NGUỒN GỐC CỦA THUẬT TƯỚNG SỐ VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA THUẬT TƯỚNG SỐ

Âm Dương Ngũ Hành Sự phối hợp giữa Thiên Can Địa Chi và m Dương Ngũ Hành Ngũ Hành và Tứ thời Ngũ phương Năm trạng thái và 12 cung của Ngũ Hành Hình, Xung, Hại, Hóa, Hợp của Can Chi


Phương pháp xem Tướng Số theo Tứ Trụ

Cách sắp Bát tự Suy đoán Đại vận, Tiểu vận, Lưu niên và Mệnh cung Về các thuật ngữ của Ngũ Hành tương sinh tương khắc và Dụng Thần tướng số Cách xem Thiên Can ngày sinh, mệnh cục và Hình, Xung, Hóa, Hợp của Can Chi Cách suy đoán vận mệnh và bệnh tật, tuổi thọ Dựa vào Bát tự Ngũ Hành xem tướng mạo, tính tình con người.

Xem Bát tự, bàn về lục thân Cách xem điều tốt xấu trong Đại vận và Lưu niên

Lệ chứng về nhập cách Bát tự

Cách xem mệnh người nữ Những điều hợp kỵ trong hôn nhân Tướng số trong “Kim Bình Mai" và "Hồng Lâu Mộng”

Ví dụ về Bát tự của các danh nhân cổ đại

Quan niệm về phi mệnh

Quan điểm “Phi Mệnh" của Mặc Tử Có phải người xưa đều tin vào tướng số? Quy luật tượng trưng và phép diễn dịch trong thuật tướng số

Thuật tướng số – học thuật hay mê tín?

Sự xuất hiện của quan niệm Thiên mệnh – Quan niệm Thiên mệnh của Chư Tử thời Tiên Tần

Thời thượng cổ, do tình hình sản xuất chưa phát triển và trình độ nhận thức thấp, con người không thể giải thích được những hiện tượng thần bí trong tự nhiên cũng như hoàn toàn không hiểu rõ về tuổi thọ, vận mệnh của chính mình nên họ đã tưởng tượng rằng trong vũ trụ có một thế lực thần bí chi phối, sắp đặt tất cả mọi việc trong nhân gian. Tư tưởng này chính là quan niệm Thiên mệnh (số trời), “Trời” có thể quyết định sự sống chết của con người và vận mệnh của nhân loại. “Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh” (Đạo trời thay đổi, tính mệnh của vạn vật sẽ chính đính) (Kinh Dịch). Đối với chữ “mệnh” này, người đời sau giải thích rằng: “Mệnh là cái mà con người được bẩm thụ như sang hèn, thọ yểu, vv.”

Khi xem lại quẻ ghi trên mai rùa và văn tự khắc trên các đồ dùng tế lễ thì thấy rằng, bốn chữ “thụ mệnh vụ thiên” (thụ mệnh ở trời) xuất hiện rất nhiều lần. Điều này cho thấy ngay từ thời Ân Chu, quan niệm Thiên mệnh đã bắt đầu nảy sinh trong suy nghĩ của một số người. Sau này, Khổng Tử – tổ sư của Nho gia - tuy là một nhà nho lớn, có kiến thức uyên bác và nhận thức sâu sắc về xã hội loài người nhưng cũng rất tin vào số mệnh. Sở dĩ như vậy là vì thời trẻ, Khổng Tử phải lưu lạc, bôn ba nhiều nước, đi khắp nơi để truyền bá những chủ trương chính trị của mình mong dựng được nghiệp lớn, nhưng sau khi gặp hàng loạt thất bại, ông tỉnh ngộ và hiểu rõ sự lợi hại của vị thần vận mệnh nên rất sợ mệnh trời, vì thế, ông nói: “50 tuổi thì hiểu được Thiên mệnh”. Từ đó, ông cùng các đệ tử của mình ra sức tuyên truyền những tư tưởng như: “sống chết có số, giàu sang do trời”, “không hiểu mệnh trời, không phải là bậc quân tử”, “người quân tử sống dung dị đợi mệnh trời, kẻ tiểu nhân mạo hiểm mong gặp may mắn”. Tuy nhiên, Khổng Tử cũng nói rằng: “Hiền tài hay vô dụng là do tài năng; làm hay không là do người; gặp thời hay không là do thời cơ; sống hay chết là do số mệnh”. Như vậy, có thể thấy Khổng Tử vừa chủ trương tuân theo mệnh trời vừa chủ trương phát huy tính năng động của con người. Vì tài năng và sự nỗ lực của con người là một chuyện, còn sự an bài của vận mệnh về cảnh ngộ, sống chết lại là chuyện khác.

Sau Khổng Tử, Mạnh Tử – cũng là một nhà nho lớn - trong chương 1 của quyển “Mạnh Tử – Vạn Chương” có nói rằng: “Việc không nên làm mà làm, chính là ý trời; việc không nên đến mà đến, đó là mệnh.”Ý Mạnh Tử muốn nói rằng không ai kêu anh làm nhưng anh lại làm, đó là ý trời, không ai muốn nó đến nhưng nó lại đến, đó là số mệnh. Tuy nhiên, Mạnh Tử cũng cho rằng, tuy sức mạnh của số trời là không thể cưỡng lại, nhưng dù sao thì ta vẫn phải dựa theo điều nhân nghĩa của bản thân mà hành động không nên vô cớ để cái chết đến một cách uổng phí. Quả thật, điều này đã bổ sung thêm cho quan niệm Thiên mệnh của Khổng Tử.

Liệt Tử là một người sống rất tự do tự tại nhưng cũng tin vào số mệnh. Trong “Liệt Tử – Lực Mệnh Thiên”, ông đã khéo léo tuyên truyền tư tưởng số mệnh thông qua cuộc đối thoại giữa “Lực” và “Mệnh”. Lực nói với Mệnh rằng: “Công lao của huynh sao có thể so với tôi được?”, Mệnh trả lời: “Huynh có công lao to lớn gì đối với bạn bật trên đời mà lại muốn so cao thấp với tôi?” Lực nói: “Việc sống thọ hay chết yểu, thuận lợi hay bế tắc, giàu sang hay nghèo hèn của con người đều là việc mà Lớc ta làm được.” Mệnh nghe xong lập tức phản bác: “Trí tuệ của Bành Tổ không bằng Nghiêu Thuần nhưng lại sống đến 800 tuổi. Tài hoa của Nhan Hồi xuất chúng hơn người nhưng chỉ sống được 32 năm. Đức độ của Khổng Tử chẳng thua kém các bậc chư hầu, nhưng lại gặp nạn ở nước Trần, nước Thái,... Hành vi của mua Trụ chưa xứng là bậc nhân nghĩa, vậy mà cần ngồi trên ngai vàng của bậc để vương. Nếu như nói rằng Lực huynh có thể phát huy tác dụng thì sao lại để Bành Tô sống thọ mà Nhan Hội chết sớm, Khổng Tử gặp nạn còn Trụ Vương lên ngôi hoàng để?” Lực bị Mệnh phản bác, ngẩn ra hồi lâu mới đáp lại rằng: “Theo cách nói của huynh thì tôi không có công lao gì đối với bạn bật trên đời, nhưng xã hội hiện nay đến nỗi này, sao huynh không ra mặt mà không chế nó?” Mệnh ung dung trả lời: “Tất cả mọi vật trên đời đều phải tuân theo chính bản thân nó mà thay đổi, ai sống thọ sẽ sống thọ, ai chết sớm sẽ chết sớm, ai ngay khốn sẽ nguy khốn, ai thuận lợi sẽ thuận lợi, ai sang sẽ sang, ai hẹn sẽ hèn, ai giàu sẽ giàu, ai nghèo sẽ nghèo, lẽ nào tôi có thể thay đổi được sao?”

