“KHIÊM” TRONG TINH HOA XỬ THẾ CỦA LÃO TỬ 

Lão Tử, một Triết gia Trung Quốc thời cổ đại, ông được coi là người sáng lập ra trường phái Đạo gia, tư tưởng của ông ảnh hưởng lớn đến đời sống của người Trung Quốc và các nước vùng Đông Á, trong đó có Việt Nam. Học thuyết của ông được khái quát sâu rộng, hàm chứa một tư tưởng triết học uyên bác


“Đạo sinh ra bởi tĩnh, Đức sinh ra bởi khiêm, Phúc sinh ra bởi kiệm và Mệnh sinh ra bởi hòa”. Câu nói nổi tiếng này của Lão Tử - một trong những vĩ nhân làm nên tinh hoa minh triết Đông phương đã khẳng định mối quan hệ giữa Đức và Khiêm. Khiêm chính là quan niệm triết học ngàn năm vẫn thể hiên tính minh triết của nó khi nó khi mà đến thế kỉ XIX Khiêm vẫn được coi là một đức tính cao quý của con người. 

Khiêm nhìn từ Kinh dich 

Quẻ 15 trong Kinh dich là Địa Sơn Khiêm viết rằng: “Trời có đức khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ; đất có đức khiêm vì chịu ở dưới mà đi lên. Đạo trời, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm). Đạo đất, đạo quỉ thần cũng vậy. Còn đạo người thì ghét kẻ đầy, tức sự kiêu căng thỏa mãn, mà thích kẻ khiêm tốn (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm). Hễ khiêm thì ở địa vị cao mà đạo càng sáng, ở địa vị thấp mà chẳng ai vượt mình được.

Khiêm là kim chỉ nam xử thế của bậc quân tử nên bớt chốn nhiều, bù chốn ít, để cho sự vật được cân xứng, quân bình (Biều đa ích quả, xứng vật bình thí).” Khiêm ở đây là khiêm tốn, nhường nhịn, không tự đắc cao ngạo, tự cho mình là đúng, là phải, vì thế quẻ Địa Sơn Khiêm có hình tượng hai kẻ chia vàng. Quẻ Địa Sơn Khiêm cũng là điềm vạn sự hanh thông, là một quẻ cát tường trong Kinh dịch. Có thể hiểu nôm na là có khiêm nhường có cát tường. 

quẻ khiêm          Sơn Khiêm – quẻ số15 trong Kinh Dịch 

Lão tử luận về khiêm 

Các triết gia Trung Hoa rất đề cao đức Khiêm, nhất là Khổng tử và Lão tử, vì họ cho rằng luật trời hễ đầy quá thì vơi, trong khi đầy phải nghĩ tới lúc sẽ vơi, phải khiêm hạ, đừng tự phụ. Sau này Trang Tử trong Nam Hoa Kinh cũng kế thừa tư tưởng tiền nhân, luôn đề cao khiêm trong cách hành xử ở đời.  

Quan niệm đạo đức trong xử thế của Lão Tử được đề cao trong hai từ “khiêm hạ”, được ví như hình ảnh của nước, mềm mại, khiêm nhu, thường ở chỗ thấp, nhưng lại đem đến sự sống cho muôn loài. Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy”, cái Thiện cao thượng thì giống như nước vậy. Nước trong thuần khiết, hễ bị trộn lẫn với thứ bẩn gì thì liền nhìn thấy được ngay. Tư tưởng này nhìn từ các quan niệm triết học hiện đại khá gần gũi với chủ nghĩa khắc kỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự kiểm soát bản thân và sự cương nghị như một phẩm chất để vượt qua những cảm xúc mang tính phá hủy. Khiêm có nghĩa là phải biết kiểm soát những phương diện cá tính bản năng của con người như kiêu mạn, tự phụ, khinh mạt … Khiêm khiến cho con người bình tĩnh nhận ra bản lai diện mục của mình để sống trong một trạng thái ổn định và ôn hòa, từ đó mới có thể tĩnh tại khoan thai nhìn ra chân lý của cuộc sống. 

Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử viết: “Thượng đức nhược cốc” (Tạm dịch: Đức cao thượng giống như khe núi). Khiêm tốn, nhún nhường sẽ khiến cho đức hạnh của một người ngày càng cao, tâm lượng càng ngày càng rộng. Kinh Thánh viết rằng: Phải biết cúi mình xuống thì kẻ khác sẽ nâng anh lên” Đó cũng là biểu hiện của khiêm vậy. Hay như Phật dạy, nền tảng của lương thiện là khiêm tốn, khởi nguồn của tà ác chính là ngạo mạn. Lúa càng chín càng rũ đầu cúi thấp, nói lời khiêm tốn chính là một cảnh giới của sự tu dưỡng. Đủ thấy các nhà tư tưởng vĩ đai đều có những điểm chung trong cách nhìn nhận về bản chất của con người và vũ tru. 

Trong lịch sử có không ít giai thoại về các danh nhân khiêm tốn, nhẫn nại đã làm nên đại nghiệp. Hàn Tín (khoảng 231-196 TCN) là một công thần khai quốc thời Tây Hán, là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Quốc, ông đã phò tá Lưu Bang lập dựng cơ nghiệp 400 năm của nhà Hán. Hàn Tín thời niên thiếu gia cảnh bần hàn, nhưng ông thường mang bảo kiếm bên mình. Trong số những tên đồ tể ở quận Hoài Âm có một gã thanh niên muốn sỉ nhục Hàn Tín, y nói: "Mặc dù dáng vóc nhà ngươi cao lớn, nhưng cũng chỉ là một kẻ hèn nhát." Ngay trước mặt đám đông y sỉ nhục Hàn Tín và nói: "Nếu ngươi không sợ chết, thì hãy dùng thanh bảo kiếm kia đâm ta; Nếu ngươi không dám đâm, thì hãy chui qua háng ta." Hàn Tín nhìn chằm chằm vào đối phương hồi lâu, rồi từ từ khom lưng, chui qua háng y. Những người qua đường đều cười chế diễu Hàn Tín, cho rằng Hàn Tín là một kẻ hèn nhát. Thế nhưng đằng sau hành vi có vẻ như nhin nhục ấy lại chính là một cốt cách dũng cảm và một trí tuệ khôn ngoan. Nếu Hàn Tín là một kẻ hiếu thắng, ngạo mạn thì có lẽ gã đồ tể kia đã chết dưới lưỡi kiếm của ông. Tuy nhiên thay vì lấy mạng gã, Hàn Tín chấp nhận chịu lùi để cho cả hai cùng được sống, cùng có

nullchữ Khiêm thư pháp

Có thể nói khiêm tốn chính là đỉnh cao của sự tu dưỡng bản thân. Để có một nhân cách khiêm tốn là một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của con người trong quá trình chạm đến vẻ đẹp của CHÂN – THIỆN – MỸ. Trong xã hôi ngày nay, khi sự sùng bái cái tôi cá nhân đang lên ngôi thì việc giáo dục tính Khiêm càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Con người luôn luôn có xu hướng thỏa mãn cái tôi, ưa thích được vuốt ve và cưng nựng cái tôi của mình mà quên mất rằng chúng ta quá nhỏ bé và cô đơn giữa vũ trụ bao la, bất kì một sự thay đổi nào dù nhỏ của vũ trụ cũng có thể xóa sổ cả môt nền văn minh mà chúng ta đã mất hàng nghìn năm bồi đắp. Giữa một vũ trụ vô thường như vậy, hãy khiêm như sông sâu chảy lặng lẽ.