Ý nghĩa và sứ mệnh của Nho học trong lịch sử 

Nho học gần như thấm nhuần, ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông và không gì thay đổi được. Vì sao vậy? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này


Tứ Thư, Ngũ Kinh là 9 tác phẩm kinh điển của nền văn hóa Trung Hoa, là nền tảng của tư tưởng Nho Học, có địa vị giáo dục chính thống hơn 2000 năm nay ở các nước Á Đông gồm:

Tứ Thư: Đại Học,Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử .

Ngũ Kinh: Năm quyển kinh điển trong văn học trung hoa dùng làm nền tảng nho giáo do Khổng Tử soạn và hiệu đính.

Vị trí của những tài liệu này gần như thấm nhuần và ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông không gì thay đổi được. Vì sao vậy? Chân lý của nó đằng sau trong chữ “Nho” (儒) này.

Đôi nét về Nho học

Chữ Nho (儒) bao gồm chữ Nhân (人) nghĩa là Người, và chữ Nhu (需) nghĩa là Cần, ghép lại với nhau. Ý nghĩa đơn giản nhất của Nho gia là dạy cho chúng ta cách làm người, giống như môn Giáo Dục Công Dân và Đạo Đức vậy.

Ở Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc, Chúng ta đều biết rằng nhà Nho, Thầy Đồ chính là những Nhà Giáo trợ giúp cho nhà vua Truyền Hóa công tác Giáo Dục,Dạy Dỗ cho nhân dân sống như thể nào để "hợp với Đạo Trời, hợp với Lòng Người."

Chữ “Giáo”(教) là giáo huấn dạy dỗ,điều cơ bản này vốn dĩ đã được hình thành từ thời xa xưa. Các em bé được dạy phải biết “Kính Trên Nhường Dưới”, hiếu thảo với gia đình,thuận hòa với bà con hàng xóm láng giềng,vì trong chữ Giáo vốn dĩ từ đầu đã bắt nguồn từ chữ “Hiếu” (孝).

Ví dụ: Các thanh niên trung quốc ngày xưa luôn lấy nhân lễ nghĩa trí tín trong nho học làm đầu, các người đàn ông đứng đầu gia đình luôn lấy tiêu chí tề gia trị quốc bình thiên hạ để làm mục tiêu sống và dạy dỗ gia đình, các tướng lĩnh thì lấy quân xử thần tử thần bất tử bất trung làm tiêu chí phò vua, các phụ nữ thì lấy tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử làm mục tiêu sống của đời mình.

Vậy chúng ta có thể hiểu “Nho Giáo”  là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội, làm cho cá nhân mỗi con người có một cách sống tốt đẹp hơn,hoàn thiện hơn qua từng thời kì.đạo học vương dương minh

Cội nguồn của Nho học

Nho giáo bắt nguồn từ thời xa xưa ở nước Trung Hoa. Lúc đó, vua Phục Hy, là một tiên vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi hư vô. Ngài nhìn thấy Long Mã có họa tiết trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sông Hoàng Hà, mà biết được rõ Âm Dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, định nghĩa sự biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là khởi nguồn của văn tự  về sau này.

Vua Phục Hy lại còn dạy dân nuôi gia súc để sai khiến, làm lưới để đánh bắt cá, nuôi tằm lấy tơ làm quần áo, chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân lễ nghĩa, phép cưới vợ gả chồng (dùng một đôi da thú làm lễ, vì ở thời kỳ ngư lạp, da thú là thứ quý giá), từ đó mới có danh từ gia tộc. Sau, đến đời vua Hoàng Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế),  mới chế ra áo mũ, và sai Ông Thương Hiệt chế ra chữ viết bấy giờ.

Bản thân các hoàng đế xa xưa là người tu Đạo hoặc đã đắc Đạo. Các Hoàng đế dùng Đạo cai quản vương quốc,  lấy Đạo Trời làm gốc, dạy người đời thuận theo lẽ Trời, còn sống sai với lẽ với Trời thì phải chết, tức là nội quy Đạo đức cơ bản mà con người cần phải có như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; trong đó lấy Nhân làm chính để truyền thụ các đạo đức còn lại. có thể nói Nho giáo đã giúp nước Trung Hoa thời xa xưa được hòa bình, dân chúng trên dưới thuận hòa, tạo ra một nền luân lý có căn bản vững chắc,quốc thái dân an.

Vào cuối thời nhà Châu, năm 551 trước Tây lịch, Khổng Tử  ra đời. Khổng Tử thay đổi và quy định kinh sách, phục hưng Nho giáo, tạo thành một hệ thống giáo thuyết chặt chẽ, có thể đứng ngang hàng với Lão giáo và Phật giáo. Khổng Tử được xem là người Khai Sáng Nho giáo

Nho giáo phân chia những người trong xã hội làm 2 loại: Quân tử và Tiểu nhân.

Quân tử là người tài cao đức trọng, nhân phẩm cao quý, chăm lo thay đổi bản thân, dẫu nghèo khó cũng không làm điều trái đạo.                                             

Tiểu nhân thì ngược lại, kẻ tiểu nhân có khí chất hèn hạ, mưu cầu tham lam lợi ích riêng, ngoài miệng nhân nghĩa nhưng trong lòng tính chuyện bất nhân bất nghĩa, dù giàu có nhưng vẫn toan tính đê hèn.

