Nhìn thấu lòng người qua ánh mắt, nhận biết Con người qua tướng mạo

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Trạng thái tinh thần của một người tập trung ở hai mắt, cốt tướng của một người tập trung vùng mặt. Đối với nhóm người khác, phải xem xét hình hài vóc dáng; còn đối với văn nhân thi sĩ, trước hết phải xem xét tinh thần cốt tướng. Thẳng thắn mà nói thì đây là điểm quan trọng nhất”. Như vậy, tinh thần và cốt tướng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nhìn người.


Quan sát tinh thần và cốt tướng của một người, chúng ta có thể biết được sự thanh ô và chính tà của người đó. Tinh thần và cốt tướng của con người có cương có nhu; cương thì dễ nóng nảy, nhu thì thường mềm yếu. Cho nên khi chọn nhân tài, chúng ta phải chọn những người cương nhu hài hòa để có thể hoàn thành việc lớn; lúc dùng người, phải lấy cương nhu bổ trợ cho nhau làm tiêu chuẩn; kết hợp các ưu điểm của những người này để tạo thành một tập thể ưu việt.

Thông qua “hình” để hiểu “thần”

Nhà quản trị nhân sự tìm hiểu một người cũng giống như Bá Nhạc xem tướng ngựa. Bước thứ nhất là phải quan sát xem ngựa có cao lớn khỏe mạnh hay không, lông bờm có sáng không. Nếu thân hình ốm yếu, tinh thần uể oải, lông bờm không đều, không sáng thì ắt thiếu thần khí. Sau đó phải xem tứ chi, eo lưng của nó có cân đối hay không, cơ bắp có chắc khỏe, nở nang hay không, rồi xem cặp mắt có thần hay không, cuối cùng xem tính khí nó thế nào... Nhà quản lý chọn người, dùng người cũng theo cách ấy. Tướng mạo và dáng vẻ của một người là sự biểu lộ tự nhiên của thần khí và tính tình của người đó; “hình” là nơi cư trú của “thần”, nhìn người trước tiên phải thông qua “hình” để xem “thần”.

“Thần” ở đây không hoàn toàn là “tinh thần” mà chúng ta thường nói, nội hàm của nó sâu rộng hơn nhiều. Nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như ý chí, học thức, cá tính, đạo đức, tố chất, tài năng, vốn sống, là trạng thái tinh thần bên trong của con người. Nó không tách rời “hình”, không tồn tại một cách độc lập mà nương nhờ vào “hình”. “Thần” của một người không biến đổi nhiều theo tâm trạng mừng giận, vui buồn nhất thời của người đó, không hoàn toàn mất đi theo sự thay đổi của kiểu tóc hay cách ăn mặc của họ, cũng không có mối liên hệ tất yếu với dung mạo và màu da. “Thần” có sự ổn định và không phụ thuộc vào diện mạo bên ngoài. Nhưng “thần” có thể biến đổi nhờ quá trình rèn luyện qua nhiều năm tháng.

Một người khi học tập đạt đến trình độ nhất định thì khí chất của họ sẽ thay đổi; sau khi vượt qua nhiều phong ba bão táp, bạn nhìn lại mình trước đây thì chắc chắn thấy rằng thần thái, khí chất đã có sự khác biệt, đó đều là những biểu hiện của “thần ”.

Ví dụ về “thần” và “hình” 

“Núi lở mà không đổ, nhờ có đá trấn giữ”. Đất cát trên đỉnh núi tuy bị xói mòn liên tục nhưng núi không sụp đổ vì có đá nâng đỡ. Đá cứng chắc nâng đỡ cả ngọn núi, giống như bộ xương của con người nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

“Bóc thóc bỏ trấu, còn lại tinh chất”. Chúng ta đều biết tinh hoa của hạt thóc là hạt gạo; gạo nằm trong vỏ trấu, bỏ vỏ trấu đi, tinh hoa vẫn còn. Cho nên “thần” không bao giờ mất đi theo sự thay đổi của “hình”.

Khi chọn và dùng người, nhà lãnh đạo cần phải nhìn cốt tướng để hiểu trạng thái tinh thần của ứng viên, tránh để bị ảnh hưởng bởi vẻ bề ngoài của họ. Sử sách từ xưa đến nay đã ghi lại không ít bài học đau lòng về hậu quả của việc dùng người do tin vào dáng vẻ bên ngoài.

Việc Hán Cảnh Đế tin dùng Vương Mãng (theo ghi chép trong “Tư Trị Thông Giám”) là một ví dụ điển hình sau đây.

Vương Mãng tuy xuất thân từ gia đình quý tộc nhưng từ nhỏ đã mất cha, lớn lên trong sự ghẻ lạnh và bỏ rơi của những người trong họ tộc. Vì vậy lúc còn nhỏ, Vương Mãng đã chăm chỉ học hành. Vương An Thạch nói: “Người nghèo, giàu .. sách; người giàu sang nhà sách, người sang, giữ vững thành nhờ sách”. Vương Mãng cứ thế dần lớn lên thành một " trai có học thức, khiêm cung cần kiệm, không ham hưởng chẳng những vô cùng hiếu thuận với mẹ và người trên mà còn tràn đầy khí phách, giao lưu với những người quang minh chính trực trong triều đình và trong nhân dân, được nhiều người thời bấy giờ khen ngợi. Lúc mới 38 tuổi, Vương Mãng đã làm đến chức Đại tư mã. Y rất chú trọng hình ảnh và tiếng tăm của mình. Mẹ y mắc bệnh, các đại thần trong triều đều cử phu nhân đến thăm. Một người đàn bà mặc y phục may bằng vải thô, trang điểm không khác gì một vú già bước ra đón tiếp họ. Các phu nhân trước đây nghe nói gia đình Vương Mãng sống rất giản dị nhưng không chú ý, khi người đàn bà này tự xưng là vợ Vương Mãng thì họ tròn mắt kinh ngạc, ai cũng cảm phục.

 

. Nhưng sự thật không phải như vậy, lối sống giản dị nói trên chỉ là sự giả tạo, Vương Mãng dùng nó để che giấu mục đích thật của mình. Nhiều người lúc đó bị mê hoặc bởi vẻ ngoài trung thành, liêm khiết của Vương Mãng và khen ngợi y hết lời.

Bành Tuyên vừa mới nhậm chức Tư không, nhìn thấy Vương Mãng đã nói nhỏ với con cả của mình: “Vương Mãng có “thần” trong và sáng, khí tràn đầy, nhưng trong “thần” có chút gian tà, cha lại không muốn phụ thuộc ông ta, chi bằng từ chức cho xong”. Thế rồi ông bèn dâng thư nói rằng “thần đầu óc u mê rối loạn, xin được trở về quê nhà”.

Về sau, Vương Mãng chuyển quyền, cướp ngôi. Đúng như lời Bành Tuyên, sự gian trá giả dối của y cuối cùng đã lộ rõ.

Nhiều người chỉ thấy vẻ ngoài trung thành, liêm khiết của Vương Mãng mà không đi sâu tìm hiểu “thần”, nhưng Bình Tuyên mới được thăng chức Tư không đã nhìn thấy trong “thần” có chút gian tà”, nên khẳng định “sau khi chuyên quyền có thể làm việc xấu”. Từ đó cho thấy phải đi sâu vào “thần” thì chúng ta mới hiểu rõ bản tính của một người.

Khái niệm “thần” nghe có vẻ mơ hồ và khó xác định, dường như chúng ta không thể nhìn thấy được. Vậy làm thế nào để nhận diện “thần”?

Tăng Quốc Phiên nói: “Trạng thái tinh thần của một người tập trung ở hai mắt, cốt tướng của một người tập trung ở vùng mặt”. Như vậy, ánh mắt là điểm mấu chốt để quan sát “thần”. Chúng ta có thể thông qua ánh mắt của một người để nắm bắt và hiểu rõ thế giới nội tâm của người đó. Tất cả những gì diễn ra trong lòng đều bộc lộ qua ánh mắt, ánh mắt dù thế nào cũng không thể che giấu tâm tính ngay thẳng hay bất chính, sự thông minh hay ngu dốt.

Ngoài ra, “Ma Y Tướng Thuật” cũng có ghi chép cách nhận biết “thần” như sau:

“Thần” có dư thì ánh mắt long lanh, nhìn thẳng về phía trước, lông mày đẹp và dài, tinh thần phấn chấn, sắc mặt tươi tắn, cử chỉ phóng khoáng. Mắt nhìn xa, vẻ nghiêm trang, giống như ánh mặt trời mùa thu chiếu vào núi sâu; chung sống với mọi người rất ung dung tự tại, giống như phượng hoàng bay lượn tự do trong núi tuyết. Khi ngồi thì vững như bàn thạch khi nằm thì yên như quạ đậu; khi đi thì như dòng nước chảy ào ào. khi đứng thì như ngọn núi hùng vĩ. Không phát ngôn bừa bãi. không nổi nóng tùy tiện. Chuyện vui buồn không thể làm xúc động tâm can. Việc vinh nhục không làm lung lay phẩm tiết. Đối mặt với trăm bề rối ren mà vẫn giữ lòng ngay thẳng. Người như thế có thể gọi là có dư “thần”. “Thần” có dư thì đối nhân xử thế cẩn thận, công minh, chính trực, thanh liêm, nên thuốc hạng người cao sang bậc nhất, tai họa khó bíu buộc lấy thân, lộc trời vui hưởng trọn đời.

Người thiếu hụt “thần”, không say mà như say, thường như nát rượu, không buồn mà như buồn, thường như lo lắng, không ngủ mà như ngủ, nhưng vừa ngủ đã tỉnh; không khóc mà như khóc, đột ngột như hồi hộp lo sợ. Không giận mà như giận, không mừng mà như mừng, không kinh hãi mà như kinh hãi, không đần độn mà như đần độn, không sợ sệt mà như sợ sệt. Cử chỉ u mê rối loạn, sắc mặt ảm đạm thẫn thờ, sầu muộn như bị mất mát lớn, thường như hoảng sợ. Nói năng ấp úng như che giấu điều gì. Cơ thể trong thế chống đỡ, như bị hà hiếp. Sắc mặt trước tươi tỉnh sau ảm đạm, nói năng trước nhanh sau chậm. Đây đều là những biểu hiện của người thiếu hụt “thần”. Người thiếu hụt “thần” thường lòng dạ hẹp hòi, toan tính riêng tư, nên hay chuốc họa vào thân, mất quan mất chức.

Nếu “thần” của một người ôn hòa, ngay thẳng thì người đó có phẩm đức cao thượng, ý chí kiên định, không vì sự biến đổi của môi trường xung quanh mà thay đổi tiết tháo và niềm tin của mình. Nếu “thần” của một người tà ác, hẹp hòi thì người đó có lòng bất chính, phẩm cách để hèn, dễ bị môi trường xung quanh tác động, đứng núi này trông núi nọ, sẵn sàng vứt bỏ đạo đức phẩm hạnh của mình.

Thất tình, lục dục của con người đều bộc lộ thông qua “hình”. Vì vậy, nhà lãnh đạo phải biết cách nhìn “hình” để nắm bắt “thần”, để hiểu rõ thế giới tinh thần của con người, từ đó có thể chọn đúng và dùng đúng người.

Danh mục: THUẬT XEM TƯỚNG
xem thêm