Dựa vào khái niệm “cương”, “nhu” để hiểu rõ một người

Trong “Băng Giám”, Tăng Quốc Phiên nói rằng sau khi nhận biết được tình trạng trong đục, tốt xấu của tinh thần và cốt tướng, chúng ta còn phải tiến thêm một bước là phân biệt cương nhu; và theo nguyên lý Ngũ Hành tương sinh tương khắc thì cương nhu được gọi là “hạt giống tiên thiên”.


“Cương” và “nhu” là hai khái niệm mâu thuẫn. Trước khi | bàn về hai khái niệm này, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược về học thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Trung Quốc cổ đại, bởi đó là Cơ sở lý luận của chúng.

Học thuyết Âm Dương ra đời từ rất sớm, vào triều đại nhà Hạ. Người ta tìm thấy hào âm và hào dương của Bát Quái trong sách bói “Liên Sơn” thời nhà Hạ. Nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa có kết luận chắc chắn về sự ra đời của học thuyết Ngũ Hành. Giới dịch học cho rằng học thuyết Ngũ Hành và học thuyết Âm Dương ra đời cùng lúc. Giới sử học cho rằng thủy tổ của học thuyết Ngũ Hành là Mạnh Tử. Còn giới triết học lại cho rằng học thuyết này ra đời vào thời Tây Chu, được tìm thấy sớm nhất trong “Thượng Thư- Hồng Phạm”. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận xoay quanh ba ý kiến này. Ngũ Hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và mỗi “Hành” có đặc tính riêng:

“Mộc” có đặc tính sinh trưởng, thông suốt; “Hỏa” có đặc tính nóng bức, hướng lên;

“Thổ” có đặc tính sinh nở, nuôi dưỡng; “Kim” có đặc tính yên tĩnh, co lại; “Thủy” có đặc tính giá lạnh, hướng xuống.

Lưu Thiệu đời Hán cho rằng hình chất (thể xác) có mối liên hệ mật thiết với Ngũ Hành, Âm Dương và Nguyên Nhất (nguyên khí). Vì hình chất chứa Nguyên Nhất để thành chất nên có sự hỗn đồng; vì hình chất nhờ Âm Dương để lập tính nên có cương nhu; vì hình chất dựa theo Ngũ Hành nên có hình hài vóc dáng (vì thể xác được tạo thành từ nguyên khí nên có sự thống nhất; vì con người dựa vào đặc điểm cương nhu của hai khí Âm Dương để xác lập tính cách nên thể xác có tính cương nhu; vì thể xác được hình thành theo đặc trưng của Ngũ Hành nên có hình dạng của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). .

Người theo thuyết khí tính dựa vào Nguyên Nhất, Âm Dương và Ngũ Hành để xét tính tình. Vương Sung thời Đông Hán đề ra chủ trương “dùng khí làm tính”, cho rằng “khí của Nguyên Nhất” là căn nguyên của “tính”. Ông nói: “Con người nhận khí từ trời, khí thành thì hình lập”; “Thiện ác của con người tùy thuộc vào nguyên khí”. Khí nhiều hay ít quyết định tính tốt hay xấu.

Khí đến gọi là khí Dương, khí đi gọi là khí Âm; đây là quan điểm của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành rất thịnh hành vào thời Đông Hán. Hai khí Âm Dương đến từ khí Nguyên Nhất của trời đất và dung hòa thành một thể; trời đất có phân chia khí Âm và khí Dương, con người cũng có hai mặt Âm Dương. Vì vậy,

Đổng Trọng Thư nói: “Con người có tính tình, giống như trời đất có Âm Dương vậy”.

Sự tương sinh tương khắc trong Ngũ Hành mang ý nghĩa là vừa có sinh vừa có khắc, tức trong sinh có khắc, trong khắc có sinh, vừa quan hệ với nhau vừa chuyển hóa lẫn nhau. Chỉ sinh mà không khắc, hoặc chỉ khắc mà không sinh, thì không phù hợp với quy luật sinh khắc.

Triết học Trung Quốc cổ đại có một khái niệm cốt lõi là “Thiên nhân hợp nhất”, ý nói đạo trời và đạo người, giới tự nhiên và con người là cùng loại, tương thông và thống nhất. Các nhà tư tưởng của Trung Quốc cổ đại đều chủ trương trời và người thống nhất với nhau, phản đối quan điểm cho rằng trời và người đối nghịch, cố gắng tìm kiếm chỗ tương thông giữa trời và người để mong đạt đến “Thiên nhân hợp nhất”. Một số người cho rằng đề xướng và coi trọng “Thiên nhân hợp nhất” là một trong những đặc điểm của triết học Trung Quốc cổ đại, còn cố gắng sáng tạo “Thiên nhân hợp nhất” là cảnh ngưỡng sinh tồn cao nhất mà người Trung Quốc theo đuổi. Quyển sách này không bàn đến và cũng không nhằm mục đích đánh giá từ tưởng nói trên. Nhưng sự “hợp nhất” vẫn tồn tại vào một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, nghĩa là sự thống nhất, tương thông giữa người và trời là sự thật khách quan.

Trên cơ sở đó, khi phán đoán vận mệnh con người, người xưa yêu cầu nhân tướng học vừa phải phù hợp với đặc tính tự nhiên vừa phải phù hợp với đặc tính xã hội, thực chất là phù hợp với quy luật vận động biến hóa của Âm Dương Ngũ Hành, tức quy luật Âm Dương chuyển hóa, Ngũ Hành sinh khắc.

Bây giờ chúng ta trở lại với quan điểm về cương nhu mà Tăng Quốc Phiên nêu ra trong “Băng Giám”. Ông cho rằng “thần” và “cốt” là cái gốc để nhận biết con người, sau khi xem xét gốc phải xem xét hạt. Vì vậy, ông có nhắc đến cương nhu và nói rằng theo nguyên lý Ngũ Hành tương sinh tương khắc thì cương nhu được gọi là “hạt giống tiên thiên” – đó cũng là yếu tố giúp nhận biết con người. Do vậy, phân biệt “thần” và “cốt” là việc rất quan trọng, mà nhận biết “cương” và “nhu” của con người cũng là việc quan trọng không kém.

“Cương như là số của Ngũ Hành sinh khắc”. Nếu một “Hành” nào đó trong Ngũ Hành của một người bị thiếu thì các “Hành khác có thể bù đắp, nếu thừa thì các “Hành khác cũng có thể giảm bớt; nghĩa là các “Hành” trong Ngũ Hành có thể “bớt thừa và bù thiếu” theo cách nói của Lão Tử. Đây chính là nguyên tắc “cương nhu tương tế”, cương nhu cân bằng, hài hòa. Chẳng hạn, nếu Kim quá mạnh, tức là nếu cương quá mức, thì sẽ dẫn đến dễ gãy, vì vậy phải dùng Thủy để làm giảm sức mạnh của Kim; nếu Thủy quá yếu thì con người không thể làm được việc gì, vì vậy phải dùng Kim để sinh Thủy, nâng đỡ thế yếu của Thủy. Đây là quan niệm mang tính toàn diện, giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. Tư tưởng “thiếu thì thêm, thừa thì bớt” trong Âm Dương Ngũ Hành là sự thể hiện quan trọng của phép biện chứng.

Do vậy, khi chọn và dùng người, nhà lãnh đạo cũng không được xem nhẹ cương nhu. Hiểu rõ cương nhu rất có ích đối với việc nhận biết tính cách của một người. Mỗi người có tính cách riêng, có người tính cương trực, có người tính dịu dàng. Những người có tính cương trực rất kị người khác hạ thấp mình, vì vậy, các nhà lãnh đạo biết cách dùng người luôn dựa vào điểm này, dùng cách thích tướng để họ bộc lộ hết tài năng.

Phương pháp khích tướng trong việc dùng người được chia làm hai loại là khích tướng công khai và khích tướng kín đáo. Khích tướng công khai là chê bai người nào đó một cách trực tiếp để kích thích tinh thần của họ, khiến họ phát triển theo hướng có lợi cho nhà lãnh đạo. Khích tướng kín đáo là thông qua khen ngợi người thứ ba để gián tiếp hạ thấp người nào đó; khi bị chạm lòng tự trọng, họ sẽ nảy sinh tâm lý vượt qua người thứ ba. Sau đây là cách khích tướng kín đáo mà Gia Cát Lượng dùng để kích thích tinh thần của Hoàng Trung.

Vào thời Tam Quốc, Tào Tháo lệnh cho Trương Hợp dẫn đội quân hùng mạnh tấn công Hà Manh Quan. Hà Manh Quan sắp thất thủ, liền cấp báo về Thành Đô. Lưu Bị nhận được tin này lập tức mời quân sự đến bàn bạc. Khổng Minh triệu tập bá quan đến sảnh đường, hỏi: “Nay Hà Manh Quan đang ở trong tình trạng khẩn cấp, phải đến Lãng Trung với Trương Phi về mới có thể đẩy lùi Trương Hợp”. Pháp Chánh nói: “Trương Phi đóng quân ở Giang Du, trấn giữ Lãng Trung, cũng là nơi trọng yếu, không thể gọi về, chỉ có thể chọn người khác đánh Trương Hợp”, Khổng Minh cười và nói: “Trương Hợp là danh tướng của nước Ngụy, không phải hạng tầm thường, ngoài Trương Phi ra, không ai cản được hắn”.

Khổng Minh khen Trương Phi, Trương Hợp không ngớt. Lúc này, lão tướng Hoàng Trung không kìm được cơn giận nữa, liền nói: “Tại sao quân sự khinh người vậy? Ta tuy bất tài, nhưng thề sẽ mang thủ cấp của Trương Hợp về đây”. Khổng Minh nói: “Hán Thăng tuy dũng cảm, nhưng tuổi đã cao, e không phải là đối thủ của Trương Hợp”. Hoàng Trung nghe xong, tóc bạc dựng đứng, nói: “Ta tuy già nhưng hai tay vẫn còn có thể kéo cây cung tam thạch, thân thể vẫn còn có sức nâng ngàn cân, làm gì không đấu được với Trương Hợp”. Khổng Minh nói: “Tướng quân đã gần bảy mươi tuổi, còn chưa già sao?”. Hoàng Trung bước mạnh xuống sành đường, lấy đại đao trên giá, xoay nhanh như chớp, chém hai cây cung cứng treo trên tường đứt lìa thành bốn khúc. Khổng Minh nói: “Tướng quân muốn đi thì ai làm phó tướng?”. Hoàng Trung không chịu nhận mình già, | bèn nói: “Lão tướng Nghiêm Nhan sẽ đi cùng ta, nhưng nếu Có sơ suất, xin hãy chém kẻ đầu bạc này trước”. Kết quả đúng như Khổng Minh dự đoán, lão tướng Hoàng Trung đã không để ông thất vọng.

Tăng Quốc Phiên chia cương như thành nội cương nhu và ngoại cương nhu. Trong “Băng Giám”, ông nói: “Ngũ Hành là biểu hiện bên ngoài của khí Dương cương và Âm nhu của con người, tức ngoại cương nhu. Tương ứng với ngoại cương nhu là nội cương nhu. Nội cương như chỉ các cung bậc tình cảm mừng giận vui buồn, chỉ trạng thái tinh thần bình tĩnh hay bị kích động, chỉ thế giới nội tâm sâu sắc hay nông cạn của con người. Có người vừa gặp chuyện vui thì mừng khôn xiết, nhưng khi sự việc trôi qua thì lại quên hết, những người này có khí Dương cương quá mạnh, tính tình hơi “thô”. Có người dù bình tĩnh hay bị kích động cũng không hề bộc lộ, những người này có khí Âm nhu quá mạnh, tính tình hơi “trì”. Có người khi gặp sự việc nào đó thì lúc đầu suy nghĩ rất nông cạn, nhưng sau đó lại suy nghĩ rất sâu sắc, những người này có khí Dương cương và khí Âm nhu bổ trợ cho nhau, gần với “gian”; cương nhu đều chi phối cái tâm của họ, khiến họ “lạc thiên tri mệnh” (vui với trời và biết mệnh mình, không còn lo lắng), vì vậy, họ sống thọ hơn người thường. Người thuần “gian” có tấm lòng rộng mở, hoài bão to lớn, gặp việc gì cũng luôn lùi để tiến, lấy thuận đón nghịch, những người này sẽ thành công trong sự nghiệp. Có người cử chỉ thô lỗ, không chịu suy nghĩ kỹ, luôn rập khuôn cứng nhắc, những người này rất dễ bỏ cuộc khi làm việc. Nội cương như thường bị bỏ qua, mặt khác, khi xét đoán con người, các nhà lãnh đạo đều xem nhẹ điểm này”.

