những vấn đề cần lưu ý khi chọn Dụng thần Bát tự

Phần vừa nêu là các vấn đề về phương pháp và nguyên tắc chọn dụng thần; ngoài ra có một số vấn đề liên quan khác cần chú ý, tác giả cũng phân thành các điều để bạn đọc tiện theo dõi, điều này cũng rất có ích trong quá trình phân tích vận mệnh.


10 Lưu ý khi xét Dụng thần Bát tự

(1) Phàm dụng thần là chủ khí hoặc thứ khí tại nguyệt lệnh, lại thấu xuất thiên can, là có lực nhất, đó gọi là chân thần là dụng. Dụng thần nếu không ở nguyệt lệnh, mà lại ở chủ khí hoặc thứ khí của chi khác, chỉ cần không bị hình xung, thương, đồng thời lại thấu xuất thiên can thì cũng là có lực, nhưng kém hơn so với ở nguyệt lệnh.

(2) Phàm dụng thần tàng chi không thấu (chủ khí là tốt nhất, thứ khí có thể được, dư khí là kém), hành vận làm cho dụng thần thấu xuất có lực, nếu hành vận không qua nơi làm cho dụng thần thấu can, vô lực, như thế là dụng thần bất đáo vị; nếu lại tới chi hình, xung dụng thần, dụng thần sẽ bị bạt đi. Dụng thần trong mệnh thấu xuất không có căn, không sinh, không trợ giúp, gọi là dụng thần hư phù, hành vận cần tới được đất mà dụng thần có lực, nếu không, dụng thần hư phù, tự thân khó khăn, nếu lại tới đất sát của dụng thần, chỉ cần khắc là nguy hiểm.

(3) Phàm dụng thần trong mệnh bị tổn hại mà trong bát tự không có cứu, thiên can của dụng thần bị tổn hại, hành vận cần có thiên can giải cứu; địa chỉ của dụng thần bị thương, hành vận cần có địa chỉ giải cứu; nếu không, mệnh vận đều không có thần giải cứu, dụng thần bị thương tổn hoặc bị chế trụ vô lực, là mệnh kém. Cái gọi là giải cứu, dụng thần trong mệnh bị khắc, hành vận cần tới nơi hợp với thần xung khắc đó.
Dụng thần trong mệnh nhập mộ, bị chế trụ, phong tỏa, khóa kín, trong hành cần có chữ hình xung với mộ khố. Tổng kết lại là, dụng thần bị tổn thương mà nguyên mệnh có cứu, đó là có bệnh gặp thuốc, vẫn là mệnh tốt; nếu dụng thần bị tổn thương mà mệnh không có thần giải cứu, thì cần có sự giải cứu hợp lý trong hành vận; đó gọi là dụng thần trong mệnh có bệnh, cần được thuốc giải trong hành vận. Tổn thương có cứu là diệu, không có cứu là kém. Cách giải cứu dụng thần đó, trong các sách mệnh gọi là “bệnh được pháp”.

(4) Dụng thần sinh vượng là tốt, hưu tù là kém. Nếu dụng thần trong mệnh hữu, tù, tử, tuyệt, trừ thấu can tàng chỉ ra, còn cần có ấn gần sát bên cạnh dụng thần sinh cho dụng thần, nếu không thành vô dụng. Bởi vì tự thân khó bảo toàn, làm gì có lực để giúp cho nhật can. Lưu ý là, ở đây là chỉ ấn của bản thân dụng thần, không phải ấn của nhật can; như là Mộc là dụng thần, Thủy là ấn của Mộc.

(5) Dụng thần có ấn của bản thân sinh cho và có thực thương của bản thân bảo vệ là tốt nhất, đó gọi là tam kỳ cách, nhưng thực tế là rất khó. Ví dụ dụng thần là quan, nếu có tài sinh cho, ấn hộ vệ cho là tốt; dụng tài, tức là trên thì có thực thần hoặc là thương quan sinh cho, dưới thì có quan sát bảo vệ. Hoặc nếu không thì cũng phải được một trong hai hành của ấn hoặc thực, nếu không là cô lập không có trợ giúp, nếu gặp kỷ thần, dụng thần sẽ chịu tổn hại. Nội dung này cũng đã đề cập tới trong phần “Vượng-suy” của cuốn “Chi Tú Mệnh Lý”, mời bạn đọc xem thêm.

(6) Phàm dụng thần quý khí (bao gồm tài, quan, ấn, thực là hỷ) chuyên dụng nhất kiện (thấu can lại được căn là nhất kiện) thì đó là quý. Nếu có hai, ba kiện thì là tinh thần phân tán, không còn là cái chuyên dụng cho bản thân, mà là vật của số đông, thể hiện cho nhật chủ không chuyên tâm, một đời nhiều tranh chấp. 

