QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THUẬT TƯỚNG SỐ

Khi bắt đầu nhận khí, tướng mệnh đã được quy định, đến quỷ thần cũng không thay đổi được, bậc thánh nhân tài trí cũng không thể xoay chuyển.”


Giàu nghèo của con người đã do trời định sẵn

Trong quyển thứ 10 của tác phẩm “Sưu Thần Ký" do Can Bảo đời Tấn viết có kể rằng:

Chu Lãm Trách nghèo nhưng hiệu đạo. Vợ chồng cày ruộng ban đêm, lúc nằm nghỉ mơ thấy ông trời đi ngang qua, thương cho đôi vợ chồng nghèo nên ra sắc chỉ ban thưởng họ. Nhưng khi tra trong sổ ghi chép dề số mệnh thì thấy biết rằng: “Người này tướng nghèo, không thể thoát khỏi cảnh này, chỉ nên cho Trương Xa Tủ một bạn quan, nhưng Xa Tử chưa sinh, hãy cho người này mượn đi.” Trời nói: “Được.” Nghe những lời này, hai Đợ chồng bèn gắng sức làm ăn, tích góp được hơn cạn quan. Lúc đó, có bà họ Trương làm công cho nhà họ Chị mang thai đến ngày sinh nở, cho ra bên ngoài ở, sinh con dưới nhà để xe, Chu Lam Trách thương cảnh cô đơn, lạnh lẽo nên nấu cháo cho ăn rồi hỏi bà rằng: “Đã đặt tên cho đứa bé chưa?” Người đàn bà trả lời: “Nay tôi sinh con dưới nhà xe, nằm mộng thấy trời bảo đặt tên con là Xa Tử.” Chu Lãm Trách nghe xong, mới chợt hiểu ra: “Trước kia ta nằm mộng thấy đổi được số tiền lớn từ trên trời, bảo cho vay tiền của Trương Xa Tử, nhất định là đứa trẻ này rồi. Của cải sẽ về tay nó."Xa Tư lớn lên, giàu có hơn gia đình họ Chu.

Về sau, câu chuyện về Trương Xa Tử thường được dùng để giải thích cho việc giàu nghèo của con người đều do trời định.

Thời nhà Lương, trong “Tân Luận”, Lưu Hiệp bàn về tướng mệnh như sau: “Mệnh khi sinh ra đã có, còn tướng thì phụ trợ cho mệnh mà thành; mệnh không thể hiện ra bên ngoài, còn tướng thì biểu hiện ra ngoài. Có mệnh ắt có tướng, có tướng ắt có mệnh, cả mệnh và tướng đều là bẩm thụ từ trời, dựa vào nhau mà thành. Tướng mệnh của con người thể hiện sự thông minh, ngu ngốc, sang hèn, tốt xấu, chế định từ khí, kết thành bào thai. Tướng mệnh của mỗi người tùy thuộc vào chòm sao mà người đó cảm ứng. Sao tốt thì tướng mệnh tốt, sao xấu thì tướng mệnh xấu.

Khi bắt đầu nhận khí, tướng mệnh đã được quy định, đến quỷ thần cũng không thay đổi được, bậc thánh nhân tài trí cũng không thể xoay chuyển.”

Tuy nói như vậy, nhưng phải đến đời nhà Đường, thuật tướng số mới có sự phát triển vượt bậc và nhảy vọt về chất. Sự phát triển này được đánh dấu bằng phương pháp suy đoán số mệnh tốt xấu dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa ngày tháng năm sinh với học thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Hơn nữa, trong quá trình giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với các nước khác trên thế giới, thuật chiêm tinh của Ấn Độ, Tây Vực cũng lần lượt du nhập vào Trung Quốc, góp phần thúc đẩy thuật tướng số Trung Quốc phát triển.

