Quan sát tính cách, biệt tài 6 kiểu người hướng nội

Bất cứ ai cũng có tài năng, sở trường riêng biệt của họ, song song với đó chính là những khuyết điểm. Dựa vào những đặc điểm, tính cách, chúng ta có thể dần phán đoán được một người, phương pháp này đã được đúc kết qua nhiều thế hệ.


Trong “Nhân Vật Chí”, Lưu Thiệu có đề cập đến 12 loại người có biệt tài, chia ra gồm 6 loại có tính cách hướng ngoại và 6 loại có tính cách hướng nội. Phần này chúng ta sẽ nói tới tính cách hướng nội.

  1. Người hiền hòa: do dự, thiếu quyết đoán, không nha. thức được sự thiếu năng nổ của bản thân trong công việc 13 khiếm khuyết, cho rằng những nỗ lực của mình sẽ làm phương, hại đến người khác, luôn an phận thủ thường. Kiểu người này có thể làm những công việc được vạch sẵn theo phép tắc chuẩn mực, khó có thể làm những công việc đòi hỏi sự ứng biến linh hoạt.
  2. Người dè dặt, thận trọng: đa nghi, sợ tai họa, vì nhút nhát mà đánh mất nghĩa khí, cho rằng tinh thần “dám ng" dám làm” là xằng bậy. Kiểu người này chỉ có thể bảo vệ thay quả đã có, khó có thể tạo ra tình thế mới hoặc làm gương người khác.
  3. Người giỏi biện bác: nói năng thao thao bất tuyệt, cho rằng sự chừng mực trong lời nói sