Lang Liêu và sự tích bánh Chưng bánh dày

Vua Hùng quyết định tặng cho tổ tiên ba mẹ một món quà giản dị từ một vị công tử nghèo khó, lam lũ quanh năm, yếu thế dưới quyền lực, đó là một chiếc bánh do Lang Liêu tiến dâng. Trong chiếc bánh mộc mạc này, chứa đựng những triết lý nhân sinh về Trời và Đất, giúp gợi nhớ những lời dặn dò của Thần Linh về Vương đạo trị quốc thái bình dân an ấm no.


Vua Hùng quyết định tặng cho tổ tiên ba mẹ một món quà giản dị từ một vị công tử nghèo khó, lam lũ quanh năm, yếu thế dưới quyền lực, đó là một chiếc bánh do Lang Liêu tiến dâng. Trong chiếc bánh mộc mạc này, chứa đựng những triết lý nhân sinh về Trời và Đất, giúp gợi nhớ những lời dặn dò của Thần Linh về Vương đạo trị quốc thái bình dân an ấm no.

Truyện xưa kể lại rằng, ông đã triệu tập 22 vị quan lang sau khi đã phá tan được giặc Ân, với ý định để lại vương quốc cho người tỏ được lòng hiếu thảo và dâng kính tổ tiên món ăn ngon vị lạ.

Lúc bấy giờ, Lang Liêu, người con thứ 18, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bên cạnh thì không có mấy ai thân cận giúp đỡ. Lang Liêu không biết xử trí ra sao, ngày đêm lăn tăn và lo lắng, trong khi các anh em khác ra sức cử người đi khắp vùng tìm sơn hào mỹ vị.

Và rồi vào một đêm khi anh đang say giấc sau một ngày suy nghĩ mệt mỏi. Trong mộng, Lang Liêu được một vị Thần nhân mách rằng “Không có gì trên trời dưới đất có thể so sánh với gạo và tất cả tài sản quý giá của người đều có thể so sánh được với gạo. Gạo nuôi dưỡng người khỏe mạnh từng ngày, ăn mãi không chán. Nay người hãy dùng gạo nếp làm bánh, nặn bánh theo hình vuông, hình tròn tượng trưng cho trời đất, rồi gói lá bên ngoài. Ở bên trong cho mỹ vị để tượng trưng cho công lao sinh thành của cha mẹ ”.

"Thần nhân giúp ta!" Lang Liêu nói trong bừng tỉnh và mừng rỡ vô cùng.

Sau đó, Lang Liêu bèn làm theo hướng dẫn của vị Thần trong mơ. Chọn loại gạo nếp trắng tinh, nhặt những hạt tròn không bị vỡ, vo gạo thật sạch, gói lá xanh xung quanh thành hình vuông, cho những hương liệu mỹ vị thơm ngon vào bên trong tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi sau đó nấu chín. Món bánh này có tên gọi là Bánh Chưng. Tiếp đến, Lang Liêu lấy gạo nếp sau khi nấu chín được vò nát và nặn thành hình tròn tượng trưng cho Trời, được đặt tên là Bánh Dày.

Hùng Vương cho truyền các vị công tử vào điện tiến hành dâng lễ, khi thời hạn đã đến. Sau một hồi xem qua tất cả các lễ vật được trưng bày, thì không thiếu món mỹ vị nào. Nhưng khi nhìn đến món mà Lang Liêu tiến dâng lại chỉ đặt duy nhất món bánh chưng và bánh dày. Điều này khiến cho Vua Hùng lấy làm kinh ngạc.

Và sau đó, Lang Liêu đã đem giấc mộng của mình thuật lại cho nhà Vua nghe. Vua đem nếm, thấy ngon miệng và không cảm thấy chán, hương vị cũng hơn hẳn những món sơn hào mỹ vị khác được tiến dâng, ông hết lời khen ngợi món ăn này. Thế là, vị vua quyết định trao phần thưởng cho Lang Liêu trong sự ngỡ ngàng của quần dân.Tới ngày Tết, vua thường lấy bánh dày dâng cúng tổ tiên cha mẹ.

lang liêu mơ gặp thần linhlang liêu mơ gặp thần linh

Chuyên tâm tu đạo, ắt được Thần Linh phù trợ

Thời cổ xưa, con người mang trong mình đạo đức cao thượng, sống hòa nhập cùng thiên nhiên, kính thờ Trời Đất và Thần linh, nên mới có thể giao cảm với thế giới linh thiên tối thượng. Bởi thế, chuyện Thần tiên hiển linh giúp người luôn xuất hiện trong sử sách ta.

Mặc dù là vậy, chẳng phải bất kỳ người nào cũng có thể sở hữu khả năng gặp được Thần và nhận được sự giúp đỡ từ Thần . Chỉ có những người tu luyện, vua chúa quan lớn hay những ai mang trong mình đạo đức tốt đẹp và cao thượng mới được Thần nhân hiển linh giúp đỡ. Vào khoảng thời gian cách đây không lâu thì có Lê Thánh Tông, xa hơn nữa là vua của các triều nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần; đều có ghi lại hình tượng Thần tích hiển linh giúp đỡ.

Điều này chứng tỏ được rằng, Lang Liêu chính là “Chân Mệnh Thiên Tử” có tấm lòng cao thượng và đức cao vọng trọng, được Trời bảo hộ và đã an bài để Lang Liêu nối ngôi báu, nên vậy Thần Linh mới trợ giúp cho ông  một cách chu đáo đến như thế. Nhưng, vì sao Thần linh đã bận tâm giúp đỡ, thì sao chỉ gợi ý cho 2 món ăn dân dã mà không phải là những thứ cao quý hơn?

Truyền thuyết và biểu tượng gắn liền với Bánh Chưng Bánh Dày

Thời đại Văn Lang là nền văn minh được Thần linh truyền lại được miêu tả của sự kết hợp hài hòa giữa Long tộc và Tiên tộc (Long Quân và Âu Cơ). Vì lẽ ấy mà nhiều vị lãnh đạo tối cao của nền văn minh này đều là Thần tiên (vị vua Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân). Hay nửa Người nửa Thần (các đời vua Hùng sau Long Quân), hoặc chí ít cũng là người sỡ hữu đạo đức cao thượng và thành kính tu luyện. Vậy nên, khi nào họ cũng có khả năng giao cảm với Thần linh.

Cũng nhờ vào đó mà đất nước Văn Lang có thể tồn tại gần 2700 năm, đây là khoảng thời gian tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam ta và  trên cả thế giới. Đồng thời, cũng chính là nhờ sự lãnh đạo bởi những nhà lãnh đạo đức hạnh cao thượng và được Thần linh độ trì mà quốc gia mới an nhiên.

Muốn kế thừa quốc gia, ắt phải kế thừa hầu hết các nghệ thuật trị quốc của tổ tiên cha ông ta để lại. Vậy thì lấy gì để thể hiện sự uyên bác và áp dụng được nghệ thuật trị quốc ấy?

Ý nghĩa và triết lý sâu xa được Thần Linh gửi gắm vào chiếc Bánh Chưng Bánh Dày

“Đại đạo là chí giản chí dị” (Đạo lớn là điều rất đơn thuần, rất giản dị), nên thứ mà chư Thần truyền cho Lang Liêu cũng phải như thế. Nó phải là thứ thuần túy nhất, mộc mạc nhất nhưng gói trọn ý nghĩa lớn lao nhất, kết hợp cả một nền văn hóa vào trong đấy.

Cội nguồn Vương Đạo cũng là gốc rễ của văn hóa cổ Đông phương. Nó chính là sự chuyển động của vũ trụ biểu đạt qua Âm Dương, Ngũ Hành và quan hệ giữa con người và trời đất được biểu thị qua triết thuyết Tam Tài (Thiên – Địa – Nhân).

Giai đoạn chuẩn bị  làm bánh, gói và nấu chín mang một ý nghĩa to lớn mà Thần linh muốn truyền đạt. Quá trình làm bánh thể hiện được sự hỗn độn chưa thể xác định được yếu tố thời gian mà sinh thành một vũ trụ hoàn chỉnh, tạo ra trần thế con người và đất nước Văn Lang. Nhà vua chính là nhân tố khiến cho sự thần thánh ấy kéo dài thêm, đó chính là Vương Đạo.

Khi cắt bánh chưng ra (hình vuông là biểu tượng của mặt đất), ta thấy cả một vùng đất màu mỡ sở hữu 5 màu sắc thật hấp dẫn: Màu vàng ngà óng ánh của nhân đậu bùi lan tỏa hương thơm, màu đỏ hồng của thịt heo chín, màu trắng ngần của gạo nếp dẻo thơm, màu xanh biếc của lá chuối và màu chấm đen của hạt tiêu.

null

Từ bên trong cho đến bên ngoài của chiếc bánh, luôn biểu đạt triết lý Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành. Đây vốn là những nguyên tắc trị quốc mà Thần linh mong muốn các bậc Thiên tử phải tuân theo khi thực hiện Vương Đạo giáo hóa dân chúng. Vương Đạo trị quốc này mang nhiều  tầng thứ và quyền quý sang trọng, những điều này có thể lớn mạnh hơn hay thấp bé còn tùy theo năng lực và đạo đức của nhà vua.

