Sự biến hóa của Dụng thần

Dụng thần được chọn theo trạng thái cân bằng sau quá trình sinh, khắc, chế, hóa của ngũ hành trong bát tự tứ trụ. Rất ít mệnh cục cả đời chỉ dùng một dụng thần, phần lớn dụng thần của mệnh cục đều tùy theo sự thay đổi, biến hóa của đại vận, lưu niên mà biến hóa theo, không thể từ đầu tới cuối đều chỉ dùng một dụng thần.


Phân tích biến hóa của Dụng thần với Lưu niên và Đại vận

Nguyên nhân là vì, dụng thần trong mệnh, được chọn theo trạng thái cân bằng sau quá trình sinh, khắc, chế, hóa của ngũ hành trong bát tự tứ trụ. Mà khi vào một đại vận nào, lại có ngũ trụ thập tự tham gia vào cân bằng mệnh vận của vận đó; khi hành tới một lưu niên nào đó, thì thành lục tru thập nhị tự tham gia vào sự vân bằng của tuế vận”. Vốn trong mệnh có tám chữ (bát tự), ngũ hành, lưu niên lại là 12 chữ của ngũ hành; nhiều hơn bốn chữ so với mệnh cục, nhưng ngũ hành vẫn chỉ là năm, mà bốn chữ của mệnh vận, ít nhất thì là một ngũ hành (tuế vận có can chi tương đồng), nếu không thì là hai hoặc ba hoặc bốn ngũ hành tham gia vào các lực lượng, như thế tất yếu phá vỡ trạng thái cân bằng ngũ hành trong mệnh cục. Sự tăng giảm của ngũ hành, so với trạng thái cân bằng ban đầu đó, có sự thay đổi rất lớn. Mà trạng thái cân bằng của mệnh cục chỉ cần thay đổi thì dụng thần đương nhiên cũng sẽ thay đổi theo.

Người suy luận vận mệnh mà không hiểu được điều này, không thể chỉ đạo mệnh nguyên tìm cát tránh hung, ngược lại còn gây ra sai lầm, thậm chí là sai lầm lớn. Để kiểm nghiệm xem cách nói trên có đúng không, chúng ta cùng kết hợp với tứ trụ của chính tác giả để xem xét, sự biến hóa của dụng thần tùy theo tuế vận cùng với sự thay đổi do điều chỉnh dụng thần đem lại.

Năm Tháng Ngày Giờ
Mậu Dần Giáp Dần  Giáp Tuất  Giáp Tý 

Toàn bộ mệnh cục là thân tài tương chiến, thân vượng hợp thuận, lấy Bính Hỏa thực thần lưu thông thể tú trong chi tháng là Dần để làm dụng thần. Vận Ất Mão, so với nguyên cục tăng thêm sức mạnh của Mộc, Thủy càng vượng Thổ càng nhược, làm cho mệnh vốn lệch lại càng thiên lệch hơn.

Nhật trụ đi phương Nam chính là sự điều chỉnh dụng thần tốt. Vận Bính Thìn, dụng thần thấu xuất, Hỏa trong mệnh càng vượng tướng, mệnh vận lại trở thành loại hình Thủy, Hỏa, Thổ. Tam hành là đủ, đã không thể coi là thiên lệch được nữa, nhật chủ không nhất định phải đi phương Nam, cứ ở nguyên địa phương là được. Đinh Tị Hỏa vượng, Mậu Ngọ tam hợp Hỏa cục, đều là Mộc, Thổ, Hỏa tạm hành toàn tượng, về cơ bản là cân bằng, nhật chủ ở nguyên tại địa phương là tốt nhất.

Lúc này nếu đi phương Nam, thì Mộc sẽ bị thiêu trụ. Có thể thấy, phương Nam trong hai vận này đã trở thành một phương kỵ rồi. Vận Kỷ Mùi tăng thêm sức mạnh, thân tài tương chiến càng thêm kịch liệt, là quần tỷ tranh tài. Thời điểm này, vợ người này bị tai họa nghiêm trọng. Lúc này, nếu đi phương Tây có thể hộ tài khắc vượng tỷ, như thế sẽ giảm được mức độ tai họa.

