Ý nghĩa của Dụng thần cùng với quan hệ Vận Mệnh
Dụng thần, là một dạng ngũ hành có tác dụng nhất đối với nhật can. Ngũ hành, khi luận mệnh dùng ngũ thần hoặc thập thần để thay thế, vì thế, thần của ngũ hành có tác dụng trợ giúp lớn nhất đối với nhật can, là thần mà nhật can cần nhất, đó chính là dụng thần.
Dụng thần là gì ?
Dụng thần, là mấu chốt để suy đoán mệnh vận. Chọn dụng thần sai, phân tích mệnh suy đoán vận, tất cả đều sai. Dụng thần được quyết định rồi thì cho dù cách xét bát tự có kém cũng phải đúng được 7, 8 phần. Bởi vì phân tích mệnh cục, suy đoán vận trình, đều theo tiêu chuẩn là có lợi cho dụng thần hay không.
Mệnh cục có dụng thần đắc lực là kiện toàn; bát tự tương đối tốt; dụng thần lại vô khí hoặc bị thương, tứ trụ cũng kém. Hành vận sinh trợ dụng thần, trong vận đó mệnh chủ được như ý; hành vận tiết hao dụng thần, nhật chủ thời gian đó thực không tốt; hành vận khắc chế dụng thần, chủ nhân phần nhiều lắm tại nhiều nạn, nghiêm trọng hơn còn dẫn tới thương vong. Mệnh có dụng thần tàng chi không thấu, hành vận lại làm nó thấu xuất, vận đó nhật chủ được như ý; mệnh mà dụng thần bị tổn hại, hành vận được cứu, thì vận đó sẽ là vận trình tốt đẹp.
Mệnh mà dụng thần thấu can bị tổn thương, thiên can của hành vận xuất cứu, địa chi của dụng thần bị tổn thương, địa chỉ của tuế vận lại làm mất đi thần gây tổn thương đó, cũng đều là vận tốt. Mệnh tuy có dụng thần, nhưng trong vòng 60 năm đầu của cuộc đời, dụng thần bất đáo vận trình; mệnh có dụng thần mà như không, đều là thuộc mệnh cục kém. Mệnh không có dụng thần, hành vận tại thời điểm thích đáng (khoảng 30 tuổi, thông thường là khoảng từ 20 đến 60 tuổi) xuất hiện dụng thần vượng vận, thì vẫn được tính là mệnh tốt. Dụng thần trong mệnh bị thương, hành vận tại thời điểm thích hợp có bổ cứu, cũng chỉ cần trong khoảng 10, 20 năm là tốt.
Mệnh cũng tính tương tự. Nếu đến vận cuối đời (thường là tính tới năm trước 60 tuổi) mà không có bổ cứu, thì mệnh đó một đời bất đắc chí. Mệnh không có dụng thần, hành vận trong khoảng 60 năm đầu đời cũng không xuất hiện dụng thần, là mệnh cuối đời bế tắc.
Nói tới đây, tôi chợt nhớ đến cách nói mà rất nhiều sách mệnh lý đề cập tới, gọi là mệnh quản một đời, vận quản 10 năm, nên dễ dàng đưa ra kết luận như sau: mệnh tốt vận khí kém, cũng coi như là mệnh tốt, có gặp chút trắc trở; mệnh kém vận tuy tốt vẫn là mệnh kém. Lý do của việc này là nền tảng yếu kém, khó mà làm cho tốt đẹp được. Nếu xét từ phương diện lý luận, thì có vẻ rất có lý. Nhưng tôi thông qua rất nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy, kết luận trên là không chuẩn xác, hoặc có thể nói là không toàn diện, có phần phiến diện, hàm hồ, có khoảng cách lớn so với thực tế. Quan điểm của tôi là, mệnh tốt vận cũng tốt, đương nhiên là tốt nhất; mệnh tốt vận trái ngược, là mệnh tốt nhưng có nhiều thành, bại; mệnh kém vận đều thuận, mệnh kém có lúc tốt.
Nói tới vấn đề này có vẻ lạc đề, cứ ngỡ rằng quan hệ giữa mệnh và vận không liên quan gì tới dụng thần. Thực ra không phải, điều mà tôi muốn nói tới ở đây là dụng thần trong mệnh và dụng thần trong vận, đối nghịch hay thuận hòa có quan hệ tới mệnh chủ, hơn nữa còn tác động tới mệnh và vận; luận mệnh không thể tách rời dụng thần.