Người Quân tử làm việc gì cũng trong sạch thuận theo ý trời, cho nên tâm tính quang minh, thích làm việc trượng nghĩa, càng ngày càng cao thượng; kẻ Tiểu nhân bao giờ cũng theo dục vọng cá nhân, chí khí thấp kém, nên luôn luôn bị dục vọng khiến sai, chỉ biết cái lợi riêng cho mình, càng ngày càng thêm hèn hạ.

Quân tử thì trung dũng vì hiểu được cái thấp cái cao, Tiểu nhân thì lừa thầy phản bạn vì chỉ biết tư lợi cá nhân. Quân tử  chỉ biết tự thân cố gắng, nên cái đức càng ngày càng sáng thêm; Tiểu nhân thì chờ đợi ở người khác, nên cái lòng dục vọng càng lúc càng to lớn thêm ra. Học làm Quân tử thì phải sống đúng đạo lý, thành thật, không bao giờ lừa dối,phản bội mọi người.

Bởi vậy có thể nói: văn hóa Nho gia thực chất là văn hóa Đạo gia truyền lại. Vì nhà Nho luôn phụ trách mảng giáo dục nên họ cũng tự giác làm công tác chỉnh lý tài liệu văn hóa giáo dục.cội nguồn của nho giáo

Sứ mệnh và ý nghĩa của Nho học trong lịch sử

Mọi người nói Khổng Tử không tín Thần (Thiên Đạo)?

Nho giáo gọi Ngọc Hoàng Đại Đế là Thiên,có nghĩa là Ông Trời.

Chúng ta phải hiểu một điều rằng, quan niệm của Khổng Tử về Ngọc Hoàng Đại Đê hay Ông Trời không giống như quan niệm của mọi người. Mọi người thường suy nghĩ tưởng tượng là Ngọc Hoàng Đại Đế hay Ông Trời là một Đấng tối cao có hình dáng, có tình cảm, có suy nghĩ, có dục vọng như người ta. Ngọc Hoàng Đại Đế hay Ông Trời chỉ là cái Lý vô hình, rất linh diệu, rất to lớn, mà khi mọi thứ có biến động ra thế nào thì dẫu làm sao cũng không bao giờ cưỡng lại được” Ông Trời là vua của Trời Đất Vũ Trụ Càn Khôn, cai quản vạn vật chúng sinh trong đó có loài người. Ông Trời rất lớn, soi xuống rất rõ ràng, xem xét 4 phương để tìm nỗi thống khổ của dân mà cứu giúp.

Trong Nho giáo, Ông Trời chính là Thái Cực, là Đấng Tạo Hóa tối cao duy nhất, hóa sinh vạn vật. Ông Trời là tổ của muôn vật, muôn vật không có Ông Trời không sinh ra được. Nếu chỉ có khí Âm thì không sinh, chỉ có khí Dương cũng không sinh. Âm Dương cùng với Trời Đất hợp lại, thì mới có thể sinh sôi vạn vật.

Nho giáo quan niệm Đức Vua (Nhân quân) là người thay mặt cho Ông Trời mà cai quản dân chúng và mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng, nên vua còn được gọi là Thiên Tử (con của Trời).

Khổng Tử  căn cứ dựa vào luân thường đạo lý biến hóa của đất trời, cùng với việc đem những tư tưởng và hành vi lối sống của bậc Thánh nhân đời trước mà lập thành Đạo để dạy muôn dân. Ở trong cái Đạo mà Khổng Tử dạy, muôn vật đều hóa dục mà không được làm hại lẫn nhau, các Đạo đều được đồng hành mà không trái nhau. Đức nhỏ phước phần đầy đủ, Đức lớn thì phước đức nhiều không sao đong đếm được. Có một câu nói của Khổng Tử rất đúng: “Công kích Đạo khác chỉ hại mình mà thôi”.

Đạo của Khổng Tử là theo lẽ thường tình, việc tốt đẹp thì làm, việc trái Đạo đức thì bỏ, cốt yếu giữ vững cái Tâm cho sáng suốt, đừng để dục vọng làm cho mê muội. Đạo của Khổng Tử không lấy việc tôn thờ Quỷ Thần mà đặt ra điều mê tín, không lấy sự sống chết mà dao động lòng người. Ngài chỉ muốn dựa vào cái cốt Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Kính làm rèn luyện lòng người.

Trên thực tế, không nói không có nghĩa là không tín,Khổng Tử coi trọng thờ tế tổ tiên, đối với các vị tiên vương, ông hiểu rất rõ và vô cùng sung bái kính trọng. Nhưng ông biết rõ, nếu Đạo đức không còn, thì sẽ không phân biệt được sự khác biệt giữa đúng sai phải trái, nên rất dễ lầm đường lạc lối. Nho học lúc ấy chính là thứ cứu rỗi được cho những người lầm đường lạc lối.

Lịch sử trao cho đặc điểm nổi bật của Nho gia là Nhân, biểu hiện là Nhẫn coi trọng ở việc nuôi dưỡng,dạy dỗ con người lâu dài,chúng ta phải học cách làm người trước cái đã.

Tóm lại, Đạo của Khổng Tử  dạy rất kỹ về làm người, vì vậy, lấy Nho gia làm khởi điểm, thực hiện tốt rồi thì tự khắc sẽ có thể đến gần được Thiên đạo (Thần), bước lên con đường tu luyện sau này.