Vương Dương Minh và phương pháp dạy con quý giá

Vương Dương Minh đã để lại cho hậu thế tất cả kiến thức mình thu nhặt được trong một kiếp người rất hữu dụng từ xưa đến nay. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những gì nhé.


Vương Dương Minh, hay còn được biết đến như là Vương Thủ Nhân, là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa. Trong đời sống hằng ngày, tất cả công phu và tâm huyết của ông đều dồn hết cả vào việc học hành cũng như giáo dục hậu duệ.

Vương Dương Minh được biết đến như một hiền nhân trong lối sống hướng thiện cũng như đầy nhiệt huyết trong việc tạo ra những tiền đề trong triết lý nhân sinh. Ông đã để lại cho hậu thế tất cả kiến thức mình thu nhặt được trong một kiếp người. Bậc phụ huynh ngày nay không những áp dụng với con cái mà ngay cả với bản thân mình cũng sẽ đều nhận lại được không ít những thành quả đáng quý.phương pháp dạy con của dương vương minh

Trong việc giáo dưỡng con cái, Vương Dương Minh đặc biệt lưu tâm 3 yếu tố sau:

Làm người tốt quan trọng hơn làm việc tốt

Người xưa có câu: “Đạo Đức làm báu vật gia truyền thì gia tộc hưng thịnh đến 10 đời. Lấy việc học hành thì đứng thứ hai, lấy kinh sách thì đứng thứ 3. Lấy giàu sang phú quý thì không quá 3 đời”.

Thế nên lưu giữ và bảo vệ phẩm chất đạo đức thiện lương mới là nền tảng vững chắc để gia đình kế thừa và phát triển hưng thịnh. Khi Vương Dương Minh bị Lưu Cẩn ám sát, bị dân làng Long Trường công kích, khinh rẻ và bỏ mặc, đối với từng ấy hiểm nguy ông vẫn không phạm lấy một điều trái với đạo lý hay lương tâm nào, vẫn một lòng tin vào sức mạnh của tính thiện. về sau ông đã dùng ân đức mà báo oán. Ông giúp họ đến với hưng thịnh nhờ lập nhà, cất ruộng, làm nông...

Trong một bức thư viết cho con mình, ông thành tâm dạy bảo: “Phàm làm người, quan trọng chính là tâm địa”.

Làm người tốt còn quan trọng hơn bất cứ việc gì tốt trên đời, việc làm người tốt cũng giống như một tấm gương, tự khắc ta sẽ biết được người khác tốt hay không, việc lương thiện cũng giống như trên bàn tay có năm ngón, lương tâm trong sạch của ta sẽ là ngón cái, ta không bắt buộc phải có nó nhưng nếu không có nó thì việc cầm nắm hay làm bất cứ gì của ta đều sẽ khó khăn gấp bội phần . Một người mài dũa được tâm mình thành lương thiện, ắt sẽ có càng nhiều thiện duyên đến bên, càng có nhiều người trao tin tưởng. Người có trái tim trong sạch như mặt hồ sẽ không bao giờ gây thương tổn cho người khác, bởi vậy mà tự nhiên sẽ thu hút đến cát lợi.

Sống thiện lành là một loại thông minh, người thông tuệ chưa chắc đã là người thiện, nhưng người thiện ắt là người thông minh nhất.

Chuyên cần đọc sách là bước đầu tiên để tiến lên con đường cao quý

Trong những điều gia huấn của Vương Dương Minh, đầu tiên chính là chuyên tâm, cần cù đọc sách. Đọc sách chính là con đường căn bản đến với việc tiếp thu tri thức nhân loại, vậy nên cả cuộc đời ông luôn đọc sách.