Dụng thần và Vận Mệnh có quan hệ như thế nào
Quan hệ giữa mệnh và vận, rất nhiều người ví von như là quan hệ giữa xe và đường. Tôi cho rằng cách ví von ấy rất xác đáng, vì thế, vẫn là câu nói cũ, là làm cho vấn đề bớt phức tạp đi. Các loại xe mới, xe xịn, nếu đi trên đường cao tốc, đương nhiên tốc độ rất nhanh, nhưng nếu đi vào đường núi nhỏ hẹp, gập ghềnh, hoặc là đi trên đường ruộng nhỏ hẹp, lồi lõm, hoặc đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu, xe xịn cũng khó mà tránh được chậm chạp, va đập; thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Như thế thì liệu có thể nói rằng xe xịn là tốt hay không? Ngược lại, nếu là một chiếc xe cũ kỹ nếu chạy trên đường cao tốc, có khi thi thoảng phải dừng lại rồi mới đi tiếp được, nhưng ít ra thì cũng không đến mức lật xe. Như thế mọi người trên xe đều có thể đến nơi an toàn, có điều là chậm một chút. Nếu so sánh kết quả của xe cũ và xe mới, thì liệu ai có thể nói rằng cái xe cũ là mệnh kém!
Trên đây hoàn toàn là phần lý luận; tiếp theo chúng ta cùng xem qua hai ví dụ thực tế:
Ví dụ 1:
Năm | Tháng | Ngày | Giờ |
Giáp Dần | Giáp Tuất | Giáp | Giáp Tý |
hành vận:
17 - Bính Thìn
27 - Đinh Tị
37 - Mậu Ngọ
47 - Kỷ Mùi
57 - Canh Thân
67 - Tân Dậu
Đây là Mệnh của một đạo hữu. Ngày Giáp sinh tháng Dần. Tỷ kiên nắm quyền, chi năm Dần Mộc tỷ kiên; tháng, giờ tỷ kiên đều thấu, chi giờ Tý Thủy chính ấn sinh Mộc, vừa vặn can năm thấu thiên tài, lại nhập mộ ở Tuất cũng là chi tháng. Mộc vượng, Mộc nhiều lại có Thủy sinh cho, Thổ tử Thổ ít lại không có nguồn Hỏa. Theo lý thuyết nên là cục có thân vượng tỷ kiên nhiều, khắc chết tài, tài không có, là mệnh tăng đạo, cô đơn. Đồng thời tỷ kiên thấu nhiều mà tài tử, cả đời phải bôn ba kiếm ăn, tới tận năm 57 tuổi. Mẹ mất năm 63 tuổi, như thế là mẹ thọ bình thường; cha thì thọ hơn; VỢ nhiều bệnh tật giày vò lại phải bôn ba; hai con cũng có thể coi là hàng trung bình trở lên, một đứa làm bên thuế vụ, một đứa làm ở viện thiết kế, có thể coi là công việc tốt, ổn định.
Nhưng trên thực tế, người này lại không phải bôn ba vì cuộc sống, mà ngược lại, chỉ trừ trước năm 17 tuổi là vô cùng khó khăn, còn lại cả đời nhàn hạ, kinh tế thong dong, có thể đạt mức khá giả. Khác biệt giữa thực tế và thông tin trên bát tự là rất rõ ràng, nguyên nhân là do đâu? Tôi cho rằng, bát tự rất kém, nhưng các đại vận, từ năm 17 tuổi cho tới ngoài 70 tuổi, trừ có 10 năm là trái ngược với nhật trụ và dụng thần ra, còn lại đều trợ cho dụng thần, hướng tới nhật chủ.
Để làm rõ mối quan hệ giữa mệnh kém vận tốt của tứ trụ và dụng thần, dưới đây tôi sẽ phân tích một chút quan hệ “hướng-bội”(1) của hành vận và dụng thần. Mệnh của tôi vốn là . thế thân tài hỗ chiến mà thân vượng tỷ kiên nhiều, lấy thực thần thấu sinh tài là dụng thần. Trong nguyệt lệnh Dần có Bính Hỏa trường sinh, thực thần lại đắc lệnh được Giáp Mộc sinh, không có hình xung khắc phá là kiện toàn vượng tướng. Tiếc là không thấu can nên sức mạnh không đủ, một khi hành vận thấu xuất, sức mạnh rất lớn, có thể luận như là mệnh có thấu xuất. Đại vận Bính Thìn, Đinh Tị, dụng thần thấu xuất vượng tướng, sức mạnh rất lớn. Đại vận Mậu Ngọ,
(1) Hướng: là hướng tới; bội: là trái ngược, quay lưng lại.
Mậu là thiên tài, trong mệnh nhiều tỷ tranh đoạt, vốn không phải là tốt, nhưng may có chi vận là Ngọ, cùng với Dần, Tuất trong mệnh tam hợp dụng thần cục. Sức mạnh tam hợp cục của dụng thần là rất lớn, dụng thần vượng mà sinh tài, vì thế mà nhiều tỷ không những không tranh đoạt, ngược lại còn biến thành tâm hội thương quan cục hóa tỷ sinh tài, tài lại ám sinh quan, là một vận trình rất tốt. Vận Kỷ Mùi, không có thực thương thông quan, nhiều tỷ tranh đoạt dẫn tới vợ bị tại nạn, bản thân có họa. Đại vận Canh Thân tuy không tốt cho dụng thần trong mệnh, nhưng có lợi cho nhật chủ: mệnh cục thân vượng tỷ kiên nhiều không thấu ấn, nguyên cục vốn là sát tuyệt, dụng thần thấu, lúc này sát vượng có lực, tức là cần thay đổi dụng thất sát, chế tỷ hộ tài là dụng thần. Nên vẫn là, dụng thần vượng vận.
Qua việc phân tích giữa mệnh vận và quan hệ thuận nghịch đối với dụng thần, có thể thấy rõ:
(1). Mệnh tuy kém nhưng vận hầu như là tốt, có thể coi như là mệnh tốt. 2
(2). Dụng thần của mệnh tàng ở chị lại kiện vượng không tổn hại, có thể thấu xuất trên vận trình trong khoảng năm 30 hoặc 40 tuổi, lại có thêm dụng thần vượng vận khoảng 20 hoặc 30 năm, có thể coi là mệnh tốt.
Nguyên nhân là vì trong khoảng từ năm 20 tuổi tới 50 tuổi, là giai đoạn mang tính quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp. Vận trình giai đoạn này mà tốt, tạo ra được nền tảng sự nghiệp cho cả cuộc đời; sau này có gặp hành vận không thuận lợi, cũng chỉ là vấn đề sức khỏe của bản thân hoặc có liên quan tới lục thân, còn các vấn đề kinh tế, vật chất cơ bản đã không còn phải lo lắng. Trên đây là ví dụ về mệnh kém vận tốt; dưới đây là ví dụ về vận kém mệnh tốt.
Đây là mệnh của vợ ví dụ bên trên. Thiên ấn đương quyền lại tạm hợp thiên cục không hóa, thiên can thấu xuất tỷ kiếp, Kỷ Thổ sinh Kim, mệnh cục đều là ấn thụ, tỷ kiếp, lại có chữ Ngọ là tài, nhưng bị Nhâm Thủy đè đầu, có thể luận là mệnh vượng. Kim Thủy là vận tốt, Mộc vận hoặc tốt hoặc xấu; Hỏa vận là kỵ, phạm phải vượng Kim là xấu, không chết thì cũng thập tử nhất sinh. Nếu được vận Tý Thủy, xung khắc mất kỵ thần Ngọ, là giả hành chân vận, theo vượng thành công, là mệnh đại quý. Cho dù không gặp Tý, chỉ cần hành vận không trợ Hỏa, cũng là người phú quý song toàn. Nhưng thực tế thì sao? Lúc trẻ bị liệt, trung niên bị bệnh tinh thần, tuy còn sống, nhưng sống khổ hơn chết. Suy tới cùng, vẫn là do dụng thần hành vận tạo ra cả.
Mệnh này có khí thế loại tượng của Kim, Thủy mà tòng vượng, tòng vượng lấy vượng thần Kim, Thủy làm dụng thần. Mậu Thân đại vận, Thổ sinh Kim vương trợ dụng thần, đảm nhiệm chức chủ nhiệm của Đại đội phụ nữ và lớp học bình dân. Vận Đinh Mùi, Đinh Hỏa khắc Kim, Thổ khô trong Mùi chế Thủy, can chi đều phản lại dụng thần, nên người bị bệnh viêm cơ khớp; bị liệt, cứ thế mà mất đi chức chủ nhiệm đại đội phụ nữ và lớp học bình dân, Bính Ngọ đại vận là đất dương nhân của Hỏa, Hỏa vượng cực khắc Kim phạm cường thần, theo lý luận của mệnh học mà nói thì tất sẽ chết. Nhưng mà, mệnh chủ tuy không chết, nhưng lại bị bệnh trầm cảm nên cũng như là chết. Tới vận Quý Mão, Quý trợ Thủy, Mão tiết Thủy, vượng khí lưu thông mới là vận tốt trợ giúp thân. Nhưng mà lúc này mệnh chủ đã 60 tuổi rồi, cũng là lúc đã quá muộn, đang đợi ngày “về trời”, e cũng chỉ là hồi quang phản chiếu, chuẩn bị đi gặp Các Mác, Lênin. Thiết nghĩ nếu đây là mệnh đàn ông thì nhất định sẽ là người đại phú đại quý. Có điều, đây quả thật là mệnh tốt nhưng mà vận thì luôn trái ngược lại với dụng thần.
Qua phân tích mệnh trên, có thể đưa ra kết luận sau:
(1). Mệnh tốt vận cũng tốt, là phú quý song toàn.
(2). Mệnh tuy tốt mà vẫn không tốt, mệnh tốt cũng biến thành mệnh kém.
(3). Mệnh tuy rất tốt, nhưng trong khoảng 60 năm đều trái Với dụng thần, mệnh tốt trở thành mệnh kém.
Hai ví dụ trên thực là “thực tế thắng hùng biện”: người này có mệnh kém vận tốt, vẫn được coi như là mệnh tương đối tốt; trừ chuyện của vợ ra, còn lại đều như ý; vợ người này, mệnh tốt vận kém, là mệnh cực kỳ xấu.