(7) Phàm chọn điều hậu dụng thần, tất cần có nguyên cục hoặc lạnh hoặc ấm hẳn, hơn nữa hàn (lạnh) lại có hoãn (ấm) căn; hoãn lại có hàn cắn. Nếu không, bát tự tứ trụ quá lạnh, nóng, tác giả gọi đó là tòng hàn hoặc tòng nhiệt. Tòng hàn thì kỵ nhiệt, tòng nhiệt thì kỵ hàn. Nếu không, mệnh tòng hàn, nếu hành tới đất Hỏa, cục tòng nhược; hành vận tới đất Thủy, đều là đại họa giáng đầu, nhẹ thì tai nạn nghiêm trọng, nặng thì mất mạng.
Tiêu chuẩn quá lạnh hoặc quá nóng là, sinh vào tháng Hỏa lại tam hợp tam hội, hoặc tam hợp tam hội thành Hỏa cục mà không có một chút nước nào thì đó là quá nhiệt. Sinh vào tháng Thủy lạnh mà lại tam hợp tam hội, hoặc tam hợp tam hội thành Thủy cục, lại không có chút Hỏa nào, đó là quá hàn.

(8) Mỗi một thần trong ngũ hành của mệnh đều có dụng thần của chính nó. Có thể căn cứ vào dụng thần của từng cái đó để xét họa, phúc, hưng, suy liên quan tới lục thân mà các ngũ hành đó thể hiện. Ví dụ nam mệnh chính tài là vợ, thực thương tài không ở nguyệt lệnh, nhật chi suy nhược, tỷ kiên vượng lại nhiều, là sát của tài tinh vượng, Thân nhược, lấy ấn hóa sát sinh Thân làm dụng thần. Ấn tinh của tài tinh là thực thương.
Nếu thực thương trong mệnh vượng tướng lại gần tài, tài tức là vợ, là vợ hiền lành, giỏi giang; nếu mệnh không có thực thương, là vợ chết sớm, hoặc tàn tật, nếu không là kém cỏi. Dụng thần của những cái khác tương tự.

(9) Phàm mệnh không có dụng thần, thì có thể chọn dụng thần của hành vận nhưng trước 60 tuổi thì mới có tác dụng, nếu không, mình không có dụng thần, vận cũng chưa hành đến vận trình có dụng thần, tức là người đó một đời trì trệ, bế tắc.

(10) Phàm dụng thần trong mệnh vượng tướng không bị tổn hại, hành vận lại trợ giúp khoảng 40 năm, những vận trình khác tuy không trợ giúp dụng thần, nhưng chỉ cần không thành đảng kỵ, trợ kỵ, cũng đã là mệnh phú quý song toàn. Dụng thần trong mệnh hưu tù có căn, hành vận một đời trợ giúp dụng thần, cũng coi là mệnh tốt.
Dụng thần trong mệnh vượng tướng không bị tổn hại, nhưng vừa xuất môn đã bị khắc, xung, vận trình cả đời hoặc trong 60 năm đầu đời lại trái ngược với dụng thần, đó là mệnh kém. Dụng thần hưu từ vô khí, hành vận lại không có đất vượng tướng của dụng thần, hoặc là bị khắc, hình, xung, phá, là mệnh bần tiện.

4 Điểm cần nhớ khi lựa chọn Dụng thần

Các vấn đề về dụng thần, hầu hết đã được liệt kê như trên đây; có điều là có liệt kê nhiều đến đâu, cũng vẫn là chưa đủ. Bạn đọc chỉ cần đọc và hiểu được là tốt, không nhất định phải ghi nhớ toàn bộ. Về vấn đề chọn dụng thần như thế nào, chúng ta chỉ cần nhớ được bốn điểm sau:

1 Vượng thì cần ức chế. Nhật chủ vượng, cần chọn thực thương, quan sát, tài tinh là dụng thần để tiết, khắc, hao.

2 Nhược cần phù trợ. Nhật chủ nhược, cần chọn ấn tinh hoặc tỷ kiếp là dụng thần để sinh trợ cho nhật can.

3 Chuyên vượng hoặc tòng cường, chọn cường thần, vượng thần sinh trợ làm dụng thần.

4 Tòng hóa cũng chọn tòng vượng thần hoặc hóa thần, tức là cũng chọn thần sinh trợ vượng thần làm dụng thần.

Nếu khái quát ở mức cô đọng nhất, chính là chỉ cần ghi nhớ câu dưới đây:

Phàm chọn dụng thần, lấy bốn chữ “cân bằng lưu thông” là nguyên tắc, bổ được coi là điều hậu.

Cuối cùng, dụng thần mà cuốn sách “Tử Bình Chân Thuyên” nói tới, kỳ thực là cách thần, hoặc gọi là lệnh thần, không phải là dụng thần. Bạn đọc cần lưu ý, không nên nhầm Với khái niệm dụng thần.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm