Học cách nhận biết và giải mã khí sắc của con người
Khí sắc của một người phản ánh trực tiếp trạng thái tinh thần của người đó. Người có khí sắc tốt thì tinh lực dồi dào, sức sống mãnh liệt, làm việc hăng say, giàu nghị lực. Ngược lại, người có khí sắc ảm đạm thì tạo cho người khác ấn tượng tiêu cực, tất nhiên sẽ làm việc uể oải, không có ý chí vươn lên. Đây là điều mà các nhà tuyển dụng cần quan tâm.
Nhận biết khí sắc của một người qua dáng vẻ bên ngoài
Con người sống nhờ khí của trời đất, khí chia trong đục, cóng tối, người phân hiền dữ, giàu nghèo, sang hèn, trí ngu. Khí của người chia thành mạnh yếu, khí mạnh thì sức sống dồi dào, khí yếu thì sức sống yếu ớt. Sức sống dồi dào hay yếu ớt đều có liên quan chặt chẽ với công việc và cuộc sống. Người có sức sống yếu ớt thì khó dồn hết tâm trí, sức lực vào công việc, dễ dẫn đến thất bại hoặc không làm được việc gì. Người Có sức sống dồi dào thì tính lực tràn đầy, tinh thần phơi phới. làm việc tích cực, hăng hái vươn lên, đây là điều kiện tất yếu để vượt qua khó khăn, đạt được thành công.
Sắc có nội hàm khá rộng, là sự thể hiện của nhiều yếu tố như khí chất, cá tính, phẩm cách, học vấn, đạo đức, lối sống và vốn sống của một người. Sắc là biểu hiện của tinh thần, sắc mặt vui tươi chứng tỏ tinh thần hân hoan, sắc mặt ủ rũ chứng tỏ tinh thần suy sụp (tất nhiên cũng có người không bộc lộ trạng thái tinh thần qua sắc mặt, vì vậy nhà tuyển dụng cần quan sát các yếu tố khác).
Sắc không nhất thiết phải có liên quan đến màu da. Sắc không trực tiếp chỉ màu da mà là biểu hiện của khí qua màu da. Da trắng mà không sáng thì tất nhiên không phải là màu da khỏe mạnh. Da đen nhưng sáng là dấu hiệu của sinh khí tràn đây, tinh lực dồi dào.
Người xưa cho rằng mối quan hệ giữa khí và sắc như nguồn với dòng, khí là gốc rễ, sắc là biểu tượng; sắc bắt nguồn từ khí, là biểu hiện bên ngoài của khí; khí mạnh thì sắc tốt, sáng sủa, khí yếu thì sắc xấu, ảm đạm. Nếu khí biến đổi thì sắc cũng biến đổi theo, người xưa gọi chung là khí sắc. Ví dụ, khi một người bị bệnh, mọi người thường nói người đó có khí sắc không tốt.
Tăng Quốc Phiên cho rằng:
Khí là vị thần chủ yếu tồn tại và phát triển trong bản thân mỗi người, ở bên trong cơ thể là tinh thần, ở bên ngoài cơ thể là khí sắc. Khí sắc có nhiều loại.
Có loại khí sắc xuyên suốt cả đời người, như dân gian nói: “thời kỳ thiếu niên khí sắc nhạt, nhạt có nghĩa là khí non sắc nhạt, thời kỳ thanh niên khí sắc sáng, sáng có nghĩa là khí mạnh sắc sáng, thời kỳ tráng niên khí sắc thắm, thắm có nghĩa là khí đầy sắc thắm, thời kỳ lão niên khí sắc mộc, mộc có nghĩa là khí chắc sắc mộc”.
Có khí sắc xuyên suốt một năm, như dân gian nói: “mùa xuân khí sắc xanh, mùa hạ khí sắc đỏ, mùa thu khí sắc vàng, mùa đông khí sắc trắng”.
Có loại khí sắc xuyên suốt một tháng, như dân gian nói: “mỗi tháng sau ngày mùng một cành lá sum suê, sau ngày 15 như ẩn như hiện”.
