, Địa Chi tháng là Dần và trong Địa Chi năm không có phá hoại lớn thì có thể xem đây là cách cục Kiến Lộc.

Nhập cách Bát tự

(năm) Tân Sửu (tháng) Canh Dần (ngày) Giáp Thìn (giờ) Ất Hợi

Trong Bát tự, Thiên Can ngày sinh là Giáp; tháng sinh là Dần, là Giáp Lộc. Thiên Can tháng, năm là Canh, Tân Kim tuy là Thất Sát và Chính Quan của Giáp Mộc, lại cùng xuất hiện, nhưng khi Đại vận vào Bính Tuất, Đinh Hợi sẽ áp chế Sát mà được đại phú quý.

22. Quy Lộc cách

Khác với Kiến Lộc cách là xem sự phối hợp giữa Thiên Can ngày và Địa Chi tháng có thuộc vùng Lộc hay không, Quy Lộc cách tìm Lộc của Thiên Can ngày bằng cách quy về Địa chi giờ; nếu ở Địa Chi giờ có Lộc, mà trong Tứ trụ không có quan Tinh, Thất Sát thì có thể xem là Quy Lộc cách. Lời Kinh nói rằng: “Lộc của ngày quy về giờ, không có quan Tinh, gọi là thẳng bước lên mây.”

Nhập cách Bát tự

(năm) Tài Mậu Tý (tháng) Giáp Dần (ngày) Ất Hợi (giờ) Kỷ Mão

Trong Bát tự của cách cục này, Tứ trụ không có Quan Tinh, vì vậy mệnh giàu sang. Nhưng nếu trong Hành vận gặp phải Quan Tinh, thì xấu chứ không tốt.

23. Củng Lộc cách

Sách “Tam Mệnh Thông Hội” có nói: “Củng Lộc gồm năm ngày năm giờ là Quý Hợi, Quý Sửu và Quý Sửu, Quý Hợi bao bọc lấy Lộc ở Tý; Đinh Tỵ, Đinh Mùi và Kỷ Mùi, Kỷ Tỵ bao bọc lấy Lộc ở Ngọ; Mậu Thìn, Mậu Ngọ bao bọc lấy Lộc ở Tỵ.”

Nhập cách Bát tự

(năm) Quý Mão (tháng) Quý Hợi (ngày) Mậu Thìn (giờ) Mậu Ngọ

Nhật chủ là Mậu Thổ, Lộc ở Địa Chi Tỵ. Xét vị trí của Tỵ trong 12 Địa Chi thì Tỵ nằm giữa Thìn và Ngọ, mà trong cách cục này lại có Địa Chi ngày Thìn và Địa Chi giờ Ngọ, chỗ trống giữa chúng đúng vào vị trí của Tỵ, vì vậy gọi là “Củng Lộc”. “Củng” nghĩa là “hiệp” (kẹp lấy), Thìn Ngọ kẹp lấy T ỵ,mà Tỵ không thấy xuất hiện thì đó là kẹp ảo, không lấp đầy. Nếu trong Tứ trụ, Địa Chi năm tháng xuất hiện Tỵ, tức là lấp đầy chỗ thiếu thì sẽ không thuộc vào cách cục này. Sách “Tinh Bình Hội Hải” có nói: “Kỵ lấp đầy chỗ thiếu, sợ nhất là xung với vị trí giữa ngày, giờ. Lại sợ trong Tứ trụ có Thương, Thiên Can ngày là Thất Sát, đều không thể bao bọc hết, sẽ làm giảm phân số đi.”

Nhập cách Bát tự

(năm) Nhâm Tý (tháng) Đinh Mùi (ngày) Đinh Tỵ (giờ) Đinh Mùi

Trụ ngày là Đinh Tỵ, trụ giờ là Đinh Mùi, giữa Tỵ và Mùi là Ngọ, mà ở Địa Chi năm, tháng lại không xuất hiện Ngọ, do đó không lấp đầy chỗ thiếu. Điều xấu là Địa Chi năm Tý lại tương xung với vùng Lộc Ngọ ở giữa Tỵ và Mùi, phá hỏng cách cục, vì vậy cả đời sống thanh bần, không tham gia quan trường.

24. Nhâm kỵ Long bối cách

ở cách cục này lấy ngày sinh Nhâm Thìn là chính, trong Tứ trụ lại có nhiều Nhâm Thìn, Nhâm Dần; trong đó nhiều Thìn thì sang quý, nhiều Dần thì giàu có, nếu trong Bát tự chỉ đơn thuần xuất hiện hai Địa Chi Dần, Thìn mà không lẫn tạp với các Địa Chi khác thì có đủ cả phú quý. Lời Kinh nói: “Dương Thủy liên tiếp gặp Thìn thì đây là vùng Nhâm kỵ Long bối". Cách cục này kỵ Quan Tinh hưng vượng, nếu gặp phải Tuất và Thìn xung nhau cũng không phải là điều phúc.

Nhập cách Bát tự

(năm) Nhâm Thìn (tháng) Giáp Thìn (ngày) Nhâm Thìn (giờ) Nhâm Dần

(năm) Nhâm Dần (tháng) Nhâm Dần (ngày) Nhâm Thìn (giờ) Nhâm Dần

Trong hai ví dụ Bát tự trên, ví dụ đầu có nhiều Thìn, vì vậy sang trọng nhiều hơn giàu có; ví dụ sau có nhiều Dần, vì vậy giàu có nhiều hơn sang trọng, đều là những ví dụ rất điển hình.

25. Lục Ất Thử quý cách

Cách cục này có ngày sinh thuộc vào Lục Ất, giờ sinh là Tý, mà trong Tứ trụ không có quan Tinh thì sẽ được làm quan to, tiếng tăm lừng lẫy. Trong Thần Sát, Ất gặp Tý là sao Thiên Ất quý nhân, vì vậy mà có tên gọi “Lục Ất Thử quý” (thử là chuột) Do cách cục này là quý nhân nên rất kỵ gặp Xung. Nếu trong Bát tự hoặc Đại vận có Tý Ngọ tương xung, thì toàn bộ mệnh sẽ xấu.

Nhập cách Bát tự

(năm) Đinh Tỵ (tháng) Nhâm Dần (ngày) Ất Mão (giờ) Bính Tý

Trong “Hỷ Kỳ Thiên” có nói: “Âm Mộc chỉ gặp giờ Tý, là thuộc về vùng Lục Ất Thử quý”.

26. Lục Giáp xu Càn cách

Ở cách cục này, ngày sinh thuộc vào Lục Giáp, giờ sinh là Hợi, cung Hợi thuộc Càn, là vùng Trường Sinh của Giáp Mộc, vì vậy nên có tên gọi “Lục Giáp xu Càn”. Vào cách cục này, Tứ trụ và Tuế vận không hợp với Tài Tinh, đồng thời kỳ hai Địa Chi Dần, Tỵ; bởi Tài của Giáp là Thổ có thể áp chế Hợi Thủy, còn Dần hợp Hợi, Tỵ xung Hợi nên đều không tốt.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Thìn (tháng) Quý Hợi (ngày) Giáp Tý (giờ) Ất Hợi 

Nếu sinh vào ngày Giáp thì không ngại Địa Chi Hợi xuất hiện nhiều, lại không có Tỵ tương xung, như vậy tự nhiên sẽ giàu sang.

27. Lục Nhâm xu Cấn cách

Tiêu chuẩn của cách cục này là ngày sinh thuộc Lục Nhâm, giờ sinh là Dần. Nếu cách cục có nhiều Dần thì còn gọi là Hợp Lộc cách. Trong Bát tự và Tuế vận, sợ nhất là gặp Thân tương xung và kỵ Tài Quan.

Nhập cách Bát tự

(năm) Nhâm Dần (tháng) Nhâm Dần (ngày) Nhâm Dần (giờ) Nhâm Dần

Dần thuộc cung Cấn nên gọi là “xu Cấn”. Ở cung Dần, Giáp Mộc có thể hợp với Kỷ Thổ, Bính Hỏa có thể hợp với Tân Kim, vì vậy đã ngầm mời Kỷ Thổ làm Chính Quan của Nhâm Thủy, Tân Kim làm Ấn Thụ của Nhâm Thủy. Hành vận không sợ vùng thân Vượng, nếu gặp vận Thân tương xung thì chịu tổn thất lớn.