Qua đoạn đối thoại thú vị này, ta thấy được tư tưởng của Liệt Tử: Trên thế gian này, sức người không thể giải quyết được những việc không hợp tình hợp lý bởi so với sự an bài của vận mệnh thì sức người quá nhỏ bé.

Ngoài ra, vào thời Tiên Tần, còn rất nhiều học giả tin vào số mệnh, trong đó đông đảo nhất là lực lượng Nho gia. Đến đời Hán, tư tưởng về số mệnh của Nho gia càng ăn sâu vào tâm thức quần chúng. Hoài Nam Khổng Tử/Mạnh Tử/ Liệt Tử

Quan niệm về thiên mệnh

Vương Lưu An cho rằng: “Người nhân nghĩa hay kẻ thấp hèn là ở thời cơ chứ không phải do hành động, lợi hay hại là ở mệnh chứ không phải do tài trí." Còn trong “Pháp Ngôn”, Dương Hùng cũng nói: “Gặp thời hay không là do số mệnh.” Khi có người hỏi ông về số mệnh, ông trả lời: “Mệnh là cái mà trời cao đã định sẵn, không phải do việc làm của con người. Những cái do con người tạo ra không gọi là mệnh, mệnh do trời quyết định thì không thể tránh khỏi.”

Vương Sung - một học giả nổi tiếng thời Đông Hán - tuy cả đời không tin vào quỷ thần và luôn phản đối việc mê tín nhưng cũng kiên quyết cho rằng vận mệnh là sự tồn tại khách quan. Ông nói: “Tất cả những ai gặp

may mắn hay tai họa đều do số mệnh cả, có số mệnh quy định sự giàu sang, nghèo khó, cũng có số mệnh quy định sự sống lâu, chết yểu.” Như vậy, có thể thấy, sự tin tưởng của con người vào số mệnh không chỉ bị tác động bởi các trò lừa bịp suy đoán viển vông của những thầy tướng số sau này, mà còn có sự tham gia, cổ vũ của nhiều người có học vấn, điều này đã làm cho thuật tướng số càng rối rắm phức tạp.

Trong bối cảnh lịch sử như thế, cùng với hàng loạt hiện tượng xã hội bất hợp lý mà con người vẫn chưa thể giải thích được như không đáng được thăng quan mà vẫn được thăng quan, không đáng được giàu sang phú quý mà vẫn được giàu sang phú quý, không đáng phải chịu cảnh nghèo khó mà phải chịu cảnh nghèo khó, hoặc không tự quyết định được tương lai, cuộc sống, sinh mạng của mình đã làm cho con người càng tin vào lý lẽ của tầng lớp trí thức. Còn giai cấp thống trị vì muốn giữ vững địa vị của mình nên cũng vui vẻ tiếp nhận thứ thuyết giáo này, và nghĩ ra nhiều cách để tuyên truyền, lợi dụng chúng. Từ đó trở đi, những người chưa gặp thời vẫn thường tự an ủi mình bằng câu nói “nhìn lên không bằng ai, nhìn xuống không ai bằng”, “thông hiểu mệnh trời mà sống lạc quan”; còn những người suy nghĩ không thông thì ngoài than trời trách đất, đành tự chuốc khổ vào thân vì không phục tùng số mệnh.

