Hiểu nội tâm của người khác qua khí sắc

Như đã đề cập ở phần trước, trong nhân tướng học truyền thống, khái niệm khí sắc được chia thành hai khái niệm riêng biệt là khí và sắc. Trong “Nhân Vật Chí”, Lưu Thiệu cũng chia khí sắc thành hai khái niệm và giải thích cặn kẽ từng khái niệm.


Lưu Thiệu cho rằng “xao động hay trầm tĩnh là do khí, nghĩa là trạng thái mạnh hay yếu của khí thể hiện tính cách của một người, khí mạnh thì người đó “hiếu động”, khí yếu thì người đó “hiếu tĩnh”. Như vậy, thông qua việc nhận biết “khí”, chúng ta có thể biết được người nào đó có tính cách trầm tĩnh hay nóng nảy, hấp tấp.

Khi bàn về “sắc”, Lưu Thiệu cho rằng thông qua việc quan sát “sắc” của một người, chúng ta có thể hiểu được nội tâm của người đó, bởi sắc là biểu hiện của tinh thần. Sắc mặt ranh ngời thì tâm trạng vui mừng, sắc mặt ủ ê thì tâm trạng đau buồn. Người hiền lành, tốt bụng có sắc mặt dịu dàng, hòa nhã, người dũng cảm, ngoan cường có sắc mặt phấn khích, cương nghị, người thông minh, sáng suốt có sắc mặt sáng sủa, phóng khoáng.

Sau khi vào triều để cùng Quản Trọng bàn việc đánh nước Vệ, Tề Hoàn Công trở về hậu cung. Nàng Vệ Cơ vừa nhìn thấy nhà vua lập tức bước xuống thềm quỳ lạy.
Hoàn Công hỏi vì sao, nàng nói: “Thiếp thấy lúc hoàng thượng đi vào thì chân bước cao, vẻ mặt dữ tợn, có ý muốn chinh phạt nước khác. Khi nhìn thấy thiếp, sắc mặt thay đổi, chắc chắn là muốn đánh nước Vệ”.

Ngày hôm sau, Hoàn Công vào triều, mời Quản Trọng đến với vẻ khiêm nhường.
Quản Trọng hỏi: “Hoàng thượng bỏ kế hoạch đánh nước Vệ rồi phải không?”.
Hoàn Công hỏi: “Làm sao khanh biết?”.
Quản Trọng nói: “Lúc hoàng thượng vào triều, thái độ khiêm nhường, giọng nói chậm rãi, khi thấy hạ thần thì mặt lộ vẻ hổ thẹn, vì vậy mà hạ thần biết”.

Tề Hoàn Công và Quản Trọng cùng bàn kế đánh nước Cử, mặc dù kế hoạch chưa được ban bố nhưng cả nước đều biết. Hoàn Công lấy làm lạ liền hỏi Quản Trọng.
Quản Trọng nói: “Trong nước ắt có thánh nhân”.
Hoàn Công thở dài và nói:
Trong số các dịch phu đến hoàng cung lúc ban ngày, có một người tay cầm chày gỗ và nhìn lên cao, chắc là hắn rồi!”. Thế là Hoàn Công lệnh cho dịch phu quay lại làm việc.
Không lâu sau, Đông Quách Thùy đến.
Quản Trọng hỏi: “Có phải người đã nói nước ta sắp đánh nước Cử?”.
Đông Quách Thùy trả lời: “Đúng vậy”.
Quản Trọng nói: “Ta chưa hề nói điều này, tại sao người biết?”.
Đông Quách Thùy trả lời: “Thảo dân nghe nói người quân tử có ba loại sắc mặt: vui vẻ thư thái là sắc mặt đang hưởng thụ âm nhạc, âu sầu trầm lặng là sắc mặt có tang sự, sinh khí tràn đầy là sắc mặt sắp dụng binh. Mấy hôm trước, thảo dân thấy thánh thượng đứng trên đài cao, sắc mặt tràn đầy sinh khí, đó là sắc mặt sắp dụng binh. Thánh thượng lại than ngắn thở dài, mọi chuyện nói ra đều liên quan đến nước Cử”.

Như đã đề cập, khí sắc biến đổi không ngừng và có nhiều loại. Vì vậy, khi quan sát khí sắc của một người, cần tránh phán đoán theo kiểu máy móc.
Trong “Nhân Vật Chí Bát Quan Thiên”, Lưu Thiệu có nói về cách quan sát khí sắc như sau:
“Sắc mặt lo sợ thì tinh thần thường mệt mỏi, rã rời, sắc mặt nôn nóng thì đầu óc thường mê muội, thiếu sáng suốt, sắc mặt vui tươi thì tâm tính thường hiền hòa, hồ hởi, sắc mặt tức giận thì tính cách thường nghiêm khắc, sắc mặt ghen tị, mê hoặc thì thường là người khinh suất, hay thay đổi thất thường. Một người trò chuyện rất vui vẻ nhưng sắc mặt không tương xứng thì chắc chắn trong lòng có chuyện nếu giọng nói nghiêm
khắc những sắc mặt có thể khiến người khác tin cậy thì có lẽ đó là người nói năng không trôi chảy, nếu chưa nói mà đã lộ vẻ giận dữ thì chắc chắn trong lòng rất bực tức, nếu sắp nói mà nổi giận thì đó là biểu hiện của sự thiếu kiềm chế. Tất cả những dấu hiệu trên đều là sự thể hiện của trạng thái tâm lý, dù người nào đó có muốn che giấu thì sắc mặt cũng bộc lộ ra”.

Khi quan sát “khí” của một người, chúng ta có thể nhận ra người đó chín chắn hay nông nổi, trầm tĩnh hay nóng nảy. Chín chắn và trầm tĩnh là tính cách mà người làm việc lớn cần có.

Kìm nén được cơn giận, đứng trước nguy nan không hoảng loạn, người như thế có thể gánh vác nhiệm vụ to lớn, nóng nảy, thiếu bình tĩnh, người như thế thường rút lui khi gặp việc khó, dễ bỏ cuộc. Các nhà quản lý cần nhớ rằng để phán đoán ai đó là người chín chắn hay nóng nảy thì không phải chỉ dựa vào  sự điềm đạm hay hoạt bát của họ, bởi người điềm đạm cũng có thể “hiếu động”, người hoạt bát cũng có thể nhã nhặn, ít nói.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận biết được những người nóng nảy, hấp tấp qua cách làm việc tùy tiện, qua loa, thiếu sự quan tâm, dễ bỏ cuộc, việc nhỏ thì biết nhưng việc lớn lại không nắm vững, không thể tập trung suy nghĩ, gặp chút khó khăn là lúng túng, hoang mang.

“Người thông minh thì sắc khó vơi cạn, người nhân hậu thì sắc hiền hòa, người dũng cảm thì sắc khó uy hiếp, người trung  trinh thì sắc dễ gần, người liêm khiết thì sắc trong sạch”, khí sắc tốt thì nét mặt trầm tĩnh, bình thản, khí sắc xấu thì nét mặt hoảng loạn, bất an. Đây cũng là một cách nhận biết con người qua khí sắc.

Thời Tam Quốc, vào những năm cuối đời Tào Ngụy, có bảy người bạn tâm đầu ý hợp, thường xuyên ngồi uống rượu trong rừng tre ở ngoại ô thành Lạc Dương, ngâm gió cợt trăng, rượu thơ thù tạc, người thời đó gọi là “trúc lâm thất hiền”.
Trong bảy vị “thất hiền” này thì Vương Nhung là người có tài quản lý tài chính nổi tiếng trong lịch sử, từ nhỏ đã có khí phách khác thường. Ngụy Minh Đế có một con hổ do địa phương tiến cống, con hổ này vô cùng hung dữ. Sau khi đã thưởng lãm thỏa thuê, Ngụy Minh Đế sai người mang con hổ đã được nhốt trong chuồng gỗ đặt ở quảng trường trước hoàng cung để dân chúng trong kinh thành được mở rộng tầm mắt.
Quả nhiên, mọi người đều bàn tán xôn xao, ai cũng muốn được tận mắt nhìn thấy hổ. Mọi người kéo đến kín cả quảng trường. Lúc đó, Vương Nhung mới bảy tuổi cũng hòa vào dòng người đi xem hổ, ông thấp bé nên len lỏi giữa đám đông, cuối cùng đã chen đến trước chuồng hổ.

Mọi người hào hứng nhìn ngắm vị chúa tể sơn lâm trong chuồng gỗ, chốc chốc lại dùng tay chỉ trỏ, không hề sợ hãi. Đột nhiên con mãnh hổ chồm lên chắn song, há to miệng gầm lên dữ dội, miệng đỏ như chậu máu.
Tiếng gầm thét đột ngột làm náo động cả quảng trường. Vì quá bất ngờ, những người đứng xung quanh chuồng hổ sợ đến nỗi run cầm cập. Người khỏe mạnh thì quay lưng có chân chạy, người già yếu chạy không kịp đều
ngã nhào xuống đất, trẻ nhỏ kinh hãi hét lên chạy theo người  lớn. Lúc này, trên quảng trường chỉ còn lại một đứa trẻ sắc mặt tỉnh như không, thản nhiên đứng ngắm con hổ như không hề có. chuyện gì xảy ra, đứa trẻ đó chính là Vương Nhung.

 Từ trên lầu cao nhìn xuống, Ngụy Minh Đế thấy vậy lấy  làm lạ, bèn sai người đến hỏi đứa trẻ xem tại sao lại to gan như thế.

 “Hổ hung dữ như thế, nó gầm lên khiến người lớn cũng bị chạy thục mạng, tại sao con không sợ?”. Viên quan đến bên cạnh Vương Nhung ôn tồn hỏi.

Hổ tuy rất hung dữ nhưng đã bị nhốt trong chuồng, có gì đáng sợ đâu?”. Vương Nhung thản nhiên trả lời.

Viên quan này lại hỏi: “Tại sao người lớn lại sợ hãi và bỏ chạy cả?”.

Vương Nhung đáp: “Hổ là chúa tể của muôn loài, người lớn nghe nhiều câu chuyện về hổ ăn thịt người nên vừa nghe tiếng hổ gầm đã hoảng hốt, không kịp suy nghĩ, chỉ biết bỏ chạy”.

Mỗi người có một thứ “khí” riêng nên sẽ có tâm trạng và  phản ứng khác nhau khi đứng trước cùng một sự việc. Vương Nhung nghe tiếng hổ gầm không sợ bởi vì “khí” của ông phi thường. Lời giải thích của Vương Nhung rất hợp lý. Tuy có " tuổi nhưng ông đã tỏ ra bình tĩnh, gan dạ và lanh lợi khi gặp sự cố. Tinh thần đó thật đáng quý.

Danh mục: THUẬT XEM TƯỚNG
xem thêm