10 Câu Nói Của Cổ Nhân Nói Tận Trí Tuệ Đời Người

Người xưa nói "không nghe lời người già chịu thiệt ở trước mắt" người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm và từng trải nên đối với thế giới này, họ có nhận thức xâu sắc và thấu tỏ hơn. Lời cổ nhân mặc dù không dùng từ ngữ trau chuốt, hoa lệ, lời nói hùng hồn, nhưng được ví như những viên ngọc đã được mài giũa trong vỏ sò, trong biến đổi lớn lao của cuộc sống, nó phát tán ánh sáng chói lọi, rạng rỡ khắp nơi. Trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm tìm tòi, đó là triết lý cuộc sống có từ rất sớm, sớm đọc thì sớm được lợi. Sau đây là 10 câu nói của người xưa nói tận trí tuệ đời người sẽ giúp chúng ta thọ ích trong kiếp nhân sinh.


1. Đấu gạo dưỡng ân gánh gạo dưỡng thù

Câu nói này có ý rằng: Nếu chúng ta giúp một người đang ở trong nguy nan, người đó sẽ vô cùng cảm kích chúng ta. Nếu người đó đã có thể tự sống được bằng sức mình, chúng ta vẫn không ngừng giúp đỡ, vẫn tiếp tục cung cấp gạo cho anh ta như cũ. Khi thời gian kéo dài, số lần nhiều lên, thì anh ta vốn trước đây có lòng cảm kích chúng ta, sẽ dần dần coi sự giúp đỡ của chúng ta là đương nhiên.

Giả sử một ngày nào đó, đột nhiên chúng ta không giúp anh ta được nữa, vì anh ta đã coi giúp đỡ đó là đương nhiên, nên có thể sẽ vì vậy mà ôm hận trong lòng, bắt đầu phẫn nộ với người đã gia ơn cho mình.

Do đó giúp đỡ người khác cũng cần có tiết chế nhất định, chứ không phải gia ơn vô hạn. Khi một người đã không cần đến sự giúp đỡ của người khác, thậm chí bắt đầu không còn chí tiến thủ, chỉ một mực xin trợ giúp, thì chúng ta cần suy nghĩ tỉ mỉ, nên chăng giảm bớt, hoặc trì hoãn ý nghĩ và hành động giúp người đó, để họ tự lập.

2. Nghề gì cũng biết nhưng chẳng nghề nào tinh

Tục ngữ nói: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” cũng là đồng nghĩa với câu" "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" người xưa lại có câu: “Tham nhiều thì nhai không nát”. Ý nói rằng trong công tác hay học tập, tham nhiều thì không làm được tốt, không tiếp thụ được tri thức.

Cái gì cũng biết thì chẳng việc gì tinh thông, cổ nhân nhằm khuyên bảo người đời: "Tinh lực mỗi người đều có hạn, nếu muốn đạt được thành tựu ở một ngành nghề nào, thì phải nỗ lực cày sâu cuốc bẫm trong ngành nghề đó, học tập theo chiều sâu để học tinh hoa của sự việc, chứ không chỉ đơn thuần học tập theo bề rộng".

Nếu chúng ta cái gì cũng muốn đạt được, lại không dùi mài chuyên sâu, thế thì kết quả cuối cùng sẽ là cái gì cũng học không đủ thấu, không đủ tốt.

3. Đưa đò phải đưa qua sông, xây tháp phải xây tới đỉnh

Làm bất cứ một việc gì cũng cần kiên trì tới cùng, kiên trì là thắng lợi.

Trên thế gian này, phần lớn mọi người sở dĩ thất bại, không phải vì tư chất không đủ, cũng không phải vì vận may không tốt, mà là bởi không kiên trì được tới cuối cùng. 

Có một định luật tên là định luật hoa sen, ngày đầu tiên sen chỉ nở một phần nhỏ, ngày thứ hai sẽ nở với tốc độ gấp đôi. Tới ngày thứ 30 nó sẽ nở đầy cả một ao nước. Bạn có biết khi nào hoa sen nở được một nửa không? Rất nhiều người cho rằng là ngày thứ 10, nhưng không phải như vậy, phải tới ngày thứ 29 sen mới nở được một nửa, cho tới ngày cuối cùng, nó sẽ nở nốt nửa phần còn lại. Tốc độ của ngày cuối cùng là nhanh nhất, bằng tổng của 29 ngày trước đó. Còn phần lớn mọi người trên thế giới đều dừng ở tại ngày thứ 29, thành công tưởng chừng như rất xa vời, nhưng thực ra, nó lại chỉ cách bạn một bước cuối cùng mà thôi.

4. Khắp nơi đều là vàng một phân tài năng một phân bạc

Câu nói này có ý là: Trên thế giới này, nơi nào cũng đầy cơ hội, chỉ xem chúng ta có tài năng đó không. Nếu chúng ta có tài năng, có thể nhẫn nại, tự có thể nắm bắt thời vận, cơ hội, thì sẽ đạt được thành quả tốt.

Câu nói “Khắp nơi là vàng” là thôi thúc chúng ta tích lũy tài năng, chờ đợi nắm bắt thời cơ, chứ không oán Trời trách Đất, trách móc người khác không có mắt phát hiện ra nhân tài. Chúng ta trước tiên cần suy nghĩ, bản thân mình có tài năng đó không? Nếu chúng ta không có tài năng đó mà cứ ngoan cố tranh đoạt hoặc tìm mưu tính kế để giành được, cuối cùng cũng sẽ bị người ta nhìn ra thủ đoạn. Đến lúc đó, chúng ta có xuất sắc hơn người, được mọi người kính trọng chăng?

