Giải mã “ngôn ngữ khuôn mặt”

Mỗi chúng ta đều sở hữu một khuôn mặt độc nhất vô nhị. không thể lẫn lộn với người khác. Do đó, khi mọi người gọi nhau, thì điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất chính là khuôn mặt. Khuôn mặt của một người nhìn chung có thể phản ánh tuổi tác, giới tính, chủng tộc của người đó, vẻ mặt có thể tiết lộ tình cảm, thái độ và cảm xúc của họ ở thời điểm hiện tại.


Trong cuốn sách “Bàn về hội họa”, Denis Diderot có nói đại ý rằng: các trạng thái tinh thần của một người đều thể hiện trên khuôn mặt, đều được khắc họa rất rõ nét trên đó. Trong tất cả các loài sinh vật thì con người có nét mặt phong phú nhất và cũng phức tạp nhất. Đối với những ai giỏi quan sát thì khuôn mặt của mỗi người luôn có những manh mối tiết lộ trạng thái tinh thần của người đó. Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể về

các manh mối này, giúp nhà quản lý có thể giải mã “ngôn ngữ  khuôn mặt” khi xét đoán con người. Lông mày: Chúng ta thường thực hiện một số hành vi như  hạ lông mày xuống, nhướng mày, nhíu mày. Tuy nhiên, mọi người ít chú ý đến các hành vi này trong quá trình giao tiếp dù chúng tiết lộ khá nhiều thông tin.

Hôm nay chúng ta sẽ xem cụ thể về các hành vi nói trên cùng những thông tin mà chúng tiết lộ

  1. Mũi: Hành vi khịt mũi có thể là dấu hiệu của sự khinh miệu mũi hếch có thể bộc lộ sự chán ghét, lỗ mũi nở to có thể cho thấy ai đó đang nổi giận, lỗ mũi co lại đồng thời nín thở có thg là dấu hiệu của sự căng thẳng.
  2. Miệng: Hành vi mím môi được thực hiện để che giấu một cảm xúc, thường là cảm xúc tiêu cực. Hành vi cắn môi có thể đồng nghĩa với việc người nào đó tự trừng phạt mình khi gặp thất bại hoặc cố kìm nén để không nói ra điều gì đó, hành vi dùng ngón tay che ngang miệng báo hiệu sự nhắc nhở hoặc yêu cầu giữ bí mật, hành vi hắng giọng có thể tiết lộ rằng ai đó cảm thấy không thoải mái với không khí của cuộc trò chuyện.
  3.  Mặt: Não của con người được chia thành hai bán cầu. Bán cầu não phải điều khiển tình cảm chân thật và những tình cảm này bộc lộ ở phần mặt bên trái; còn bán cầu não trái thì vượt trội về lý trí và điều khiển phần mặt bên phải. Vì vậy, những tình cảm bộc lộ ở phần mặt bên trái thường xuất phát từ nội tâm, còn tình cảm bộc lộ ở phần mặt bên phải là tình cảm chịu sự tác động của lý trí, tức được “ngụy trang” trước khi thể hiện ra ngoài. Do đó, muốn biết tình cảm chân thật của một người, chúng ta phải tập trung quan sát phần mặt bên trái.
  4.  Nụ cười: Nụ cười là cử chỉ thể hiện cảm xúc mà chúng ta thường gặp nhất trong quá trình giao tiếp, là sự bộc lộ tình cảm một cách tự nhiên ở loài người, cũng là dấu hiệu tiết lộ những bí mật về thế giới nội tâm của con người. Những thông tin này có thể giúp chúng ta xét đoán con người chính xác hơn.

Có người ví nụ cười một dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể là “đồng tiền chung” trong giao tiếp, mọi người đều có thể cho và nhận. Vậy làm thế nào để biết “đồng tiền chung” này là thật hay giả?

Nụ cười chân thật phải bao gồm sự hoạt động của hai nhá cơ: các cơ vòng mắt (cơ ở xung quanh mắt) và các cơ gò . (có tác dụng kéo khóe miệng lên). Các cơ vòng mắt phản ánh những cảm xúc thật và không chịu sự kiểm soát của con người Vì vậy, ở những người cười giả tạo, chỉ có khóe miệng được kéo lên, còn đôi mắt thì không “cười”.

Nụ cười giả tạo không có tác dụng minh họa cho lời nói, được tạo ra một cách miễn cưỡng để che giấu tâm trạng căng thẳng khi người nào đó cảm thấy bất an trong giao tiếp. Người có tính cách hướng nội có thể cười giả tạo khi mọi người xung quanh cùng cười một cách sảng khoái. Người có tính cách hướng ngoại cũng có thể nở nụ cười này những lúc gặp thất bại.

Nụ cười giả tạo là nụ cười không có sinh khí. Khi cười giả tạo, người ta có thể cười to và tiếng cười nghe rất chói tai, nhưng cũng có lúc tiếng cười nhỏ đến mức gần như không nghe được.

Nhìn chung, người có tính cách hướng ngoại rất hay cười. Do tính tình hòa đồng, cởi mở nên họ dễ cười theo người khác và đó là nụ cười chân thật. Nếu người khác đang gặp chuyện buồn, họ sẽ an ủi với vẻ mặt không quá sầu muộn. Người có tính cách hướng nội ít khi cười, tiếng cười của họ thường nho, Có vẻ thiếu sức sống, thiếu tự tin dường như họ đã nhìn thấy và thấu hiểu điều gì đó trong cuộc đời.

  1. Cười trộm. Đây là kiểu cười phát ra tiếng rất nhỏ, không kéo dài, đôi khi người khác không nghe được. Người hay cười trộm thường nhìn thấy mặt thú vị của sự việc trước người khác, tính tình hòa đồng, dễ gần.
  2. Cười mũi. Đây là kiểu cười phát ra từ mũi khi người nào đó muốn nhịn cười. Họ nhịn cười vì xấu hổ, vì không muốn làm cho người khác chú ý. Họ là người khiêm tốn, hay quan tâm đến người khác, rất coi trọng cảm nhận của người khác, thích làm theo khuôn mẫu có sẵn.
  3. Cười khinh miệt. Khi ai đó cười theo kiểu này thì mũi hếch lên, vẻ mặt bộc lộ sự khinh miệt. Người có kiểu cười khinh miệt thường không cười khi người khác cười hoặc chỉ cười chiếu lệ. Họ có thái độ xem thường mọi người, do tự ti nên tìm cách hạ thấp người khác để đề cao bản thân.
  4. Cười lo lắng. Người có kiểu cười này bộc lộ vẻ hoang mang khi cười, thường ngưng cười đột ngột để xem người khác còn cười hay không, và nếu thấy người khác vẫn cười thì tiếp tục cười. Đây là biểu hiện của tâm lý tự ti, họ thiếu niềm tin vào bản thân nên lúc cười cũng sợ mình cười không đúng. Một số người hay che miệng mỗi khi cười, đây cũng là biểu hiện của sự tự ti.

Tóm lại, khi hiểu được “ngôn ngữ khuôn mặt”, chúng ta có thể biết được nhiều điều về thế giới nội tâm của người khác qua việc quan sát khuôn mặt họ. Thuần Vu Khôn thời Xuân Thu là người rất giỏi trong việc này.

Lương Huệ Vương chiêu mộ cao nhân danh sĩ khắp thiên hạ, có người giới thiệu Thuần Vu Khôn với Huệ Vương. Huệ Vương liên tục với ông đến gặp, nhưng cả hai lần ông đều im lặng, khiến Huệ Vương rất khó chịu. Sau khi gặp ông lần thứ hai, Huệ Vương trách cứ người tiến cử: “Ngươi nói Thuần Vu Khôn có tài ngang với Quản Trọng, An Anh, nhưng đâu phải vậy, nếu không thì trong mắt hắn, ta là người không đáng để hắn nói chuyện”.

 Thế là người tiến cử đi hỏi Thuần Vu Khôn, ông mỉm cười và nói:
“Ta cũng rất muốn nói chuyện chân thành, cởi mở với Lương Huệ Vương. Nhưng lần thứ nhất, ta thấy sắc mặt nhà  vua như đang ruổi ngựa, đang nghĩ đến những thú vui kiểu như  phi ngựa, cho nên ta im lặng. Lần thứ hai, ta thấy sắc mặt nhà vua như đang hưởng lạc, nghĩa là đang nghĩ đến thú vui cười phấn cợt son, cho nên ta cũng im lặng”.

 Người đó đem những chuyện này thuật lại với Lương Huệ Vương. Huệ Vương nhớ kỹ lại thì quả đúng như lời Thuần Vu Khôn, vì thế nhà vua vô cùng thán phục tài xét đoán người của ông.

Chỉ bằng việc quan sát sắc mặt, Thuần Vu Khôn đã hiểu thấu những ý nghĩ thầm kín của nhà vua. Câu chuyện thứ hai lại là một ví dụ khác liên quan đến việc xét đoán người qua khuôn mặt.

“Kế bỏ ngỏ thành” trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một câu chuyện nổi tiếng. Khi Gia Cát Lượng dẫn đám tàn quân già yếu lên ngồi giữ thành Am Bình đang bỏ trống, thì cha con Tư Mã Ý nắm trong tay binh hùng tướng mạnh, dẫn theo 20 vạn quân bao vây dưới chân thành.

Trên thành, Gia Cát Lượng thắp hương nhìn lên trời, vẻ mặt bình tĩnh. Một mặt, ông cho mở toang của thành, mặt khác, ông ngồi nghiêm trang trên thành gảy đàn, đưa mắt nhìn đàn chim hồng đang bay về tổ, phong thái ung dung tự tại như người thoát tục.

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, một người trên thành, một người dưới thành, hoàn toàn ngang sức ngang tài về mưu lược. Tại sao Gia Cát Lượng lại có hành động liều lĩnh như vậy? Bởi ông hiểu rằng Tư Mã Ý chỉ cần nhìn thoáng qua cũng biết ngay đó chỉ là cái vỏ để ông hư trương thanh thế, và ông càng biết rất rõ rằng Tư Mã Ý là người thận trọng, kỹ lưỡng nên sẽ nghi ngờ mà không dám tấn công thành.

Về mặt bình tĩnh của Gia Cát Lượng khiến Tư Mã Ý chần chừ không dám cho quân tiến vào thành. Khi nghe con trai nhắc rằng Gia Cát Lượng đang giở trò xảo trá, chắc chắn không có quân mai phục trong thành.
Tư Mã Ý lập tức ngắt lời con: “Gia Cát Lượng cả đời thận trọng, chưa từng mạo hiểm. Giờ cửa thành mở toang, bên trong ắt có quân mai phục, nếu quân ta tiến vào, chắc chắn sẽ trúng kế của họ. Rút lui nhanh lên thôi!”. Thế là binh mã các ngả đều rút lui.

Như vậy, chỉ với vẻ mặt bình tĩnh, Gia Cát Lượng đã đẩy là: được 20 vạn quân của Tư Mã Ý, có thể thấy ông rất giỏi cho giấu tâm trạng, cảm xúc. Chúng ta có thể dựa vào khuôn mặt để biết tâm lý, tính cách của một người, nhưng hãy nhớ rằng con người là động vật phức tạp, con người có thể “ngụy trang” khuôn mặt trước ánh nhìn của người khác. Vì vậy, trong quá trình xét đoán con người, cùng với việc quan sát khuôn mặt, nhà lãnh đạo còn phải kết hợp xem xét nhiều yếu tố khác như lời nói, cử chỉ, hành động của người đó.

Cũng có một số giả thuyết nói: Trong tiếng đàn của Gia Cát Lượng có ý tứ nói với Tư Mã Ý rằng:

 “Nhà Ngụy ba đời liền nghi ngờ, cảnh giác ông. Sở dĩ ông được làm nguyên soái thống lĩnh ba quân là bởi tôi cầm binh nước Thục công phá Ngụy Quốc. Tôi chết rồi, mối lo về Thục quân không còn, Ngụy Đế tất sẽ khiến ông không toàn mạng sống. Xưa nay thỏ khôn chết thì chó săn bị nấu, chim bay cao chết thì cung mạnh bị cho vào bếp, đó là lẽ thường“.

Cũng giống như Hàn Tín xưa kia vậy, lấy một nửa giang sơn cho nhà Hán, xong bị Lữ Hậu giết chết. Phạm Lãi và Văn Chủng sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai thì cũng bị giết, chỉ duy có Phạm Lãi hiểu ý này nên đã mai danh ẩn tích nên bảo toàn được mạng sống. Hay như Đặng Trần Thường và Nguyễn Văn Thành theo phò vua Gia Long – Nguyễn Ánh, sau khi đại nghiệp hoàn tất cũng bị giết, đó chính là ‘quy luật’.

Lắng nghe tiếng đàn Gia Cát Khổng Minh, Tư Mã Ý cấp tốc tháo lui khỏi Tây Thành. Thả Gia Cát Lượng đi thoát cũng đồng thời tạo đường sống, hậu vận cho mình và con cháu. Đấy chính là ‘ý trời’ mà cả Gia Cát Lượng và Tư Mã ý đều nói đến. Những lời còn lại của Gia Cát nói với Khương Duy, hay Tư Mã ý nói với con trai, chỉ là một phần sự thật để che đi pha thương thuyết qua tiếng đàn giữa hai nhân vật cự phách này.

Danh mục: THUẬT XEM TƯỚNG
xem thêm