nguồn gốc của Thiên Can Địa Chi
Từ sau khi Lý Hư Trung, Từ Tử Bình sáng lập ra thuật tướng số, những người theo nghề tướng số cũng bắt đầu làm quen với Thiên Can Địa Chi. “Thiên Can Địa Chi” gọi tắt là “Can Chi”. Người xưa nói: “Can giống như thân cây, mạnh mẽ, cứng cáp nên thuộc về Dương; Chi giống như cành cây, mềm yếu nên thuộc về m”. Đó là ý nghĩa ban đầu của Can Chi.
Thuyết Thiên Can và Địa Chi
Thiên Can có 10 ngôi, lần lượt theo thứ tự: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Địa Chi có 12 ngôi, lần lượt theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Tương truyền, người tìm ra ý nghĩa vô cùng thú vị của Thiên Can Địa Chi là Đại Náo Thị ở thời thượng cổ, cách đây khoảng 4.000-5.000 năm. Lúc đầu, Thiên Can chỉ dùng để ghi ngày, do số ngày trong mỗi tháng được chia ra từng nhóm 10 ngày (người Trung Quốc chia một tháng thành thượng tuần, trung tuần, hạ tuần); còn Địa Chi dùng để ghi tháng, vì một năm có 12 tháng, vừa đủ kết hợp với 12 Địa Chi. Nhưng không lâu sau, người ta cảm thấy nếu chỉ dùng Thiên Can để ghi ngày thì một tháng sẽ có 3 ngày giống nhau, nên đã dùng phương pháp kết hợp lần lượt một Thiên Can với một Địa Chi để ghi ngày, rồi sau đó là ghi năm, tháng, giờ. Như vậy, hệ thống hoàn chỉnh dùng Can Chi để ghi năm, tháng, ngày, giờ đã dần được hình thành trong cuộc sống.
Có 60 sự kết hợp lần lượt theo thứ tự tuần hoàn giữa 10 Thiên Can và 12 Địa Chi, vì vậy mà sự kết hợp này được gọi là “Lục thập Giáp Tý”. Thứ tự của “Lục thập Giáp Tý" như sau:Giáp Tý 21. Giáp Thân 2. Ất Sửu 22, Ất Dậu 3. Bính Dần 23, Bính Tuất 4. Đinh Mão 24. Đinh Hợi 5. Mậu Thìn 25. Mậu Tý 6. Kỷ Tỵ 26. Kỷ Sửu 7. Canh Ngọ 27. Canh Dần 8. Tân Mùi 28. Tân Mão 9. Nhâm Thân 29, Nhâm Thìn 10. Quý Dậu 30. Quý Tỵ 11. Giáp Tuất 31. Giáp Ngọ 12. Ất Hợi 32. Ất Mùi 13. Bính Tý 33. Bính Thân 14. Đinh Sửu 34. Đinh Dậu 15. Mậu Dần 15. Mậu Tuất 16. Kỷ Mão 36. Kỷ Hợi 17. Canh Thìn 37. Canh Tý 18. Tân Ty 38. Tân Sửu 19. Nhâm Ngọ 39. Nhâm Dần 20. Quý Mùi 40. Quý Mão, Giáp Thìn 42. Ất Tỵ 43. Bính Ngọ 44. Đinh Mùi 45. Mậu Thân 46. Kỷ Dậu 47. Canh Tuất 48. Tân Hợi 49. Nhâm Tý 50. Quý Sửu 51. Giáp Dần 52, Ất Mão 53. Bính Thìn 54, Đinh Tỵ 55. Mâu Ngo 56. Kỷ Mùi 57. Canh Thân 58. Tân Dậu 59. Nhâm Tuất 60. Quý Hợi
