Nguồn gốc của Âm Dương Ngũ Hành
Trung Quốc thời cổ đại, m Dương Ngũ Hành là một khái niệm triết học. Dùng khái niệm này có thể khái quát được tất cả mọi thứ về trời đất tự nhiên và xã hội con người.
Học thuyết về Âm Dương Ngũ Hành
Trong “Dịch Kinh” có câu: “Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi”. Lưỡng Nghi ở đây chính là Âm Dương. Ban đầu, Âm Dương chỉ dùng để chỉ hướng có ánh sáng mặt trời hay không, hướng về phía mặt trời là Dương, hướng ngược với mặt trời là Âm. Nhưng sau đó, cùng với sự nâng cao nhận thức của con người, Âm Dương trở thành một khái niệm triết học dùng để giải thích hai lực lượng cân bằng động, mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau trong tự nhiên và xã hội loài người. Ví dụ, mặt trời mặt trăng, ngày đêm, sáng tối, động tĩnh, trong ngoài, lạnh nóng, đực cái, nam nữ, cương nhu, V.v. Vậy nên trong “Dịch Truyện” có nói “một Âm một Dương gọi là Đạo”. Đạo ở đây chính là quy luật cơ bản của sự phát triển biến hóa trong tự nhiên trời đất.
Cũng chính vì Âm Dương bao hàm hai mặt đối lập nhưng thống nhất của muôn nghìn sự vật, do đó có thể nói ngược lại rằng: bất kỳ sự vật nào trên thế gian này đều có thể chia thành Âm, Dương; điều này cho thấy Âm Dương xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực. Hơn nữa, Âm Dương không phải là bất biến mà có thể hoán chuyển song song với sự thay đổi của điều kiện bên ngoài, vì vậy mà trong “Lão Tử” có câu: “Vạn vật cũng Âm và ôm Dương.”
Nếu nghiên cứu sâu hơn sẽ thấy muôn vật trong trời đất đều hàm chứa cả Âm lẫn Dương. “Hoàng Đế Nội Kinh” viết: “Từ hừng sáng đến giữa trưa là Dương của trời, Dương trong Dương; từ giữa trưa đến chập tối là Dương của trời, Dương trong Âm; từ chập tối đến nửa đêm là Âm của trời, Âm trong Âm; từ nửa đêm đến gà gáy là Âm của trời, Âm trong Dương.” Lại nói: “Dương ở bên ngoài, điều khiển Âm; Âm ở bên trong, phục tùng Dương.”
Lúc đầu, Âm Dương chỉ là một khái niệm duy vật đơn sơ mộc mạc. Nhưng đến cuối thời Chiến Quốc, các nhà Âm Dương, mà tiêu biểu là Trâu Diễn, đã đưa ra nhận định: “Tìm hiểu Âm Dương sâu hơn sẽ thấy những sự biến đổi kỳ quái” nên đã làm cho khái niệm Âm Dương mang màu sắc thần bí.
Tương tự, lúc đầu Ngũ Hành cũng chỉ là một khái niệm duy vật đơn sơ giản dị. Trong “Thượng Thư - Hồng Phạm” có chép: “Ngũ Hành gồm Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Thủy là Nhuận Hạ, Hỏa là Viêm Thượng, Mộc là Khúc Trực, Kim là Tùng Cách, Thổ là Giá Sắc. Nhuận Hạ có vị mặn, Viêm Thượng có vị đắng, Khúc Trực có vị chua, Tùng Cách có vị cay, Giá Sắc có vị ngọt”. Người xưa cho rằng, vạn vật trong trời đất đều được tạo thành từ năm loại vật chất cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; và sự vận động biến hóa của năm loại vật chất này tạo nên thế giới muôn màu.
Ngoài quan điểm trên, người xưa còn tổng kết và tìm ra nguyên lý “Ngũ Hành tương sinh tương khắc”, “Tương sinh” tức là loại vật chất này có tác dụng thúc đẩy loại vật chất khác sinh sôi phát triển, như Mộc có thể sinh Hỏa; còn “tương thắng” hay “tương khắc” tức là loại vật chất này có tác dụng khắc chế, kìm hãm loại vật chất khác, như Thủy có thể khắc Hỏa. Do Ngũ Hành tồn tại rộng khắp trong tự nhiên, có tác dụng tương sinh tương khắc, nên vạn vật trong trời đất mới đạt được sự cân bằng. Nếu chỉ có sinh mà không khắc, hoặc chỉ có khắc mà không sinh thì sẽ không thể duy trì được trạng thái cân bằng đó.
Tương sinh, Tương khắc
Quy luật Ngũ Hành tương sinh tương khắc được người xưa giải thích như sau:
Tương sinh Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Tương khắc Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Hình vẽ vòng sinh khắc bên cạnh thể hiện mối quan hệ Ngũ Hành tương sinh tương khắc của Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Quy luật của nó là: “Thuận theo thứ tự (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy) là tương sinh, gián cách một hành (Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa, Kim) là tương khắc.”
Tại sao thuận theo thứ tự lại là tương sinh? Trong “Mệnh Lý Thám Nguyên” có giải thích: “Mộc sinh Hỏa vì bản tính Mộc ôn hòa, ấm áp nên có Hỏa ẩn chứa trong đó, khoan cây thì sinh lửa, vậy nên Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ vì lửa nóng có thể đốt cháy cây cối, cây cháy tạo thành tro, tro là đất, vậy nên Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim vì Kim nằm trong đá núi, do điều kiện ẩm ướt tạo ra, gom đất lại sẽ thành núi, đất nhất định sinh ra đá, vậy nên Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy vì khí Thiếu Âm ấm áp, ẩm ướt, kim loại ăn mòn thành nước, vậy nên Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc vì nước tưới ướt đất nên cây có thể mọc, vậy nên Thủy sinh Mộc.”
Tại sao gián cách một hành là tương khắc? Trong “Bạch Hổ Thông Nghĩa” có giải thích: “Sở dĩ Ngũ Hành tương hại (tương khắc) là do bản tính của trời đất; số nhiều thắng số ít, do đó Thủy thắng (khắc) Hỏa; tinh thắng kiên, do đó Hỏa thắng Kim; cương thắng nhu, do đó Kim thắng Mộc; chuyến thắng tán, do đó Mộc thắng Thổ; thực thăng hư, do đó Thổ thắng Thủy.”
Về sau, cùng với sự xuất hiện của các nhà tư tưởng thuộc chủ nghĩa duy tâm và những nhà tướng số, Ngũ Hành cũng bị khoác lên mình tấm áo thần bí giống như Âm Dương.
Sự phối hợp giữa Thiên Can, Địa Chi và Âm Dương Ngũ Hành
Các nhà tướng số cho rằng sự phát triển, biến hóa của vạn vật trong trời đất có mối liên hệ mật thiết với sự biến hóa tương sinh tương khắc của Âm Dương Ngũ Hành, vì “cơ thể con người là một trời đất thu nhỏ”. Do đó, thông qua việc suy đoán sự biến hóa của Âm Dương Ngũ Hành hàm chứa trong Thiên Can Địa Chi của năm tháng ngày giờ sinh thì có thể đoán biết được cát hung họa phúc của cả cuộc đời con người.