28. Câu Trần đắc vị cách

Trong Ngũ Hành, Câu Trần thuộc Mậu Kỷ Thổ. Trong những ngày Lục Mậu và Lục Kỷ có sáu ngày gặp Tài Quan là: Mậu Thìn, Mậu Tý, Mậu Thân, Kỷ Mão, Kỷ Hợi, Kỷ Mùi; trong đó lấy Thân Tý Thìn thuộc Thủy cục làm Tài, Hợi Mão Mùi thuộc Mộc cục làm Quan. Vào cách cục này, sợ nhất là gặp Hình Xung Sát Vượng, vì nếu gặp sẽ gây ra tai họa.

Nhập cách Bát tự

(năm) Đinh Hợi (tháng) Đinh Mùi (ngày) Kỷ Mão (giờ) Mậu Thìn

Trong Bát tự này có ngày Kỷ Mão là Câu Trần, gặp Hợi Mão Mùi thuộc Mộc cục là Quan Tinh đắc địa, vì vậy là mệnh quý.

29. Huyền Vũ đương quyền cách

Trong Ngũ Hành, Huyền Vũ thuộc Nhâm Quý Thủy. Trong những ngày Lục Nhâm và Lục Quý, có sáu ngày gặp Tài Quan là Nhâm Dần, Nhâm Ngọ, Nhâm Tuất, Quý Mùi, Quý Sửu, Quý Tỵ; trong đó lấy Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa cục là Tài, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ cục là Quan. Người thuộc cách cục này, trong Bát tự và Tuế vận kỵ nhất là thân yếu bị xung phá.

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Tuất (tháng) Nhâm Ngọ (ngày) Nhâm Dần (giờ) Tân Hợi

Trong cách cục này, Địa Chi Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa cục là Tài, Thủy Hỏa đã tề tựu đông đủ, vì vậy được vinh hoa phú quý.

30. Giá Sắc cách

Trong Ngũ Hành, Giá Sắc thuộc về Mậu Kỷ Thổ, ở vùng Trung tâm. Vào cách cục này thì Thiên Can ngày phải là Mậu Kỷ Thổ, Địa Chi là Thìn Tuất Sửu Mùi đều là Thổ cục, hơn nữa phải không có Mộc khắc chế và có Thủy làm Dụng thần, như vậy tự nhiên phúc lộc sẽ bền lâu.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Tuất (tháng) Kỷ Mùi (ngày) Mậu Thìn (giờ) Quý Sửu

Trong mệnh này, Địa Chi Thìn Tuất Sửu Mùi đều đủ, lại có Thủy là Tài, cũng không có Mộc khắc chế, vì vậy mà được phúc.

31. Khúc Trực cách

Trong Ngũ Hành, Khúc Trực thuộc Giáp Ất Mộc ở hướng Đông. Trong cách cục này, không những Thiên Can ngày phải là Giáp Ất Mộc, mà Địa Chi còn phải có Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục hoặc Dân Mão Thìn, đồng thời không có Kim khắc chế và có Thủy làm Ấn. Người thuộc mệnh chủ này nhân nghĩa hưởng phúc thọ.

Nhập cách Bát tự

(năm) Nhâm Dần (tháng) Quý Mão (ngày) Giáp Thìn (giờ) Giáp Tý

Cách cục này có Thiên Can ngày Giáp Mộc và Địa Chi Dần Mão Thìn hội thành Mộc cục, lại có Địa Chi năm, tháng là Nhâm, Quý Thủy sinh Mộc, Quan, Sát không xâm lấn nhau nên sống rất sung túc và được làm quan.

32. Viêm Thượng cách

Trong Ngũ Hành, Viêm Thượng thuộc Bình Định Hỏa ở phía Nam. Trong cách cục này, không những Thiên Can ngày phải là Bính Đinh Hỏa, mà Địa Chi còn phải có Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục hoặc đủ cả Tỵ Ngọ Mùi, đồng thời nhật chủ phải hưng vượng, vận đi về hướng Đông Nam, như vậy thì đại phú đại quý.

Nhập cách Bát tự

(năm) Ất Mùi (tháng) Tân Tỵ (ngày) Bính Ngọ (giờ) Giáp Ngọ

Trong cách cục trên, bản thân Bính Hỏa gặp Địa Chi Tỵ Ngọ Mùi thuộc Hỏa cục nên tính chất là một khối nóng bốc lên cao, làm quan lớn trong triều.

33. Nhuận Hạ cách

Trong Ngũ Hành, Nhuận Hạ thuộc Nhâm Quý Thủy hướng Bắc. Vào cách cục này, không những Thiên Can ngày phải thuộc Nhâm Quý Thủy mà Địa Chi còn phải có Thân Tý Thìn hội thành Thủy cục hoặc có đủ cả Hợi Tý Sửu. Bản thân kỵ vùng Quan Tinh Thìn Tuất Sửu Mùi, hợp với vùng Ấn ở hướng Tây, không hợp với hướng Đông Nam, sợ xung khắc.

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Tý (tháng) Canh Thìn (ngày) Nhâm Thân (giờ) Tân Hợi

Mệnh này không những có đầy đủ Địa Chi Thân Tý Thìn, Tý Hợi thuộc Thủy cục, mà trong trụ năm, tháng, giờ còn có Canh Tân sinh Thủy, vì vậy phúc lộc tràn đầy, là người giàu sang phú quý.

34. Tùng cách

Trong Ngũ Hành, Tùng Cách thuộc Canh Tân Kim ở hướng Tây. Vào cách cục này, không những Thiên Can ngày phải thuộc Canh Tân Kim, mà Địa Chi còn phải có Tỵ Dậu Sửu hội thành Kim cục, hoặc có đủ cả Thân Dậu Tuất. Bản thân kỵ vận Hỏa ở hướng Nam, kỵ Xung Hình khắc phá, hợp với vận Canh Tân hưng vượng.

Nhập cách Bát tự

(năm) Tân Dậu (tháng) Mậu Tuất (ngày) Canh Thân (giờ) Tân Tỵ 

Trong mệnh, bản thân là Canh Kim, Địa Chi có đủ Thân Dậu Tuất, ở Thiên Can tháng lại xuất hiện Mậu Thổ sinh Kim, vì vậy mà phúc cao lộc hậu.

35. Khí mệnh tòng Tài cách

Trong mệnh, Thiên Can ngày sinh yếu nhưng trong Tứ trụ lại hoàn toàn không có Ấn Thụ tương sinh hoặc Tỉ Kiên trợ giúp, mà Thiên Can Địa Chi lại xuất hiện Tài hội Tài, tạo thành cục thế Tài vượng nhưng thân yếu, lúc này vứt bỏ thân mà chuyên bàn về Tài, vì vậy gọi là bỏ mệnh theo Tài. Cách cục này hợp với vận Tài vượng, sợ vào vùng Sát, Ân. Ví dụ, Thiên Can là Ất Mộc mà Địa Chi có đủ Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ, Tài thần cực vượng, lúc này nếu Tứ trụ không có chỗ dựa thì chỉ có thể dùng cách cục bỏ mệnh theo Tài để xét đoán. Tương tự như vậy, nếu nhật chủ là Giáp Ất không có chỗ dựa, mà trong các Địa Chi lại có quá nhiều Kim khí vì Kim là Quan, Sát khắc chế Giáp Ất Mộc nên lúc này sẽ chọn cách cục bỏ mệnh theo quan hoặc bỏ mệnh theo Sát để suy đoán. Ngoài ra, các cách cục bỏ mệnh theo Thực, bỏ mệnh theo Thương, vv. cũng đều dựa | vào nguyên lý này. Người xưa cho rằng nếu rơi vào cách cục này thì chủ mệnh nếu không là kẻ sợ vợ thì cũng phải ở rể nhà vợ, bởi Tài là vợ, mà bản thân đã không có chỗ dựa nên đành phải phó thác hoàn toàn vào phúc phần của vợ. Tuy nhiên, cuộc đời của những người có mệnh này cũng phát đạt lớn và rất huy hoàng.

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Thân (tháng) Ất Dậu (ngày) Bính Thân (giờ) Kỷ Sửu

Trong mệnh, Tài nhiều mà thân yếu, ít có sự giúp đỡ, vì vậy chỉ có bỏ mệnh theo Tài mới được phúc.

36. Tùng nhi cách

Trong cách cục này, Thực Thương là con, Hành vận nếu gặp vùng Tài thì đứa con này lại sinh con, do đó khí tốt lưu thông, mệnh chủ an hưởng vinh hoa. Bản thân kỵ nhất là vận Ấn, Quan, nếu không may gặp phải, không tổn hại về người thì cũng tổn hao tài sản.