Nguồn gốc và quá trình phát triển của thuật tướng số

Quan niệm về số mệnh được các học giả thời Tiên Tần tuyên truyền rộng rãi đã tạo nên trào lưu tin tưởng vào số mệnh rất thịnh hành trong suốt một thời gian dài. Ngay từ thời Ân Thương, giai cấp thống trị đã quen với việc trước khi làm việc gì đều phải bói xem ý trời thế nào, tốt xấu ra sao. Sau đó, do ảnh hưởng của quan niệm về sự tương ứng giữa người và trời đất nên mọi người lại tin rằng vận mệnh của cả thiên hạ và của mỗi người đều liên quan tới thiên thời, tinh tượng. Trong “Chu Lễ – Xuân Quan” có chép: “Phùng Tướng Thị cai quản 12 năm, 12 tháng, 12 giờ, 10 ngày và 28 chòm sao, dựa vào đó mà đoán biết số trời”; còn “Bảo

Chương Thị thì quan sát sao trời, ghi chép những biến động, thay đổi của các vì sao, ngày giờ tháng năm, quan sát những thay đổi của thiên hạ để dựa vào đó mà phân biệt tốt xấu, phân chia địa giới, mỗi vùng đất tương ứng với một vì sao, từ đó đoán định cát hung.”

Thế nhưng, do phương pháp bói quẻ, đoán sao nhằm phán đoán việc cát hung họa phúc của con người chỉ có thể dùng làm căn cứ để phân tích những hiện tượng đã xảy ra và dự đoán các việc cần làm trong tương lai gần nên không đáp ứng được tham vọng muốn biết trước sự giàu nghèo, may rủi, sống chết của con người. Vì vậy, thuật tướng số đã ra đời nhờ có thể đoán được vận mệnh của cả đời người, bao gồm quá khứ lẫn tương lai. Có thể nói, sự ra đời của thuật tướng số là sản phẩm tất yếu khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định và điều đó không chỉ xảy ra ở Trung Quốc mà ở các quốc gia khác trên thế giới cũng thế.

Vậy cơ sở lý luận của sự ra đời thuật tướng số Trung Quốc là gì? Từ thời Tiên Tần Lưỡng Hán đến nay, cùng với sự xác lập rất phổ biến của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trên phương diện triết học, các nhà triết học cho rằng sự ra đời, phát triển, biến hóa của vạn vật trong trời đất đều là sự đối lập cân bằng của Âm Dương, là kết quả của quá trình sinh sôi, phát triển chế ước lẫn nhau của Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cơ thể con người như là một trời đất thu nhỏ, nếu có thể đoán biết được bản tính trời phú cho con người, vậy chẳng phải đã đoán biết được con đường tương lại rồi sao? Dưới sự chi phối của tư tưởng này, Âm Dương Ngũ Hành hiển nhiên trở thành cơ sở lý luận quan trọng để các thầy tướng số đoán định số mệnh.

Dựa vào các sách như “Bạch Hổ Thông Nghĩa” và “Luận Hành” của Vương Sung, có thể nói thuật tướng số Trung Quốc đã ra đời vào thời Lưỡng Hán (206TCN-220). Đọc “Luận Hành” của Vương Sung, ta thấy ông không chỉ tuyên truyền về sự tồn tại tất nhiên của số mệnh, mà còn đưa ra nhiều luận chứng mang tính gợi mở, giúp ích cho việc tìm hiểu những điều kỳ diệu trong số mệnh,

