Có một đoạn tình cảm tri kỷ không bao giờ quên

Lý Bạch - Đỗ Phủ chính là không chỉ là hai đại thi hào nổi tiếng thời Đường mà hai ông còn để lại cho hậu thế về một tình bạn vong niên dù cách nhau cả về địa lý lẫn độ tuổi.  


“Khó gặp được nhau khó cách xa,

Gió xuân bất lực héo ngàn hoa.”

Từ cổ chí kim, tình cảm vốn khó nói, khó đoán và lại càng khó quên. Thế nhưng không phải tình cảm giữa nam thanh nữ tú thì mới là đoạn duyên làm con người ta mang đi đến tận cùng góc bể. Phải, đấy chính là mối tình tri kỷ. Một dạng cảm xúc đạt đến cảnh giới sâu sắc mức người ta mất cả đời để tìm ra một chân lý nhưng chưa hẳn tìm được một người tri kỷ.lý bạch va đỗ phủ

Lý Bạch - Đỗ Phủ chính là Thi Tiên - Thi Thánh của lịch sử văn học Trung Quốc. Hai vị thi nhân này không những sinh cùng thời mà còn để lại cho hậu thế về tình bạn vong niên dù cách nhau cả về địa lý lẫn độ tuổi. Đoạn tình cảm tri âm, tri kỷ này xứng đáng là tình bạn nghìn năm có một. 

Cơ duyên trời cho

Ta thường đi tìm tình yêu hay một tình bạn lâu dài ở cái tuổi trẻ đầy  hoài bão để ta có thêm những trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm cho chính mình. Thế mà Lý Bạch - Đỗ Phủ lại khác, họ tìm thấy nhau khi Lý Bạch đã 44 tuổi mà Đỗ Phủ chỉ mới 33. 

Lý Bạch khi ấy đã chẳng còn hào hoa và nhiệt huyết tràn đầy của tuổi trẻ mà chỉ còn một nỗi buồn man mát, xa xăm. Lý Bạch đã rời khỏi kinh thành, rời xa nơi quyền cao chức trọng, vinh hoa phú quý ông đều không màng tới. Ấy thế mà chỉ vừa rời gót quay đi đã nhận về cái nhìn xa lánh và sự lạnh lùng từ nhiều người. Trong lòng ông ngày càng dâng lên một nỗi buồn da diết nhưng đấy chẳng phải buồn vì sự lạnh lùng của lòng người, chẳng phải buồn vì mất đi quyền quý trong tay, chẳng phải buồn vì thiếu ngân lượng mà ông buồn chình là hơn 40 năm vẫn không tìm thấy một tri kỷ cho đời mình.

Không khác Lý Bạch là bao, Thi Tiên Đỗ Phủ cũng từ bỏ cuộc sống nơi hoàng cung vì chán nản bởi sự gièm pha vì không làm hợp ý Dương Quý Phi và Cao Lực Sĩ. Thêm vào đấy là tâm hồn phong lưu, yêu thích sự tự do của kẻ thi sĩ lại tiếp thêm động lực để Đỗ Phủ va vào chốn phiêu lưu nay đây mai đó nhưng lòng ông lại như trút bỏ được hàng tấn muộn phiền.

Ngày ông rời đi chẳng mang theo gì ngoài một chút lộ phí và không nhận bất kỳ sự hậu thuẫn nào từ vua Đường Minh Hoàng ngoại trừ đặc ân “triều đình sẽ dùng ngân khố để chi trả tiền ở tất cả tửu quán mà Đỗ Phủ uống và ông được phép uống miễn phí”.

Rời bỏ sự náo nhiệt của kinh hoa đô hội, cả hai thi nhân rảo bước phong lưu khắp trời đất, nhưng nơi mà hai ông tưng đi qua bao gồm đất Triệu, Ngụy, Tề, Tống, Lương, các vùng Kỳ, Bân, Thương, Ư, Lạc dương, sông Tứ, sông Hoài,... Khi nhắc về mối duyên nào đó, chúng ta sẽ nhớ đến dấu mốc hoặc một khung cảnh được gọi là “nơi bắt đầu” mối lương duyên ấy. Đối với tình bạn vong niên của Lý Bạch và Đỗ Phủ cũng được sinh sôi vào mùa hoa hạnh tại Lạc Dương bay ngập trời. Dường như nhìn thấy thanh xuân của mình trong Đỗ Phủ nên Lý Bạch cũng có cảm giác về mối giao cảm kỳ lạ này. Chí lớn tìm thấy nhau, thơ hay có bạn hiền, biết nhau khi vào hạ đến lúc trời sang thu lại Thi Thánh, Thi Tiên cùng nhau du ngoạn đất Tống, đất Lương, lên chơi Xuy Đài, Cầm Đài rồi đến núi Vương Ốc hay sông Hoàng Hà.

