Xem Bát tự, bàn về lục thân

Khi xem tướng số, các thầy tướng số ngoài việc nói về mệnh của bản thân người đi xem tướng số còn dựa vào Bát tự để suy đoán về lục thân của họ. Thông thường, trong mỗi quyển sách tướng số đều có một phương pháp xem Bát tự, bàn về lục thân. Phương pháp của họ là:


Xem Bát Tự luận bàn về lục thân

Ông bà Xem về ông bà ở trụ năm, lấy Thiên Ấn là ông nội, Thượng Quan là bà nội.

Cha mẹ Xem về cha mẹ ở trụ tháng, lấy Thiên Tài là cha, Chính Ấn là mẹ ruột, Thiên Ấn là mẹ kế. Nhưng cũng có thể không phân chia Chính Ấn, Thiên Ấn.

Anh em Xem về anh em ở trụ tháng, lấy TỈ Kiên là anh em. Còn như chị em gái thì có sách không nói đến, có sách thì cho rằng giống với cách xem anh em.

Vợ Xem về vợ ở trụ ngày, lấy Chính Tài là vợ lớn, Thiên Tài là vợ nhỏ.

Con cái Xem về con cái ở trụ giờ, lấy Thiên Quan (Thất Sát) là con trai, Chính Quan là con gái.

Tại sao lại lấy Thiên Tài, Ấn là cha mẹ; Tỉ Kiên là anh em; Chính Tài, Thiên Tài là thê thiếp; Thiên Quan, Chính Quan là con trai con gái? Trong “Tử Bình Chân Thuyên” đã khái quát một cách ngắn gọn lý do dùng những thuật ngữ Dụng thần trên để xem về lục thân như sau:

Chính Ân là mẹ, là người sinh ra ta. Vây Thiên Tài bị ta khắc chế sao lại trở thành cha ta? Thiên Tài khắc Chính Ân nên là chồng của Chính Ân, Chính Ấn là mẹ thì Thiên Tài là cha. Chính Tài là oợ, bị ta khắc chế, chồng là chỗ dựa của vợ, Uợ phải phục tùng chồng. Còn Chính Quan, Thất Sát khắc chế ta, sao lại trở thành con cái? Vì Chính Quan, Thất Sát do Tài sinh ra, Tài là gì, nên Quan, Sát là con trai, con gái. Còn việc Tỉ Kiên là anh em thì đã quá rõ ràng.

Nhậm Thiết Tiều đời Thanh không hoàn toàn tán đồng với cách giải thích này, ông đưa ra phương pháp như sau: “Sinh ra ta là cha mẹ, là Thiên Ấn Thụ và Chính Ấn Thụ; ta sinh ra là con cái, là Thực Thần, Thương Quan; ta khắc là thể thiếp, là Thiên Tài, Chính Tài; khắc ta là Quan, Sát, là ông nội của ta; cùng loại với ta là anh em, là Tỉ Kiên, Kiếp Tài.”

Sau đây xin được đưa ra vài ví dụ về phân tích số mệnh trong các sách tướng số xưa như sau:

1. [Ví dụ về mệnh mẹ sống thọ, cha chết sớm]

Năm Tháng Ngày Giờ
Đinh Dậu Nhâm Tý Đinh Mão Giáp Thìn

Mệnh này có nhật chủ Đinh Mão sinh vào mùa đông, Thiên Can tháng Nhâm Thủy là Chính Quan, Địa Chi tháng Tý Thủy là Thất Sát, Quan Sát đều hưng vượng, bản thân suy yếu, vì vậy cần lấy Ấn Thụ Giáp Mộc sinh ra bản thân làm Dụng thần. Lúc này Địa Chi giờ Mão và Thìn đều thuộc Mộc ở hướng Đông nên Ấn hưng vượng, còn Tân Kim có trong Thiên Tài Dậu lại không có chỗ nương tựa. Chính Ấn là mẹ, Thiên Tài là cha, vì vậy người thuộc mệnh này có mẹ sống thọ, cha chết sớm.

2. [Ví dụ về mệnh lấy được vợ hiền thục]

Năm Tháng Ngày Giờ
Quý Mão Ất Sửu Canh Thân Đinh Sửu

Ở mệnh này, Kim lạnh lẽo ở vị trí Lộc, Ấn Thụ đang nắm quyền, đủ để trút khí Hỏa chống lại cái lạnh, tiếc là Thiên Can năm Quý Thủy khắc Đinh nên phải hoàn toàn dựa vào Thiên Can tháng Ất Mộc làm cầu nối, trút khí Thủy để sinh Hỏa. Do Hỷ thần cũng là Tài Tinh; Tài Tinh, Hỷ thần hợp nhau nên gọi là “tài khí thông môn hộ”, vì vậy, người này có vợ siêng năng, giỏi giang, sinh được ba con trai, đều theo đường học vấn.

3. [Ví dụ về mệnh lấy vợ có tiền của]

Năm Tháng Ngày Giờ
Đinh Mùi Ất Tỵ Đinh Dậu Quý Mão

Định Hỏa sinh vào đầu mùa hạ, Thiên Ấn và Kiếp trong Tứ trụ đang nắm quyền, một ít Quý Thủy không đủ sức cuốn trôi Thiên Ân, nhưng may mà nhật chủ thuộc Dật Kim, xung Mão Mộc sinh Quý Sát, vì vậy mệnh này tuy xuất thân nghèo khó, nhưng khi vào vận Quý thì cuộc đời sẽ thay đổi, có học vấn lại được cả vợ lẫn tiền tài. Sau đó, vào vận Nhâm thì thi cử đỗ đạt, vào vận Tân Sửu được chọn làm quan huyện.

4. [Ví dụ về mệnh lấy vợ có tính hung dữ, đố kỵ]

Năm Tháng Ngày Giờ
Ất Hợi Canh Thìn Bính Thân Nhâm Thìn

Bính Hỏa sinh vào cuối xuân, Ấn Thụ đang rất hưng vượng, Thiên Can giờ lại xuất hiện Nhâm Thủy, vì vậy lấy Ấn Thụ Ất Mộc đang nắm quyền làm Dụng thần, nhưng tai hại là Tài Tinh Canh Kim hợp Ất hóa Kim, sinh Sát phá Ấn, do đó người vợ này có tính đố kỵ, hung dữ, lại không có con.

5. [Ví dụ về mệnh xung khắc vợ]

Năm Tháng Ngày Giờ
Quý Mão Ất Mão Ất Mùi Nhâm Ngọ

Ở mệnh này, nhật chủ Ất Mộc sinh vào tháng mùa xuân, đúng mùa nên thân hưng vượng. Địa Chi ngày Mùi hợp với Địa Chi giờ Ngọ thành Thổ, trong đó Kỷ Thổ là vợ, cũng là Tài Tinh. Tiếc là trong Tứ trụ có Ất Mộc xuất hiện quá nhiều, Tỉ Kiên quá mức, vì vậy không cần vận đến Tỉ Kiên thì vợ cũng sẽ bị Ất Mộc khắc.

6. [Ví dụ về mệnh có con trai]

Năm Tháng Ngày Giờ
Đinh Dậu Đinh Mùi Mậu Tuất Đinh Tỵ

Nhật chủ Mậu Thổ sinh vào cuối mùa hạ, đúng mùa; trong Tứ trụ, Ấn Thụ lại xuất hiện trùng điệp, Thủy khí hoàn toàn không có, Thổ khô cằn nên không thể trút bớt khí Hỏa để sinh Kim, vì vậy mệnh này khắc ba vợ năm con. Sau đó vào vận Sửu, Thổ ẩm ướt che lấp Hỏa để sinh Kim, lấy Địa Chi giờ Ty và Địa Chi năm Dậu trong Tứ trụ kết hợp với vận tạo Kim cục làm Thực, Thương, vì vậy sinh được một con rồi nuôi dưỡng nên người.

7. [Ví dụ về mệnh đổi vận có con]

Năm Tháng Ngày Giờ
Tân Mão  Tân Mão  Giáp Thìn  Đinh Mão 

Ở mệnh này, Mộc mùa xuân mạnh mẽ tươi tốt, may là xuất hiện Đinh Hỏa ở Thiên Can giờ, nhưng xấu là Thiên Can năm và Thiên Can tháng Tân Kim không có chỗ dựa. Nhưng khi vào vận Kỷ Sửu, Mậu Tý, do Đinh Hỏa trút khí nên không thể lấy làm Dụng thần, vì vậy có con mà không nuôi được và tiền tài bị hao tổn. Sau đó, khi vào vận Đinh Hợi, Bính Tuất thì hoặc vì Địa Chi có Mộc mà Thiên Can xuất hiện Hỏa, hoặc do thế Hỏa thông căn dẫn tới Khố, nên có được năm con trai, gia nghiệp phát triển.

8. [Ví dụ về mệnh anh em quý mến, thương yêu]

Năm Tháng Ngày Giờ
Đinh Hợi  Nhâm Dần  Bính Tý  Đinh Dậu 

Bính Hỏa sinh vào đầu xuân, không xem là hưng vượng. Xét đến Ngũ Hành trong Tứ trụ, tuy trong Thiên Can tháng có Nhâm Thủy, Sát Tinh ở Hợi Tý hưng vượng, không được áp chế, nhưng may là ở Can Chi của năm tháng thì Định, Nhâm, Hợi, Dần đều có thể hợp nhau hóa Ấn; còn nếu nói Địa Chi giờ Dậu Kim là Tài Tinh phá Ấn thì cũng đã có Kiếp Tài trong Thiên Can giờ Đinh khống chế. Do Kiếp Tài Đinh Hỏa là Hỷ thần, Dụng thần trong bố cục nên cả bảy anh em ruột đều yêu thương, quý mến lẫn nhau, và là những người có học thức.

9. [Ví dụ về mệnh anh em gặp phiền lụy]

Năm Tháng Ngày Giờ
Quý Tỵ  Mậu Ngọ  Bính Ngọ  Canh Dần 

Ở mệnh này, không những Dương Nhẫn đang nắm quyền thuộc vùng Vượng, mà Mậu Quý của Thiên Can năm, tháng còn hợp nhau hóa Hỏa, Canh Kim là Tài trong trụ bị Kiếp tước đoạt gần hết, vì vậy cả sáu anh em đều bất tài, vô cùng cực khổ, vất vả.

Đối chiếu với mệnh này, Nhậm Thiết Tiều tổng kết: “Tóm lại, Kiếp, Nhẫn quá hưng vượng, Tài Quan không có khí thì anh em ít, có cũng như không. Quan, Sát quá hưng vượng cũng gây thương tổn. Bản thân và Tài cùng hưng vượng, Quan Ấn thông căn thì mới có được tình cảm yêu thương nhau.”

Đối với các phương pháp xem về lục thân, họa phúc, lành dữ, thọ yểu của con người, trong quyển “Nghiên cứu và phê bình thuật tướng số”, Lâm Huệ Tường đã khái quát như sau: “Lục thân mạnh khỏe là tốt, gặp khắc thì sẽ bị khắc chết, nhưng nếu có thể gặp sinh hoặc khắc cái khác nó thì còn có hy vọng. Thiên Tài hưng vượng thì cha sống lâu, Tỉ Kiếp nhiều thì cha chết sớm; Chính Ấn có sức thì mẹ sống lâu, Tài nhiều phá Ấn thì mệnh chủ khắc mẹ.

Ví dụ, nhật chủ của bản thân là Giáp Mộc, Tài (cha) là Mậu Kỷ, Ấn (mẹ) là Nhâm Quý, Mậu Kỷ Thổ mà khắc Nhâm Quý Thủy thì Thủy (mẹ) bị khắc chết. Tỉ Kiên, Kiếp Tài nhiều thì đông anh em. Nếu có Tỉ Kiên, Kiếp Tài xuất hiện thì sẽ khắc vợ và cha. Ví dụ: bản thân là Giáp Ất Mộc, Tỉ Kiên, Kiếp Tài tức là Giáp Ất Mộc, thể thiếp là chính Tài, Thiên Tài tức Mậu Kỷ Thổ. Giáp Ất Mộc khắc Mậu Kỷ Thổ, nên thể thiếp và cha sẽ bị khắc chết. Vợ là Dụng thần thì có vợ hiền. Thế tinh nhiều thì khắc vợ; thế tinh xuất hiện hai lần, Thiên Tài Chính Tài tập xuất thì có nhiều vợ. Nếu ở trụ ngày, Thiên Can và Địa Chi gặp phải Hình, Xung sẽ khắc vợ. Quan, Sát nhiều sẽ tổn hại đến anh chị em,

Ví dụ: Chính Quan, Thiên Quan Canh Tân Kim quá nhiều thì sẽ tổn hại đến TỈ Kiên, Kiếp Tài Giáp Ất Mộc, tức là làm hại đến anh chị em. Thương Quan, Thực Thần có nhiều sẽ làm hại đến con cái, vì Bính Định Hỏa khắc Canh Tân Kim. Ấn nhiều sẽ khắc tổ phụ mẫu (Nhâm Quý Thủy khắc Bình Định Hỏa).

Tổng quát lại, có thể giải thích như sau: Nếu trong Tứ trụ mà trụ năm có Hỷ thần, Dụng thần thì cơ nghiệp tổ tiên của mệnh chủ dư dả; trụ tháng có Hỷ thần, Dụng thần thì mệnh chủ được bố mẹ che chở, anh em hòa thuận; Địa Chi ngày có Hỷ thần, Dụng thần thì vợ chồng đồng tâm hiệp lực, tình cảm nồng nàn, trụ giờ có Hỷ thần, Dụng thần thì con cái khỏe mạnh.

Ngược lại, nếu trụ năm có Kỵ thần thì tổ tiên nghèo khổ; trụ tháng có Kỵ thần thì cha mẹ bị tổn hại, anh em bất hòa; Địa Chi ngày có Kỵ thần thì đời sống vợ chồng không hòa thuận; trụ giờ có Kỵ thần thì con cái khó nuôi hoặc bất tài. Nhưng nếu Kỳ thần xuất hiện trong các trụ năm, tháng, ngày, giờ mà bị áp chế thì có thể biến xấu thành tốt.

Còn khi kết hợp Dụng thần với 12 cung thì nếu trong Bát tự lấy Ấn Thụ làm Hỷ thần hoặc Ấn Thụ ở vào vùng Trường Sinh thì người thuộc mệnh này được che chở, cha mẹ sống thọ; Ấn Thụ gặp phải vùng Tử, Tuyệt hoặc lấy Ấn làm Dụng thần nhưng bị phá thì cha mẹ không còn đủ hoặc khó nhận được sự che chở của cha mẹ. Trong Bát tự nếu Tỉ Kiên, Kiếp Tài là Hỷ thần, Dụng thần, hoặc Tử Kiên ở vào vùng Lộc thì anh em khỏe mạnh, giúp đỡ lẫn nhau; ngược lại, nếu Tử Kiên là Kỵ thần thì anh em sẽ bất hòa, hoặc khó khăn, nghèo khổ. Trong Bát tự lấy Tài Tinh làm Hỷ thần, Dụng thần, hơn nữa lại sinh hóa đủ sức thì được vợ hiền hậu, đắc lực: ngược lại nếu Tài Tinh là Kỵ thần, hoặc Xung, Hợp tranh nhau, thì vợ không nghe lời chồng, tình cảm vợ chồng bất hòa. Nữ mệnh lấy Quan Tinh, Sát Tinh làm chồng, mà nếu trong Bát tự nếu Quan Tinh đắc dụng thì có chồng cao quý và bản thân cũng sang trọng, lấy Thực, Thương làm con cái, nếu trong Bát tự Thực, Thương là Hỷ thần, Dụng thần thì con cái ngoan hiền, hiếu thảo; nếu Thực, Thương gặp Xung thì sẽ hiếm muộn hoặc khắc con.

Ngoài ra, khi xem Bát tự bàn về lục thân còn có thể kết hợp với Hành vận để xem. Trong đó, cha mẹ kết hợp với vận lúc nhỏ; vợ chồng, anh em kết hợp với vận lúc trung niên; con cái kết hợp với vận lúc về già. Ví dụ, trong mệnh lúc nhỏ có vận lớn thì được cha mẹ che chở; trung niên có vận lớn thì vợ chồng đồng lòng chung sức hoặc anh em giúp đỡ lẫn nhau; cuối đời có vận lớn thì được con cái phụng dưỡng.

Danh mục: BÁT TỰ-TỬ BÌNH
xem thêm