Trong “Luận Hành - Sơ Bẩm”, Vương Sung có nói về vấn đề này như sau: “Con người lúc sinh ra nếu số mệnh phú quý đã định sẵn trong khí chất tự nhiên, thì lớn lên mệnh phú quý sẽ hiệu nghiệm”, “Số mệnh là cái bẩm sinh sẵn có. Con người được trời ban cho tính và mệnh. Cả tính lẫn mệnh đều là bẩm sinh, cùng lúc được sinh ra và cùng tồn tại, chứ không phải tính có trước rồi sau đó mới có mệnh”. Tiếp đó, ông đưa ra ví dụ: “Văn Vương đã thụ mệnh từ lúc còn trong bụng mẹ” và cho rằng sự sang hèn, giàu nghèo của một người sớm đã được quyết định từ lúc cha mẹ giao hợp, sau này lớn lên làm thế nào cũng không thay đổi được. Nhưng đây là cách suy đoán thời gian thụ thai trong điều kiện bình thường, còn những trường hợp sinh sớm, sinh muộn thì không thể suy đoán được.
Trong lời tựa “Cổ Kim Danh Nhân Mệnh Giám”, Đông Hải Lạc Ngô, nhà nghiên cứu tướng số của những năm 30 thời kỳ Dân Quốc, có viết: “Cái bẩm sinh của con người không giống nhau, nguyên nhân là do đâu? Đó là do sự hấp thu ánh sáng mặt trời cùng lực hút giữa trái đất và các vì sao, vào những thời điểm khác biệt. Khí mùa xuân thì ấm áp, khí mùa thu thì tiêu điều, khí mùa hè thì nóng nực, khí mùa đông thì lạnh lẽo, những điều này rất dễ nhận thấy”. Vì vậy, khi con người lọt lòng mẹ”, nếu “thu lấy khí dày, tinh lực đầy đủ thì sống thọ; thu lấy khí mạnh, cơ thể cường tráng thì sang. Ngược lại thì không thọ, hoặc gặp trở ngại, nghèo khó, chết yểu...” Rõ ràng, tác giả cho rằng, chỉ có phương pháp “Tứ trụ” của Từ Tử Bình dựa vào năm tháng ngày giờ sinh để suy đoán mới hợp lý và có thể áp dụng.
Vậy, Thiên can Địa Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh, liên kết phối hợp với Âm Dương Ngũ Hành như thế nào?
Trước tiên ta xét về Âm Dương. Sự phối hợp giữa Can Chi và Âm Dương tương đối đơn giản, không phức tạp như sự phối hợp biến đổi giữa Can Chi và Ngũ Hành. Cụ thể, nếu dựa vào nguyên tắc Dương là số lẻ, Âm là số chẵn thì trong thứ tự 10 Thiên Can và 12 Địa Chi, Can Chi ở vị trí số lẻ thuộc về Dương, còn ở vị trí số chẵn thuộc về Âm. Điều này được thể hiện trong bảng sau:
Thiên Can:
Dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
Âm: Ất, Đinh, Kỳ, Tân, Quý
Địa Chỉ:
Dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi
Xét về Ngũ Hành, trong 10 Thiên Can, Ngũ Hành phân chia như sau: Giáp, Ất thuộc Mộc; Bính, Đinh thuộc Hỏa; Mậu, Kỷ thuộc Thổ; Canh, Tân thuộc Kim; Nhâm, Quý thuộc Thủy. Trong 12 Địa Chi, Ngũ Hành phân chia: Dần, Mão, Thìn thuộc Mộc; Tỵ, Ngọ, Mùi thuộc Hỏa, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ; Thân, Dậu, Tuất thuộc Kim; Hợi, Tý, Sửu thuộc Thủy. Bảng liệt kê sau đây sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn.
Ngũ Hành của Thiên Can mạnh hơn Ngũ Hành của Địa Chi và Âm Dương của Can Chi cũng có sự khác nhau, do đó, có những cái cùng thuộc Mộc nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ: Giáp, Ất trong Thiên Can và Dần, Mão trong Địa Chi đều thuộc Mộc nhưng không giống nhau, ngay cả xét trong cùng hệ Thiên Can thì Giáp, Ất đều thuộc Mộc nhưng hai Mộc này cũng không giống nhau, Giáp là Dương Mộc, thuộc về cây gỗ cứng dùng để cất nhà, còn Ất là Âm Mộc, thuộc về các loại cây cho hoa quả. Đối với sự khác nhau về Âm, Dương của Ngũ Hành trong Thiên Can, người xưa giải thích như sau:
Mộc của Giáp Mộc của Ất Hỏa của Bính Hỏa của Đinh Thổ của Mậu Thổ của Kỷ Kim của Canh Kim của Tân Thủy của Nhâm Thủy của Quý cây lấy gỗ cất nhà cây cho hoa quả lửa mặt trời lửa đèn nến đất tường thành đất ruộng vườn kim loại dùng làm binh khí kim loại dùng làm trang sức nước của sông biển nước mưa, nước sương
Nhưng đến đời Thanh, nhà mệnh lý Nhậm Thiết Tiều đã phê phán những sai lầm của cách giải thích trên. Ông nói: “Giáp, Ất thuộc Mộc; Bính, Đinh thuộc Hỏa; Mậu, Kỷ thuộc Thổ; Canh, Tân thuộc Kim; Nhâm, Quý thuộc Thủy. Phân biệt như thế chẳng qua cũng chỉ là sự phân biệt Dương cương, Âm nhu mà thôi. Vì thế, dùng chúng để suy đoán số mệnh là một sai lầm lớn.”
Xét về Địa Chi, tuy Dần, Mão, Thìn đều thuộc Mộc, nhưng Dần là cây mới sinh, Mão là cây đang xanh tốt, Thìn là cây già cỗi, suy tàn. Giống như vậy, nếu nói về Hỏa thì Tỵ là lửa mới nhóm, Ngọ là lửa đang bùng cháy, Mùi là lửa sắp tàn rụi; nói về Kim thì Thân là kim mới hình thành, Dậu là kim đã cực thịnh, Tuất là kim sắp cạn kiệt; nói về Thủy thì Hợi là nước đầu nguồn, Tý là nước đang cuồn cuộn, Sửu là nước sắp cạn kiệt. Còn Tứ quý Thìn, Tuất, Sửu, Mùi không những thuộc Thổ, mà còn là Tứ Khố (bốn cái kho). Trong đó: “Sửu là Kim Khố, sinh Hợi Tý mà khắc Dần Mão; Thìn là Thủy Khố, sinh Dần Mão mà khắc Tỵ Ngọ, Mùi là Mộc Khố, sinh Tỵ Ngọ mà bị Kim khắc; Tuất là Hỏa Khố, khắc Thân Kim mà bị Thủy chế ngự” (“Tam Mệnh Thông Hội”, quyển 5). Chính vì vậy mà Thìn, Tuất, Sửu, Mùi còn gọi là tạp khí. Câu nói: “Ký vượng ư Tứ quý” là muốn nói Thổ gởi vượng vào tháng cuối cùng của bốn mùa xuân, hạ, thu, động trong năm (nghĩa là tháng 3 của mùa xuân, tháng 6 của mùa hạ, tháng 9 của mùa thu và tháng Chạp của mùa đông).
Điểm tương đối phức tạp là Ngũ Hành của Địa Chi không giống như Ngũ Hành của Thiên Can (như Giáp Mộc chỉ đơn thuần là Giáp Mộc, Bính Hỏa chỉ đơn thuần là Bính Hỏa), mà ở mức độ nhất định, trong một Địa Chi ngoài khí Ngũ Hành gốc ra còn hàm chứa bên trong nó một hoặc vài thành phần Ngũ Hành khác. Ví dụ như, bên trong Địa Chi Dần, ngoài khí gốc là Giáp Mộc, còn có tính Hỏa và Mậu Thổ. Cái gọi là “khí gốc” chính là một Thiên Can ẩn chứa trong mỗi Địa Chi, tiêu biểu cho tính chất của Địa Chỉ đó. Cụ thể: khí gốc của Dần là Giáp Mộc, của Mão là Ất Mộc, của Thìn là Mậu Thổ, của Tỵ là Bính Hỏa, của Ngọ là Đinh Hỏa, của Mùi là Kỷ Thổ, của Thân là Canh Kim, của Dậu là Tân Kim, của Tuất là Mậu Thổ, của Hợi là Nhâm Thủy, của Tý là Quý Thủy, của Sửu là Kỷ Thổ. Người xưa có bài ca nói về khí gốc và các Thiên Can khác ẩn chứa bên trong mỗi Địa Chi như sau:
Cung Tý có Quý Thủy; cung Sau có Quý, Tân Kim cùng Kỷ Thổ. Cung Dần có Giáp Mộc cùng Bính, Mậu; cung Mão chỉ riêng mình Ất Mộc. Thìn chứa cả ba Ất, Mậu, Quý; trong Tỵ có Canh Kim cùng Bính, Mậu. Cung Ngọ có Đinh Hỏa lại thêm Kỷ Thố; cung Mùi có Ất, Kỷ với Đinh. Cung Thân với Canh Kim, Nhâm Thủy, Mậu; cung Dậu lại riêng chỉ có chữ Tân. Cung Tuất gồm Tân Kim, Đinh, Mậu; cung Hợi thì bao hàm Nhâm, Giáp.
Ngoài sự phối hợp chính thức giữa Thiên Can Địa Chi với Ngũ Hành như đã nêu, còn có sự kết hợp giữa Lục thập Giáp Tý và Ngũ Âm thập nhị luật, trong đó mỗi luật đều có chứa Ngũ Âm, cộng lại là 60 “Ngũ Hành Nạp Âm”. Có một bài ca như sau:
Giáp Tý Ất Sửu là Hải Trung Kim (kim loại dưới biển), Bính Dần Đinh Mão là Lộ Trung Hỏa (lửa trong lò)
Mậu Thìn Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc (cây trong rừng già), Canh Ngọ Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ (đất bên đường) Nhâm Thân Quý Dậu là Kiếm Phong Kim (kim loại đầu mũi kiếm), Giáp Tuất Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa (lửa trên đỉnh núi) Bính Tý Đinh Sửu là Giản Hạ Thủy (nước dưới khe), Mậu Dần Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ (đất trên đầu tường thành) Canh Thìn Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (kim loại làm chân nến), Nhâm Ngọ Quý Mùi là Dương Liễu Mộc (gỗ cây dương liễu) Giáp Thân Ất Dậu là Tuyền Trung Thủy (nước dưới suối), Bính Tuất Đinh Hợi là Ốc Thaượng Thổ (đất trên mái nhà) Mậu Tý Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét), Canh Dần Tân Mão là Tùng Bách Mộc (gỗ tùng, bách) Nhâm Thìn Quý Tỵ là Trường Lưu Thủy (nước chay dài), Giáp Ngọ At Mùi là Sa Trung Kim (kim loại trong cát)
Bính Thân Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới chân núi), Mậu Tuất Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng) Canh Tý Tân Sửu là Bích Thượng Thổ (đất trên tường), Nhâm Dần Quý Mão là Kim Bạc Kim (kim loại dát mỏng)
Giáp Thìn At Tỵ là Phúc Đăng Hỏa (lửa phúc đăng), Bính Ngọ Đinh Mùi là Thiên Hà Thủy (nước sông Ngân)
Mậu Thân Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ (đất rộng lớn), Canh Tuất Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim (kim loại làm thoa xuyến) Nhâm Tý Quý Sửu là Tang Đố Mộc (gỗ cây dâu, Giáp Dần Ất Mão là Đại Khê Thủy (nước trong suối lớn) Bính Thìn Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ (đất trong cát), Mậu Ngọ Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) Canh Thân Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây lựu), Nhâm Tuất Quý Hợi là Đại Hải Thủy (nước biển khơi)
“Tam Mệnh Thông Hội” phân tích khá chi tiết về những điều hợp kỵ của “Ngũ Hành Nạp Âm”. Ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Ngũ Hành kỳ diệu và phức tạp hơn nhiều so với Âm Dương. Thế nhưng, các thầy tướng số trước đây chỉ nghiên cứu về vấn đề này một cách sơ lược.
Xét về mối quan hệ giữa Ngũ Hành chính và Ngũ Hành Nạp Âm thì Từ Tử Bình chỉ sử dụng Ngũ Hành chính; sau đó, do việc suy đoán bằng Ngũ Hành chính thường xuất hiện những chỗ không trùng khớp với thực tế nên phải dùng Ngũ Hành Nạp Âm để bổ sung. Đúng như trong “Mệnh Lý Thám Nguyên” có nói: “Khi xem xét sự mạnh yếu của nhật nguyên (tức Thiên Can ngày sinh), sự được mất của Dụng thần, chủ yếu đều dựa vào Ngũ Hành chính. Nhưng nếu muốn bổ sung xem xét đầy đủ thì cần xem thêm Nạp Âm của năm, tháng, ngày, giờ.”
Ngũ Hành và Tứ thời Ngũ phương
Ngũ Hành là quan niệm quan trọng nhất của thuật tướng số Trung Quốc, nhưng khi xem vận mệnh, chúng ta không thể chỉ xem xét Ngũ Hành một cách độc lập, mà cần phải kết hợp chặt chẽ với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và năm hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung tâm để xem xét một cách toàn diện nhằm hiểu sâu, hiểu rõ.
Sở dĩ như vậy là vì mỗi Ngũ Hành đều có mùa hưng thịnh và hướng chủ của mình.
Thổ hưng thịnh trong “Tứ quý” của bốn mùa, “Tứ quý” ở đây không phải là bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà là tháng cuối cùng của mỗi mùa. Câu nói “Thổ hưng thịnh ở Tứ quý”, hoặc “Thổ gởi hưng thịnh vào Tứ quý” nghĩa là Thổ hưng thịnh vào 18 ngày trước “Tứ lập” là Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu và Lập Đông. Như vậy, mùa xuân thuộc Mộc có 72 ngày, mùa hạ thuộc Hỏa có 72 ngày, Tứ quý thuộc Thổ có 72 ngày, mùa thu thuộc Kim có 72 ngày và mùa đông thuộc Thủy có 72 ngày, cộng lại một năm có 360 ngày.
Những điều hợp kỵ của Mộc trong bốn mùa.
- Mộc của tháng mùa xuân, cái lạnh vẫn còn sót lại, được lửa sưởi ấm, được nước tưới mát, nên mang vẻ đẹp thư thái. Nhưng nếu như nước nhiều thì cây ẩm ướt, nước ít thì cây khô héo, Thủy Hỏa hài hòa là tốt nhất. Nếu Thổ nhiều thì Mộc sẽ hao tổn sức lực, nếu Thổ mỏng thì tiền tài dồi dào. Nếu gặp Kim nhiều thì gặp Hỏa vẫn không tổn thương, nếu Mộc mạnh có gặp Kim cũng vẫn phát triển.
