Câu chuyện về Tể Dư và Ý nghĩa thiêng liêng của tình thương của con người

Cuốn kinh điển “Phép tắc người con” vẫn được lưu truyền đời đời cho đến ngày nay, bởi bên trong ẩn chứa những lời giảng dạy sâu sắc về đạo làm con, đạo làm người. Tác giả của cuốn kinh điển đã gói gọn các phép tắc vào 32 chương với tổng số từ chỉ có 1080. Những bao nhiêu số từ đó cũng đã đủ dạy cho một người cao biết như thế nào là phải đạo.


Cuốn kinh điển “Phép tắc người con” vẫn được lưu truyền đời đời cho đến ngày nay, bởi bên trong ẩn chứa những lời giảng dạy sâu sắc về đạo làm con, đạo làm người. Tác giả của cuốn kinh điển đã gói gọn các phép tắc vào 32 chương với tổng số từ chỉ có 1080. Những bao nhiêu số từ đó cũng đã đủ dạy cho một người cao biết như thế nào là phải đạo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến chương 24 - Yêu rộng khắp ( Phiếm Ái Chúng).

Cùng chúng tôi xem qua phép tắc người con này nhé!

Phàm Là Người

“ Phàm là người, đều yêu thương

 Che cùng trời, ở cùng đất

 Người hạnh cao, danh dự cao

 Mọi người trọng, không bề ngoài

 Người tài lớn, danh dự lớn

 Được người phục, chẳng do khoe”

Giải thuyết

Là người với nhau nên tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau, giống như trời với đất. Trời che chở cho ta vô điều kiện, đất tì nâng đỡ đỡ đần ta, nuôi dưỡng vạn vật trên đời.

Người sở hữu phẩm hạnh cao đức tín tốt ắt thanh danh sẽ tự truyền đi được biết đến. Không cần vẻ bề ngoài hoa lệ, phẩm hạnh ưu tú sẽ được người người biết đến và nể trọng.

Người tài hoa có năng lực cao thì được nhiều người biết đến và nể phục, chứ không vì ăn to nói lớn khoe khoang khắp nơi tự mình tâng bốc mình.

Câu chuyện của Tử Vũ  - Không dùng vẻ bề ngoài để đánh giá

Vào thời xuân thu, Khổng Tử có 3.000 đệ tử, trong đó có một người tên là Tử Vũ. Tử Vũ chính là được một người học trò cũ của ông tên là Tể Dư tiến cử. Vì trong một lần nói chuyện Khổng Tử đã hỏi: “Nơi con làm quan, có nhân tài nào không” 

Tể Dư đã nghĩ ngay đến Tử Vũ bởi Tể Dư cảm thấy Tử Vũ là một người đàng hoàng, luôn làm việc có quy tắc, cũng chưa từng nghĩ đến chuyện giở thủ đoạn và lại càng không làm những chuyện dậu đổ bìm leo.

Nhưng vào ngày đầu bái kiến, Khổng Tử đã khá thất vọng và có ấn tượng không tốt về Tử Vũ, dung mạo y thì xấu xí, ăn nói chậm chạp, dáng vẻ lại ngu dốt, ắt hẳn sẽ không thành tài, học cũng chẳng khá hơn.

Mà Tể Dư là người nước Lỗ. Tướng mạo đường hoàng, vừa nho nhã lại lễ phép, ăn nói lại khéo léo được lòng người ắt sẽ là một người tài hiếm có. Từ ngày đầu gặp gỡ, Khổng Tử đã vô cùng kỳ vọng vào cậu học trò này.

Nhưng trên thực tế, trong suốt quá trình học tập, những gì Tể Dư thể hiện đã đi ngược hoàn toàn mong đợi của Khổng Tử. Tể Dư lười biếng, không thích học tập. Dù đã được Khổng Tử khuyên bảo năm lần bảy lượt nhưng vẫn không hề thay đổi. Quá tức giận , Khổng Tử đã ví  anh ta là một khúc gỗ mục chẳng thể nào gọt đẽo. 

Tể Dư phong thái nho nhã đức độ, ăn nói lại khéo, rất được lòng người nhưng tâm lại không như thế. Trong quá trình học tập, Khổng Tử đã nhận ra rằng, người học trò này có thể vì muốn ăn ngon mặc đẹp mà lại không để tang cha mình ba năm. Để tang ba năm vốn là truyền thống xưa nay của nước nhà, với ý nghĩa thể hiện sự thành kính đối với đấng sinh thành. 