Canh Thân đại vận, trạng thái cân bằng của ngũ hành trong mệnh vận có sự thay đổi to lớn:

Kim trong Canh Thân ở tại lộc địa, Tuất Thố trong mệnh sinh Kim. Vốn mệnh cục là loại hình vượng Mộc nhiều Mộc khắc chết Thổ ít, dùng Hỏa thông quan tiết Mộc sinh Thổ. Hiện là Canh Thân vận, là Kim vượng Mộc tuyệt, thay đổi thành vượng Kim tương chiến với Mộc quần, tức là tỷ nhiều sát vượng, lấy thất sát chế tỷ kiện hộ tài là dụng thần, không thể đi phương Nam; phương Nam là kỵ phương khắc chế dụng thần. Nên cứ ở tại địa phương là được. Vận Tân Dậu dụng chính quan, cùng với vận Canh Thân dùng sát cũng tương đương.

Trên đây mới chỉ là thay đổi trong đại vận dẫn tới thay đổi trong dụng thần. Dụng thần của lưu niên lại có sự thay đổi. Lưu niên Canh Thìn trong vận Canh Thân, Thìn Thổ sinh Kim, Thìn là tiến khí của Kim, Mộc là thoái khí, tức là điểm mà dương Thủy trong Giáp Mộc đoạn khí. Mệnh, vận, tuế lúc này đã biến thành khí thế loại tượng vượng Kim nhiều Kim chiến với nhược Thủy nhiều Mộc.

May mà tại thời điểm này, Thân, Tý, Thìn tam hợp Thủy cục thông quan hóa sát, nếu không, nhật chủ khó mà tránh được cửa tử. Có thể thấy trong năm này, Thủy ấn trở thành dụng thần hòa giải, nhưng lúc này đã là sát, ấn, thân vượng sinh, vượng khí tới thân thì dừng, không có Hòa thông quan là tai, nên vợ khó tránh được kiếp nạn. Lúc này chủ mệnh lại tới phương Nam là tốt, đó là vì có thể lưu thông Hỏa khí không khắc tài.

Qua phân tích mệnh lý trên có thể thấy: lúc bắt đầu dụng Bính Hỏa mà đi tới phương Nam, trung niên dùng Bính Hỏa nhưng ở bản địa, kỵ đi phương Nam. Canh Thân đại vận lại dùng Canh Kim thất sát, hợp ở tại bản địa, phương Nam là kỳ thần; Tân Dậu đại vận dụng chính quan.

Canh Thìn lưu niên tức là ấn hóa sát là dụng thần, lại chỉ hợp đi phương Nam. Có thể thấy dụng thần trong mệnh, chỉ là cách nói trong mệnh cục. Còn trong vận, dụng thần của mệnh cục có khi thích ứng, có khi không thích ứng. Không thích ứng thì cần phải thay dụng thần mới.

Nếu thích ứng thì vẫn dùng dụng thần trong mệnh cục. Tuế vận cũng thế. Cũng chính là nói, dụng thần trong tuế, mệnh, vận, cần tùy theo sự thay đổi của vận, tuế mà thay đổi theo, con người thay đổi, điều chỉnh dụng thần cũng thế. Nếu khăng khăng dùng một dụng thần cả đời để mà suy đoán, thì luận tuế, vận không đúng, thậm chí là trái ngược; dụng thần trong mệnh, vận lại trở thành kỵ thần trong tuế vận.

Ví dụ phân tích ở phần trên cũng thế, lúc bắt đầu dùng Bính Hỏa thực thần, sau lại dùng Canh Kim thất sát, lúc này Bính Hỏa phương Nam là kỵ. Năm mà thất sát tiến vượng quá nhiều thì dụng ấn, chỉ hợp đi phương Nam. Sát vận qua đi tới vận Tân Dậu, lại chỉ có thể dùng chính quan.