Trong chương “Mệnh Lộc”, Vương Sung viết: “Con người gặp được may mắn hay vướng phải tai họa đều do số mệnh, có số mệnh định sẵn sự giàu sang hay nghèo hèn, cũng có số mệnh cho sống lâu hay chết yểu”, “Người đã có mệnh phú quý thì dù bắt phải nghèo hèn cũng sẽ gặp được điều thiện, điều phúc; do đó, nếu đã có số mệnh sang giàu thì dù đang chịu cảnh nghèo hèn cũng không nên lo lắng, vì sẽ có ngày được thay đổi, còn nếu đã mang số mệnh nghèo hèn thì dù đang sang giàu cũng chưa thể an tâm. Chính vì vậy nên “Tài cao đức hậu, chưa hẳn đã giữ được sự giàu sang; bất tài thiếu đức, chưa chắc sẽ nghèo hèn.” Chẳng hạn bậc tài trí hơn người như Khổng Tử mà “giống như không lập được công gì” bởi “giàu sang là do số mệnh, không phải dựa vào tài năng và trí tuệ". Không những vậy, Vương Sung còn chỉ ra rằng: “Từ bậc vương tử đến kẻ thứ dân, từ bậc thánh hiền đến bọn ngu muội, tất cả những ai có bộ óc, có máu chảy đều có số mệnh cả.” Đến cuối chương, Vương Sung còn viết thêm: “Người tin vào số mệnh thì có thể âm thầm chờ đợi, không cần cực khổ tìm tòi”, “Cái phúc của sự giàu sang không thể cầu mà có; cái họa của sự nghèo hèn không thể trừ bỏ đi”, “ở đời có người không được dạy dỗ mà nên người, có người được dạy dỗ mà lại không nên người. Tính trời cũng giống như số mệnh vậy.” Điều này ý muốn nói, số mệnh gắn liền với tính trời, không phải là điều mà sức người có thể thay đổi.

Trong chương “Khí Thọ”, Vương Sung bàn về vấn đề trường thọ hay đoản mệnh: “Cái mệnh mà con người bẩm thụ có hai loại. Một là cái mệnh buộc phải gặp phải, hai là cái mệnh mạnh, yếu, thọ, yểu. Những cái buộc phải gặp phải là chiến tranh, hoạn nạn. Mạnh yếu, thọ yểu là chỉ cái khí bẩm phụ được dày hay mỏng. Lấy con số 100 để đo sự mạnh yếu, thọ yểu thì những ai chưa tới 100 khí sẽ không đủ. Khí bẩm thụ dày thì cơ thể mạnh, cơ thể mạnh thì mệnh số dài; khí bẩm thụ mỏng thì cơ thể yếu, cơ thể yếu thì mệnh số ngắn. Mệnh số ngắn thì có nhiều bệnh và tuổi thọ thấp. Mới sinh đã chết, chưa sinh mà đã bị thương tổn là do bẩm sinh vốn đã yếu ớt. Người có khí dày, mạnh, tuổi thọ sẽ kéo dài. Nếu không gặp cảnh ngộ bất hạnh, nguy khốn, bị khí ngắn mà chết, là do khí bẩm thụ mỏng manh, đã dùng hết. Những mệnh này đều do khí bẩm thụ không

đủ, không đạt đến con số 100.” Tiếp đó, ông lại nói: “Khí bẩm thụ của con người, có lúc đầy đủ khiến họ

mạnh mẽ kiên cường, có lúc yếu ớt làm họ nhu nhược. Khí đầy đủ, mạnh mẽ thì sống thọ; khí yếu ớt, nhu nhược thì yểu mạng. Trời đất sinh ra vạn vật, trong vạn vật cũng có cái chưa được như ý muốn, cha mẹ sinh ra con cái, trong con cái cũng có đứa không hoàn thiện. Cây có quả nhưng quả vì bị khô và rụng sớm; con người sinh con cái nhưng con cái vì yểu mệnh mà tổn thương. Nếu làm cho quả không bị khô thì quả sẽ tròn năm; nếu đứa con không bị tổn thương thì sẽ sống trăm tuổi. Quả khô rụng, con chết sớm là do khí bẩm thụ mỏng. Nếu đứa trẻ khi mới sinh ra, tiếng khóc to rõ thì sống thọ; tiếng khóc khàn đục thì chết yểu. Sao lại như vậy? Bởi vì bẩm sinh mệnh số sống thọ hay chết yểu đều dựa vào khí nhiều hay ít. Người phụ nữ sinh thưa thì con sẽ sống, nếu sinh dày thì con sẽ chết. Sao lại như vậy? Sinh con thưa thì khí dày, con sẽ mạnh mẽ cứng cáp; sinh dày thì khí mỏng, con sẽ yếu ớt. Mang thai mà đứa con sinh trước đó bị chết thì có nghĩa là đứa đang mang không sống được. Sinh nở quá dày, khí mỏng không thể thành người. Tuy có thành hình thể thì cũng dễ bị tổn thương, mắc phải bệnh tật không sao chữa chạy.” ở đây, tư tưởng của Vương Sung vô cùng phức tạp, vừa tin vào số mệnh, lại vừa có tính khoa học, thậm chí còn chứa đựng tư tưởng của môn Ưu sinh học mà chúng ta nói đến ngày nay.

(*) Lu sinh học: là môn khoa học nghiên cứu những điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của loài người, tìm và lựa chọn những đặc tính tốt, loại bỏ những đặc tính có hại cho nòi giống.

Vương Sung đã trình bày đầy đủ về tư tưởng số mệnh của mình và bước đầu hình thành một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh. Trong chương này, Vương Sung dùng các quan niệm như: “Quốc mệnh thắng Nhân mệnh, Thọ mệnh thắng Lộc mệnh”, “gặp phải tai họa lớn, hoặc sẽ được mệnh lớn che chở mà vượt qua tại nạn, hoặc không thể tránh khỏi” để phủ định quan điểm Phi mệnh của Mặc gia rồi kể ra ba loại mệnh là chính mệnh, tùy mệnh và tạo mệnh: “Chính mệnh là bẩm sinh có được điều tốt lành, tính tình lương thiện, do đó không cần cầu phúc mà điều tốt lành tự đến”, “Tùy mệnh là nếu cùng hợp sức làm nhiều việc thiện thì điều tốt lành sẽ đến, còn nếu sống phóng túng, ham mê dục vọng thì tai họa sẽ đến”, “Tao mệnh là làm điều thiện lại gặp phải điều ác, không đạt được hy vọng, gặp ở bên ngoài nhưng cuối cùng trở thành tai họa”. Ngoài ra, trong chương này, Vương Sung còn đặc biệt thể hiện tư tưởng về số mệnh rằng: “Mọi người khi nhận số mệnh của trời, nhận khí từ cha mẹ thì đã có sẵn điều tốt xấu”; nghĩa là, mệnh số tốt xấu của con người sớm đã được định sẵn từ lúc cha mẹ giao hợp. Quan điểm trên đã tạo ra cơ sở cứ lý luận nguyên thủy cho việc đoán định số mệnh tốt xấu dựa vào thời gian mang thai, đồng thời đưa ra sự gợi mở nhất định để người đời sau tiếp tục phát triển thuật suy đoán số mệnh dựa vào ngày tháng năm sinh. Sau đó, Vương Sung còn nói thêm về “ba tính chất” của chính mệnh, tùy mệnh và tạo mệnh: “Chính mệnh bẩm sinh đã sẵn có những tính chất của Ngũ Thường, tùy mệnh là tùy thuộc vào tính chất của cha mẹ, tạo mệnh là do gặp phải điều xấu. Do đó, nếu người phụ nữ mang | thai mà ăn thịt thỏ thì con sinh ra sẽ sứt môi. Trong

Nguyệt Lệnh có viết rằng vào những tháng có tiếng sấm nổ, nếu không tránh đi, thì khi sinh con, đứa trẻ sẽ không được vẹn toàn, gặp tai họa lớn, hoặc bị câm điếc, mù mắt, thọt chân. Khí sẽ tổn thương đến bào thai, làm đứa trẻ điên loạn hoặc khờ khạo. Khi mới sinh ra mà lưỡi giống lưỡi dê, tiếng khóc như loài lang sói thì lớn lên sẽ có tính tình độc ác và gặp tai họa mà chết.” Những điều này đều là do: “Tính và mệnh là cái gốc, do đó Lễ nêu ra cách dạy trẻ trong bào thai: khi mang thai, nếu chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi, thức ăn cắt không thắng thì không ăn, màu sắc không đoan chính thì không nhìn. Lúc đứa trẻ lớn lên phải nhờ thầy giỏi dạy đạo quân thần phụ tử, đứa trẻ sẽ trở

thành bậc hiền tài hay kẻ vô dụng đều ở lúc này. Khi cha mẹ giao hợp mà người mẹ không cẩn thận, để tâm trí bấn loạn và nghĩ đến điều tà ác thì khi con lớn lên sẽ cuồng loạn, lú lẫn, không lương thiện, hình thể xấu xí.” Có thể thấy, Vương Sung vừa bàn về số mệnh lại vừa đưa ra quan điểm về cách giáo dục thai nhi và giáo dục trẻ sơ sinh nên có thể gọi đây là sự kết hợp giữa mê tín và khoa học.

Khi bàn về số mệnh, “Sơ Bẩm” là một trong những tư tưởng trung tâm của Vương Sung. Trong chương “Sơ Bẩm”, Vương Sung nói: “Số mệnh là cái bẩm sinh sẵn có. Con người được trời ban cho tính và mệnh. Cả tính lẫn mệnh đều bẩm thụ cùng một lúc mà có, chứ không phải tính có trước rồi sau đó mới có mệnh.” Vì vậy mà Chu Văn Vương là bậc thánh nhân “sớm đã bẩm thụ từ lúc còn trong bụng mẹ”. Sau đó, Vương Sung còn nói thêm: “Vua chúa là cha của thiên hạ, số mệnh đó đã được định sẵn khi còn nằm trong bụng mẹ, giống như sự phân định giàu sang của con người hay tính đực cái của loài chim khi còn trong trứng.” Như vậy, tính bẩm sinh ban đầu rất quan trọng, do đó nếu bàn về số mệnh mà bỏ qua điều này thì sẽ không có ý nghĩa gì cả.

Đến chương “Vật Thế”, Vương Sung nhấn mạnh mối quan hệ tương sinh tương khắc giữa Ngũ Hành và 12 con vật cầm tinh; từ đó đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển của tướng số đời sau. Ông nói: “Trong cơ thể con người có chứa khí Ngũ Hành, do vậy hành vi của con người đều chứa đựng Ngũ Thường”, “Dần thuộc Mộc, cầm tinh con hổ. Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ, cầm tinh con chó, trâu và dễ. Mộc thắng Thổ, do đó chó, trâu, dê đều phải phục tùng hổ. Hợi, Tý thuộc Thủy, cầm tinh con lợn và chuột. Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa, cầm tinh con rắn và ngựa. Thủy thắng Hỏa, do đó, lợn ăn rắn; Hỏa bị Thủy hại, nên nếu ngựa ăn phải phân chuột thì sẽ bị trướng bụng.”

Nhìn chung, lý luận của Vương Sung không những đã đưa ra căn cứ Ngũ Hành để bàn về số mệnh mà còn đề cập đến thực tiễn của mệnh có liên quan đến mối quan hệ tương sinh tương khắc giữa những con vật cầm tinh. Có thể nói, Vương Sung đã trở thành nhà tiên phong trong lịch sử phát triển của thuật tướng số Trung Quốc.

Từ sau thời Đông Hán, đến thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều, lòng tin vào Thiên mệnh ngày càng lan rộng trong tầng lớp trí thức. Trong sách “Bão Trát Tử Nội Thiên - Biện Vấn”, Cát Hồng - người đời Tấn - đã trích dẫn cách nói trong “Ngọc Kiềm Kinh”, cho rằng điềm lành dữ trong cuộc đời con người đã sớm được định sẵn từ lúc cha mẹ giao hợp để tạo thành bào thai, và điều này cũng có liên quan đến vì sao chủ xuất hiện trong ngày hôm đó. Vì thế, “số mệnh của con người vốn đã được định sẵn như trong câu chuyện về Trương Xa Tử”.