Do đó cần phải dựa vào tài năng để kiếm cơm ăn, dựa vào lương tâm để làm người.

5. Không rơi xuống biển không biết biển sâu không sinh con cái không biết lòng cha mẹ

Không rơi xuống biển không biết biển sâu tới mức nào, không sinh con dưỡng cái, không biết làm cha mẹ không dễ dàng ra sao. Chỉ khi ở vào hoàn cảnh của người khác thì khi đó mới cảm thấy đồng cảm với họ một cách đúng nghĩa. 

Một người không làm cha mẹ sẽ vĩnh viễn không biết cha mẹ vì mình mà bỏ ra bao nhiêu, vì mình mà phải lao tâm khổ tứ, lo lắng tới như nào. Chỉ khi làm cha làm mẹ rồi mới "ngộ" được ra, mới hiểu thế nào là biết ơn, biết hiếu thuận với cha mẹ.

6. Không sợ quỷ ba mắt chỉ sợ người hai lòng

Quỷ ba mắt rất đáng sợ, nhưng đáng sợ hơn là lòng người khó đoán. Lô cốt đều là bị đánh từ trong đánh ra, đối thủ có mạnh tới đâu cũng không địch lại được sự đồng tâm hiệp lực của mọi người, sợ là sợ có người hai lòng, bán đứng đồng đội. Lòng người cách một lớp da, da người dày mỏng khó đoán, kết giao bạn bè nhất định phải thận trọng. 

Đường dài biết sức ngựa, ngày dài biết lòng người, tình bạn bên nhau lâu dài, cùng nhau trải qua khó khăn vất vả bao giờ cũng đáng tin cậy hơn.

7. Đèn thường vặn mới sáng dao thường mài mới bén

Có câu rằng: “Chỉ cần siêng năng, thiên hạ không việc gì khó”. Chăm thắp đèn, đèn sẽ thường sáng; chăm mài dao, dao càng sắc bén.

Tăng Quốc Phiên luôn cho là: “Bất kể là ở nhà, cơ quan, hành quân, đều phải lấy siêng năng làm gốc”. Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù, một người dù tố chất như thế nào, chỉ cần chăm chỉ, kiên trì không bỏ cuộc, tài trí dĩ nhiên sẽ tích lũy từng chút từng chút một.

Người đạt được thành tựu lớn, không hẳn phải là người thông minh, nhưng nhất định phải chăm chỉ hơn người. Không ai có thể chỉ dựa vào thiên phú mà thành công, chỉ có chăm chỉ mới có thể biến thiên phú thành thiên tài.

Thành công vĩ đại và cần cù lao động có quan hệ trực tiếp, có một phần lao động thì có một phần thu hoạch.

8. Tiền bạc phân minh ái tình dứt khoát

Người đời có câu: “Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”, lại còn có câu: “Được đằng chân, lân đằng đầu”.

Nếu chúng ta không phân minh tiền bạc ngay từ đầu, thì câu thứ hai xảy ra là điều tất yếu. Đừng để cho tiền tài phá hoại tình nghĩa, vẫn biết trong xã hội "Thân bất do kỷ

Ở đời thì người ở đâu cũng có tranh chấp lợi ích có thị phi ở đó, tuy nhiên tình cảm, nhân cách mới làm nên được mối thân tình, chứ tiền bạc nay được mai mất, chẳng thể làm nên tình cảm có chăng cũng chỉ là thứ tình cảm như bọt nước phù bâng

9. Trời không mưa cả tháng người không nghèo cả đời

Nghèo không có gì đáng sợ mà đáng sợ là mất đi ý chí, người xưa có câu: "Nghèo chớ mất ý chí giàu chớ có điền cuồng" Cách tốt nhất để thay đổi bản thân là thay đổi hiện trạng thông qua những nỗ lực của chính mình.

Tục ngữ có câu: "Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời"
Mặc Tử cũng nói rằng: "Quan vô thường ví dân vô chu tiện"

Nghĩa là: Một vị quan không định cả đời làm quan, còn dân thường không nhất định nghèo hèn cả đời.

Nhìn chung những câu ngạn ngữ nổi tiếng người xưa để lại đều nói với con người một triết lý rằng: "không ai giàu có vĩnh viễn, không ai nghèo khó vĩnh viễn"

Thực ra không sợ đường dài chỉ sợ chí ngắn, không sợ tầng núi cao chỉ sợ chân yếu, chỉ cần bạn nỗ lực thành công sẽ đến.

10. Lão nhân bất giảng cổ hậu sinh hội thất phổ

“Cổ” dùng để chỉ những thứ ở thời cổ xưa và những thứ trong quá khứ. “Hậu sinh” dùng để chỉ thế hệ trẻ, những người trẻ tuổi. Còn “thất phổ” nghĩa là làm mất đi các tiêu chuẩn và nguyên tắc.

Cả câu trên tóm lại có nghĩa là: Nếu người già không kể những việc đã qua, thì người trẻ sẽ mất nguyên tắc khi hành xử. 

Sự phát triển của loài người là không thể tách rời việc truyền dạy kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Ông bà ta truyền kinh nghiệm cho cha mẹ, rồi cha mẹ truyền kinh nghiệm cho chúng ta, nếu nhìn rộng ra thì có nghĩa là bao thế hệ đã đúc kết kinh nghiệm, và sau đó lại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để cho các thế hệ tương lai tránh đi đường vòng.

“Lão nhân bất giảng cổ, hậu sinh hội thất phổ” nói về tầm quan trọng và sức mạnh của những câu chuyện truyền miệng để làm gương trong giáo dục.

xem thêm