Tiết lộ những quan niệm của Khổng Tử về hai chữ người thầy

Quan niệm của Khổng Tử về hai chữ người thầy được thể hiện như thế nào? Người thầy tốt cần hội tụ những yếu tố gì? Các bạn hãy theo dõi bài viết sau để được giải đáp.


Khổng Tử là một nhà tư tưởng lỗi lạc, đứng đầu trường phái Nho gia, dưới dưới Xuân Thu Chiến Quốc. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau như chính trị, xã hội, con người, đạo đức… và đã để lại cho đời sau nhiều bài học quý báu. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quan niệm của Khổng Tử về hai chữ người thầy, hãy theo dõi ngay nhé.

1. Đôi nét về Khổng Tử

Khổng Tử (551 – 479 Tr.CN), tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (thuộc huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông ngày nay), sống vào thời Xuân Thu Chiến Quốc – khoảng thời gian nền phong kiến Trung Hoa có nhiều biến động sâu sắc.

null

Khổng Tử là một nhà tư tưởng nổi tiếng dưới thời Xuân Thu Chiến Quốc

Theo ghi chép của lịch sử, Khổng Tử sinh ra trong một gia đình dòng dõi quý tộc, danh giá, nguyên là người nước Tống nhưng vì điều kiện sa sút nên chuyển đến nước Lỗ.

Khổng Tử vốn được vua trọng dụng, đưa ra làm quan nhưng ông không đồng ý, ông lựa chọn trở thành thầy giáo và được nhiều học trò theo học. Khổng Tử là người sáng lập trường phái Nho gia vào cuối thời Xuân Thu, tập trung cải cách chính trị - xã hội nhưng không thành công.

Cuối đời, ông mở trường dạy học và viết sách. Khổng Tử là một người thầy có đạo đức, nhiều phẩm chất cao quý, ông luôn siêng năng học hỏi, cầu tiến, là tấm gương sáng cho tất cả học trò cùng mọi người xung quanh.

Môn đồ của Khổng Tử dành cho ông sự tôn kính bởi uy nghiêm của người thầy giáo cùng những tâm huyết, tình cảm ông dành cho học trò cũng như sự nghiệp “trồng người”. Mặc dù sở hữu vốn kiến thức uyên thâm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng Khổng Tử luôn khiêm tốn, tích cực học hỏi để mở rộng vốn hiểu biết của mình.

Khi bàn về mối quan hệ thầy – trò, Khổng Tử cho rằng thầy ra thầy, trò ra trò, người thầy có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, làm tấm gương sáng cho học trò noi theo. Ngược lại, người trò phải tôn trọng thầy, tích cực học hỏi và rèn luyện để trở thành con người có ích.

Trước hết, người học trò phải thuần thục phép tắc lễ nghĩa, sau đó đến kiến thức trong sách vở, những điều học trò tiếp thu được cần áp dụng trực tiếp vào cuộc sống thực tế, cống hiến tài năng cho gia đình, xã hội, đất nước.

2. Quan niệm của Khổng Tử về hai chữ người thầy

Khổng Tử đưa ra rất nhiều quan điểm về hai chữ “người thầy”, nổi bật với những tư tưởng sau đây:

2.1. Người thầy theo quan niệm của Khổng Tử cần hội tụ đủ tri thức và đạo đức

Quan niệm về người thầy của Khổng Tử được thể hiện rất rõ trong tư tưởng “chính danh định phận”. Theo Khổng Tử, người thầy phải có kiến thức sâu rộng và phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng là tấm gương để tất cả học trò noi theo. Người thầy cần hiểu biết nhiều lĩnh vực, trước khi hành động và phát ngôn đều phải suy nghĩ thấu đáo, hạn chế sai sót xuống mức thấp nhất.

null

Theo Khổng Tử thì người thầy cần hội tụ đầy đủ cả kiến thức và đạo đức tốt

2.2. Người thầy phải giữ vai trò truyền đạt kiến thức

Để thực hiện tốt vai trò này, người thầy cần tích cực nghiên cứu và tích lũy kiến thức trong sách vở cũng như ngoài cuộc sống thực tế. Người thầy “phải nghe nhiều rồi chọn điều hay mà theo, thấy nhiều để xét rõ cái hay, cái dở mà nhớ lấy, đó là điều quan trọng để trở thành trí giả” (Luận ngữ).

Bên cạnh đó, trong Luận ngữ, Khổng Tử có viết: “Mặc nhi chí chi, học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”, nghĩa là: “Trầm mặc suy nghĩ đạo lý để ghi nhớ trong lòng, học mà không biết chán, dạy người mà không biết mỏi”.

null

Người thầy cần có kiến thức uyên thâm để truyền đạt cho học trò

Người thầy phải nhìn thấu năng lực của học trò, từ đó cung cấp những kiến thức phù hợp nhất, giúp khả năng tư duy ngày càng tốt hơn. Trong suốt quá trình dạy học của mình, Khổng Tử sử dụng phương pháp đối thoại gợi mở, nhằm kiểm tra sự nhạy bén và vốn hiểu biết của học trò, qua đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

2.3. Người thầy cần đối xử công bằng với học trò của mình

Khổng Tử đề cao tinh thần của người học, không hề phân biệt giàu – nghèo hay thiện – ác. Nhưng ông bắt buộc học trò phải cố gắng nỗ lực không biết mệt mỏi, vì: “Kẻ nào không cố công tìm hiểu ta chẳng dạy cho, kẻ nào không bộc lộ được tư tưởng của mình, ta chẳng khai sáng cho, kẻ nào ta bày một mà không biết hai ta chẳng dạy nữa” (Luận ngữ).

null

Tất cả các học trò cần được người thầy đối xử công bằng

Người thầy vừa truyền đạt kiến thức vừa định hướng cách sống cho học trò, dạy những đạo lý đời thường, giúp người học có hiểu biết sâu rộng và trở thành một con người có ích. Khổng Tử cho rằng người thầy cần đối xử công bằng với tất cả học trò của mình nhưng đồng thời phải biết chấp nhận mỗi trò sẽ lĩnh hội kiến thức khác nhau và sự thành công trong tương lai không hề giống nhau.

Tóm lại, Khổng Tử là nhà tư tưởng nổi bật hàng đầu của lịch sử Trung Hoa, chi phối mạnh mẽ đến văn hóa phương Đông trong một thời gian dài. Những quan niệm của Khổng Tử về hai chữ người thầy vẫn còn nguyên giá trị cho đến thời hiện đại. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên thực sự thú vị và hữu ích dành cho các bạn.

xem thêm