Học cách nhìn người qua lời nói

Mặc Tử cho rằng lời nói có thể diễn tả nhận thức. Thật vậy, ngôn ngữ của một người có thể phản ánh khá rõ tư tưởng của người đó. Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải tư tưởng, và tư tưởng là linh hồn của ngôn ngữ.


Tính cách con người quyết định cách nói

Con người thành công hay thất bại một phần cũng xuất phát từ lời nói, cách nói. Tư tưởng và cách đối nhân xử thế của mỗi người bộc lộ khá rõ qua cách diễn đạt. Những người có tư tưởng, trình độ học vấn, tính cách khác nhau thì nói năng khác nhau, nội dung thông tin được chuyển tải qua lời nói cũng sẽ khác nhau.
Do vậy, ngôn từ đóng vai trò khá quan trọng trong việc xét đoán con người. Qua lời nói của một người, chúng ta có thể đoán được tính cách của người đó.

Lần đầu tiên gặp Tần Thủy Hoàng con người uy vũ, dũng mãnh đã thống nhất Trung Nguyên, Hạng Vũ nói:
“Có thể đánh bại và thay thế hắn”.
Câu nói này thể hiện sự thành thật và can đảm của Hạng Vũ, nhưng đồng thời cũng cho thấy đó là kẻ ăn nói lỗ mãng, không biết che giấu cơ mưu.
Còn Lưu Bang khi gặp Tần Thủy Hoàng thì thở dài và nói lớn:
“Như vậy mới là đại trượng phu!”
Câu nói toát lên sự ngưỡng mộ. Lời nói khác
nhau của hai người đã phản ánh trung thực tính cách của họ, cho thấy Lưu Bang là người kín đáo và uyển chuyển hơn Hạng Vũ rất nhiều.

Trong cuộc chiến tranh Hán-Sở, tương quan lực lượng giữa Hạng Vũ và Lưu Bang thực ra không cân sức. Hạng Vũ có ưu thế hơn Lưu Bang, có quân lính tinh nhuệ, lại là người uy vũ, dũng mãnh, lập được chiến công to lớn, tiếng tăm lẫy lừng, nhưng cuối cùng đã thất bại trong cuộc chiến.
Hạng Vũ nói năng hấp tấp, xử sự lỗ mãng, không suy xét cẩn thận, chính
cách đó đã đưa đến kết cục bại trận. Chẳng hạn, vì nhẹ dạ tin vào những lời đồn thổi cho rằng Phạm Tăng cấu kết với địch nên khi Phạm Tăng khuyên nhanh chóng tấn công thành,
Hang Vũ đã nổi giận và nói: “Không phải ta không muốn nghe theo ông, chỉ sợ rằng sau khi đánh chiếm được thành, thì ông sẽ ném xác ta mất!”.
Phạm Tăng không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tức giận thu xếp hành lý về quê. Nếu Hạng Vũ bình tĩnh, suy xét cẩn thận trước khi nói thì có lẽ đã không trúng kế của địch. Vì nóng nảy, ăn nói lỗ mãng nên Hạng Vũ đã đánh mất một trợ thủ đắc lực như Phạm Tăng, về sau thất bại đã tự vẫn ở Ô Giang.

Khác với Hạng Vũ, Lưu Bang là người nói năng, hành sự rất thận trọng. Trong lúc tình thế nguy cấp, Hàn Tín xin Lưu Bang phong cho mình làm “Giả Tề Vương” mà chẳng quan tâm tới việc Lưu Bang đang khốn đốn ở Huỳnh Dương.
Tuy vậy, Lưu Bang vẫn trả lời một cách lịch sự: “Đấng trượng phu bình định thiên hạ, đã làm thì phải làm đế vương thật, làm đế vương giả để làm gì?”, rồi phái Trương Lương đến chỗ Hàn Tín, phong Hàn Tín làm Tề Vương.
Về sau, Hàn Tín và Bành Việt chia nhiều đường phối hợp tiến công, đánh bại Hạng Vũ ở Cai Hạ, đưa Lưu Bang lên ngôi báu.

Nếu ở vào vị trí của Lưu Bang, có lẽ Hạng Vũ đã nổi cơn thịnh nộ trước lời thỉnh cầu của Hàn Tín (một kẻ chẳng hề quan tâm đến sinh mệnh của chúa mà chỉ nghĩ đến mình), nói :  gì đến chuyên trả lời một cách lịch sự và phong vương cho Hàn Tín.

Như vậy, lời nói, cách nói phụ thuộc vào tính cách của mỗi người. Có người thích nói những đề tài rộng lớn nhưng chỉ nói qua loa, không quan tâm đến chi tiết, họ giỏi nắm bắt toàn bộ sự việc nhưng không thể đi sâu vào vấn đề cụ thể. Có người phân biệt đúng sai rạch ròi, tỏ rõ lập trường kiên định lúc nói chuyện, họ hơi cố chấp, không linh hoạt trong giải quyết vấn đề. Có người kiến thức phong phú nên dùng ngôn từ sắc bén,  lý giải vấn đề sâu sắc. Có người nói năng gay gắt, khi nắm được điểm yếu của người khác thì chỉ trích kịch liệt. Có người nói năng chậm rãi, từ tốn, tính cách khoan dung, hiền hòa, suy nghĩ chậm, suy tính kỹ lưỡng. Có người nói năng ý tứ, dịu dàng, không tỏ vẻ ganh đua, hiếu thắng, khuyết điểm của họ là nhút nhát, không có chí tiến thủ. Có người thích nói những vấn đề mới lạ, họ có tư duy độc lập, dám nói không với quyền uy, dám thách thức truyền thống, nhưng dễ cực đoan, quá khích.

Xét người qua lời nói và cách diễn đạt

Chúng ta thường bắt gặp những  kiểu người sau: 

  1. Người biết lắng nghe: Loại người này có thể diễn tả đúng  mấu chốt của vấn đề chỉ trong vài câu nói, có thể lĩnh hội ý kiến của người khác, trả lời ngắn gọn khi được hỏi. Họ là người khiêm tốn, hòa đồng, chu đáo, quyết đoán, có tư chất quản lý và lãnh đạo, có tư duy chặt chẽ. Họ xem xét sự việc kỹ lưỡng khách quan và toàn diện, đưa ra quyết định phù hợp với thực  tế. Đây là những người có thể đảm đương trọng trách, giúp doanh nghiệp gặt hái thành công.
  2. Người làm việc cẩn thận: Loại người này thường bộc lộ sự lo lắng qua cách nói như “Tôi lo...”, “Nhỡ ra...”. Chúng ta có cảm giác họ nhút nhát, ngại việc. Nhưng thật ra họ là người có tinh thần trách nhiệm, hiểu rõ những việc mình làm và kết quả công việc, thường tính đến các tình huống có thể xảy ra chứ không phải đợi đến lúc “mất bò mới lo làm chuồng”, tư duy của họ khá chặt chẽ. Do lường trước những khó khăn và vấn đề sẽ gặp phải nên công việc của họ thường thuận lợi, suôn sẻ, đạt kết quả tốt đẹp.
  3. Người bộc trực: Loại người này rất thẳng thắn, thật thà, luôn nói thẳng những suy nghĩ của mình, không nói vòng vo, không giỏi bày mưu tính kế, trọng nghĩa, phóng khoáng, hăng hái làm việc. Đây là những người đáng tin cậy. Tuy nhiên, do nói quá thẳng, quá thật, không chú ý đến phản ứng của người khác nên họ có thể làm tổn thương người khác.
  4. Người có tính khôi hài: Loại người này có cách nói hài hước, dí dỏm, cách nói ấy không chỉ gây cười mà còn chứa đựng trí tuệ, thể hiện sự thông minh. Họ thường có quan hệ tốt với mọi người, có sức cuốn hút, dễ trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Họ có khả năng ứng phó với những tình huống không mong đợi, có sức tác động mạnh mẽ, có thể làm giảm không khí căng thẳng trong các cuộc nói chuyện. Những người này thích hợp với công việc tiếp thị, giao tiếp.
  5.  Người chuộng cái mới: Loại người này thích sự thử thách, có trí tưởng tượng phong phú, tiếp thu cái mới rất nhanh, thực hiện được từ ngữ mới thì vận dụng ngay. Họ không thích để bụng, có vấn đề gì đều nói ra (nếu không sẽ cảm thấy khó chịu). Khuyết điểm của họ là không có chủ kiến, dễ thay đổi hay do dự. Nếu bình tĩnh nghiên cứu vấn đề một cách nghi  túc và có lòng quyết tâm, có khả năng họ sẽ trở thành nghề: có chuyên môn giỏi. Những người này thích hợp với công việc mang tính sáng tạo.
  6. Người học rộng đa tài: Loại người này rất thông minh, tuy hiểu rộng biết nhiều nhưng không khoe khoang, có khả năng dùng từ chính xác. Họ giỏi nắm bắt thông tin từ người khác, hiểu ngay ý đồ của người khác khi quan sát các tình huống trước mắt, Có đôi mắt tinh tường, nhanh chóng nắm bắt thời Cơ, biết tùy cơ ứng biến, có năng lực giao tiếp, khéo dàn xếp các mối quan hệ, tư duy linh hoạt, không rập khuôn, có óc sáng tạo. Những người này có đủ năng lực lãnh đạo.
  7. Người bểm mép: Loại người này nói nhiều và khéo nói, dễ tạo ấn tượng tốt với người khác, thoạt nhìn có vẻ là người học nhiều hiểu rộng. Họ thường bàn về những lý luận mới nhất nhưng lại không có bản lĩnh thật sự. Khi được hỏi về một vài đề cụ thể hoặc được giao một nhiệm vụ cụ thể, họ thưol54 tránh, chỉ trả lời hoặc làm việc theo kiểu đối phó.
  8. Người thuộc kiểu “thùng rỗng kêu to”: Đây là loại người khoác lác, hiểu biết có hạn nhưng lại nói nhiều, hay khoe khoang kiến thức, hay đề cập đến những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực, tỏ vẻ mình là người học rộng tài cao nhưng không gặp thời, tự cho mình là đúng và biết mọi việc trong khi sự thật không phải như vậy. Các nhà quản lý cần hết sức thận trọng khi tuyển dụng những người này dù họ cũng có chút năng lực.
  9. Người giấu dốt: Đây là kiểu người “không biết nhưng giả vờ biết”, họ tỏ vẻ như mình đã hiểu ý kiến của người khác và dựa vào ý kiến đó để phát biểu. Những người này vì sĩ diện mà giấu dốt, vì sợ người khác chê cười nên che giấu sự kém cỏi của mình. Họ không có năng lực làm việc nên sẽ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp nếu đảm nhận công việc. Ngoài ra, có người do tình thế bắt buộc hoặc vì muốn lấy lòng ai đó nên dù “không biết vẫn giả vờ biết”.
  10. Người sống theo kiểu “lẩn vào đám đông”: Loại người này Có vốn sống nhất định, biết cách bảo vệ bản thân, luôn đồng tình với ý kiến của người khác, mọi người phát biểu thế nào họ cũng phát biểu như thế. Họ sống theo kiểu “lẩn vào đám đông” để người khác không nhận ra bản chất của mình, thậm chí đôi lúc còn được đánh giá là người có kiến giải sâu sắc. Những người này chủ yếu muốn kiếm miếng cơm manh áo, không gây cản trở công việc (trừ phi có ý định xấu). Tốt nhất là các nhà quản lý không nên tuyển dụng họ.
  11.  Người có tính đố kỵ, hẹp hòi: Loại người này không thừa nhận mặt tốt của người khác, luôn sợ người khác hơn mình. Khi được cấp trên hỏi về tình hình công việc của một người, họ thường nói vòng vo để vạch ra nhược điểm của người đó, tỏ ý không phục tài năng của người đó. Nhà lãnh đạo không nên tin tưởng những người có tính đố kỵ như vậy.

Người xưa nói rằng: “Lời nói phóng đãng thì ta biết nó chìm đắm ở chỗ nào, lời nói không đúng đắn thì ta biết nó lệch lạc ở chỗ nào, lời nói úp úp mở mở thì ta biết nó đuối lý ở chỗ nào”. Khi xét đoán một người, chúng ta có thể dựa vào những lời nói thiếu thành thật để nhận ra chỗ khiếm khuyết trong tính cách của người đó.

Theo Tăng Quốc Phiên thì thành thật là cái gốc của việc đối nhân xử thế. Ông cho rằng dụng binh lâu ngày thì sinh thói kiêu căng lười biếng, kiêu căng lười biếng ắt dẫn đến thất bại, sở dĩ cần cù chữa được lười biếng, cẩn thận chữa được kiêu căng là do hai đức tính ấy gắn liền với thành thật, lấy thành thật làm gốc.

Theo ông, sở dĩ trời đất bất diệt, quốc gia đứng vững, đức nghiệp của thánh hiền lớn mạnh là do “thành thật” mà ra, sở dĩ hào kiệt làm được hào kiệt, thánh hiền làm được thánh hiền là do họ quang minh chính đại hơn người.
Từ đó, ông cho rằng: “Người nói quá sự thật thì không thể dùng vào việc lớn” hay “Người nói khéo léo, lươn lẹo thì phải tránh xa”. 
Do vậy, khi chọn nhân sự, chúng ta cần chú ý đến mức độ  thành thật trong lời nói của các ứng viên.

Tóm lại, lời nói cũng là một trong những căn cứ giúp nhà quản lý xét đoán con người. Trong quá trình tiếp xúc, trò chuyện với một người, dựa vào lời nói và cách nói, nhà quản lý có thể đoán được tính cách, thái độ và tinh thần làm việc của họ, từ đó dự đoán họ có hoàn thành công việc tốt đẹp hay không. Đây là một khâu không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng nhân sự, trong việc chọn và dùng người.

Danh mục: THUẬT XEM TƯỚNG
xem thêm