Nhập cách Bát tự

(năm) Nhâm Dần (tháng) Tân Hợi (ngày) Tân Hợi (giờ) Nhâm Thìn

Nhậm Thiết Tiều có nói: “Tân Kim sinh vào đầu mùa đông, đang lúc Nhâm Thủy nắm quyền, Tài gặp vùng Sinh Vượng, lại có cả hai khí Kim Thủy nên lấy cách cục Tùng nhi. Thông minh lanh lợi, khi vào vận Giáp Dần sẽ thi cử đỗ đạt. Vào vận Ất Mão, từ một quan phủ sẽ được chuyển vào làm việc trong cung. Vào vận Bính Thìn, Quan Ân đều có, sau đó gặp năm Bính Tuất xung với Ấn Thụ, phá mất Thương Quan nên không được Lộc.”

37. Tham hợp vong Sát cách

Trong Tứ trụ, Tài Quan đều hưng vượng, lúc này nếu Sát tinh xuất hiện trong trụ bị hợp mất thì gọi là Tham hợp vong Sát. Trong cách cục này, tuy bổng lộc hậu hĩnh nếu không có quan thì chỉ ham mê tửu sắc. Ví dụ, trụ ngày Giáp gặp Thiên Can Canh, Canh là Thất Sát của Giáp, lúc này nếu trong trụ lại xuất hiện Ất Mộc tương hợp với Canh thì gọi là Tham hợp vong Sát. Còn khi ngày Giáp gặp Tân thì Tân là Chính Quan của Giáp, lúc này nếu trong trụ lại xuất hiện tính Hỏa tương hợp với Tân thì gọi là Tham hợp vong Quan Sát nên hợp còn quan không nên hợp, vì vậy mà có câu nói: “hợp với Sát không phải là xấu, hợp với Quan không phải là tốt”.

Nhập cách Bát tự

(năm) Bính Thân (tháng) Tân Sửu (ngày) Giáp Thìn (giờ) Mậu Thìn

Mệnh này sinh vào ngày Giáp, trong trụ tháng có Quan Tinh xuất hiện, trong trụ giờ có Tài vượng sinh Quan, vốn là mệnh rất quý, nhưng do Thiên Can năm Bính Hỏa tương hợp với Quan Tinh Tân Kim nên Quan Tinh bị hợp mất, vì vậy chỉ là mệnh hèn kém. Lại thêm đến 45 tuổi vào vận Bính Ngọ, thế Hỏa quá mạnh, Giáp Mộc khô khan, Mộc bị Hỏa đốt nên không còn Lộc nữa.

38. Thiên Địa đức hợp cách

“Thiên Địa đức hợp” tức là trong cách cục có Thiên Can hợp với Thiên Can và Địa Chi hợp với Địa Chi, vì Thiên Can là khí tinh khiết của trời, Địa chỉ là sự dày dặn của đất nên Thiên Can hợp nhau thì được lòng người hiền, Địa Chỉ hợp nhau thì được lòng mọi người, vì vậy mà gọi là “Thiên Địa đức hợp”. Trong bố cục này, tương hợp ở trụ giờ là quý nhất, kế đến là trụ ngày, còn nếu như trụ năm trụ tháng tương hợp, trụ ngày trụ giờ tương hợp thì vô cùng tuyệt diệu.

Nhập cách Bát tự

(năm) Ất Mão (tháng) Đinh Hợi (ngày) Mậu Dần (giờ) Quý Hợi

Do Can Chi của trụ ngày tương hợp với Can Chi của trụ giờ nên đưa vào cách cục này.

39. Hóa khí cách

Hóa khí cách gồm có hóa Thổ, hóa Kim, hóa Thủy, hóa Mộc, hóa Hỏa. Những người sinh vào ngày Giáp có Thiên Can tháng hoặc giờ là Kỷ, hay người sinh vào ngày Kỷ có Thiên Can tháng hoặc giờ là Giáp, vì Giáp Kỷ hóa Thổ, nên lúc này nếu Địa Chi tháng thuộc Thổ thì có thể lấy hóa Thổ cách. Người sinh vào ngày Ất có Thiên Can tháng hoặc giờ là Canh hay người sinh vào ngày Canh có Thiên Can tháng hoặc giờ là Ất, vì Ất Canh hóa Kim, nên lúc này nếu Địa Chi tháng thuộc Kim thì có thể lấy hóa Kim cách. Người sinh vào ngày Bính có Thiên Can tháng hoặc giờ là Tân hay người sinh vào ngày Tân có Thiên Can tháng hoặc giờ là Bính, vì Bính Tân hóa Thủy, nên lúc này nếu Địa Chi tháng thuộc Thủy thì có thể lấy hóa Thủy cách. Người sinh vào ngày Đinh có Thiên Can tháng hoặc giờ là Nhâm hay người sinh vào ngày Nhâm có Thiên Can tháng hoặc giờ là Đinh, vì Nhậm Đinh hóa Mộc, nên lúc này nếu Địa chi tháng thuộc Mộc thì có thể lấy hóa Mộc cách. Người sinh vào ngày Mậu có Thiên Can tháng hoặc giờ là Quý hay người sinh vào ngày Quý có Thiên Can tháng hoặc giờ là Mậu, vì Mậu Quý hóa Hỏa, nên lúc này nếu Địa chi tháng thuộc Hỏa thì có thể lấy hóa Hỏa cách.