Ngay từ bé, mỗi ngày ông đều đọc sách đến tận khuya, có những lần đọc đến thổ huyết. Cha của ông lo lắng sức khỏe của con mình đều mỗi ngày chăm bẵm kỹ lưỡng, nhiều hơn còn đêm đêm đến khuyên nhủ để Vương lão đi nghỉ sớm. Hiển nhiên rằng việc đọc sách cũng cần phải có quy chuẩn của nó, không thể bất cứ lúc nào cũng bị trói buộc một cách phiến diện về thời gian mà cũng cần có sự sắp xếp, cân bằng.

Ví như lão Vương có rất nhiều sách về việc điều binh khiển tướng, loại sách này thực chất liên hệ đến cuộc đời rất nhiều nhưng tất cả mà ông đọc chỉ để lại một điều ông tâm đắc nhất, đó là “Tâm bất động” trước mọi thị phi binh biến. Việc này được chứng minh rất nhiều, chỉ đơn giản thả lỏng, bình tĩnh trước mọi sự việc thì không có gì là không giải quyết được.

Tiếp theo chính là những kinh sách kinh điển.

Trên thế gian sách có thiên vạn cuốn, nếu tất cả đều đọc thì có đọc cả kiếp người cũng không hết. Tốt nhất vẫn là chắt lọc những sách kinh điển mà đọc, ngoài ra các sách khác tuy rằng cũng có muôn vạn màu sắc nhưng trên thực tế cũng đều là bám theo nội dung hay ý nghĩa của những sách kinh điển.

Người có thể nuôi dưỡng thói quen đọc sách cả đời cũng chính là đem trí tuệ của nhân loại cũng như đem thế giới này thu vào trong khối óc của mình. Một đứa trẻ thích sách chưa chắc sẽ thông minh tuyệt đối nhưng chắc chắn nó có tri thức, có tầm nhìn, có nhân cách. Người có nhân cách cũng sẽ có lòng từ bi, nhân hậu.

Tri hành hợp nhất (Dùng vốn hiểu biết áp dụng vào thực tiễn)

Cái mà được gọi là “tri hành hợp nhất” chính là nói giữa tri thức và hành động phải có tính đồng nhất, không thể tách rời, không thể nói mà không làm. Thiện lương không phải là tâm tính mà là hành động. Khi chúng ta nói về một người thiện thì hiển nhiên người đó phải là người làm việc thiện, không chỉ vin vào việc anh ta nói chuyện hay, lời nói từ miệng khó thay đổi sự việc. Chỉ nói mà không làm thì đó là giả dối, hành động của họ mới là thứ để đánh giá con người. Điều này không chỉ nói lên việc tin tưởng ai đó mà còn chỉ ra cách để thực sự trở nên lương thiện.phương pháp dạy con

Việc học cũng vậy. Nếu như không thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế thì cũng như bàn việc quân trên giấy thôi. Người học tập không ngày đêm văn ôn võ luyện liệu có nhớ các hiền nhân từng dạy gì không? Người học càng đem kiến thức mình học được vận dụng vào cuộc sống, nó không chỉ giúp họ nâng cao bản thân, giúp cuộc sống này dễ hơn mà cũng giúp thế gian này hoàn thiện hơn một cách từ từ. Trong thực tiễn, có rất nhiều sự việc chỉ khi ta hành động mới có thể biết được thực hư ra sao, chưa làm mà đã hô hào về việc đó thì cũng chỉ là một kẻ ấu trĩ.

Từ thuở thơ ấu, chúng ta cần giáo dục con trẻ có được năng lực vận động, tạo thành thói quen hành động thực tiễn mỗi ngày. Vương Dương Minh cả đời có được rất nhiều thành tựu: thơ ca, hội họa, thư pháp, binh pháp, giáo dục,... Có được điều này chính là nhờ vào thuyết “tri hành hợp nhất”. Khi gặp vấn đề, đầu tiên hãy để cho con cách tự giải quyết. Suy nghĩ đủ rồi hãy làm, chi bằng tiến về phía trước mà làm từng chút một, dũng cảm chấp nhận sai để nhận lấy kinh nghiệm cho sau này.

xem thêm