Màu vàng thuộc hành Thổ và nằm ở trọng tâm của ngũ hành, là biểu tượng cho đất đai, cũng như là biểu tượng của nhà vua và hoàng quyền. Hành Thổ còn là biểu tượng của đức Tín trong Ngũ Đức (Nhân-Lễ-Nghĩa- Trí-Tín). Vì Thiên tử là bậc tôn quý ngự giữa thiên hạ trần thế cai trị dân chúng. Và là cầu nối giữa thế giới con người với thế giới Thần linh, là người cai trị sự bình yên của mặt đất bằng cách thức tuân theo Mệnh Trời mà hành đạo. Vì vậy, mà Tín là đức trước tiên phải đạt được, bởi vì thế mới xuất hiện câu: “Quân vô hí ngôn” ( Vua không nói chơi), bởi lẽ Tín chính là nguồn gốc để cai trị nhân gian.

Điều kiện để có thể đạt được đức “Tín” thì nhà vua buộc phải  có sự hỗ trợ của đức “Lễ”  (hành Hỏa – màu đỏ hồng của thịt lợn) và đức “Nghĩa” (hành Kim – mỡ lợn và màu trắng của nếp), là một loại tương sinh và một loại sinh xuất hỗ trợ cho đức Tín nhà vua đạt tới sự kết hợp hài hòa. Vì trong triết lý của thời thượng cổ thì sự kết hợp hài hòa mới là mục đích cần đạt tới. Đức Tín của hoàng đế cũng phải hài hòa chứ không phải khiến các đức tính trở nên cực đoan.

Lễ nghi và nghi thức giúp phân chia các mối quan hệ trong xã hội, có trên có dưới rõ  và minh bạch giúp cho cả xã hội  được vận hành một cách thật tốt và đúng nghĩa. Tín Nghĩa giúp duy trì sự ổn định của xã hội và gìn giữ đạo hạnh cho một quốc gia. Ngày nào mà nghi lễ và Tín Nghĩa vẫn có thể được hoàng thất quý tộc duy trì thì ngày ấy đất nước vẫn còn thái bình. Đây là phần hiểu biết cơ bản nhất đối với một Vương Đạo.

Ngoài một số điều được nêu ở trên ra, thì vẫn còn có hai đức tính quan trọng khác tồn tại, nó tạo điều kiện cho ba hành Thổ - Kim - Hỏa được vẫn hành với sự cân bằng tuyệt đối. Đồng thời, nó cũng đóng góp một phần nào đó vào việc duy trì sự hài hòa, sinh sôi nảy nở và cân bằng của cuộc sống của xã hội và vương quyền.  Lúc hoàng đế  tiến hành thực hiện phát triển để đạt tới trình độ thống trị cao hơn, thì nó chính là Đức Nhân đến từ (hành Mộc) và Đức Trí đến từ (hành Thủy).

Khác xa với những vị vua của thời đại sau đó, coi việc trị vì như như một quyền lợi, vận hành trong tư tưởng lợi dụng và xem quốc gia là một tài sản riêng biệt. Còn đối với  những vị vua thời cổ xưa coi việc cai trị đất nước là một  phần của sự rèn luyện đức tính và tu luyện để đắc Đạo thành Tiên, thành Chân Nhân vĩnh sinh bất tử và bất bại. Chính vì vậy, mà họ rất xem trọng và đặt cao đạo đức bản thân, duy trì sự hài hòa trong trong vạn sự lẫn trong đức tính của mình.

Cũng bởi lẽ đó, chiếc bánh chưng luôn phải sử dụng nước (Thủy) để luộc, nước càng tinh khiết càng trong sạch sẽ mang đến hương vị thơm ngon cho chiếc bánh. Đồng thời, giúp cho chiếc bánh trở nên càng tinh hoa và hòa hợp với đất trời hơn. Bởi, nước chính là nguồn cội là sự khởi nguồn của vũ trụ, và sinh ra vạn vật vạn sự. Tiếp đến là phải tạo ra được những màu sắc chủ đạo thuộc về thế giới ngũ hành, từ đó kết hợp với màu xanh lá bên ngoài, như vậy chiếc bánh chưng mới được gọi là đạt tiêu chuẩn. Thiên Nhất Sinh Thủy được hiểu là thứ biểu đạt cho đặc tính của Đạo rõ nét nhất ( Đạo - thứ mà bất kỳ người tu luyện nào cũng muốn đắc).