Nhưng Tể Dư vì muốn tốt cho bản thân mà để tang chỉ một năm. Không những thế, cổ nhân vốn quý trọng thời gian, ban ngày mặt trời soi rọi là để con người có thể sinh hoạt học tập cố gắng, còn ban đêm trời tối chính là thời gian để nghỉ ngơi. Thế mà trong một buổi trưa, Khổng Tử lại vô tình nhìn thấy Tể Dư đang nằm ngủ thay vì học tập, rèn luyện.Chứng tỏ rằng, Tể Dư là một con người lười biếng, chăm ăn chăm ngủ lười làm lười học. Khổng Tử khi ấy ngán ngẩm chỉ có thể thở dài mà nói một câu : “ Than  ôi, gỗ mục nát thì không thể chạm khắc, dùng rác đắp tường cũng không được! Đối với người học trò như Tể Dư, ta còn có thể than trách gì đây?”. 

Về sau, từ những hành động cử chỉ của chàng học trò Tử Vũ, giá trị con người của ông đã được Khổng Tử và người đời khẳng định ngày một rõ ràng hơn.

Tử Vũ không những ăn ngay nói thẳng tính tình thẳng thắng, lại còn không khôn vặt, cũng không vì lợi ích của mình mà tính toán với người khác. Vốn dĩ Từ Vũ là thuộc hạ của Tử Du, nhưng nếu không có công việc chỉ thị thì ông ấy nhất quán không đến nhà Tử Du, càng không có hành vi kết bè kết phái, bắt nạt người khác. Tử Vũ có đức tính tốt đẹp của cha, làm việc trung thành, tận tụy, làm người công chính không vụ lợi.

Phán đoán ban đầu của ông về tướng mạo của hai người học trò này đã hoàn toàn sai lệch với thực tế. Vì thế, ông đã rút ra một điều: “ Phán đoán một người qua dung mạo ư? Sẽ sai lầm giống như phán đoán ban đầu từ Tử Vũ đó. Đánh giá phẩm hạnh một người qua ăn nói ư? Sẽ sai lầm giống như phán đoán học trò Tể Dư đó. ”

Ý nghĩa triết lý sâu sắc từ bài học nhìn người của Khổng Tử

Khổng Tử vốn là bậc hiền nhân triết học thời xưa nước Lỗ. Nhưng ông lại mắc một sai lầm trong việc nhìn người khiến ông phải chiêm nghiệm sâu sắc về sau. Ông đã nhìn vào gương mặt của Tử Vu để nhận định rằng đây là người vô tài, và nghe lời nói của Tể Dư để khẳng định đây là người tài.

Đã làm người thì không ai hoàn hảo, sống một đời không ai không mắc sai lầm. Nhưng bài học mà ta nhận được là gì và ta đã thay đổi như thế nào mới là quan trọng. Nhìn người không phải là điều đơn giản, không phải thứ ta muốn thấy điều hiện lên rõ ràng.

Vì thế dù đã bao nhiêu kinh nghiệm, bao nhiêu năm tuổi, bao nhiêu học thức, đừng vội đánh giá một con người. Những gì ta thấy được chính là những gì họ muốn ta thấy. Cũng như Tử Vũ, dù mang bên ngoài dáng vẻ xấu xí, thô kệch, hung hãn, nhưng trong bản chất lại mang những phẩm chất đáng quý. Ông ăn ngay nói thẳng, không mồm mép ba hoa, siêng học siêng làm, không vụ lợi đã thế còn trời mang bản tính chính trực nhân từ, thừa hưởng những đức tính đẹp của cha mình.

Bài học đúc kết từ câu chuyện

Sống trên đời đừng nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài để phán đoán một con người, con người chính là sản phẩm từ tâm hồn và thể xác, cái ta thấy được chỉ là cái thể xác phàm tục, còn tâm hồn cao đẹp hay thối mục chính là phải để thời gian làm tỏ. Chính vì thế, nếu bạn muốn biết một con người có thành tài hay không, tốt đẹp hay không, hãy đợi, đừng chỉ nhìn trong phút chốc rồi khẳng định, không cẩn thận sẽ gây hối hận sau này cho bản thân.



xem thêm