Từ những tài liệu ghi chép của người đời Tống, Nguyên, ta có thể biết rằng phương pháp dựa vào lịch pháp và các vì sao để suy đoán số mệnh bắt đầu xuất hiện vào khoảng những năm từ 785 đến 805 (năm Trinh Nguyên đời Đường). Đến thời này, thuật tướng số Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, đồng thời trong quá trình chính thức hình thành hệ thống, đã có những người đóng vai trò rất quan trọng như: Lý Hư Trung, Tăng Nhất Hành, Tang Đạo Mậu, vv. Trong đó, nổi bật nhất là Lý Hư Trung, tự Thường Dung, người Ngụy Quận (nay thuộc tỉnh Hà Bắc). Vào khoảng năm Trinh Nguyên đời Đường số Đức Tông, Lý Hư Trung thi đỗ Tiến sĩ, sau đó làm quan đến chức Ngự sử. Ngày thường, công nghiên cứu Âm Dương Ngũ Hành, dựa vào Thiên Can Địa Chi của ngày tháng năm sinh để suy đoán sự sang, hèn, tốt, xấu, họa, phúc của con người; và những điều suy đoán của ông vô cùng chính xác (theo “Điện Trung Hầu Ngự Sử Lý Quân Mộ Chí Minh” của Hàn Dũ). Có thể nói, do bản thân Lý Hư Trung vốn đã có tài, lại thêm sự ca ngợi của Hàn Dũ, nên người đời sau đã tôn ông là tổ sư của thuật tướng số. Còn Vương Sung thời Đông Hán thì có phần thua kém hơn bởi so với học thuyết của Lý Hư Trung thì học thuyết của Vương Sung còn quá đơn sơ vụng về.

Phương pháp dựa vào Thiên Can Địa Chi của ngày tháng năm sinh để dự đoán cát hung họa phúc trong đời người của Lý Hư Trung đã được Từ Tử Bình (người sống vào cuối thời Ngũ Đại, đầu đời Tống) phát triển hoàn thiện hơn. Từ đó, thuật tướng số Trung Quốc chính thức bước vào giai đoạn hưng thịnh, và trở thành phương pháp mà các nhà tướng số đời sau ứng dụng rộng rãi.

Theo ghi chép của sử sách thì Từ Tử Bình tên là Cư Dị, đã từng sống ẩn cư ở Hoa Sơn với Ma Y Đạo Nhân Trần Đồ Nam – một bậc thầy xem tướng số thời bấy giờ - để cùng nghiên cứu, tìm hiểu về thuật tướng số. Cống hiến lớn nhất của ông trong thuật tướng số là phát triển phương pháp suy đoán dựa vào Can Chi ngày tháng năm sinh của Lý Hư Trung thành phương pháp “Tứ trụ” cùng lúc dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh; nghĩa là lấy Thiên Can Địa Chi của năm sinh làm trụ thứ nhất, Thiên can Địa Chi của tháng sinh làm trụ thứ hai, Thiên can Địa Chi của ngày sinh làm trụ thứ ba, Thiên Can Địa Chi của giờ sinh làm trụ thứ tự. Như vậy, mỗi trụ gồm hai chữ, một của Thiên Can và một của Địa Chi, cộng lại có tám chữ. Sau đó, dựa vào Âm Dương Ngũ Hành ẩn chứa trong tám chữ này để suy đoán sẽ biết được sơ lược về vận mệnh của cuộc đời. 

Sau Từ Tử Bình, những ghi chép về số mệnh của văn nhân đời Tống đã nhiều hơn so với những thời đại trước. Các học giả đương thời như Tô Thức, Vương Tích Chi, Thích Văn Doanh đều có những ghi chép phản ánh sự tin tưởng vào số mệnh và đề cao thuật tướng số.

Xét về mặt phương pháp, bắt đầu từ thời Tống, phương pháp “Tứ trụ” do Từ Tử Bình đưa ra đã dần phổ biến rộng khắp. Lúc ấy, xem tướng số không chỉ là việc của các nhà lý luận số mệnh, mà đa số nhà nho cũng rất tinh thông về thuật này, như Từ Đoan Thúc - một học giả rất tinh thông về lý luận số mệnh. Trong quyển “Tặng Từ Đoan Thúc Mệnh Tự”, Chu Hy – nhà triết học duy tâm nổi tiếng thời Nam Tống - đã khái quát sơ lược về lý luận số mệnh của Từ Đoan Thúc như sau: “Người đời dựa vào Can Chi, Nạp Âm (một loại Ngũ Hành) của năm tháng ngày giờ sinh để đoán biết vận mệnh. Đại khái là cái cơ vi của vạn vật trong trời đất không vượt khỏi Âm Dương Ngũ Hành; sự co giãn, tăng giảm biến hóa của chúng vốn là khôn cùng, những đặc tính mà vạn vật được phú bẩm như giàu sang hay nghèo hèn, thông minh hay ngớ ngẩn, sáng suốt hay ngu muội, vv. đều không giống nhau. Từ Đoan Thúc từng là nhà nho nên ông hiểu được học thuyết này và vận dụng nó để suy đoán được nhiều sự việc thì cũng là lẽ đương nhiên. Các bậc quân tử trong khắp thiên hạ mà còn phải hỏi ở Từ Đoan Thúc, đủ biết sự giàu sang vinh hiển, vốn không phải do mong muốn mà có được, còn sự nghèo hèn thấp kém cũng không phải do khéo léo mà tránh được.”

Trong số các tác phẩm nổi tiếng được lưu truyền trong thời kỳ này, tác phẩm “Uyên Hải Tử Bình” do Từ Tử Thăng đời Tống biên soạn dựa trên những thành quả nghiên cứu về lý luận số mệnh của Từ Tử Bình cho đến nay vẫn còn phổ biến ở Hồng Kông, Đài Loan.

Đến thời nhà Nguyên, tuy giai cấp thống trị đã có sự hoán đổi, tầng lớp quý tộc Mông Cổ thay thế địa vị của quý tộc người Hán, nhưng trong xã hội người Hán, phong tục xem tướng số vẫn rất thịnh hành. Vào giai đoạn cuối Nguyên đầu Minh, trong quyển “Chuyết Canh Lục”, Đào Tôn Nghị có kể một câu chuyện như sau: Đời Nguyên có người thuộc gia đình giàu có, tính rất phóng khoáng, nhưng hầu hết các thầy tướng số khi xem số mệnh đều phán rằng ông chỉ sống đến 30 tuổi. Người nhà giàu nghe xong, biết mình không còn sống được bao lâu nên đem hết tài sản trong nhà cứu tế cho người nghèo. Sau đó, tại một bến sông nọ, đang lúc có sóng to gió lớn, người nhà giàu lại cứu một cô gái đang định lao mình vào dòng nước cuồn cuộn để tìm cái chết. Một năm sau, trong lần đi qua bến đò năm xưa, vừa may người nhà giàu gặp lại cô gái mà ông đã cứu lần trước, cô gái kiên quyết mời ông về nhà để cùng chồng tạ ơn cứu mạng. Cô gái này lúc trước vốn bị chủ đuổi đi nên muốn tự vẫn, nay cô đã lấy chồng. Không còn cách nào khác, người nhà giàu đành để 28 người cùng đi với

mình qua đò trước, còn mình thì đến thăm nhà của cô gái. Sau khi uống xong tách trà, người nhà giàu từ biệt chủ nhà để tiếp tục lên đường thì nghe thấy bên đường xôn xao bàn tán, mới hay chiếc đò qua sông lúc này đã bị sóng gió đánh chìm, toàn bộ 28

người cùng đi đều thiệt mạng. Ở đây, Đào Tôn Nghị vừa tuyên truyền sự tin tưởng vào số mệnh, vừa đưa vào tư tưởng nhân quả báo ứng mang sắc thái huyền diệu của nhà Phật: làm điều thiện thì có thể xoay chuyển được vận mệnh. Do nhà Nguyên tồn tại không lâu, nên các sách nghiên cứu về tướng số cũng tương đối ít, chỉ có vài tác phẩm như “Tử Bình Tam Mệnh Uyên Nguyên Chú” của Lý Khám Phu,...

Đến đời Minh, thuật tướng số được phổ biến rộng rãi trong xã hội ở mức độ trước nay chưa từng có. Chỉ trong một thời gian ngắn, các tác phẩm viết về số mệnh xuất hiện với số lượng rất lớn. Ngoài “Lộc Mệnh Biện” của Tống Liêm, Trích Thiên Tủy Nguyên Chí" của Lưu Cơ là những tác phẩm cho đến nay vẫn còn giá trị tham khảo, còn có nhiều tác phẩm khác như: “Tử Bình Chân Thuyên” của Thẩm Hiếu Chiêm, “Tam Mệnh Thông Hội” của Vạn Dục Ngô, “Thần Phong Thông Khảo Mệnh Lý Chân Tông” của Trương Thần Phong, V.v.

Đến đời Thanh, sự hưng thịnh của thuật tướng số vẫn không hề suy giảm. Lúc ấy, trong xã hội bất kể là kẻ giàu nghèo, nam nữ, già trẻ, lớn bé, khi gặp bất kỳ chuyện gì, hôn nhân, thi cử, mua bản... đều muốn mời thầy về xem tốt xấu. Một số người tuy ngoài miệng luôn nói “quân tử hỏi điều xấu không hỏi điều tốt” nhưng trong lòng đều muốn được cát tinh chiếu mệnh, vận số hanh thông. Nhờ sự tiếp sức tuyên truyền của một số học giả như Kỷ Vân, Du Việt... mà phong trào tìm hiểu, nghiên cứu mệnh lý lan rộng khắp nơi và có nhiều tác phẩm có chất lượng như “Mệnh Lý Ước Ngôn”, “Trích Thiên Tủy Tập Yếu” của Trần Tố Am, “Trích Thiên Tủy Xiển Vi” của Nhậm Thiết Tiều, và cả “Lan Giang Võng” (sau đó đổi tên thành “Cùng Thông Bảo Giám”) (không có tên tác giả), vv..

Từ thời Dân Quốc trở đi, bọn quân phiệt, quan liêu và ngay cả Tưởng Giới Thạch cũng rất tin vào số mệnh. Lúc đó ở Thượng Hải, có rất nhiều thuật sĩ lấy việc xem tướng số làm kế mưu sinh, trong đó có một số người có học vấn cao, nổi bật nhất là Viên Thụ San và Vi Thiên Lý; đây đều là những người có học thức uyên bác, viết rất nhiều sách. Có thể nói, vào thời gian này, do người dân sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, chịu sự chi phối của tâm lý mong muốn được thay đổi vận mệnh lúc cuối đời nên việc bói toán nhiều không kể xiết. Ngày nay, tuy ở Hồng Kông, Đài Loan, khoa học, kinh tế đều phát triển, nhưng vẫn có nhiều người tin vào vận mệnh nên thuật tướng số vẫn còn rất phổ biến.

Do những tập quán này đã tồn tại khá lâu và ăn sâu trong tư tưởng của người dân Trung Quốc nên hiện nay, tuy chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng nếu thực hiện một cuộc trắc nghiệm nhỏ về ý thức của người dân thì chắc chắn rằng vẫn còn có rất nhiều người tin vào thuật tướng số. Hơn nữa, sự xuất hiện trở lại của những tập tục mê tín ở nông thôn đã làm cho các thầy tướng số từ chỗ bị bỏ quên, lạnh nhạt bỗng được tôn sùng. Điều này cho thấy tập tục xem tướng số đã lưu truyền hơn một ngàn năm nay ở Trung Quốc rất khó bị bài trừ, xóa bỏ tận gốc.