Phương pháp dạy con của người Do Thái: để chúng tự bước đi trên con đường của mình

Người Do Thái đã dạy con cái như thế nào để chúng nên người. Đây là một phương pháp cực kỳ hay mà nhiều bậc cha mẹ ngày nay có thể áp dụng.


Mỗi ngày, chúng ta đều bắt đầu cuộc sống tất bật với hàng tá thứ việc cho bạn trẻ, nào là cơm nước, quần áo, đưa đón, dạy dỗ, rồi sau đó mới tới những việc của bản thân. Mỗi ngày chúng ta đều bận tối tăm mặt mày, mệt mỏi rã rời chỉ để chăm lo cho lũ trẻ những gì tốt nhất. Và, chúng ta sẽ trở thành một bậc cho mẹ vĩ đại, hi sinh vì con vì cái?

Sự thật, mọi thứ sẽ khó mà như chúng ta nghĩ…

null

Tuổi thơ của con trẻ trong thời đại số

Trong cuộc sống ngày nay, trẻ em thường được đáp ứng khá đầy đủ về các nhu cầu vật chất trong cuộc sống, nếu chúng ta bảo lũ trẻ rằng cần phải sống cần kiệm, chắt bóp và cố gắng phấn đấu cho tương lai thì chúng sẽ không tài nào hiểu nỗi. Thật khó để có thể miêu tả cho chúng hình ảnh lao động vất vả như “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hay “đầu tắt mặt tối”. Nhìn chung, cuộc sống của những trẻ em thời nay rất sung túc, chúng có thể thỏa thích xem tivi, nghịch điện thoại, chơi ipad thỏa thích sau giờ học.

Ngày chúng ta còn bé, tivi là thứ giải trí cao cấp nhất mà những gia đình mới có được. Nhưng ngày nay thì khác, do vậy những đứa trẻ ngày nay cũng có lối tư duy khác đi. Chúng thường lấy bản thân làm trọng tâm và chỉ quan tâm tới những điều chúng yêu thích, nhưng chúng không thực sự nghĩ hoặc không bao giờ nghĩ về những điều chúng mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chúng quá được nuông chiều và có một cuộc sống đủ đầy không thiếu thốn.

Cũng trong cuộc sống hiện đại, các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con mình sớm thành công, xuất sắc, vượt trội hơn người. Chính vì thế nhiều bậc cha mẹ đã đặt ra các tiêu chuẩn, thước đo lên những đứa con của họ, nào là “con không được phép làm cái này”, “con phải học môn này”, “con phải làm cái kia”. Và họ cho rằng tất cả những điều trên đều là do họ muốn tốt cho con mà thôi.

Khả năng nhận thức và trí tuệ của trẻ em còn rất non nớt và hạn chế. Nhưng để trẻ hiểu được nỗi lòng của cha mẹ, và có những cư xử phù hợp không phải là quá khó, chỉ cần đúng cách là có thể làm được. Trong nhận thức của trẻ, những đòn roi hay lời la mắng sẽ không phải là hành động yêu thương hay là một cách dạy dỗ, do đó đừng đánh hay mắng trẻ khi điểm số thấp hoặc trẻ làm gì đó sai.

Gia đình người Do Thái đã giáo dục những đứa trẻ như thế nào?

Đây là câu chuyện kể về niềm tin và cách dạy dỗ con cái của Sara Imas, một phụ nữ Do Thái đã nuôi dạy 3 con thành tài. Sara Imas được sinh ra ở Thượng Hải, có cha là người Do Thái. Cha cô mất khi cô chỉ mới 12 tuổi, người mẹ cũng bỏ đi sau đó, thế là cô trở thành trẻ em mô côi. Khi lớn lên, cô làm việc trong một nhà máy ở Thượng Hải. Rồi cô kết hôn và sinh được 3 người con, nhưng ngay sau đó người chồng cũng rời bỏ cô và những đứa con. Quá đau lòng và khổ sở với cuộc sống ở Thượng Hải, cô quyết định trở về Israel - quê hương của người Do Thái. Cô là một trong số những người đầu tiên trở về Israel khi 2 quốc gia đặt quan hệ ngoại giao với nhau.

Để sớm đưa ba đứa con đoàn tụ với mình, cô phải đảm bảo được kế sinh nhai, do đó cô nỗ lực học tiếng Do Thái và mở một hàng bán nem. Sau đó cô cũng đón 2 cậu con trai (14 tuổi và 13 tuổi) cùng cô con gái út (11 tuổi) về đoàn tụ với mình ở Israel. Bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục của người Trung, thời điểm đầu cô nghĩ rằng “dù có vất vả tới mấy cũng không được để con cái chịu khổ”. Ngày nào, Sara Imas cũng đưa con đi học rồi mới đi bán nem. Khi chúng tan học, cô phải nghỉ bán để lo việc nấu cơm và cho chúng ăn.

Khi người hàng xóm nhìn thấy cảnh đó đã lớn tiếng trách mắng cậu cả rằng: “Cháu đã trưởng thành và cần phải làm việc để phụ giúp mẹ mình, chứ không được để mẹ tất bật như vậy còn mình thì ở đấy như tên vô dụng”. Và thậm chí người hàng xóm còn mắng cả Sara Imas rằng đừng đem cách giáo dục con cái lạc hậu như vậy về Israel.

Sau đó, cậu con trai và Sara Imas đều thấy rất buồn và họ cũng dần thay đổi đi cách sống. Cậu bé học cách làm nem nướng và còn mang chúng đến trường học để kiếm tiền. Thế là từ đó, mỗi ngày 3 đứa trẻ đều mang được ít tiền về cho người mẹ.

Nhiều bà mẹ sẽ nghĩ rằng thật đau xót khi phải để những đứa con của mình vất vả kiếm sống khi chúng còn nhỏ. Nhưng những gia đình người Do Thái họ lại có một cách nghĩ khác về việc này. Với gia đình Do Thái, những đứa trẻ không nhận được đồ ăn và sự chăm sóc miễn phí. Mọi thứ luôn có cái giá của nó và những đứa trẻ phải học được cách trân trọng giá trị của đồng tiền và sức lao động.

Từ đó Sara Imas ngưng cung cấp đồ ăn và sự chăm sóc miễn phí cho những đứa con, thay vào đó, cô trao cho chúng cơ hội tự kiếm tiền. Cô bán nem cho lũ trẻ với giá buôn và chúng mang nem tới trường để bán kiếm lời, lợi nhuận thì tự chúng chia nhau.

null

Mỗi đứa con đều có một cách kiếm tiền riêng. Cô con gái út ngây thơ thì mang nem đi bán lẻ từng cái. Cậu con thứ hay thì bỏ sỉ cho nhà ăn trong ký túc, mỗi ngày cậu bán tới 100 cái nem. Cậu con cả khôn khéo hơn cả, cậu tổ chức một buổi sự kiện giúp “khám phá Trung Hoa”, mọi người tham dự sự kiện được thưởng thức miễn phí nem cuốn nhưng phải mua vé để có thể tham dự. Và tất nhiên là người anh cả đã bội thu, cũng từ đó 3 đứa trẻ ngày càng học tập và sáng tạo ra được nhiều cách kiếm tiền tốt hơn, tuy nhiên việc kinh doanh lại không hề khiến kết quả học tập của chúng bị ảnh hưởng.

xem thêm