Cùng nhau tìm đến đạo sĩ Hoa Cái Quân, trớ trêu thay ông đã sớm tu thành chín quả và rời khỏi nhân thế. Sử sách Trung Quốc ghi lại rất rõ và chi tiết về các cuộc du ngoạn của Lý - Đỗ, điều này chứng minh cả hai người họ đều có chung sở thích xê dịch và cũng chính sự xê dịch này đã mang lại nguồn cảm xúc bất tận mãi về sau. Qua đó cũng không khó để nhìn thấy sự mộ đạo của hai người Lý - Đỗ, dù cho Đỗ Phủ chưa bao giờ đề cập về việc tu đạo trong thơ ca thì việc ông cùng Lý Bạch đến tìm Hoa Cái Quân cũng cho thấy ông chưa bao giờ phủ nhận bất kỳ điều gì trong giới tu Đạo. Thế nên không chỉ là bạn thơ mà hai người còn những người đồng hành tuyệt vời trong suốt quãng thời gian xê dịch hay cuộc sống nơi bốn bể là nhà.

Chu du khắp nơi để rồi lại gặp thêm một người bạn mới cũng không kém phần thú vị. Năm 745, Lý Bạch và Đỗ Phủ kết giao thâm tình với Cao Thích - một thi nhân nổi tiếng khác. Vốn là người luôn muốn sử dụng hết những gì đã được học, được biết hay do chính mình tự tìm nhưng đời nào như mình mong ước, Cao Thích đành phải trở thành một kiếm khách, thi khách sau một lần gặp phải chuyện không hay. Người xưa nói không sai mà, nồi nào úp vung nấy, trong trường của ba người Lý Bạch - Đỗ Phủ - Cao Thích họ đều có những điểm chung cả về khách quan lẫn chủ quan, do đó họ nhanh chóng kết thân và tiếp tục với cuộc sống tiêu dao giang hồ -  ngày sóng vai vừa đi vừa hát, đêm cùng về nâng chén uống cạn thơ. Thực không gì sánh bằng, không gì so bì được. 

Thấm thoát quen những hơn nửa năm, tình cảm giữa ba người họ ngày một sâu đậm, đặc biệt là mối duyên thiên định của Lý Bạch - Đỗ Phủ đã trở thành người một nhà, sâu đậm đến nổi ông mang cả tấm chân tình gửi người bạn hiền Lý Bạch thả hồn vào từng câu thơ, từng nhịp vần. Bấy nhiêu đây đủ để chúng ta thấy Đỗ Phủ hoài lưu luyến, nhớ thương, tiếc nuối khi nhắc về những tháng ngày rong ruổi cùng Lý Bạch nơi đất Tề, đất Lỗ. Ngày nay, người ta vẫn còn lưu lại bức tượng về ba thi nhân Lý Bạch - Đỗ Phủ - Cao Thích với tên gọi “Tam hiền tử” (ba người hiền).

Đoạn trường ly biệt

Bên nhau như trăng với sao, như mây với gió, như lá với cành nhưng rồi trăng khuất xa bóng thì sao cũng bị ánh nắng che lấp đi, mây cưỡi gió lướt đi rồi gió cũng thổi sang vùng đất mới, lá trên cành vàng úa và cũng rơi rụng theo thời gian. Lý Bạch và Đỗ Phủ ai rồi cũng rẽ lối khác nhau mà tiếp tục nuôi hoài bão của mình, khi mà Lý Bạch muốn tiếp tục chuyến ngao du thiên hạ về phương nam thì Đỗ Phù lại mài giũa chí lớn nơi Trường An cách xa vạn dặm. 

Có thể thấy Lý Bạch có tính khí ngang tàng, tình cảm đối với ông nhẹ tựa lông hồng. So với sự nể trọng của Đỗ Phủ đối với ông thông qua hàng chục bài thơ như: thương Lý, nhớ Lý, tặng Lý,... và đáp lại tấm chân tình của Đỗ Phủ, Lý Bạch chỉ làm vỏn vẹn hai bài thơ về người bạn vong niên này. Chúng ta thấy một Lý Bạch ngông cuồng xem nhẹ nhân tình thế thái và một Đỗ Phủ lòng nhiều tâm tư, kinh thánh hiền, sống có nguyên tắc, hai tính cách đối lập vô tình lại bổ sung cho nhau để tình bạn vong niên càng thêm sâu sắc.

Từ biệt nhau ở Duyện Châu, Lý Bạch nâng chén rượu mà lòng luyến tiếc không nỡ uống, tưởng chừng như muốn rơi lệ nhưng ông chưa bao giờ khóc và vẫn sẽ không bao giờ khóc. Ngay sau đó ông nốc cạn chén rượu ly biệt và hào sảng mà hô rõ to: 

“Phi bồng các tự viễn

thả tận thủ trung bôi”

(Hai ta sắp xa nhau như ngọn cỏ bồng trước gió

 Vậy hãy uống cạn ly rượu đang có trong tay)

 

Khung cảnh ảm đạm một màu buồn xa cách, bạn đó tôi đây biết nói gì hơn. Lại thêm dòng sông Tứ cuộn trào từng đợt sóng hệt như nỗi lòng của hai kẻ thi sĩ lưu luyến chẳng đặng rời xa nhau. Ngay chính thời khắc Lý Bạch hào sảng xuất khẩu thành thơ, người bạn tri kỷ Đỗ Phủ của ông lòng cũng chẳng kiềm được xúc cảm mà đưa thơ hỏi rằng: 

“Hà thì Thạch Môn Lộ

Trùng hữu kim tôn khai?”

(Bao giờ mới được ở Thạch Môn

Cùng bạn hiền cạn chén đây?)

 

Tiếc thay cho tình bạn cao đẹp của Lý - Đỗ, tiếc thay cho câu hỏi không tìm được vế đáp. Bởi vì nhiều năm sau đó hay đúng hơn là mãi mãi về sau chúng ta không còn thấy sử sách viết thêm chuyến phiêu lưu giang hồ nào của hai vị Lý Bạch và Đỗ Phủ lần nữa. Đoạn trường ly biệt từ nay vắng bóng nhau, nỗi nhớ mong về người bạn tri âm. tri kỷ trăm năm khó gặp cũng đứt đoạn từ đấy. 

Thương nhau, nhớ trọn một đời

Kể từ ngày chia tay định mệnh ở Duyện Châu, ngày mà sông Tứ cũng nhuộm màu nước mắt ấy mà mà cả hai thi sĩ thương nhớ nhau đến ngàn năm. Từ nay mỗi người một bước độc hành và đồng hành cùng họ là những khó khăn, sóng gió cuộc đời.

Dù ngạo đời, không dễ động lòng trước sự chia ly của nhân tình thế thái, hay nội tâm không nhạy cảm như Đỗ Phủ, Lý Bạch vẫn có những phút giây trầm tư khi nhớ về Đỗ Phủ - người bạn nhỏ tuổi hơn mình nhưng mang lại cho mình nhiều tầng cảm xúc. Nhiều năm sau đó, ông cũng đến đất Tề, đất Lỗ lần nữa, khung cảnh năm xưa cùng người xưa đối thơ, thưởng rượu hay tâm sự về mọi thứ trong đời dần hiện ra, hiện ra rõ đến mức tay hạ bút ông viết bài “Sa Khâu thành hạ ký Đỗ Phủ” với những câu thơ được viết nên bởi tâm can của người thi sĩ:

Ngã lai, cánh hà sự?

Cao ngọa Sa Khâu thành

Thành biên hữu cổ thụ

Nhật tịch liên thu thanh

Lỗ tửu bất khả túy

Tề ca không phục tình

Tư quân nhược Vấn Thủy

Hạo đãng kí nam chinh

(Ta tới đây, cũng không biết là vì sao đây?

Mà nằm dài trong thành Sa Khâu

Ngoài thành có cây cổ thu

Ngày đêm xào xạ tiếng thu

Rượu nước Lỗ không thể làm ta say

Ca xướng nước Tề cũng không hợp lòng ta

Nhớ anh như là sông Vấn

Dào dạt chảy về nam)

Ý đồ khi nhắc đến sông Vấn chính là nói đến nỗi nhớ chảy trong lòng miên man dù mọi thứ có thay đổi ra sao, như rượu nước Lỗ không thể làm ông ta say hay ca xướng nước Tề nay lại chẳng còn hợp lòng ông nữa. Cả đời phiêu bạt, thưởng ngoạn sơn thủy, uống rượu ngâm thơ lại thêm món ca xướng. Ấy vậy mà trong phút chốc không có người xưa, mọi thứ trở nên tẻ nhạt khiến người ta chẳng buồn hưởng thụ. Trong những giờ phút nhìn về sâu trong mình, họ vẫn nhớ đến nhau với những tình cảm sâu sắc và đáng trân trọng nhất. Vẫn phải nói thi nhân nặng tình Đỗ Phủ, nỗi nhớ bạn da diết như nhớ người yêu, nhớ đến bất kỳ tình huống nào cũng không thể xóa nhòa được. Nỗi nhớ ấy không hề đóng băng mà nó đã chuyển thành những án văn, bài thơ để lại cho hậu thế như một cách lưu giữ cho tình bạn vong niên của họ trường tồn mãi mãi. Một số bài thơ mà Đỗ Phủ viết cho tri kỷ của mình như là: “Tặng Lý Bạch”, “ “Xuân nhật ức Lý Bạch”, “Mộng Lý Bạch”, “Thiên mạt hoài Lý Bạch”, “Đông nhật hữu hoài Lý Bạch”,... tính đến 14 bài thơ. Nghìn thu cách biệt cũng không làm cho Đỗ Phủ quên đi Lý Bạch và cho đến khi gần đất lìa trời vẫn mong một ngày uống rượu ngâm thơ cùng tri kỷ. lý bạch làm thơ cùng đỗ phủ

Nếu như nói tình cảm giữa đấng sinh thành và các con là mối tình cao tựa núi và bao la như biển, mối tình giữa những người tri âm tri kỷ lại là không thể thay thế bởi bất cứ một tác nhân hay một tác động bởi thời gian. “Trăm năm tri kỷ khó tìm, tri âm khó gặp, bạn hiền khó quên”.

xem thêm