Nhập cách Bát tự

(năm) Giáp Tuất (tháng) Đinh Mão (ngày) Nhâm Dần (giờ) Giáp Thìn

Nhật chủ Nhâm Thủy, sinh vào tháng Mão (tháng Mộc), Địa Chi Dân Mão Thìn hội thành Mộc cục, lại có Thiên Can Nhâm của nhật chủ và Thiên Can Đinh trong trụ tháng hợp hóa Mộc, Thiên Can năm và Thiên Can giờ Giáp Mộc trợ giúp việc hóa, vì thế toàn bộ cách cục tạo thành một mảng tú khí ở hướng Đông, do đó bản thân Nhâm Thủy cũng đành phải hóa Mộc, trở thành hóa Mộc cách.

(năm) Quý Tỵ (tháng) Đinh Tỵ (ngày) Quý Dậu (giờ) Mậu Ngọ

Nhật chủ Quý Thủy, sinh vào tháng Tỵ là tháng Hỏa, bản thân Quý Thủy và Thiên Can giờ Mậu Thổ hợp hóa Hỏa, lại được Thiên Can tháng Định Hỏa dẫn đưa, vì vậy gần như đã hóa cách thành tượng, nhưng do Thiên Can năm Quý Thủy và nhật chủ Quý Thủy tranh nhau hợp với Thiên Can giờ Mậu Thổ nên trở thành giả hóa cách.

40. Lưỡng thần thành tượng cách

“Lưỡng thần thành tượng” tức là trong Can Chi của Tứ trụ, mỗi cặp Thủy Mộc hoặc Mộc Hỏa, Hỏa Thổ, Thổ Kim, Kim Thủy, V.v. đều chiếm hai Thiên Can hai Địa Chi, chia thành hai loại là “tương sinh” và “tương thành”

Nhập cách Bát tự

(năm) Quý Hợi (tháng) Giáp Dần (ngày) Quý Hợi (giờ) Ất Mão

Xét Ngũ Hành ở mệnh này, vì trong các trụ năm tháng ngày giờ Thủy Mộc mỗi cái đều chiếm hai Thiên Can hai Địa Chỉ nên thuần nhất không hỗn tạp, mà Thủy lại có thể sinh Mộc, nên gọi là Thủy Mộc tương sinh cách. Tương tự, nếu trong Tứ trụ, Mộc Hỏa mỗi cái chiếm hai trụ thì gọi là Mộc Hỏa tương sinh cách: Hỏa Thổ mỗi cái chiếm hai trụ gọi là Hỏa Thổ tương sinh cách; Thổ Kim mỗi cái chiếm hai trụ gọi là Thổ Kim tương sinh cách; Kim Thủy mỗi cái chiếm hai trụ gọi là Kim Thủy tương sinh cách.

Ngược lại, nếu hai Ngũ Hành xuất hiện trong Tứ trụ của mệnh cục tương khắc thì sẽ không gọi là “tương sinh” mà gọi là “tương thành”.

Nhập cách Bát tự

(năm) Mậu Thìn (tháng) Giáp Dần (ngày) Kỷ Mão (giờ) Ất Sửu

Do trong Tứ trụ cua mệnh chủ Thổ Mộc mỗi cái chiếm hai trụ, mà Thổ Mộc tương khắc nên gọi là Mộc Thổ tương thành cách. Tương tự, nếu trong Tứ trụ Thổ Thủy mỗi cái chiếm hai trụ thì gọi là Thổ Thủy tương thành cách; Thủy Hỏa mỗi cái chiếm hai trụ thì gọi là Thủy Hỏa tương thành cách; Hỏa Kim mỗi cái chiếm hai trụ thì gọi là Hỏa Kim tương thành cách; Kim Mộc mỗi cái chiếm hai trụ thì gọi là Kim Mộc tương thành cách.