Người ta dùng bảng “Lục thập Giáp Tý” trên để tính năm, tháng, ngày, giờ dựa vào thứ tự xuất hiện của các đơn vị trong bảng. Lấy cách ghi ngày làm ví dụ, chẳng hạn ngày 11 tháng 4 năm Nhâm Dần (1842) là ngày Kỷ Sửu, vậy căn cứ theo thứ tự của Lục thập Giáp Tý thì ngày 12 và 13 tháng 4 năm Nhâm Dần sẽ là ngày Canh Dần và Tân Mão còn ngày 9, ngày 10 tháng 4 năm đó sẽ là Đinh Hợi và Mậu Tý. Lục thập Giáp Tý cứ lặp đi lặp lại theo một vòng tuần hoàn như thế.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, khi lịch pháp còn chưa thống nhất thì lịch của nhà Hạ, Ân, Chu cùng tồn tại, điểm khác nhau chủ yếu giữa ba loại lịch này là tháng mở đầu của năm. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông sử dụng lịch pháp của nhà Hạ, mỗi năm bắt đầu từ tháng 10 (tháng Hợi). Đến năm 104 trước Công Nguyên, Hán Vũ Đế chính thức lấy tháng Giêng (tháng Dần) trong lịch pháp nhà Hạ làm tháng mở đầu cho năm. Trong khoảng 2.000 năm sau đó, ngoài một số thời kỳ dùng lịch nhà Ân, nhà Chu, còn hầu hết đều theo lịch nhà Hạ, lấy tháng Dần làm tháng mở đầu của năm. Sau đây là bảng liệt kê đối chiếu giữa Địa Chi và các tháng tính theo lịch nhà Hạ:
Tháng Giêng Dần
Tháng 2 Mão
Tháng 3 Thìn
Tháng 4 Tỵ
Tháng 5 Ngọ
Tháng 6 Mùi
Tháng 7 Thân
Tháng 8 Dậu
Tháng 9 Tuất
Tháng 10 Hợi
Tháng 11 Tý
Tháng Chạp Sửu
Ngoài việc dùng ghi tháng, người xưa còn dùng 12 Địa Chi để ghi giờ, như vậy một ngày đêm sẽ có 12 giờ. Nếu tính theo đơn vị thời gian hiện nay thì mỗi giờ tương ứng với hai giờ đồng hồ, vậy một giờ ngày nay (tiếng đồng hồ) bằng nửa giờ ngày xưa tính theo Can Chi. Sau đây là bảng đối chiếu cụ thể giữa giờ ngày xưa và giờ hiện nay:
Giờ hiện nay
23 - 1 Tý
1- 3 Sửu
3 - 5 Dần
5 - 7 Mão
7 - 9 Thìn
9 – 11 Tỵ
11 - 13 Ngọ
13 – 15 Mùi
15 - 17 Thân
17-19 Dậu
19-21 Tuất
21 - 23 Hợi
Khi chuyển 12 giờ tính theo Can Chi sang giờ hiện nay, nếu xét theo cách tính giờ của lịch pháp nhà Hạ, chúng ta có thể điều chỉnh một cách tương ứng, ví dụ giờ Dần vốn là 3-5 giờ sáng thì bây giờ là 4-6 giờ sáng. Các giờ khác cũng tương tự như thế.
Cần lưu ý cách dùng 12 Địa Chi để ghi tháng và giờ là cố định, ví dụ tháng Tý thì nhất định là tháng 11, giờ Tý thì nhất định là từ 23 đến 1 giờ sáng, nhưng Thiên Can đi cùng Địa Chi thì không cố định mà thay đổi theo thứ tự tuần hoàn lặp đi lặp lại như trong bảng “Lục thập Giáp Tý” đã nói ở phần trước.
Xét về năm, một vòng tuần hoàn Lục thập Giáp Tý được gọi là một Hoa Giáp. Mọi người thường nói “tuổi quá Hoa Giáp” nghĩa là đã hơn 60 tuổi. Khi ghi năm, hết một vòng Lục thập Giáp Tý thì quay trở lại từ đầu, cách ghi ngày cũng tương tự. Ví dụ, năm Hàm Phong thứ 10 (1860) là Canh Thân thì năm Hàm Phong thứ 11 sẽ là Tân Dậu, còn năm Hàm Phong thứ 9 là Kỷ Mùi. Sau 60 năm lại bắt đầu từ năm Canh Thân, cứ theo thứ tự như thế mà tính.
So sánh phương pháp dùng Can Chi để ghi năm với phương pháp tính năm ngày nay, ta thấy nó tuy còn vụng về, đơn giản nhưng đã được sử dụng trong suốt một giai đoạn dài của lịch sử Trung Quốc cho đến trước khi nhà Thanh sụp đổ.