Với sự kết hợp với đặc tính của Đạo, nên nước được tượng trưng cho trí huệ vô cùng khôn ngoan và am hiểu thông thạo mà bậc Quân Vương phải đạt đến, để có khả năng trị quốc dân an yên bình. Việc đun sôi nước để luộc bánh chính là biểu hiện cho sự thăng hoa về trí huệ của những vị hoàng đế dùng để  ban phát cho nhân thế. Giúp ngũ hành được gắn kết chặt lẽ cùng hòa quyện với nhau thay vì bị bị rời rạc như thuở khai sinh (bánh chưa luộc). 

Sự gắn kết của chiếc bánh được nấu chín hiện sự giao thoa giữa nhân sinh với đất trời (đây là thành quả của thời trì cai trị thông qua trí huệ). Để thể hiện được sự thăng hoa của trí tuệ của sự thông thái từ một vị vua, chẳn hẳn mọi đức tính phải được mài dữa và nung nấu. Thì hình tượng củi đốt (củi là Mộc), biểu tượng cho Đức Nhân cũng như là sự tu luyện đạo đức của bản thân.

Không chỉ có riêng bánh chưng mà còn có sự tồn tại của  bánh dày, bánh tuy rất đơn điệu và thuần túy, chỉ được làm bằng gạo nếp màu trắng, được nặn thành hình tròn đặt kế bên bánh chưng - có màu xanh hình vuông.Với hình ảnh hai chiếc bánh này được đặt gần nhau, như muốn tỏ lòng cung kính và tuân theo Thiên Mệnh của nhà vua cũng như lời chỉ dạy của Thần linh về đạo cai trị. Vì Đạo Trời lúc nào cũng ở kề bên chúng ta và bao trùm lên và bao bọc vạn vật trên đời. Bánh dày màu trắng và bên trong bánh chưng cũng là màu trắng).

null

Nếu hiểu theo một nghĩa sâu xa hơn nữa, có thể hiểu rằng bánh chưng là biểu tượng của một đất nước của một quốc gia và cũng là giá trị của nhà vua mang đến cho dân. Vậy thì nồi luộc bánh có hình tròn với chất liệu bằng kim loại) chất chứa cả ngũ hành thì phải chăng nồi luộc kim loại này chính là vũ trụ?  

Thực chất nó được người cổ xưa hiểu, đấy là biểu tượng của lò luyện kim đan được người tu hành dùng đến (hoàng đế thời cổ thượng) và đất nước trong thời đại xưa chính là viên kim đan mà các vị hoàng đế phải luyện thành. Giả sử chiếc lò không có đủ năng lượng của lửa (đồng nghĩa với việc đức đạo không đủ), nước dùng để lược không được tinh khiết ,trong sạch ( đức đạo bị vấy bẩn, tâm tối) và không thể sôi (thì chứng tỏ trí tuệ thấp kém và không xem trọng việc tu đức) thì chắc chắn quốc gia sẽ trở nên loạn lạc. Còn nếu (bánh bị hư) và kim đan được luyện bị thất bại vậy có nghĩa người tu luyện này chưa thể đắc đạo.

Người duy nhất đắc đạo trong nhân sinh lúc bấy giờ và thường hưởng đức hạn cao, được Thần Linh hỗ trợ

Các đời vua Hùng trước vua cha của Lang Liêu đều là bậc thánh nhân tu luyện có thành quả cao và đạt thành quả cao nhất là Lạc Long Quân. Ông sống đến 420 tuổi và sau đó chính thức trở thành Động Đình Đế Quân. Những vị vua trị vì sau này tuy không thể đắc đạo thành Tiên nhưng tuổi thọ cũng rất cao nhờ vào việc tu đức, luyện đạo.

Và sau cùng Lang Liêu chính là người được Thần Linh chọn, vì vị công tử này sở hữu bên trong mình trình độ tu luyện cao, có giao cảm với Thần linh. Đồng thời, Lang Liêu còn có khả năng hoàn thành ý chỉ của Trời với hình tượng của bánh chưng ( hình vuông), bánh dày ( hình tròn) một cách trọn vẹn.

Với câu chuyện trên, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng, vào thời thượng cổ thì Đức - Tín - Lễ - Nghi là những đức đạo mà các vị vua đều phải đạt được. Và mỗi con người trong thế gian, nếu có khả năng tu luyện những đức tính này đều có thể nắm trong tay quyền và nghĩa vụ trị vì giang sơn.

xem thêm