- Mộc của tháng mùa hạ, cành lá khô héo, cần nước làm cho ẩm ướt, kỵ lửa nóng, làm cháy cây. Hợp với Thổ mỏng; Thổ dày sẽ thành tai họa. Nếu Kim nhiều cũng là điều xấu, nhiều thì sẽ bị khắc chế. Cây cối mọc nhiều sẽ tạo thành rừng, hoa ra tầng tầng lớp lớp nhưng không kết quả.
- Mộc của tháng mùa thu, hình dạng dần úa tàn. Đầu mùa thu khí nóng của Hỏa vẫn còn, đất cần nước để cây tiếp tục sống, giữa thu quả đã chín, cần dao (Kim) để cắt tỉa, sau Sương Giáng thì không cần nhiều nước, nước nhiều cây sẽ bị trôi, trước Hàn Lộ lại cần được lửa sưởi ấm, lửa nóng sẽ giúp cây rắn chắc. Cây cối nhiều thì sẽ cho nhiều gỗ, nhưng đất dày thì không có khả năng tự lập.
- Mộc của tháng mùa đông vẫn còn co quắp, ẩn náu trong đất. Cần đất nhiều để nuôi dưỡng, sợ Thủy mạnh sẽ mất đi hình dạng. Kim dù nhiều, bị khắc chế nên không gây hại, gặp Hỏa nhiều sẽ được ấm áp. Khi quay về mệnh số, bệnh của cây làm sao có thể được phụ tro?
Những điều hợp kỵ của Hỏa trong bốn mùa
- 1.Hỏa của tháng mùa xuân cũng hưng thịnh, nếu được Mộc giúp sức sinh ra thì cũng không nên quá mức, nếu không sẽ làm Hỏa quá mạnh gây nóng bức, cần có nước vừa đủ, nhưng nếu nước nhiều thì lửa sẽ bị tắt. Thổ nhiều thì tối tăm, lửa mạnh thì hạn hán. Gặp Kim bộc lộ được tài năng, có hy vọng giàu có.
- Hỏa của tháng mùa hạ, thế lực đang mạnh, gặp Thủy chế ngự, tránh được họa tự cháy; gặp Mộc trợ giúp sẽ tạo thành mối lo lớn. Gặp Kim thì phát huy công lực, được Thổ thì cả hai đều tốt. Tuy Kim Thổ đều tốt đẹp, có lợi, nhưng không có Thủy thì Kim Thổ cũng khô khan, nếu Hỏa quá mạnh ắt sẽ nguy hiểm.
- Hỏa của tháng mùa thu, tính và thể đều yếu ớt, nếu gặp Mộc hỗ trợ thì bùng cháy trở lại, nếu bị Thủy khắc thì khó tránh khỏi bị dập tắt. Nếu Thổ nhiều sẽ che hết ánh sáng, Kim nhiều sẽ đoạt hết thế lực, Hỏa gặp Hỏa thì càng thêm mạnh mẽ, rực rỡ, dù xuất hiện nhiều nhưng vẫn có lợi.
- Hỏa của tháng mùa đông, đang thế tàn lụi, gặp Mộc thì được cứu, bị Thủy khắc thì tai họa, gặp Thể chế ngự sẽ rạng rỡ, gặp Hỏa càng có lợi. Gặp Kim thì khó phát tài, không có Kim thì không gặp trắc trở.
Những điều hợp kỵ của Thổ trong bốn mùa
- Thổ của tháng mùa xuân, thế cô độc, cần Hỏa giúp sức, kỵ Mộc khắc chế, kỵ Thủy dâng cao. Được Kim khắc Mộc thì mạnh, nhưng Kim nhiều sẽ lấy đi khí của Thổ.
- Thổ của tháng mùa hạ, tính khô nóng, cần nhiều nước tưới mát, gặp phải lửa mạnh thì hạn hán. Mộc trợ giúp sẽ làm Hỏa thêm mạnh mẽ, Hỏa sinh Thổ còn Mộc khắc Thổ, vì vậy cả hai đều không dùng được, Kim sinh Thủy lan tràn nên tài lộc có dư.
- Thổ của tháng mùa thu, con mạnh mẹ yếu. Kim nhiều sẽ lấy đi khí của Thổ, Mộc thịnh sẽ khắc chế Thổ, Hỏa mạnh không sợ, Thủy tràn lan sẽ không tốt lành, nếu gặp Thổ sẽ được tiếp thêm sức.
- Thổ của tháng mùa đông, bên ngoài lạnh mà bên trong ấm áp, Thủy hưng thịnh thì tiền tài nhiều, Kim nhiều thì phú quý, Hỏa thịnh thì vinh hiển, Mộc nhiều sẽ không phạm lỗi. Được Thổ trợ giúp là tốt nhất, khi đó cơ thể sẽ được khỏe mạnh, sống lâu.
Những điều hợp kỵ của Kim trong bốn mùa
- Kim của tháng mùa xuân, khí lạnh còn chưa hết, khí Hỏa làm cho tươi tốt, hình thể yếu ớt, khí chất mềm mại, được Thổ trợ giúp thì rất tốt, Thủy thịnh thì Kim lạnh lẽo, Mộc thịnh thì Kim gặp trắc trở, được Kim giúp đỡ là tốt nhất.
- Kim của tháng mùa hạ, vô cùng mềm yếu. Hình dạng thể chất chưa hoàn bị, Thủy thịnh thể hiện điều tốt lành, Hỏa nhiều so ra không tốt. Gặp Kim thì càng thêm cường tráng, gặp Mộc thì càng bị tổn thương, Thổ dày thì không tỏa sáng, Thổ mỏng có ích cho việc sinh sôi.
- Kim của tháng mùa thu, có quyền thế trong mùa, dùng lửa để nung rèn, hun đúc thành nguyên liệu làm chuông, đỉnh; Kim sinh ra từ Thổ, lại có tính gần bướng. Gặp Thủy thì tinh thần vượt trội, gặp Mộc thì đẽo gọt ra oai, gặp Kim thì càng thêm cứng cáp nhưng cứng quá cũng dễ bị gãy. 4. Kim của tháng mùa đông, hình dạng, tính chất đều lạnh lẽo. Mộc nhiều thì khó đốn chặt, đẽo gọt, Thủy thịnh sẽ không tránh khỏi họa bị nhấn chìm. Thổ có thể áp chế Thủy, Kim không bị lạnh. Hỏa sinh ra Thổ, mẹ con đều thành công, được thêm Kim tập trung trợ giúp thì càng tốt.
Những điều hợp kỵ của Thủy trong bốn mùa
- Thủy của tháng mùa xuân, lan tràn khắp nơi. Nếu gặp Thổ khắc chế thì không gây ra họa lũ lụt; nếu lại được Thủy giúp sức, ắt sẽ làm vỡ đê; cần có Kim trợ giúp, nhưng Kim không nên quá thịnh; muốn hòa hợp với Hỏa, nhưng Hỏa không nên quá nóng bức. Gặp Mộc sẽ phát huy công lực, không có Thổ thì thong dong, thoải mái.
- Thủy của tháng mùa hạ, bên ngoài thực mà bên trong hư, nhằm lúc khô hạn, cần Thủy giúp sức. Mong có Kim trợ giúp, kỵ gặp Hỏa quá thịnh. Mộc thịnh sẽ làm tổn hao khí, Thổ thịnh thì khắc chế nguồn của Thủy.
- Thủy của tháng mùa thu, mẹ vượng con tướng. Được Kim giúp đỡ thì trong xanh, gặp Thổ hưng thịnh thì vẩn đục. Hỏa nhiều thì tiền tài hưng thịnh, nhưng quá nhiều cũng bất lợi; Mộc nhiều thì thân vinh hiển, trung hòa thì sang trọng. Nếu Thủy xuất hiện nhiều sẽ tăng thêm mối lo chìm ngập, gặp Thổ là dấu hiệu thanh bình. 4. Thủy của tháng mùa đông, đúng vào lúc đang có quyền lực. Gặp Hỏa sẽ xua tan cái lạnh, gặp Thổ sẽ quy tụ lại. Kim quá nhiều dẫn đến chỗ vô nghĩa, Mộc thịnh cũng hợp tình. Thủy quá yếu thì cần thêm Thủy trợ giúp, Thủy quá mạnh thì cần có Thổ làm bờ đê.
Dựa vào những điều đã nói ở trên, chúng ta có thể ghép Ngũ Hành, Ngũ phương và Thiên Can Địa Chi lại với nhau, tạo thành mấy câu nói dễ ghi nhớ sau đây:
Hướng Đông Giáp Ất Dân Mão Mộc, Hướng Nam Bính Đinh Tỵ Ngọ Hỏa, Hướng Tây Canh Tân Thân Dậu Kim, Hướng Bắc Nhâm Quý Hợi Tý Thủy, Trung tâm Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ.
Tại sao Ngũ Hành và Ngũ phương lại liên hệ với nhau? Đó là do tính chất bẩm sinh của Mộc ôn hòa, hướng về mặt trời, mà hướng Đông là hướng mặt trời mọc, nên Mộc và hướng Đông kết hợp với nhau; bản tính Hỏa nóng bức, mạnh mẽ, mà hướng Nam có khí hậu nóng bức, có lợi cho sự sinh trưởng của vạn vật, nên Hỏa và hướng Nam kết hợp với nhau; bản tính Kim là trong mát, tiêu điều, mà hướng Tây là nơi mặt trời lặn, cây cỏ không sinh sống được, nên Kim và hướng Tây kết hợp với nhau; bản tính Thủy trong trẻo, lạnh lẽo, mà hướng Bắc là vùng đất lạnh giá của băng tuyết, nên Thủy và hướng Bắc kết hợp với nhau; bản tính Thổ chắc chắn, vừa phải, có lợi cho vạn vật sinh trưởng, mà vùng đất Trung tâm thì nằm giữa các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, nên Thổ và vùng Trung tâm kết hợp với nhau.
Sở dĩ các nhà tướng học đưa quan niệm Ngũ phương vào lý luận số mệnh, chủ yếu là do muốn dựa vào sự suy đoán Âm Dương Ngũ Hành trong Bát tự của một người để biết phương hướng của Đại vận và hướng sinh sống hay xuất hành có lợi nhất. Ví dụ, có người ở hướng Đông theo sự vận hành của Mộc sẽ có lợi, ở hướng Tây theo sự vận hành của Kim sẽ không có lợi; vì thế, nếu Đại vận rơi vào vận Kim ở hướng Tây thì vận số sẽ xui xẻo. Người hợp với Mộc ở hướng Đông thì tốt nhất là xuất hành về hướng Đông, nếu khăng khăng đi về hướng Tây sẽ gặp bất lợi, v.v.
Năm trạng thái và 12 cung của Ngũ Hành
Các trạng thái “Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử” của Ngũ Hành cũng là vấn đề có liên quan mật thiết với Tứ thời và được những nhà tướng học thường xuyên nhắc đến. Ý nghĩa khái quát của khái niệm này là: trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa đều có một Ngũ
Hành thuộc trạng thái “Vượng”, một Ngũ Hành thuộc trạng thái “Tướng”, một Ngũ Hành thuộc trạng thái “Hưu”, một Ngũ Hành thuộc trạng thái “Tù” và một Ngũ Hành thuộc trạng thái “Tử”.
Vậy Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử là gì? Có thể giải thích khái quát như sau:
[Vượng) Ở vào trạng thái thịnh vượng. [Tướng] Ở vào trạng thái tương đối thịnh vượng. [Hưu Nghỉ ngơi không có việc làm, thoái lui. [TD] Sa sút tàn tạ, bị tù tội. [TD] Bị khắc chế, hoàn toàn mất hết sinh khí.
Sau đây là khái quát về các trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử của Ngũ Hành trong bốn mùa:
[Mùa Xuân Mộc Vượng, Hỏa Tướng, Thủy Hưu, Kim Tù, Thổ Tử.
[Mùa Hạ Hỏa Vượng, Thổ Tướng, Mộc Hưu, Thủy Tù, Kim Tử.
[Mùa Thu Kim Vượng Thủy Tướng, Thổ Hưu, Hỏa Tù, Mộc Tử.
[Mùa Đông Thủy Vượng, Mộc Tướng, Kim Hưu, Thổ Tú, Hỏa Tử.
[Tứ quý] Thổ Vượng, Kim Tướng, Hỏa Hưu, Mộc Tù, Thủy Tử.
Từ sự khái quát trên, chúng ta có thể thấy rõ quy luật sau: nếu là Ngũ Hành của mùa nó làm chủ thì thuộc trạng thái Vượng, Hành nó sinh ra thuộc trạng thái Tướng, Hành sinh ra nó thuộc trạng thái Hưu, Hành khắc nó thuộc trạng thái Tú, Hành nó khắc thuộc trạng thái Tử. Lấy Mộc làm ví dụ, mùa xuân là mùa Mộc làm chủ nên Mộc thuộc Vượng; Mộc sinh Hỏa nên Hỏa thuộc Tướng; Thủy sinh Mộc nên Thủy thuộc Hưu; Kim khắc Mộc nên Kim thuộc Tù; Mộc khắc Thổ nên Thổ thuộc Tử. Nếu một người được sinh ra vào mùa xuân, trong Bát tự lấy Mộc làm chủ, tức là Mộc chủ quản, đắc thời; còn trong Bát tự lấy Kim làm chủ thì sẽ bị rơi vào trạng thái Tù, mà không chủ sự, không đắc thời. Những trường hợp khác cũng tương tự. Để dễ thấy, chúng ta có thể khái quát sơ lược trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử của Ngũ Hành trong bốn mùa như sau:
[Mộc Xuân Vượng, Đông Tướng, Hạ Hưu, Tứ quý Từ, Thu Tử.
[Hỏa] Hạ Vượng, Xuân Tướng, Tứ quý Hưu, Thu Tù, Đông Tử.
[Thơ] Tứ quý Vượng, Hạ Tướng, Thu Hưu, Đông Tù, Xuân Tử.
[Kim] Thu Vượng, Tứ quý Tướng, Đông Hưu, Xuân Tù, Hạ Tử.
[Thủy] Đông Vượng, Thu Tướng, Xuân Hưu, Hạ Tù, Tứ quý Tử.
Nguyên lý về 12 cung của Ngũ Hành cũng là lý luận quan trọng, không thể thiếu khi đi sâu nghiên cứu tướng số. Đây chính là nguyên lý về quá trình từ lúc bắt
đầu sinh trưởng cho đến lúc mất đi của một Ngũ Hành trong 12 tháng. Theo “Tam Mệnh Thông Hội”, 12 cung này được gọi tên và giải thích như sau:
[Tuyệt] Còn gọi là “Thụ khí”, hoặc “Bào”, “vì vạn vật ở trong đất, chưa có hình dạng, giống như bụng mẹ trống không, chưa có bào thai”.
[Thai] Chính là “thụ thai”, “khí của trời đất giao nhau, dày đặc mù mịt tạo nên vạn vật, vạn vật nảy sinh trong đất, bắt đầu có khí, giống như con người nhận khí của cha mẹ”.
[Dưỡng Tức là “thành hình”, “vạn vật có hình dạng trong đất, giống như con người bắt đầu tượng hình trong bụng mẹ”.
| [Trường Sinh] “Vạn vật phát triển, giống như con người mới sinh ra và lớn dần lên”.
[Mộc Dục] Còn gọi là “Bại”, “là vạn vật mới sinh, thân hình còn mềm mại, dễ bị tổn thương, như con người sau khi sinh ra 3 ngày, vì tắm gội có thể làm cho khốn tuyệt”.
[Quan Đới] “Vạn vật dần xanh tốt, tươi đẹp như con người dùng áo mũ vậy”.
| [Lâm Quan] “Như con người sắp ra làm quan vậy”.
[Đế Vượng “Vạn vật thành thục, trưởng thành, như thời kỳ hưng thịnh của con người”.
[Sub] “Hình dáng vạn vật suy tàn, như khi con người già yếu”.
[Bệnh] “Vạn vật mắc bệnh, như những bệnh tật của con người”.
[Tử “Vạn vật chết đi cũng như con người chết | vậy”.
[Mộ] Còn gọi là “Khố”, “là cái kho cất giữ vạn vật cũng chính là phần mộ để con người an nghỉ lúc cuối đời”.
Ví dụ, nếu Thiên Can của ngày sinh là Giáp Mộc,
tháng sinh là tháng 10 (tháng Hợi), thì Giáp Mộc này thuộc trạng thái “Trường Sinh”, vạn vật phát triển tươi tốt. Nhưng nếu Thiên Can của ngày sinh đổi thành Ất Mộc, còn tháng sinh vẫn là tháng 10 (tháng Hợi), thì Ất Mộc này lại thuộc trạng thái “Tử”, vạn vật đang hấp hối, sắp chết. Điều vừa nêu cho thấy tuy Thiên Can của ngày sinh đều là Mộc, nhưng Giáp Mộc thuộc về Dương Mộc là trạng thái Sinh, còn Ất Mộc thuộc về Âm Mộc là trạng thái Tử, đắp đổi cho nhau. Nguyên lý của nó là: “Dương thuộc Sinh thì Âm thuộc Tử”.
Tuy nhiên, Nhậm Thiết Tiều cho rằng: “Nếu khi suy đoán về số mệnh mà cứ khẳng định Âm Dương thuận nghịch, cho rằng Dương Sinh Âm Tử hay Âm Sinh Dương Tử thì thật là sai lầm lớn.”
Phương pháp dùng Can Chi của ngày sinh đối chiếu với tháng sinh để tìm ra các trạng thái của 12 cung, từ đó suy đoán vận mệnh con người, tuy rất giản đơn, nhưng đều được hầu hết các nhà tướng số sử dụng. Để suy đoán chính xác thì cần tìm hiểu thêm những nhân tố khác; vì vậy, trong lời kết của phần “Bàn về Vượng Tướng Hữu Tù Tử và 12 cung của Ngũ Hành”, sách “Tam Mệnh Thông Hội” có viết: “Tất cả các suy đoán về vận mệnh, nếu gặp trạng thái Sinh, Vượng cũng chưa hẳn là tốt; gặp Hưu, Tù, Tử, Tuyệt cũng chưa hẳn là xấu. Nếu như Sinh, Vượng quá mức thì cần phải hạn chế; Tử, Tuyệt chưa đạt đủ mức độ thì cần phải giúp đỡ, che chở. Cốt ở chỗ biến thông. Người xưa cho rằng Thai, Sinh, Vượng, Khố là Tứ quý; Tử, Tuyệt, Bệnh, Bại là “Tứ kỵ , còn lại là Tứ bình cũng là nói một cách đại khái.”
Hình, Xung, Hại, Hóa, Hợp của Can Chi
Hình, Xung, Hại, Hóa, Hợp giữa Thiên Can và Địa Chi là một trong những căn cứ quan trọng của thuật tướng số.
Đầu tiên nói về Hình. Hình có nghĩa là hai bên bất hòa, gây trở ngại, làm hại lẫn nhau. Theo cách giải thích của sách tướng số thì trong 12 Địa Chi có 3 nhóm Hình, đó là:
Tý, Mão: Hình Dần, Tỵ, Thân: Hình Sửu, Mùi, Tuất: Hình
Điều này có nghĩa, nếu trong Bát tự của một người có 2 Địa chi là Tý, Mão; hoặc 3 Địa Chi là Dần, Tỵ, Thân đi chung với nhau là xấu.
Nói như vậy nhưng cũng phải căn cứ vào Bát tự cụ thể của từng người để phân tích Hình, không nên vừa thấy Hình xuất hiện liền cho đó là dấu hiệu không tốt, vì vậy, trong “Quỷ Cốc Di Văn” có nói:
Người quân tử gặp Hình nhưng vẫn tiến, sĩ đồ vẫn rộng mở thênh thang.
Kẻ tiểu nhân ắt gặp nạn, không có Hình nhưng vẫn bị tra hỏi.
Từ đó có thể thấy, trong xã hội phong kiến người ta quan niệm rằng, nếu là người quân tử thì dù gặp Hình nhưng vẫn tốt, còn kẻ tiểu nhân dù không gặp Hình vẫn bị điều xấu.
Tiếp theo là nói về Xung. Xung trong Thiên Can khác với Xung trong Địa Chi. Có bốn cặp tương xung trong Thiên Can là Giáp Canh, Ất Tân, Nhâm Bính, Quý Đinh, bởi phương hướng của chúng đối lập, tính chất trái ngược: Giáp ở hướng Đông, Canh ở hướng Tây; Ất ở hướng Đông, Tân ở hướng Tây; Nhâm ở hướng Bắc, Bính hướng Nam; Quý ở hướng Bắc, Đinh ở hướng Nam. Còn giữa Bính Canh, Đinh Tân thì do Bính ở hướng Nam, Canh ở hướng Tây, Đinh ở hướng Nam, Tân ở hướng Tây, phương hướng không đối nhau, nên chỉ khắc mà không xung. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác làm cho Giáp Canh, Ất Tân, Nhâm Bình, Quý Đinh tương xung là Giáp Canh đều thuộc Dương, Ất Tân đều thuộc Âm, Nhâm Bính đều thuộc Dương, Quý Đinh đều thuộc Âm, Dương với Dương và Âm với Âm cùng bản tính nên loại trừ, không như Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý, chỉ khác mà không loại trừ nhau, vậy nên vẫn có thể hòa hợp với nhau, kết thành một cặp. Còn như Mậu Kỷ, do không có sự đối nhau về phương hướng nên cũng không xung nhau.
Xét về tương xung trong 12 Địa Chi, mỗi Địa Chi sẽ xung khắc với Địa Chi nằm cách nó 6 vị trí, tạo nên một cặp tương xung, vì vậy gọi là “Lục Xung”. Ví dụ: Tý Ngọ tương xung vì Tý đại diện cho Thủy, Ngọ đại diện cho Hỏa, Tý ở hướng Bắc, Ngọ ở hướng Nam. Cụ thể Lục Xung như sau:
- Tý Ngọ tương xung 2, Sửu Mùi tương xung 3. Dần Thân tương xung 4. Mão Dậu tương xung 5. Thìn Tuất tương xung 6. Tỵ Hợi tương xung
Trong mỗi cặp tương xung trên đều có phương hướng đối nhau và Ngũ Hành khác nhau, còn xét về Âm Dương thì Dương khắc Dương, Âm khắc Âm nên không thể phối hợp, vì vậy mà xung nhau.
