Những thông điệp từ phong thái, cử chỉ

Khi một người chuyển tải thông tin của mình ra thế giới bên ngoài, thì chỉ có 7% ý nghĩa của thông tin đến từ ngôn từ, 38% ý nghĩa tiếp theo bắt nguồn từ giọng nói (âm thanh ta  nghe được), và 55% ý nghĩa của thông tin bắt nguồn từ ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể là ngôn ngữ không lời, xuất phát từ tiềm thức của con người và bộc lộ tự nhiên, nó trung thực và đáng tin cậy hơn lời nói. Vì vậy, khi xét đoán con người, nhà quản lý tuyệt đối không được xem nhẹ ngôn ngữ cơ thể, không thể không quan sát cử chỉ, phong thái.


Mỗi người có hoàn cảnh sống, tính cách khác nhau và cử chỉ, phong thái của họ cũng không giống nhau. Nhất cử nhất động của một người đều bộc lộ tâm tính, thông qua việc quan sát phong thái, cử chỉ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn tâm trạng, cảm xúc và những suy nghĩ thầm kín của họ.

Việc quan sát cử chỉ để xét đoán con người đã được đề cập từ lâu. “Lễ Ký-Điển Lễ” chép rằng:
“Bước chân đi phải vững chãi, tư thế tay phải cung kính, mắt phải nhìn thẳng, đầu phải ngay ngắn, giọng nói phải nhẹ nhàng, sắc mặt phải nghiêm trang, cử chỉ phải đúng mực”.
Nếu cử chỉ không đúng mực thì con người sẽ gặp chuyện không hay. “Hán Thư-Ngũ Hành Chí có chép một số câu chuyện liên quan đến điều này.

Năm Hoàn Công thứ 13, Đại tướng Khuất Hà nước Sở chinh phạt nước La, Đẩu Bá Tĩ đi tiễn Khuất Hà.
Sau khi trở về, Đầu Bá Tỉ lập tức yết kiến vua Sở và nói:
“Lần này Khuất Hà xuất quân chắc chắn sẽ thất bại, cử chỉ cao ngạo, tâm tư bất ổn!”.

Vua Sở liền sai người đuổi theo Khuất Hà để gọi ông về nhưng không kịp. Khuất Hà dẫn quan đến nước La, người nước La đã dàn trận sân chờ đợi, chống trả quyết liệt. Khuất Hà không đề phòng nên bại trận, cuối cùng tự sát.

Năm Hy Công thứ 11, nhà Chu sai Nội sử đến trao chiếu mệnh cho Tấn Huệ Công. Lúc nhận ngọc khí, Tấn Huệ Công tỏ vẻ uể oải. Sau khi hoàn thành sứ mệnh.
Nội sử nói với vua nước Chu rằng:
“Vua nước Tấn có lẽ sắp tuyệt tử tuyệt tôn rồi! Quốc vương trao chiếu mệnh cho ông ta, nhưng lúc nhận ngọc khí ông ta lại tỏ ra rất uể oải. Ông ta tự đưa mình đến chỗ lụn bại, thì làm sao có con cháu nối ngôi? Lễ nghi là công việc quan trọng đối với chính sự quốc gia, cung kính là con đường cốt yếu để an thân lập mệnh,nếu giao tiếp không cung kính, thì lễ nghĩa sẽ không thông, lễ nghĩa không thông thì vua
tôi trên dưới rối loạn, đất nước làm sao có thể thịnh vượng lâu dài?”.
Năm Hy Công thứ 21, Tấn Huệ Công băng hà, Tấn Hoài Công kế vị, nhưng người nước Tấn đã giết chết Tấn Hoài Công, lập Ô Văn Công lên làm vua.

Năm Định Công thứ 15, vua Chu Ân Công của nước Chu (tên cũ của nước Trâu thời Chu) triều kiến vua nước Lỗ. Chu Ân Công dâng cao lễ vật bằng ngọc, ngước nhìn vua nước Lỗ, vua nước Lỗ nhận lễ vật và cái nhìn Chu Ân Công một cách lơ đễnh.
Tử Cống thấy vậy bèn nói:
“Cứ như lễ nghi, phép tắc
mà xét thì vua của hai nước sẽ không có cái hậu tốt đâu. Lễ nghi là đại sự thiết yếu đối với sự tồn vong của quốc gia, trong giao tiếp nhất cử nhất động đều phải thể hiện tinh thần của lễ nghi, triều cận, tế tự, tang ma và chinh phạt đều là đại sự trong lễ nghi. Nay vua hai nước triều cận vào ngày xuân đều không giữ lễ nghi phép tắc, vậy thì làm sao đất nước có thể thịnh vượng lâu dài được? Chu Ân Công ngước nhìn vua nước Lỗ là kiêu căng, vua nước Lỗ cái nhìn Chu Ân Công là cử chỉ vô lễ. Kiêu căng gần với phản loạn, vô lễ gần với hại mình. Vua là người đứng đầu một nước, người đứng đầu mà như thế thì nước sắp mất rồi!”.

Quan sát xem cử chỉ của một người có đúng mực hay không, người xưa có thể biết được việc tốt xấu sẽ xảy ra, thậm chí có thể dự đoán vận mệnh của người đó. Điều này được đúc kết từ những kiến thức và nguyên tắc trong giao tiếp giữa người với người, giống với thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Cử chỉ, phong thái phản ánh tính cách và thái độ đối nhân xử thế của một người, tính cách lại quyết định vận mệnh. Vì vậy, nhà lãnh đạo có tài xét đoán con người có thể thông qua tướng mạo mà nhìn thấu bản chất, thông qua cử chỉ mà đoán được vận mệnh của người đó.

Tăng Quốc Phiên cho rằng người có cử chỉ mạnh mẽ thì vũ dũng kiên cường, người có cử chỉ điềm đạm thì cẩn trọng người có cử chỉ đúng mực thì uy nghiêm, đáng kính.

Hán Vũ Đế rất thích săn bắn, đôi khi tổ chức đi săn rầm rộ cùng với rất nhiều quần thần, đôi khi chỉ mang theo một toán nhỏ người ngựa. Có lần, Hán Vũ Đế đi săn với trang phục và khí giới rất đơn giản. Trời tối, mọi người dừng chân trước một ngôi nhà. Một ông cụ đứng trước cửa nhà thấy đoàn người mang theo ngựa, kiếm, cung tên thì tưởng là thổ phỉ nên không dám lơ là. Sau khi Hán Vũ Đế và đoàn tùy tùng đi nghỉ, ông cụ liền tìm bà cụ bàn bạc, muốn gọi một số thanh niên đến đánh “bọn cướp” này.
Bà cụ vội ngăn lại và nói: “Tôi thấy người cầm đầu có phong thái phi phàm, có khí phách của bậc anh 3 hùng đội trời đạp đất, sự thế không thể khuất phục. Cử chỉ của người này không phải là cử chỉ của người thường, nói gì đến bọn cướp, chúng ta nên cẩn thận một chút thì tốt hơn”.

Một người lính cận vệ tình cờ nghe được câu chuyện đã lại cho Hán Vũ Đế biết. Sáng hôm sau, Hán Vũ Đế cáo tứ ông bà. Thấy cả đêm không có chuyện gì xảy ra, ông cụ có pha yên tâm. Vài ngày sau, triều đình hạ chỉ phong quan cho ông bà cụ. Thì ra Hán Vũ Đế ngạc nhiên trước tài xét đoán người của bà cụ nên quan tâm đến hai ông bà.

Tuy bà cụ không biết xem tướng nhưng kinh nghiệm cuộc sống đã giúp bà hiểu được mối quan hệ giữa cử chỉ và tâm tính, phẩm chất, tài năng của một người. Do đó, khi nhìn cử chỉ, phong thái, bà cụ biết được Hán Vũ Đế không phải người thường.

Nhìn chung, việc quan sát cử chỉ, phong thái có thể giúp chúng ta đoán được phần nào tính cách và đạo đức của một người. Cử chỉ đúng mực, phong thái tự nhiên có thể là dấu hiệu của người có đạo đức, tính cách tích cực. Cử chỉ không đúng mực, dáng vẻ khúm núm rụt rè có thể là biểu hiện của người kém đức, tính cách tiêu cực. Lưu Thiệu nói rằng người có phong thái cao sang thì hành vi cử chỉ ắt không phàm tục. Đây cũng là một căn cứ giúp chúng ta xét đoán con người.

Hán Vũ Đế vừa yêu chiều Doãn Tiệp Dự vừa sủng hạnh Hình phu nhân và xuống chiếu hai vị phu nhân này không được gặp nhau, Doãn phu nhân rất muốn nhìn tận mắt vẻ đẹp của Hình phu nhân, nhiều lần khẩn thiết cầu xin Vũ Đế cho hai người gặp mặt. Cuối cùng, Vũ Đế đã đáp ứng lời thỉnh cầu của nàng. Có một vị phu nhân thong thả bước ra, rất nhiều cung nữ theo hầu bên cạnh. Vũ Đế mỉm cười với Doãn phu nhân và gật gật đầu.
Doãn phu nhân nhìn thấy liền nói: “Người này không phải là Hình phu nhân”.
Vũ Đế lấy làm lạ, hỏi: “Tại sao?”.
Doãn phu nhân nói: “Cử chỉ, phong thái của người này không xứng đáng làm phu nhân, không xứng với hoàng thượng”.
Vũ Đế lại gọi một phụ nữ mặc y phục cũ kỹ, không có cung nữ dìu bước.
Doãn phu nhân nói ngay: “Đây mới là Hình phu nhân”, rồi cúi đầu bật khóc, xót thương mình không xinh đẹp và không có phong thái như Hình phu nhân. Thì ra vị phu nhân bước ra đầu tiên là một cung nữ cải trang.

Hình phu nhân ở trong hậu cung có nhiều kẻ hầu người hạ, được Hán Vũ Đế sủng hạnh nên cử chỉ nhã nhặn phóng khoáng, phong thái ung dung tự tại  điều này khó có thể có ở một cung nữ. Vì vậy, Doãn phu nhân thoáng nhìn đã nhận ra ngay người nào mới là Hình phu nhân. Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến cử chỉ, phong thái của một người. Người ta có thể thay đổi hoặc che giấu dung mạo, nhưng đối với cử chỉ, phong thái  vốn chịu sự tác động của môi trường sống trong một thời gian dài, thì họ khó mà che giấu hoặc thay đổi trong thời gian ngắn. Do vậy, việc quan sát những yếu tố này có thể giúp chúng ta hiểu chính xác hơn về người nào đó.

Khi đánh giá con người, nếu chỉ dựa vào tướng mạo thì chúng ta rất dễ sa vào phán đoán chủ quan. Đại thánh nhân

Khổng Tử cũng khó tránh khỏi việc xét người qua tướng mạo,  Nếu quan sát cả tướng mạo lẫn cử chỉ, phong thái, chúng ta sẽ hạn chế được sai lầm trong việc xét đoán con người.

Vậy cử chỉ, phong thái như thế nào thì được xem là đúng đắn, như thế nào thì được xem là không tốt? Dung mạo và cử chỉ của bậc quân tử khác với kẻ tiểu nhân như thế nào? Tống Cận bàn về điều này qua 4 điểm như sau:

  1. Lúc đứng giống như cây tùng cây bách, lúc ngồi giống như Hoa Sơn, Thái Nhạc; lúc tiến giống như mặt trời, bước đi dứt khoát đàng hoàng, mạnh mẽ khỏe khoắn, không nhanh không chậm; lúc lùi giống như nước chảy, bước đi nhẹ nhàng, ung dung, không loạng choạng. Người như vậy là bậc quân tử lý tưởng nhất.
  2. Khi đứng dung mạo nghiêm trang như đang trai giới, khi ngồi dung mạo như đang tế tự, khi bái kiến những người cao sang quyền quý thì tự nhiên thoải mái, chân bước nhẹ tênh; khi từ biệt người cô đơn nghèo khó thì lưu luyến không rời, chân bước ngập ngừng. Người như vậy là bậc quân tử có phong thái gần gũi với người thường.
  3. Ở chốn đông người thì luôn tỏ vẻ nghiêm trang cung kính  lúc ngồi, cố làm ra vẻ ung dung tự tại lúc đi đứng, nhưng khi chắp tay vái lạy thì trông uể oải, thiếu sinh khí. Người như vậy là kẻ tiểu nhân cực kỳ xảo trá.
  4. Đứng ngồi đều không ngay ngắn, tay chân lắc lư không ngừng, khi gặp cấp trên thì hoảng hốt sợ sệt, lúc thoái lui thì chạy vội chạy vàng, mặt mày lo lắng, lưng lắc vai nhún. Người như vậy là kẻ tiểu nhân dễ để lộ cảm xúc nhưng không giỏi mưu mô thủ đoạn.

Người xưa đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm về việc nhận biết con người dựa vào cử chỉ, phong thái. Ngày nay, các nhà tâm lý học cũng chỉ ra rằng điều này được hình thành trong một thời gian dài và phản ánh tính cách, thái độ đối nhân xử thế của con người. Vì vậy, nếu muốn đánh giá người nào đó một cách toàn diện, nhà quản lý không thể bỏ qua việc quan sát ngôn ngữ cơ thể, không nên xem nhẹ việc quan sát cử chỉ, phong thái.

Danh mục: THUẬT XEM TƯỚNG
xem thêm