Cuốn kinh điển giáo dục về đạo làm con

Từ xa xưa, đạo làm con luôn nằm trong chuẩn mực để đánh giá đạo hạnh của mỗi người. Và cũng từ đấy cũng đã lưu truyền một cuốn kinh điển mang tên “ Phép tắc người con”, giúp con em rèn được đức tính lương thiện và trong sáng.


Từ xa xưa, đạo làm con luôn nằm trong chuẩn mực để đánh giá đạo hạnh của mỗi người. Và cũng từ đấy cũng đã lưu truyền một cuốn kinh điển mang tên “ Phép tắc người con”, giúp chúng ta hiểu được đúng sai và phải trái. Cùng Bát Tự Tử Vi theo dõi chương Áo Quý Sạch của cuốn kinh điển này nhé!

Mô tả triết lý tổng quát bên trong cuốn kinh điển giáo dục

“ Phép tắc người con” hay còn được gọi là Đệ Tử Quy, được tiên sinh Lý Dục Tú biên soạn vào thời vua Khang Hy, triều Thanh. Chỉ với 1.080 từ đã nói lên được đạo làm con, phép tắc làm con. Mỗi câu văn đều ngắn gọn, dễ hiểu nhưng lại thấm đẫm triết lý của đạo làm con. Đi song hành với hai bộ kinh điển giáo dục con cái là “ Tam Tự Kinh” và “ Thiên Tự Văn” thì “ Đệ Tử Quy” trở thành một trong ba những cuốn kinh điển giáo dục truyền thống con cái tốt nhất trong lịch sử.

Bởi “ Phép tắc người con” mang đến một giá trị nhân sinh thiên liêng, bộ kinh điển này giúp người con biết được đúng sai, kính trọng cha mẹ, hình thành nhân cách sống phải đạo, thục lương và rèn luyện đức hạnh. Từ đó, giữ gìn được phẩm giá của một người làm con đối với cha mẹ, của một con người đối với cuộc sống. Nhất là giúp các em giữ gìn được bản chất trong sáng của mình trong thời buổi suy thoái về đạo đức.

Bám sát theo lời dạy của Khổng Tử, “ Đệ Tử Quy” được chia thành những chương lớn như sau: Ở ngoài phải hiếu, Ra đường phải để, Cẩn thận, Thủ Tín, Gần người nhân, Có dư sức sức thì học văn, Yêu thương rộng khắp. Mỗi bài nhở trong mỗi chương đều ngắn gọn súc tích nhưng hàm chứa những ý nghĩa, bài học sâu xa về tu luyện đạo đức con người.

Ngẫm nghĩ phép tắc qua 6 câu thơ

“Cẩn thận”

Chỉ với 6 câu thơ ngắn ngủi nhưng bài học dưới đây cũng đem đến những kinh nghiệm thấm thía đối với mỗi người đọc:

“ Áo quý sách, không quý đắt

Hợp thân phận, hợp gia đình

Với ăn uống, chớ kén chọn

Ăn vừa đủ, chớ quá no

Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu

Uống say rồi, rất là xấu.”

Những câu thơ trên bạn có thể hiểu như sau: 

Ăn mặc quần áo phải sạch sẽ, tươm tất, không yêu cầu quá đắt tiền. Phải biết cách ăn mặc đúng với địa điểm, nơi chốn. Và Xem xét tình hình kinh tế, hoàn cảnh gia đình mà lựa chọn cách ăn mặc. Nhưng trước hết, mặc sạch tươm tất thì mới phải tắc.

Biết cách cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, đảm bảo sức khỏe. Vì sức tốt là đã một phần báo hiếu ân tình nuôi dưỡng của cha mẹ. Không kén chọn thức ăn vì thức ăn là của trời, công sinh thành của ba mẹ cũng chứa đựng trong nguồn thức ăn. Ăn đủ bữa và lượng thức ăn vừa đủ dùng, không được lãng phí thức ăn khi đã ăn quá no.

Tuổi còn trẻ không uống rượu bia các chất kích thích, vì khi đã uống say sẽ có nhiều hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Lời nói thô tục cũng nói ra, tạo sự khó coi.

Tham khảo câu chuyện dạy con của Tư Mã Quang

Tương truyền vào thời xa xưa, có một phương pháp dạy học của Tư Mã Quang rất được nhiều người ưa chuộng. Tư Mã Quang sinh năm 1019 và mất năm 1086. Ông là một nhà sử học, học giả người Trung Quốc có cuốn sử nổi tiếng là Tư trị thông giám.

Được sinh ra trong một gia đình tài phiệt, có sự dạy bảo nghiêm khắc từ cha mẹ, lớn lên ông theo học Bàng Tịch. Trải qua nhiều những kỳ thi khác nhau, Tư Mã Quang đỗ tiến sĩ và được làm quan trong triều đình. 

Ông là người có trách nhiệm với công việc đồng thời luôn tiết kiệm và giản dị nên được vua trọng dụng. Để hoàn thành cuốn sử Tư trị thông giám, ông đã yêu cầu con trai mình là Tư Mã Khang tham gia cùng với nhiều người khác trong triều đình.

Ông rất đề cao vai trò của gia đình trong việc dạy dỗ con cái, cha mẹ tốt dạy con tốt ắt con sẽ tốt. Trong một lần, ông thấy con trai mình mở sách ra thì vô cùng tức giận, ông thấy con mình chưa có kinh nghiệm trong việc bảo quản sách. Ông nói:

 “ Trước khi đọc sách phải lau bàn khô sạch sẽ và phải trải một tấm khăn lót lên bàn. Ngồi đọc sách tư thế phải đúng tư thế, ngay ngắn. Khi lật trang sách, đầu tiên phải dùng cạnh ngón tay nâng mép của trang sách lên sau đó dùng ngón trỏ nhẹ nhàng lật sách”. 

Dưới sự dạy dỗ không ngừng của Tư Mã Quang, con trai Tư Mã Khang của ông đã tiếp thu theo những đức tính của ông: làm việc phải kiên định, sống phải tiết kiệm và giản dị và trở thành quan đảm nhiệm nhiều chức năng trong triều đình và được người người về sau tôn kính.

Giá trị của bố mẹ trong việc dạy dỗ con cái

Qua tư liệu tham khảo trên, vai trò dạy dỗ của cha mẹ trong việc hình thành nên cốt lõi , bản tính bên trong người con rất quan trọng. Ông cha xưa có câu: “ Dưỡng bất giáo, phụ chi quả”  ( Nuôi mà không dạy, ấy là lỗi của người cha ). Cha mẹ nuôi dưỡng, sinh thành, gắn bó với mỗi con cái từ thuở còn nhỏ, mỗi hành động, lời nói, cử chỉ đều làm gương cho con cái noi theo. Con cái ngoan hay hư đều phụ thuộc phần lớn vào việc dạy dỗ của đấng làm cha mẹ.

Đồng thời, dạy dỗ con đạo làm người, đạo làm con là giúp con hình thành được nhân cách tốt, thuần khiết, cho con một lối sống lành lạnh. Từ đó, con có trưởng thành với những chuẩn mực của đạo đức, được xã hội người đời yêu thương quý trọng.

Hy vọng bài học kèm theo tư liệu theo khảo trên có thể đem đến giá trị kinh nghiệm cho mỗi người đồng thời cũng đề cao vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái từ khi còn nhỏ. Bởi xã hội ngày càng phát triển, đạo đức đơn thuần đều bị đánh đổi vì tiền tài, địa vị cao sang. Hãy uốn nắn các con từ nhỏ, để các em có thể khắc cốt ghi tâm mà gìn giữ đức hạnh, đạo tiết của chính mình.