Truyền thuyết về trâu vàng hồ tây có thể bạn chưa biết

Đã bao lần đi qua hồ tây mà các bạn được kể về câu truyện này chưa.


TRUYỀN THUYẾT HỒ TÂY

Hồ Tây là một trong những cái tên không còn quá xa lạ trên mảnh đất Hà Nội, mang trên mình một vẻ đẹp lịch sử theo thời gian, là minh chứng cho những thăng trầm của Hà Nội, hồ Tây đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ ca với sự duyên dáng tao nhã và bình lặng của hồ khiến bao độc giả phải rung động. Chưa dừng tại đó khi nhắc đến hồ Tây người ta lại khổng thể bỏ qua truyền thuyết xung quanh hồ-một câu chuyện từ xa xưa nhưng lại chưa đựng những bí ẩn thú vị khiến hồ Tây lại càng thêm cuốn hút.

1) Vị trí lịch sử hồ Tây

  Hồ nằm ở vị trí phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội với diện tích rộng hơn 500 ha vốn là dòng sông cũ của sông Hồng, do phù sa bồi đắp đẩy dòng chảy chuyển dần về phía Đông mà tạo thành hồ Tây .Từ ngày xưa hồ Tây đã là địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long với vai trò là nơi nghỉ mát, dừng chân du ngoạn cho các nhà vua phi tần, đến nay hồ Tây vẫn giữ vững phong độ khẳng định vẻ đẹp của mình thông qua việc là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch, là nơi tập trung của những nhà hàng quán ăn hay khách sạn nổi tiếng đắt đỏ soi bóng xuống gương hồ xanh thơ mộng. Bên cạnh đó truyền thuyết về trâu vàng hồ Tây cùng với những sự việc hấp dẫn li kì cũng là một trong những chủ đề được bàn luận sôi nổi khi nhắc đến hồ mà chúng ta không thể bỏ qua.

Thuyết minh về Hồ Tây Hà Nội - Kiến Thức Việt

2) Truyền thuyết trâu vàng hồ Tây

Hồ Tây với nhiều tên gọi thân quen khác nhau như đầm Xác Cáo, hồ Dâm Đàm, hồ Kim Ngưu, hồ Lãng Bạc, Đoài Hồ…hay như tên gọi "Đền Ông, Phủ Bà" Với việc chỉ Phủ Bà là Phủ Mẫu - Tây Hồ và Đền Ông là Đền Ông Trâu Vàng hay Đền Kim Ngưu có lẽ cũng đã được nghìn năm tuổi. Truyền thuyết kể rằng thần Trâu Vàng hồ Tây được truyền lại vào khoảng năm 1030 Triều Lý. Tương truyền có nhà sư Không Lộ hay có người cho rằng tên người tu hành là Minh Không đức cao vọng trọng, rất nổi tiếng nghề hành y đã có lần chửa khỏi bệnh cho thái tử nhà Tống nên liền có cơ hội được ban thưởng tiền bạc miễn là lấy đủ túi vải và yến kiến vua Tống. Tuy nhiên khi bước vào, sư Không Lộ thấy một con trâu bằng vàng to lớn đúc bằng vàng ròng đứng hiên ngang như canh giữ, trước gian chính giữa có đặt đồng đen thiền sư Không Lộ liền quyết định lấy quá phân nửa số đồng đen trong kho  rồi ra bờ bể thả nón tu làm thuyền chở về nước. Số đông đen đó về sau được đúc thành một cái chuông lớn theo hình hoa sen hé nở ừ các thợ rèn trứ danh mang âm thanh trong trẻo ngân vang trong không gian.

                          Sự tích trâu vàng hồ Tây hay ông Khổng Lồ đúc chuông

Sau khi đúc xong sư Không Lộ cầm chày đánh lên tiếng chuông đầu tiên, tiếng chuông rung động ngàn dặm sang tận Bắc quốc.Trâu vàng của vua Tống nghe tiếng chuông đồng, ngỡ là tiếng mẹ gọi vì đồng đen là mẹ của vàng, nên liền cong sừng chạy về phía Nam tìm mẹ.Tuy nhiên khi đến nơi trâu mất phương hướng và không còn nghe tiếng vang khiến nó bực tức lên, quần cả một vùng khiến mặt đất sụt xuống, biến thành hồ rộng lớn chính là hồ Tây ngày nay .Nhà sư Không Lộ bèn lăn chuông xuống hồ trâu vàng thấy vậy cũng nhảy xuống hồ, biến mất theo chuông. Từ đó câu chuyện này vẫn đucợ truyền tụng rộng rãi trong nhân gian và được các triều vua nước Nam phong sắc “Trấn quốc phù lộ diên tường Đế quân”.

     Khám phá Hồ Tây (kỳ 1): Thấm đẫm văn hóa từ những tên gọi

Sau câu chuyện trên theo thời gian nhiều người đồn rằng nếu gia đình nào sinh được 10 người con trai thì chỉ cần cha con lên hồ là sẽ gọi được trâu vàng trở về. Tương truyền xa xưa đã có nhà gọi được trâu vàng nhưng gia đình đó lại chỉ có 9 người con và họ đã nhận thêm 1 người con nuôi, khi trâu lên bờ thì thừng bị đứt, trâu vàng chui ngay vào hang ở gần đó. Nơi đó về sau được nhân dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu.

Truyền thuyết về trâu vàng hồ Tây đến nay vẫn chỉ là một câu truyện dân gian ca tụng răn dậy tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau của người Tây Hồ mà chưa có một chứng minh cụ thể nào bởi vì trên thực tế đây chỉ là một huyền sử mà thôi. Xét sâu xa thì có lẽ truyền thuyết Trâu Vàng có gốc là sự giao thoa văn hóa giữa các tộc Bách Việt và các tộc phi Hán thuở xa xưa vì xưa nay trâu được ví như đầu cơ nghiệp cầu mong cho hạnh phúc ngược với trâu trắng,  không mang lại may mắn, thường gắn với lũ lụt. Chung quy lại, con trâu vàng nằm ở hồ Tây được lập đền thờ với ý nghĩa tích cực biểu trưng cho nguồn của cải, thúc đẩy kinh tế mang lại những điều may mắn tốt đẹp cho người dân. Đến năm 2000 đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh có tam quan, phủ chính, điện thờ Mẫu, sân trong và nhà khách. Thờ phụng trâu vàng cũng từ đó cũng trở thành một trong những nét đặc trưng văn hóa lịch sử linh thiêng.

Mặc dù vẫn chưa biết rõ thực hư câu chuyện truyền thuyết trâu vàng ra sao, song câu chuyện về trâu vàng vẫn như cắm rễ sâu vào trong tiềm thức của mỗi người có lẽ trong chúng ta đều đã có đáp án câu trả lời cho riêng mình giữa thực thực hư hư như làn sương huyền ảo quanh hồ.