41. Lưỡng Can bất tạp cách

“Lưỡng Can bất tạp” tức là trong Tứ trụ chỉ có hai Thiên Can xếp theo thứ tự, không hỗn loạn, ví dụ năm Giáp, tháng Mậu, ngày Giáp, giờ Mậu.

Nhập cách Bát tự

(năm) Canh Dần (tháng) Mậu Dần (ngày) Canh Dần (giờ) Mậu Dần

Đây là cách cục lưỡng Can bất tạp điển hình. Sách xưa có câu “lưỡng Can bất tạp, lợi danh đều có”, có thể thấy đây là cách cục quý. Nhưng nếu là mệnh Giáp Tý, Ất Hợi, Giáp Tuất, ất Sửu, thì không đỗ đạt.

42. Thiên Can thuận Thực cách

Cách cục này có Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ, xếp theo thứ tự tương sinh, đều là Thực Thần, ví dụ như năm Giáp tháng Bính ngày Mậu giờ Canh.

Nhập cách Bát tự

(năm) Nhâm Thìn (tháng) Giáp Thìn (ngày) Bính Tuất (giờ) Mậu Tuất

Thiên Can năm Nhâm Thủy có Thực Thần là Thiên Can tháng Giáp Mộc, Thiên Can tháng Giáp Mộc có Thực Thần là Thiên Can ngày Bính Hỏa, Thiên Can ngày Bính Hỏa có Thực Thần là Thiên Can giờ Mậu Thổ, vì vậy thuộc Thiên Can thuận Thực cách. Hơn nữa, hai Địa Chi Thìn, hai Địa Chi Tuất cũng là Thực Thần của nhật chủ Bính Hỏa, theo thứ tự Thìn trước Tuất sau không đảo ngược, do đó đây là cách cục hiển quý.

43. Thiên Can nhất từ cách

Vào cách cục này, trong Tứ trụ năm tháng ngày giờ chỉ có một loại Thiên Can, không hỗn tạp, nên mệnh này rất quý.

44. Địa Chi nhất từ cách

Vào cách cục này, trong Tứ trụ năm tháng ngày giờ chỉ có một loại Địa Chỉ nên cũng là một loại mệnh quý.

45. Thiên nguyên nhất khí cách

Loại cách cục này có Thiên Can thuần nhất một loại, Địa Chi cũng thuần nhất một loại, vì vậy trừ khi Địa Chỉ trong Đại vận bị xung khắc, nếu không thì đây cũng là mệnh của bậc quý nhân.

Nhập cách Bát tự

(năm) Ất Dậu (tháng) Ất Dậu (ngày) Ất Dậu (giờ) Ất Dậu

Cần lưu nếu Thiên nguyên đều là Mậu Ngọ hoặc Đinh Mùi, thì tuy là quý nhưng cũng có nhiều điều xấu, nguy hiểm, khắc vợ nên vợ chồng không thể chung sống đến cuối đời.

Tuy nhiên, Nhâm Thiết Tiều cho rằng cách giải thích về cách cục Thiên nguyên nhất khí chưa chính xác, ông nói: “Xem Bát tự của một người, cần phải thông hiểu Tứ trụ, Ngũ Hành sinh hóa; tối kỵ Tứ trụ khuyết hãm, Ngũ Hành thiên lệch. Còn những lời hàm hồ không căn cứ, cho rằng người có Tứ trụ đều là Mậu Ngọ thì có mệnh của bậc thánh đế, đều là Quý Hợi thì có mệnh của Trương Hoàn Hầu, nhưng suy xét kỹ về lý lẽ thì đó đều là những lời bịa đặt. Thử nghĩ từ đời Hán đến nay có hơn 2000 năm, qua biết bao nhiêu vòng tuần hoàn Hoa Giáp, có biết bao nhiêu mệnh này, nên có thể nói đây là điều hoang đường.”

Ngoài những ví dụ về nhập cách Bát tự trên, trong sách tướng số còn có hàng trăm loại cách cục khác và chúng biến hóa phức tạp, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, khó đoán, phải tốn nhiều công sức để tìm hiểu. Vì thế, khi đánh giá Bát tự tốt xấu, đa phần các nhà tướng số vẫn lấy chính cách là chính, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt rõ ràng thì mới xét theo biến cách.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm