Tiêu chuẩn đánh giá học trò của Khổng Tử

Tiêu chuẩn đánh giá học trò của Khổng Tử là gì? Theo ông, học trò giỏi không phải là người sáng dạ, hiểu biết và thuộc bài nhất, liệu điều này có chính xác hay không?


Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, người thầy giáo có kiến thức uyên thâm và được nhiều học trò theo học. Khi được hỏi về môn đồ giỏi nhất của Khổng Tử, ông đã đưa ra một câu trả lời sắc bén đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vậy tiêu chuẩn đánh giá học trò của Khổng Tử là gì? Hãy theo dõi những chia sẻ sau đây để tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng.

null

Khổng Tử có quan điểm đặc biệt về học trò giỏi

Trong vòng xoay của cuộc sống hiện đại, con người thường xuyên hờn giận và trách móc lẫn nhau, coi đây là một điều hiển nhiên. Không những thế, mọi người sẵn sàng trút giận, chì chiết và đẩy nỗi bực tức sang đối phương để mình cảm thấy thoải mái hơn.

Trên thực tế, chúng ta gặp phải những trường hợp này rất thường xuyên, đặc biệt là trong công việc. Có những người khi bị khách hàng từ chối, la mắng, hoặc bị sếp khiển trách sẽ quay sang cáu gắt đồng nghiệp, đập phá đồ đạc xung quanh, trút giận lên vợ/chồng và con cái…

Chính mình gặp điều không vui, bực tức nhưng lại tự cho bản thân cái quyền được hành hạ, làm tổn thương người khác, ảnh hưởng đến môi trường làm việc của mọi người xung quanh. Điều này vừa không thay đổi được tình hình vừa khiến hình ảnh của bản thân xấu đi trong mắt người khác, như vậy có đáng không?

Hãy nhìn lại điển tích ngày xưa để thấy tính nết như trên là rất đáng hổ thẹn. Như chúng ta đã biết, học trò của Khổng Tử có rất nhiều, trong đó nổi tiếng được cưng chiều nhất và có lối sống giống Khổng Tử đó chính là Nhan Hồi. Nhưng tiếc thay, môn đồ này đã qua đời rất sớm khi chưa tới 30 tuổi, khiến Khổng Tử tiếc thương vô hạn.

null

Nhan Hồi - học trò giỏi nhất của Khổng Tử

Theo ghi chép của lịch sử, khi Lỗ Ai Công – vua đời thứ 27 của nước Lỗ có hỏi Khổng Tử về môn đồ giỏi nhất của ông là ai? Khổng Tử đã trả lời rằng Nhan Hồi là môn đồ giỏi nhất vì người này không bao giờ cáu giận với ai, khi phạm lỗi được nhắc nhở thì sẽ không bao giờ tái phạm, đồng thời, Khổng Tử cũng vô cùng thương xót khi Nhan Hồi qua đời quá sớm.

Từ câu trả lời của Khổng Tử, chúng ta có thể thấy rằng ông dành tình cảm cho người học trò bởi tính cách hiền lành, điềm đạm, không nổi giận vô cớ với người khác, không tái phạm những lỗi lầm cũ. Với Khổng Tử, học trò giỏi không phải là người sáng dạ, hiểu biết và thuộc bài nhất. Hay nói khác đi, Khổng Tử đánh giá học trò dựa vào những điều họ vận dụng được sau khi học kiến thức trong sách vở.

Không cáu giận với mọi người xung quanh trước hết là để tự tu dưỡng bản thân, đối xử tốt và yêu thương chính mình, bởi lẽ, cảm xúc cá nhân sẽ do tự mình quyết định và tất nhiên mình là người được hưởng lợi trực tiếp từ việc kiềm chế cảm xúc ấy. Bên cạnh đó, cân bằng được cảm xúc của bản thân là chúng ta đang đối xử tốt với người khác, không trút giận vô cớ hay trách móc vô lý đối phương, khiến họ tổn thương, buồn phiền.

Trong Luận ngữ, Khổng Tử có viết: “Khi ra khỏi nhà phải giữ nghiêm trang như tiếp khách quý, khi sai khiến dân kính cẩn như thi hành tế lễ lớn; cái gì mình không muốn thì không nên thi hành với người khác”, hay “người nhân đức hễ mình muốn lập thân thì cũng giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt”. Trong cuộc sống, hãy thương mình như thương người, việc gì mình không muốn chớ đem cho đối phương.

null

Những lời dạy của Khổng Tử còn nguyên giá trị cho đến ngày nay

Con người có thể điều chỉnh được suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực sẽ vừa mang điều tốt đến cho bản thân vừa tốt cho tất cả mọi người. Những điều này đã thể hiện sự toàn vẹn của một con người, vừa có kiến thức uyên thâm vừa áp dụng thành thục vào cuộc sống thực tế, sống vì mình vì mọi người xung quanh, không ích kỷ hay tư lợi. Những lời dạy của Khổng Tử vẫn vô cùng đúng đắn cho đến ngày hôm nay.

Trong suốt sự nghiệp dạy học của mình, không phải ngẫu nhiên mà Khổng Tử tập trung vào chữ “nhân”, hướng học trò đến những đức tính tốt đẹp trước khi thấu hiểu kiến thức trong sách vở. Theo Khổng Tử, “nhân” là một đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người và là đạo làm người. Khi có được điều này, chúng ta sẽ biết yêu thương và trân trọng mọi người xung quanh, không để suy nghĩ và hành động của bản thân ảnh hưởng tới người khác.

Dánh giá của Khổng Tử rất chính xác, chúng ta nên áp dụng theo trong thời đại ngày nay. Sống ở đời, người hơn người không phải ở chỗ ai tài giỏi hơn, kiến thức uyên thâm hơn, giàu có và địa vị cao hơn, mà đơn giản là cách chúng ta áp dụng những điều đã học trong sách vở vào các hành động diễn ra hàng ngày, mang vốn hiểu biết của mình để giúp đỡ gia đình, xã hội và đất nước.

xem thêm