Lời dạy đúc kết muôn đời của Lão Tử

“Phật dạy rằng, sống trên đời, ai cũng cần phải chú ý đến cách đối nhân xử thế với người với đời vừa ôn hòa, vừa khéo léo, đúng mực. Người có tài giỏi cỡ nào mà không biết quy tắc cư xử thì cũng không được đánh giá cao”.


Trong cuộc sống ta luôn thường nghe cụm từ “Đối nhân xử thế”. Từ những lời dạy bảo của ông cha ta: “Ở đời sống phải biết đối nhân xử thế con ạ”. Vậy “Đối nhân xử thế” là gì?

Đối nhân xử thế được hiểu theo một cách đơn giản là việc bạn đối xử với mọi người trong cuộc sống. Cư xử, hành động thế nào là đúng, khéo léo trong việc xử lí, tinh tế trong mọi tình huống sẽ giúp bạn nhận được sự quý mến và quý trọng từ mọi người xung quanh.

Việc Đối nhận xử thế được coi là kĩ năng sống, bí quyết giúp bạn trở nên thành công trong mọi công việc và cuộc sống. Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Nghệ thuật sử thế của các vĩ nhân lịch sử trong thời trung hoa cổ.

Lão Tử và 12 chữ vàng “Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối”.

“Giàu nhờ biết đủ”. Sống phải có chừng mực, bởi chính long tham vô tận cuối cùng sẽ dẫn ta đến vực thẳm sâu rộng. Vì thế cuộc sống chỉ mong cầu những thứ thật sự cần, đừng tốn công quá sức theo đuổi những thứ không thuộc về bản thân mình. Càng truy cầu vật chất chỉ làm tăng thêm áp lực cho bản thân, thế giới tràn ngập niềm vui và hành phúc hà cớ gì phải tự mình chuốc lấy những áp lực này. Gạt bỏ những ham muốn không thực sự cần thiết trong cuộc sống sang một bên, tự khắc ta sẽ thấy bản than mình nên thư thái, mọi áp lực bên trong tự nhiên được giải tỏa.

“Vật cực tất phản”. Vạn vật sinh ra đã không ngừng tiến hóa, đã phát triển ắt phải thay đổi. Mọi việc trong cuộc sống cũng vậy, tới một khoảng nhất định từ tốt rồi cũng thành xấu, xấu rồi cũng lại tốt. Họa phúc sinh ra đã cậy sinh vào nhau, mầm mống trong họa đã có phúc và ngược lại. Đang lúc hung thịnh, ta phải nghĩ đến cái họa ngày trước mắt. Đang cảnh nan khó, đừng vội nản long vì ắt phía trước sẽ là ngày mai tươi sáng. Lui một bước mới là trời cao biển rộng, sống lúc nào cũng phải chừa một chỗ lui cho bản thân.

“Cẩn thận đầu cuối”. Có khởi điểm ắt phải có kết thúc, đó là quy luật của cuộc sống. Ngày nay có nhiều người lập nghiệp, khi mới bắt đầu, họ luôn mang trong mình ước mơ thôi thúc và niềm đam mê cháy bỏng, sự chăm chỉ và kỉ cương. Nhưng khi sự nghiệp đạt đến mức phát triển và thành công họ lại tự mãn và tận hưởng, sống trong sự đắc chí và dần suy sụp. Vì thế càng gần đến thành công ta lại càng phải thận trọng và luôn giữ được tinh thần như lúc khởi đầu. Cũng giống với lúc bạn kéo co vậy, nếu không cố gắng đến giây cuối cùng thì kết quả vẫn có thể xoay chuyển mà thôi.

Lời dạy của LãoTử: “Người thiện ta đối xử thiện, người bất tiện ta cũng đối xử thiện”.

Trong cuộc sống này ta luôn phải gặp mặt rất nhiều người. Có những người đang mang trong mình tâm lành, hướng thiện. Nhưng có những người lại mang trong mình những dã tâm, những thói xấu. Nhưng đối với bạn than ta dù gặp người nào thì việc đối xử cũng thế, hà cớ gì phải bận tâm người xấu người tốt.

Người thiện sẽ gặp điều lành- đó là quy luật của tự nhiên này. Khi trong tư tưởng ta luôn hướng những điều thiện lành lúc đó cuộc sống trở nên thật thanh tao, nhẹ nhàng. Trong lòng cũng trở nên thanh thản, không vướng buồn sầu. Khi những người mang tâm thiện gặp nhau, cuộc trò chuyện của họ luôn chứa đựng những điều thú vị, những bài học và cả những kinh nghiệm.

Vậy khi ta gặp những người bất thiện thì sao? Những người mang trong mình những điều xấu, những lỗi lầm. Chẳng nhẽ mình sẽ đối sử bất thiện với họ? Nếu thế thì ta cũng khác gì những người đó đâu. Đã mang trong mình những điều thanh cao hà cớ gì phải bận tâm lòng người. Họ có thể mang những lỗi lầm nhưng cũng sẽ chả là gì, vì đơn giản việc đối xử hòa hảo với mọi người là việc của bản thân mình.

Một cuộc sống thanh cao là một cuộc sống không vướng bận sự đời, không quan tâm đến việc họ ra sao. Mà ta luôn giữ trong lòng một tâm thiện và một nội lực trong sáng.

Tóm lại: nghệ thuật đối nhân xử thế đã được truyền dạy từ những bậc cao nhân thời xa xưa. Chưa bao giờ là muộn để học hỏi cả, đặc biệt là với cách đối nhân xử thế. Tiếp thu những tinh hoa của người xưa và đào thải đi những cái dơ trong bản tích còn trong mình đó mới là chìa khóa để tiến đến một cuộc sống nhẹ nhành và thảnh thơi.

 

xem thêm