Giáo dục trẻ nhỏ khi còn thơ - Thong thả tạo nên nét tôn quý

Khổng Tử là một nhà giáo dục có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với với nền giáo dục, văn hóa từ thời cổ xưa. Tiếp nối theo sự dạy bảo của Khổng Tử, tiên sinh Lý Dục Tú đã cho ra mắt cuốn kinh điển về giáo dục truyền thống cho con cái đó chính là “ Đệ Tử Quy” hay còn gọi là phép tắc người con. 


Khổng Tử là một nhà giáo dục có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với với nền giáo dục, văn hóa từ thời cổ xưa. Tiếp nối theo sự dạy bảo của Khổng Tử, tiên sinh Lý Dục Tú đã cho ra mắt cuốn kinh điển về giáo dục truyền thống cho con cái đó chính là “ Đệ Tử Quy” hay còn gọi là phép tắc người con. 

Mỗi bài học của “Đệ Tử Quy” đều rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu cho mỗi người. “ Đệ Tử Quy” không dài dòng mà ngắn gọn súc tích, là một cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn đối với giáo dục con cái trong thời đại hiện nay. Đi kèm với cuốn kinh điển “ Đệ Tử Quy” gồm có “Tam tự kinh” và “Thiên Tự Văn”, đây đều là những cuốn sách nói về đạo làm con được tin dùng nhất.

Những nhà nghiên cứu cho thấy, nội dung cốt lõi của “Đệ Tử Quy” là đề xướng thông qua sự nỗ lực tu thân, yêu thương mọi người, hình thành nên những phẩm chất tâm hồn bên trong, khơi dậy bản chất lương thiện, vốn có của từng người.

Học tập và thực hành theo “Đệ Tử Quy” là tiền đề cơ bản trong việc hình thành nhân cách, là bước đầu để xã hội hài hòa, văn minh, trong sạch, là mối quan hệ hòa thuận với gia đình. “ Đệ Tử Quy” được xem như là chìa khóa giúp thanh tẩy xã hội ngày nay.

Với nhịp thơ 3/3 thể thơ lục ngôn, 4 dòng thơ đơn giản nhưng cũng nói tới bài học về cách đi đứng của mỗi người:

“Đi thong thả, đứng ngay thẳng

 Chào cúi sâu, lạy cung kính

 Chớ đạp thềm, không nghiêng dựa

 Chớ ngồi dạng, không rung đùi.”

4 câu thơ này của tiên sinh Lý Dục Tú có thể được hiểu theo cách sau đây:

Đi bộ thì phải thong dong thả lỏng, không hối hả, hấp tấp, như vậy mới tôn lên được dáng vẻ của người điềm tĩnh. Dáng đứng phải ngay ngắn, lưng thẳng không còng lưng tạo cho mình một dáng đứng uy nghiêm, ngay thẳng.

Khi gặp bậc trên phải cúi đầu sâu để chào, khi bái cúng tổ tiên, lễ bái phải thể hiện sự cung kính, kính trọng. 

Chân không đạp vào cửa, không ngồi nghiêng bên này dựa bên nọ, sai tư thế. Đặc biệt là không ngồi dang hai chân, không vắt chéo chân hay rung đùi.

Tư liệu tham khảo - Trường Tôn Kiệm

Trường Tôn Kiệm sinh ra tại Hà Nam Thời Bắc thuộc, ông là người biết kính trọng, đoan trang, có thái độ nghiêm túc. Trường Tôn Kiệm ở đâu cũng vậy ngay cả khi ở nhà lẫn triều đình, ông vẫn luôn giữ được phẩm chất đáng quý của mình. Vua Chu Văn Đế luôn tôn trọng, kính trọng ông và đặt cho ông một cái tên là “Kiệm”. Chỉ một từ “ Kiệm” vô cùng đơn giản nhưng nó cũng nói lên những phẩm chất vốn có của mình

Trường Tôn Kiệm được vua trọng dụng và trở thành nhiều chức quan khác nhau trong triều. Trong một lần ông cùng các vị quan khác họp bàn trong sảnh của Vua Chu Văn Đế, vị vua này cảm thấy mình đã đắc tội với ông mà ông lại ít nói, trầm tính đến như vậy. Bản tính của Trường Tôn Kiệm sinh ra đã có đồng thời trong quá trình lớn lên của ông, ông đã không ngừng rèn luyện nâng cao đức tính của mình và truyền bá sâu rộng đến cho mọi người.

Vua Chu Văn Đế sau khi biết được bản tính vốn có của Kiệm đã trao cho ông làm chủ 12 tỉnh ở vùng Tam Kinh. Người dân ở đây chưa được truyền văn hóa, đạo đức làm người, kính trên nhường dưới, hoang sơ, hẻo lánh. Những người già ở đây không có sự kính trọng từ bậc vãn bối nhưng nhờ có sự khuyên bảo cũng như chỉ dạy của Trường Tôn Kiệm mà những địa phương nơi đây đã có sự chuyển biến lớn về văn hóa cũng như đối nhân xử thế giữa con người với con người.

Trường Tôn Kiệm sau khi mất tại vùng Tam Kinh được mọi người vô cùng kính trọng, quý mến và xây dựng cho ông một tượng đài tại vùng đất Tam Kinh này. Để khi mọi người nhìn thấy tượng đài đồng nghĩa những bài học những lời khuyên răn của ông vẫn sống mãi với họ.

Giá trị cốt lõi của bài học Cẩn thận - Thong thả

Là một nhân sinh, mọi cử chỉ hành động đều nói lên được tính cách của một con người. Và cho dù là thời cổ xưa hay thời đại bây giờ, vẫn còn tồn tại tình trạng “ nhìn mặt bắt hình dong”, họ nhìn qua từng hành động cử chỉ của người khác để đánh giá và xem xét đức tính của một người. 

Bởi vậy, việc rèn luyện đức tính cẩn trọng và dáng đi thong thả cũng như rèn luyện được sự điềm tĩnh và phong thái uy nghiêm. Từ đó, trong mắt nhiều người ta trở thành người điềm đạm, đáng tin cậy và được tôn trọng.

Trí tuệ của một con người không thể đánh giá về vẻ bề ngoài, nhưng đạo hạnh của một con người có thể được nhận biết qua dáng đi, cử chỉ hành động. Hãy biết cách mài dũa và rèn luyện bản tính cẩn thận của bản thân.

Lời kết

Với những bài học thấm thía từ “Đệ Tử Quy” và bài viết tham khảo trên, hy vọng sẽ đem đến cho độc giả về đạo làm người, hình thành nên những phẩm chất trong nhân cách của mỗi người, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ trong sáng, thuần khiết và thanh tẩy xã hội hiện đại kém văn minh hiện nay.