Có loại khí sắc xuyên suốt một ngày, như dân gian nói: “sáng sớm tỉnh lại, ban ngày sung mãn, chạng vạng suy giảm, ban đêm tĩnh lặng”.
Trong giới tự nhiên, không có gì dễ tác động đến con người và sự vật như khí; và một người có phong thái uy nghi có thể trở thành tấm gương cho người khác noi theo. Cho nên phong thái uy nghi của con người cũng có thể tác động đến người khác, đó chính là khí tượng.
Cân Tư Lục” nói: “Khổng Tử là nguyên khí của trời đất, chứa gió xuân ấm áp, còn Mạnh Tử như khí thu lạnh lẽo. Khí tượng của Khổng Tử bao trùm mọi thứ, Nhan Hồi tuân theo lời dạy của Khổng Tử, là một thứ khí tượng tự nhiên hài hòa, không nói một lời sáo rỗng mà vẫn có thể làm động lòng người, còn Mạnh Tử thì tài hoa bộc lộ rõ. Khổng Tử giống như trời đất, Nhạn Hồi giống như gió ấm, còn Mạnh Tử có khí tượng uy nghiêm như Thái Sơn”.
Cuộc đời mỗi người trải qua một chặng đường dài, chúng ta có thể chia chặng đường ấy làm bốn giai đoạn: thời thiếu niên. thời thanh niên, thời tráng niên và thời lão niên. Sự phát triển và biến đổi về tâm sinh lý của con người có sự khác biệt nhất định giữa các giai đoạn, thậm chí một số mặt khác nhau rất rõ rệt chẳng hạn, tùy mỗi giai đoạn mà màu da có độ sáng tối khác nhau.
Con người giống như cây xanh, lúc mới mọc thì khí yếu sắc nhạt; lúc phát triển thì khí mạnh sắc sáng; lúc cành lá sum suê thì khí đầy sắc thắm, lúc già thì khí chắc sắc mộc. Con người và cỏ cây đều là sản phẩm của trời đất, hơn nữa con người lại chung đúc nên linh khí của đất trời, nên thời thiếu niên sắc thuần nhã, thời thanh niên sắc sáng trong, thời trang niên sắc rực rỡ, đến thời lão niên sắc mộc mạc, đây là quy luật về sự biến đổi khí sắc qua các giai đoạn của đời người.
Không có thứ khí sắc nào lại “nhất thành bất biến” trong suốt cuộc đời con người. Dựa vào quy luật này, chúng ta có thể quan sát và hiểu được sự biến đổi khí sắc ở mỗi người.
Con người dựa vào khí để tồn tại và phát triển. Muốn xét đoán con người qua sắc, chúng ta phải hiểu thật cặn kẽ khai niệm khí sắc. Như đã trình bày ở trên, đây không phải là yếu tố bất biến. Vì vậy, chúng ta phải hiểu được quy luật biến đổi của khí sắc thì mới nắm vững bản chất của nó, từ đó tránh được tình trạng chỉ mới nhìn thấy một phần nào đó đã cho rằng mình biết toàn bộ sự vật.
Sắc xấu thể hiện qua hai dấu hiệu: màu xanh và trắng.
Xét về mặt sinh lý, hai màu xanh, trắng là biểu hiện của tình trang sức khỏe không tốt. Màu xanh ở đây không phải là màu xanh của cây cối sinh trưởng vào mùa xuân mà là màu của cơ thể không khỏe do khí huyết ứ trệ. Màu trắng ở đây chỉ làn da trắng bệch như xương khô, bột trắng, là biểu hiện của khí huyết suy kiệt. Vì vậy có thể thấy, hai màu xanh, trắng đều là màu da của cơ thể không khỏe mạnh.
Người có sắc mặt xanh do lao tâm, nếu sắc xanh như mực thấm trên giấy nhưng có pha lẫn sắc đen và có độ bóng thì bệnh tình chưa nguy hiểm đến tính mạng, có thể chữa trị khỏi bằng cách nghỉ ngơi; sau một thời gian, khuôn mặt sẽ dần dần mất hẳn sắc xanh. Nếu khí sắc xám xịt, lờ đờ, sắc mặt xanh như màu khói thì đó là tử sắc, bệnh tình khó cứu, người này sẽ gặp tai họa khó lường trong thời gian rất ngắn.
Xưa kia, Biển Thước ba lần triều kiến Thái Hoàn Công đều khuyên Hoàn Công chữa bệnh nhưng trong lần gặp cuối cùng, ông đã im lặng và vội vàng cáo lui. Ông không muốn nói thêm điều gì bởi ông đã nhìn thấy cái chết không thể cứu trong khí sắc của Thái Hoàn Công một người ngoan cố và xem thường tính mạng của mình.
Nếu thân thể tổn hại vì “tửu sắc” và tinh thần mệt , đầu lông mày thường xuất hiện sắc trắng, đây là dấu hiệu , thân phế hư tổn. Nếu tình trạng không nghiêm trọng thì chỉ cần nghỉ ngơi, dưỡng sức vài ngày là có thể có thể hồi.
Nhưng nếu ai đó có sắc mặt trắng như: "xương khô, bột trắng" thì bênh của họ không thể cứu chữa được. Sắc mặt như vậy chứng tỏ thận đã suy yếu cực độ, tinh lực đã giảm sút nó gần như cạn kiệt, và họ sẽ khó tránh khỏi cái chết.
Tuy nhiên, nếu sắc mặt trắng mà sáng sủa, có Kim Thổ tương xứng thì không có hại. Màu trắng vốn không tốt, nhưng nếu Kim Thổ tương xứng, thì màu vàng của Thổ có thể nuôi dưỡng màu trắng của Kim, nghĩa là Thổ Kim tương sinh, đây là điều có lợi.
Nếu sắc mặt của một người có màu vàng (ấn đường, vùng giữa hai hàng lông mày, xuất hiện sắc vàng như có một áng mây che phủ hoặc hai bên gò má có vệt vàng lan rộng ra ngoài như hai cánh cắm vào hai bên tóc mai) thì đó là dấu hiệu tốt, cho thấy người này có thể gặp điều tốt đẹp. Từ đó có thể thấy khí sắc cũng là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta hiểu được tình trạng sức khỏe cũng như cuộc sống của người nào đó.
Người có khí sắc mạnh thì nước da hồng hào, tươi sáng.
Châu ngọc sở dĩ quý hơn gạch ngói hàng vạn lần là vì nó sáng lấp lánh, nếu mất đi ánh sáng này thì châu ngọc về chẳng khác gì gạch ngói, tơ lụa nếu mất đi độ bóng, sáng thì cũng chẳng khác gì vải thô bình thường. Con người cũng như vậy, khí sắc dồi dào thì vẻ ngoài tươi sáng, nếu mất đi sự tươi sáng thì khó mà có vận mệnh tốt đẹp.
Những năm đầu thời Nguyên có một người tên là Lý Quốc Dung, ông có tài nhìn người qua khí sắc, lúc bấy giờ được mọi người truyền tụng là thần nhân.
Một hôm, cháu của Tạ hoàng hậu ở Nam Ninh là Tạ Thoái Lạc chuẩn bị sẵn bữa tiệc từ sáng sớm, mời Lý Quốc Dụng đến cùng ăn. Khi đến nơi, Lý Quốc Dụng ngồi vào vị trí chính giữa, đó là vị trí nổi bật nhất.
Trong lúc ăn, các quan liên tục mời Lý Quốc Dụng tiên đoán lành dữ, nhưng ông chỉ nhìn họ mà không nói một lời. Đúng lúc đó, một viên quan cấp dưới từ ngoài bước vào, mọi người đều nhận ra đó là Triệu Mạnh Phủ. Người này mặt nổi đầy mụn nhọt, trông rất hãm tài.
Vừa trông thấy Triệu Mạnh Phủ, Lý Quốc Dụng liền đứng dậy bước ra chào đón, hành động này khiến mọi người kinh ngạc.
Ông nói với các vị khách tại bàn tiệc: “Ta từ phương bắc qua Trường Giang đã xem tướng cho rất nhiều người, nhưng chỉ có người này là tốt phúc nhất. Khi nào mụn nhọt trên mặt lành hết, ông ấy sẽ được một bậc đế vương triệu kiến. Sau này, chắc chắn ông ấy làm quan đến nhất phẩm, nổi danh khắp thiên hạ”.
Quả nhiên về sau, Triệu Mạnh Phủ trở thành đại thần cực kỳ nổi tiếng của hoàng đế Hốt Tất Liệt đời Nguyên, làm Hàn lâm viện Thừa chỉ, tiếng tăm lẫy lừng.
Người ta vẫn chưa biết được tính xác thực của câu chuyện này. Và chúng ta cũng cần thận trọng khi phán đoán tương lai của một người mà chỉ dựa vào khí sắc. Để hiểu rõ một người thì ngoài khí sắc, chúng ta cần phải quan sát cử chỉ hành động, ngôn ngữ và phong thái của người đó.
Mặt khác, trong một số trường hợp, chúng ta cũng có thể xét đoán con người thông qua một vài điểm nào đó mà không cần nắm toàn bộ hoạt động của họ, nghĩa là có thể dùng đắc đạo và khí tượng để đánh giá thánh nhân hiền sĩ, dùng tài năng và thức độ để đánh giá anh hùng hào kiệt, dùng khí cục và thần vận để đánh giá danh nhân nhã sĩ, đó là phương pháp rất hiệu quả mà người xưa đã tổng kết.
Các nhà tuyển dụng từ trước tới nay đều chú trọng đến tài năng, trí tuệ và phẩm chất đạo đức khi đánh giá con người nhằm xác định hiệu quả làm việc của người đó. Tuy nhiên, cuộc sống và sức khỏe cũng có liên quan đến tài năng và sự nghiệp của họ. Vì vậy, việc dựa vào khí sắc để đoán biết tình trạng sức khỏe và tinh thần làm việc của một người cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa khí sắc trong và đục
Trong nhân tướng học truyền thống, khái niệm “khí sắc” được chia thành hai khái niệm riêng biệt là “khí” và “sắc”, đây là hai khái niệm độc đáo trong triết học cổ đại của Trung Quốc. Khí tồn tại khách quan, vừa chỉ vật chất có tính tổng hợp, không hình dạng, không màu sắc, không mùi vị, lưu chuyển không ngừng trong cơ thể sống, vừa chỉ động lực của sự sống (sức sống).
Khí sung mãn có thể thể hiện ra bên ngoài và chúng nhận biết được. Còn sắc hiện rõ ở bên ngoài cơ thể, là một trong các hình thức thể hiện của khí; xét từ góc độ cơ thể thì sắc là sự thể hiện của khí qua màu da. Trung y cho rằng khí và sắc như hình với bóng, khí là gốc rễ của sắc, sắc là mầm non của khí, sắc biểu hiện khí, khí quyết định sắc.
Khí lại được chia thành hai loại là khí tiên thiên (do bẩm thụ) và khí hậu thiên (do tu dưỡng), nó luôn vận động, biến đổi không ngừng.
Mạnh Tử từng nói: “Ta biết nuôi dưỡng cái khí hạo nhiên của ta”, thì khí đó chính là khí hậu thiên.
Thần y Biển Thước là người rất giỏi quan sát khí sắc.
Biển Thước là thầy thuốc giỏi nổi tiếng thời Chiến Quốc. Có lần ông đi ngang qua nước Tề, Thái Hoàn Công biết tin liền phái người tiếp đón ông theo lễ nghi đón khách quý.
Vừa gặp Thái Hoàn Công, Biển Thước liền nói: “Theo quan sát của thần thì bệ hạ đang bị bệnh, may là bệnh chỉ mới ở ngoài da, nếu chữa trị sớm thì sẽ không nguy hiểm”.
Nhưng Thái Hoàn Công cười và nói: “Ta khỏe mạnh như vậy, đâu có bệnh tật gì”.
Đợi Biển Thước đi khỏi, Hoàn Công nói với các cận thần: “Không ngờ danh y Biển Thước chỉ vì trục lợi lại bảo một người khỏe mạnh là có bệnh”.
Năm ngày sau, Biển Thước lại triều kiến Thái Hoàn Công và nói: “Bệnh của bệ hạ đã lan đến huyết mạch, nếu không chữa trị sẽ rất nghiêm trọng”.
Nhưng Thái Hoàn Công không tin, vẫn trả lời rằng mình không có bệnh.
Lại năm ngày sau, Biển Thước tiếp tục vào triều và nói với Thái Hoàn Công: “Bệnh tình của bệ hạ đã xâm nhập vào nội tạng, nếu vẫn không chữa trị, e sẽ rất nguy hiểm”.
Lúc này, Thái Hoàn Công hơi lộ vẻ không vui, cho rằng Biển Thước lại đến hù dọa mình nên chẳng quan tâm đến ông.
Rồi năm ngày nữa tiếp tục trôi qua, Biển Thước lại triều kiến Thái Hoàn Công, lần này ông không nói thêm điều gì, vội vàng cáo lui. Thái Hoàn Công cảm thấy rất buồn, bèn sai người đến hỏi Biển Thước vì sao lại ở bỏ đi.
Biển Thước nói: “Lúc bệnh còn ở ngoài da, xoa bóp thì có thể chữa khỏi; lúc bệnh lan đến huyết mạch, châm cứu thì có thể chữa khỏi; lúc bệnh xâm nhập vào nội tạng, dùng thuốc điều trị dần dần, cũng có thể chữa khỏi. Nhưng giờ bệnh của Hoàn Hầu đã đi sâu vào xương tủy, ngay cả vị thần nắm giữ sinh mệnh cũng không cứu được, huống chi là Biển Thước ta?”.
Quả nhiên năm ngày sau, bệnh tình của Thái Hoàn Công trở nặng. Hoàn Công vội sai người đi mời Biển Thước đến chữa trị thì được tin ông đã rời nước Tề. Cuối cùng, Thái Hoàn Công nằm liệt giường, chẳng bao lâu thì qua đời.
Trong ba lần gặp Thái Hoàn Công, Biển Thước không hỏi thăm tình trạng sức khỏe, không bắt mạch mà vẫn biết bệnh tình của Hoàn Công nhẹ hay nặng. Ông đã chẩn bệnh bằng cách nhìn khí sắc.
Người xưa rất giỏi nhìn khí sắc để phân biệt sự trong đục, tốt xấu. “Hàn Thi Ngoại Truyện” chép rằng:
“Nếu trong lòng có ý lương thiện, ngay thẳng thì nhìn mặt mũi cũng sẽ thấy được, nếu trong lòng có ý tà ác, dâm ô thì mặt mũi cũng không thể che giấu được”.
Người xưa cho rằng con người sống nhờ bẩm thụ khí của trời đất, khí chia ra trong đục, sáng tối; con người phân thành thiện ác, hiền dữ, giàu nghèo, sang hèn, trí ngu, những đặc điểm này đều hể hiện qua khí sắc. Khí mạnh thì sức sống cũng manh, đầu óc sẽ minh mẫn, xử lý vấn đề sẽ chính xác, ít sai sót. Khí yếu thì sức sống cũng yếu, tinh lực không dồi dào, đầu óc sẽ mụ mị, làm việc hay phạm lỗi.
Ngoài ra, mức độ mạnh yếu của khí cũng có liên quan đến tính tình. Người có khí mạnh thì tính tình phải trầm tĩnh mới tốt; khí yếu vốn không tốt, nhưng nếu tính tình trầm tĩnh thì vẫn có thể chấp nhận được, còn nếu khí yếu mà tính nóng nảy thì rất có hại.
Tóm lại, nếu dựa vào mối liên hệ giữa khí và tính tình mà xếp thứ hạng thì tốt nhất là khí mạnh và tính trầm tĩnh, đứng thứ hai là khí mạnh nhưng tính không trầm tĩnh, đứng thứ ba là khí yếu mà tính trầm tĩnh, thấp nhất là khí yếu và tính không trầm tĩnh.
Thông qua khí sắc của một người, chúng ta có thể biết được tính tình của người đó trầm tĩnh hay nóng nảy. Người thường vừa được khen vài câu đã vui mừng ra mặt, vừa bị xử phạt một chút đã sợ đến hồn bay phách lạc, vừa bị chê bai đôi chỗ đã nổi cơn thịnh nộ.
Nhưng Vương Nhung và Kê Khang (thời Tây Tấn) sống với nhau đến 20 năm mà Vương Nhung chưa từng thấy Kê Khang lộ vẻ vui mừng hay tức giận.
Tể tướng Lữ Đoàn thời Bắc Tống được nhà vua tuyên dương, khen ngợi cũng không mừng, gặp trắc trở gian nan cũng không sợ. Họ đều là người có tài, có đức. Cho nên, người thật sự tài giỏi sẽ không nông nổi, hấp tấp, người muốn làm nên việc lớn phải biết giữ bình tĩnh, kìm nén cơn giận.
Tống Cận cũng chỉ ra cách phân biệt tiểu nhân và quân tử dựa vào khí sắc
Mừng giận không lộ ra ngoài, vinh nhục chẳng bận tâm, ở trong tình thế nguy nan mà vẫn bình tĩnh, nghe lời khen chê mà mặt vẫn không biến sắc, xem thiên hạ thịnh suy và xem việc trị loạn là nhiệm vụ của mình, lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, người như vậy là bậc quân tử lý tưởng nhất.
Phẫn nộ nhưng không quá mức, đắc ý mà vẫn giữ được chừng mực, không suy đoán cuộc đời trong tương lai, sự nghiệp được mất cũng không mừng giận tức thời, không phỏng đoán vinh nhục phía trước, càng chẳng lấy đó làm vui buồn người như vậy là bậc quân tử gần gũi với người thường.
Sống theo tình cảm, ơn thù phân biệt rõ ràng, thích giở thủ đoạn dối trên lừa dưới, cố chấp bảo thủ, yêu kẻ đồng đảng, ghét người khác mình, suy tính hơn thiệt, sợ người khác nhắc lại những việc lúc chưa thành đạt, đây là kẻ tiểu nhân cực kỳ xảo trá.
Mới gặp chút khó khăn đã luống cuống hốt hoảng, vừa bắt tay vào việc đã bối rối hoang mang, nôn nóng hấp tấp, thích khoe mẽ, sợ người khác nhắc đến khuyết điểm, sắp được cất nhắc thì hí ha hí hửng, đây là kẻ tiểu nhân dễ để lộ cảm xúc chứ không giỏi mưu mô thủ đoạn.
Người bình thường chỉ có thể “lấy thành bại luận anh hùng”, nhưng người xưa rất giỏi xét đoán con người, luôn nhận ra sở trường của một người mà không cần dựa vào sự thành bại của họ.
Vì vậy, chúng ta vẫn có thể đánh giá được người khác thông qua việc quan sát kỹ cách họ làm việc, có thể nhìn thấu tâm tính, phẩm chất của người khác ngay từ khi họ bắt tay vào việc chứ không cần đợi đến lúc họ hoàn tất công việc.
Người thành công khi bắt tay vào việc đã thể hiện được quyết tâm, tính cách trầm tĩnh, phong thái tự nhiên thoải mái, còn kẻ ngốc không bộc lộ được chí lớn, làm việc trong tâm trạng phấp phỏng bất an.
Từ đó có thể thấy nhà lãnh đạo cũng cần phải giỏi nhìn người qua khí sắc để có thể chọn đúng và dùng đúng người.