Trong tướng học, Lục Xung là khái niệm rất quan trọng. Thông thường, Lục Xung thường gây cho con người ấn tượng không tốt; nhưng trong các sách tướng số đều có phân tích cụ thể. Ví dụ: Thìn Tuất, Sửu Mùi là hai cặp tương xung, nhưng trong 12 Địa Chị thì Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là “Khố”, nghĩa là kho chứa, “những vật chứa trong Tứ Khố là của cải, ấn quan, V.v. của 10 Thiên Can, rất dễ xung khích” (“Tam Mệnh Thông Hội”, quyển 2), vì bình thường kho luôn được khóa lại nên bên trong kho tuy chứa đồ nhưng không thể lấy được. Bây giờ, sau một xung khích thì của cải, ấn quan trong kho sẽ tuôn ra, vậy thì đối với người có số mệnh này, chẳng phải là chuyện tốt lành sao? Hơn nữa, nếu như trong mệnh có đủ “Dần, Thân, Tỵ, Hợi”, “Tý, Ngọ, Mão, Dậu” thì đây là loại cách cục lớn, chưa hẳn là thất bại, đổ vỡ. Sách “Tam Mệnh Thông Hội” còn viết: trong Lục Xung chỉ sợ trường hợp nhóm tương xung xuất hiện không đủ hoặc là đồng loại tương xung mà thôi. Cái gọi là đồng loại tương xung chính là trong Bát tự có Thiên Can giống nhau, còn Địa Chi tương xung. Ví dụ, Giáp Tý gặp Giáp Ngọ, Kỷ Mão gặp Kỷ Dậu, trong đó có cùng Thiên Can Giáp nhưng Tý, Ngọ xung nhau, có cùng Thiên Can Kỷ nhưng Mão, Dậu xung nhau. Nếu rơi vào trường hợp đồng loại tương xung này thì không được tốt, tuy hiện tại vẫn quyền cao chức trọng nhưng tương lai khó tránh khỏi suy bại.
Trong xã hội cũ, khi tính chuyện hôn nhân của nam nữ, mọi người thường cố gắng tránh Lục Xung. Đây là một tập tục mê tín không có căn cứ.
Nói về Hại, còn gọi là Xuyên, nghĩa là hai bên làm tổn hại nhau. Theo các sách tướng số, Hại được chia thành 6 loại:
- Tý Mùi hương hại 2. Sửu Ngọ tương hại 3. Dần Tỵ tương hại 4. Mão Thìn tương hại 5. Thân Hợi tương hại 6. Dậu Tuất tương hại
Nhưng, nhà nghiên cứu tướng số đời Thanh là Nhậm Thiết Tiều cho rằng: “Hình vốn đã không đủ căn cứ tin cậy, ý nghĩa của Hại cũng hết sức xuyên tạc, chỉ nên bàn về sinh khắc của nó mà thôi”.
Còn về Hóa, chính là nói về 10 Thiên Can. Trong sách tướng số, 10 Thiên Can được chia thành 5 loại tương hóa: 1. Giáp Kỷ hóa Thổ 2, Ất Canh hóa Kim 3. Bình Tân hóa Thủy 4. Định Nhâm hóa Mộc 5. Mậu Quý hóa Hỏa
Vì điều kiện của Hóa là Hợp, chỉ có hợp lại mới có thể biến hóa, vì vậy Hóa còn được gọi là “Hợp” hoặc “Hợp Hóa”. Trong chương 1 “Luận Thập Thiên Hợp” “Tam Mệnh Thông Hội” tập 2 có viết: cái gọi là “Hợp” có nghĩa là “hài hòa”, vì sao sau khi hóa hợp lại trở nên hài hòa? Bởi Giáp Ất Mộc ở hướng Đông sợ nhất là bị Canh Tân Kim ở hướng Tây khắc, mà Giáp thuộc Dương Mộc nên làm anh trai, còn Ất thuộc Âm Mộc nên làm em gái, vì thế Giáp Mộc tìm mọi cách gả em gái Ất Mộc cho Canh Kim thuộc Dương, đây không phải là làm cho Âm Dương hòa hợp sao?
Cuối cùng là nói về Hợp. Trong 12 Địa Chi, Hợp có hai dạng khác nhau là Lục Hợp và Tam Hợp. Trong đó, Lục Hợp bao gồm:
- Tý hợp Sửu thành Thổ
- Dần hợp Hợi thành Mộc
- Mão hợp Tuất thành Hỏa
- Thìn hợp Dậu thành Kim
- Tỵ hợp Thân thành Thủy
- Ngọ Mùi là Thái Dương Thái Âm, hợp lại thành Thổ
Trong chương “Bàn về Lục Hợp của Địa Chi”, sách “Tam Mệnh Thông Hội” có nói: “Hợp có nghĩa là Âm Dương hài hòa, khí tương hợp. 6 Địa Chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc Dương; còn 6 Địa Chỉ: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc Âm, lấy một Âm kết hợp với một Dương gọi là Hợp”. Còn tại sao nhất định phải là Tý hợp Sửu thành Thổ, Dần hợp Hợi thành Mộc, thì vẫn chưa được giải thích thỏa đáng.
Điểm khác nhau giữa Tam Hợp và Lục Hợp là: Lục Hợp là 12 Địa Chi từng cặp hợp nhau, tổng cộng có 6 cặp, còn Tam Hợp là trong 12 Địa Chi mỗi nhóm 3 Địa Chị hợp nhau. Cụ thể là:
- Thân, Tý, Thìn hợp, Thủy
- Hợi, Mão, Mùi hợp, Mộc
- Dần, Ngọ, Tuất hợp, Hỏa
- Tỵ, Dậu, Sửu hợp, Kim
Sở dĩ Tam Hợp trong Ngũ Hành không có Thổ là do bốn Hành: Thủy, Mộc, Hỏa, Kim đều phải dựa vào Thổ để xây dựng cách cục; đây chính là nguyên lý vạn vật đều quy về Thổ. Khi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi hợp lại với nhau tự nhiên sẽ tạo thành cách cực của Thổ.
Địa Chi và 12 con vật cầm tinh
Nếu Bát tự của một người phối hợp tốt với Tam Hợp thì có thể xuất hiện bố cục “Tam Hợp lộc cách”. Giả như may mắn có được cách cục này, thì cũng giống như “được cành quế trên cung trăng”.
Nội dung của phần Hình, Xung, Hại, Hóa, Hợp trong Thiên Can Địa Chỉ tương đối nhiều, nhưng trên đây chỉ trình bày những phần quan trọng mà các thầy tướng số cần phải nắm vững để vận dụng lâu dài.
Cầm tinh là một hiện tượng khá lý thú trong xã hội loài người, không chỉ tại Trung Quốc, mà ở một số nước trên thế giới cũng có hiện tượng này, điều đó khẳng định rằng hiện tượng các con vật cầm tinh đã ra đời do sự sùng bái động vật của con người thời cổ đại.
Cái gọi là “cầm tinh”, nghĩa là năm mình sinh ra do con vật nào tượng trưng. Theo các nhà tướng số thời cổ đại thì có tất cả 12 Địa Chi, tương ứng với 12 con vật cầm tinh, người sinh vào năm nào, cầm tinh con gì đều đã được quy định. Dưới đây là bảng đối chiếu về sự phối hợp giữa 12 Địa Chi và 12 con vật cầm tinh:
Vì sao thứ tự sắp xếp của các con vật cầm tinh lại như vậy? Các nhà tướng số tuy có giải thích nhưng vẫn còn gượng ép, chưa thỏa đáng. Trong “Giới An Lão Nhân Mạn Bút” (tập 1) của Lý Hử nhà Minh có trích dẫn lời giải thích của Vương Văn Khác như sau: thứ tự sắp xếp của 12 con vật cầm tinh tương ứng với vị trí của 28 chòm sao trên trời. 28 chòm sao phân bố khắp bầu trời, thuộc vào 12 giờ. Mỗi giờ có 2 chòm sao, riêng các giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì có 3 chòm sao và mỗi chòm sao đều có một con vật tượng trưng. Đơn giản hóa tên gọi các con vật của 28 chòm sao này, dựa theo thứ tự sắp xếp trên bầu trời, từ Bắc sang Đông, Nam, Tây sẽ vừa đúng 12 con vật cầm tinh bao lấy một vòng bầu trời.
Nguy (chim yến), Hư (chuột), Nữ (dơi) đều thuộc giờ Tý, lấy chuột đại diện cho Tý.
Ngưu (trâu), Đẩu (giải trãio) đều thuộc giờ Sửu, lấy trâu đại diện cho Sửu.
Cơ (báo), Vĩ (hổ) đều thuộc giờ Dần, lấy hổ đại diện cho Dần.
Tâm (cáo), Phòng (thỏ/mèo), Đế (chồn) đều thuộc giờ Mão, lấy mèo đại diện cho Mão.
Cang (rồng), Giốc (thuồng luồng) đều thuộc giờ Thìn, lấy rồng đại diện cho Thìn.
Chẩn (giun đất), Dực (rắn) đều thuộc giờ Tỵ, lấy rắn đại diện cho Ty.
(*) Con giải trãi: một con vật trong truyền thuyết cổ, có thể phân biệt phải trái, đúng sai, thấy người đánh nhau, nó sẽ lấy sừng húc vào người làm điều trái.
Trương (nai), Tinh (ngựa), Liễu (hoằng) đều thuộc giờ Ngọ, lấy ngựa đại diện cho Ngọ.
Quỷ (dễ), Tỉnh (bệ ngạn”) đều thuộc giờ Mùi, lấy dễ đại diện cho Mùi.
算命
Sâm (vượn), Chủy (khí) đều thuộc giờ Thân, lấy khỉ đại diện cho Thân.
Tất (quạ), Mão (gà), Vị (chim trĩ) đều thuộc giờ Dậu, lấy gà đại diện cho Dậu.
Lâu (chó), Khuê (sỏi) đều thuộc giờ Tuất, lấy chó đại diện cho Tuất.
Bích (con áp dũ), Thất (lợn) đều thuộc giờ Hợi, lấy lợn đại diện cho Hợi.
Từ sau khi thuật tướng số thịnh hành, các con vật cầm tinh gắn liền với 12 Địa Chi đã bị gán ghép màu sắc mê tín. Dưới ảnh hưởng của những thầy tướng số, hễ gặp phải chuyện vui buồn, họa phúc, mọi người đều liên tưởng ngay đến con vật cầm tinh của bản thân mình và những người xung quanh, thậm chí trong việc hôn nhân, người ta cũng chú ý tránh sự va chạm tương xung giữa con vật cầm tinh của người nam và người nữ các câu nói “gà chó không thể sánh duyên”, “rồng hổ không thể hòa hợp”, vv. chính là nói về điều này. Trong xã hội, người ta cũng thường e sợ, kiêng kỵ những người tuổi hổ, đặc biệt là các cô gái cầm tinh con hổ, vì sợ bị “tính khí hổ” uy hiếp.
(*) Con bé ngan: là một loài thú trong truyền thuyết, hình giống hổ, hung
dữ, thường đượC vẽ trước cửa nhà tù, (**) Con áp dụ: tên một loài thú dữăn thịt người trong truyền thuyết cổ.
Do 12 con vật cầm tinh và 12 Địa Chi liên hệ với nhau nên lý thuyết về Hợp và Xung, Hại của 12 Địa Chi đã nói ở trên cũng được gắn chặt với sự tương hợp, tương xung, tương hại của các con vật cầm tinh. Chúng ta hãy xem sự đối chiếu ở 3 nhóm dưới đây:
Tương hợp của 12 Địa Chi và tương hợp của con vật cầm tinh
1, Địa Chi Tý Sửu tương hợp, con vật cầm tinh chuột trâu tương hợp;
2, Địa Chi Dân Hợi tương hợp, con vật cầm tinh hổ lợn tương hợp;
3. Địa Chi Mão Tuất tương hợp, con vật cầm tinh mèo chó tương hợp;
4. Địa Chi Thìn Dậu tương hợp, con vật cầm tinh rồng gà tương hợp;
5. Địa Chi Tỵ Thân tương hợp, con vật cầm tinh rắn khỉ tương hợp:
6. Địa Chi Ngọ Mùi tương hợp, con vật cầm tinh ngựa dê tương hợp;
7. Địa Chi Thân Tý Thìn tương hợp, con vật cầm tinh khỉ chuột rồng tương hợp;
8. Địa Chi Dần Ngọ Tuất tương hợp, con vật cầm tinh hổ ngựa cho tương hợp;
9, Địa Chi Hợi Mão Mùi tương hợp, con vật cầm tinh lợn mèo dê tương hợp
10. Địa Chi Tỵ Dậu Sửu tương hợp, con vật cầm tinh rắn gà trâu tương hợp.
Tương xung của 12 Địa Chi và tương xung của con vật cầm tinh
- Địa Chi Tý Ngọ tương xung, con vật cầm tinh chuột ngựa tương xung
- Địa Chi Sửu Mùi tương xung, con vật cầm tinh trâu dê tương xung
- Địa Chi Dần Thân tương xung, con vật cầm tinh hổ khỉ tương xung
- Địa Chi Mão Dậu tương xung, con vật cầm tinh mèo gà tương xung
- Địa Chi Thìn Tuất tương xung, con vật cầm tinh rồng cho tương xung
- Địa Chi Tỵ Hợi tương xung, con vật cầm tinh rắn lợn tương xung.
Tương hại của 12 Địa Chi và tương hại của con vật cầm tinh
- Địa Chi Tý Mùi tương hại, con vật cầm tinh chuột dê tương hại;
- Địa Chi Sửu Ngọ tương hại, con vật cầm tinh trâu ngựa tương hại;
- Địa Chi Dần Tỵ tương hại, con vật cầm tinh hổ rắn tương hại;
- Địa Chi Mão Thìn tương hại, con vật cầm tinh mèo rồng tương hại;
- Địa Chi Thân Hợi tương hại, con vật cầm tinh khỉ lợn tương hại;
- Địa Chi Dậu Tuất tương hại, con vật cầm tinh gà chó tương hại.
Do sự chi phối của quan niệm trên mà người ta thích kết hôn với những người có con vật cầm tinh tương hợp và né tránh những người có con vật cầm tinh tương xung hoặc tương hại với mình để mong gặp điều tốt, tránh điều xấu. Tuy nhiên, sự mê tín vô căn cứ này ngày nay cũng còn rất ít.