Theo cách nói ngày nay, nội cương như chính là thế giới tinh thần của một người. Những độc giả không hiểu nhiều về văn hóa cổ đại có thể sẽ bật cười khi nghe cách giải thích này. Chúng ta đều biết thế giới tinh thần luôn bộc lộ ra bên ngoài, vì vậy ta chỉ cần lần theo dòng là tìm được nguồn, từ đó biết được tâm tính, phẩm chất và tài năng của người nào đó.

Sự kết hợp giữa nội cương nhu và ngoại cương như hình thành nên đặc điểm tính cách của 12 loại người. Về điểm này, Lưu Thiệu đã phân tích khá sâu và kỹ. Dưới đây là phần trình bày vắn tắt về 12 loại người đó:

  1. Người cương nghị: loại người này gay gắt nhưng vẫn hòa nhã, không rắn bảo người khác bằng thái độ cứng rắn mà thuyết phục mọi người bằng sự dịu dàng, kịch liệt phản đối sự xúc phạm. Những người này có thể quy hoạch tổng thể nhưng không thể xem xét những vấn đề cụ thể.
  2. Người dũng mãnh: loại người này rất xông xáo trong công việc nhưng thiếu sự phòng bị, cho nên có thể khắc phục khó khăn nhưng không thể tuân thủ nguyên tắc.
  3. Người hiền hòa: loại người này khoan dung, độ lượng nhưng thiếu quyết đoán, không thể suy nghĩ theo hướng bao quát, khi gặp khó khăn thường cố chịu đựng, có thể làm những việc thông thường nhưng không thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng.
  4. Người thận trọng: loại người này hành xử thận trọng nhưng quá mềm yếu, rất đa nghi, cho nên có thể bảo vệ bản thân nhưng không làm được việc lớn.
  5. Người bểm mép; loại người này nói nhiều và khéo nói, có thể nói vanh vách lý thuyết nhưng thực chất thì đầu óc rỗng tuếch.
  6. Người độc đoán: loại người này xử sự độc đoán, thi. dùng khả năng hùng biện để che đậy sự độc đoán bên - Họ có thể giữ vững chính nghĩa nhưng không thể khiến người khác tâm phục và nghe theo.
  7. Người rộng lượng: loại người này giàu tình yêu thương và chu đáo, hòa hợp với mọi người, nhưng thường kết bạn một cách dễ dãi, không chú ý chọn lựa đối tượng. Họ có thể làm hài lòng mọi người nhưng không thể chấn chỉnh phong tục.
  8. Người hiếu thắng: loại người này luôn muốn vượt trội hơn người khác, cho rằng thái độ trầm tĩnh sẽ gây ra sự ngừng trệ nên càng tỏ ra quyết đoán hơn. Họ chỉ muốn tiến về phía trước chứ không chấp nhận thua kém người khác.
  9. Người ngay thẳng: đây là loại người liêm khiết, có tinh thần “gạn đục khơi trong”, không sợ khó khăn, luôn vững bước trên con đường đã chọn, phân rõ ranh giới tốt xấu. Họ xem việc bắt chước số đông là không tốt, tính hay chấp nhất, có thể giữ vững tiết tháo nhưng cuối cùng thường rơi vào bế tắc.
  10. Người trầm tĩnh loại người này cân nhắc kỹ lưỡng, suy nghĩ thấu đáo nhưng thường phản ứng chậm, có thể tính toán mọi việc một cách chu đáo nhưng không nhạy bén và khó đạt kết quả nhanh chóng.
  11. Người đa mưu: đây là loại người đa mưu túc trí, có thể hỗ trợ người khác trong công việc nhưng không thể uốn nắn những thói hư tật xấu.
  12. Người tỏ vẻ chất phác: những người này làm ra vẻ mình là người chân thành, nhưng họ không xem sự chân thành là phẩm chất cần đạt đến của con người mà dùng nó để che đậy thủ đoạn gian trá. Họ có thể gây dựng lòng tin nơi người khác nhưng không thể đánh giá được tầm quan trọng của sự việc.

Các nhà quản lý có thể tham khảo phần này để biết rõ ưu khuyết điểm của một người, từ đó có thể giúp họ phát huy điểm mạnh, né tránh chỗ yếu, đồng thời có thể bố trí nhân sự một cách hợp lý.

Khi đã hiểu rõ cương nhu, nhà quản lý có thể vận dụng nguyên tắc “cương nhu tương tế” trong việc dùng người. Nói một cách đơn giản, nhà quản lý nên bố trí nhân sự sao cho cương và nhu bổ trợ cho nhau, ưu khuyết điểm của mỗi người có thể bù đắp cho nhau, sao cho “vănvà “võ”, “mưu” và “dũng” có thể kết hợp hài hòa, sao cho mọi người có thể chung tay góp sức để tạo thành một tập thể hoàn chỉnh và làm việc hiệu quả nhất.

Từ rất sớm (vào năm 542 trước Công nguyên), người ta đã ghi chép về nguyên tắc dùng người để xây dựng một tập thể hoàn chỉnh và tối ưu.

Trong quá trình quản lý chính sự, Tử Sản đã căn cứ vào sở trường khác nhau của bốn người là Phùng Giản Tử, Công Tôn Huy, Tử Đại Thúc và Tì Trầm để xây dựng một bộ máy quan lại cai quản đất nước trong đó bốn người vừa được phân công nhiệm vụ riêng vừa có sự phối hợp nhịp nhàng, đây là một ví dụ về tập thể tối ưu vốn có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử.

Thời Tam Quốc, Tào Tháo phái ba vị tướng có tài năng và tính cách khác nhau, thường ngày luôn bất đồng ý kiến là Trương Liêu, Nhạc Tiến và Lý Điển trấn giữ Hợp Phì, mục đích là nhằm xây dựng một tập thể tối ưu có cương có nhu, có dũng có mư, để cương nhu tương tế, văn võ kết hợp hài hòa. Lúc Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng làm thế nào để xây dựng một bộ máy quan lại với quyền lực tối cao cai quản đất nước, Quản Trọng trả lời rằng phải để Thấp Bằng làm Đại Hành, quản lý ngoại giao; Ninh Thích làm Đại tư điền, quản lý nội chính; Vương Tử Thành làm Đại tự mã, quán quân sự, Tân Tư Vô làm Đại tư lý, quản hình pháp; Đông Quách Nha làm Đại gián, chủ quản tham mưu; bản thân ông hỗ trợ Tề Hoàn Công thống nhất việc cai quản, có như vậy thì đất nước sẽ hưng thịnh. Đây cũng là một tập thể tối ưu do nhiều người hợp thành.

Tục ngữ có câu: “Ba anh thợ vùng còn hơn Gia Cát Lượng”, hàm ý đề cao sức mạnh tập thể. Chúng ta có thể nhận biết nhiều loại người, nhưng mấu chốt là dùng người như thế nào. Người đa mưu túc trí thì thích kiến công lập nghiệp, người dũng cảm thì thích thực hiện chí hướng của mình, người tham lam thì hay nịnh nọt, luồn cúi để mưu danh trục lợi. Nhà lãnh đạo phải nắm bắt được ưu điểm của mỗi người, dựa vào tính tình, sở trường khác nhau của họ để phân công công việc, giúp | họ phát huy tài năng, đó mới là điều cơ bản trong việc dùng người.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân nói: “Vua sáng dùng người như người thợ khéo tay đẽo gỗ. Gỗ thẳng thì dùng làm rường cột, gỗ ngắn thì dùng làm đấu củng; gỗ cong, thẳng, ngắn, dài đều có chỗ dùng. Một vị vua anh minh dùng người cũng tương tự như vậy, người tài trí thì dùng mưu của họ, người ngu dốt thì dùng sức của họ, người dũng cảm thì dùng uy của họ, người nhút nhát thì dùng tính thận trọng của họ. Cho nên tướng giỏi không bỏ người tài, minh quân không bỏ kẻ sĩ” (ý nói không có người vô dụng, mấu chốt là dùng người như thế nào).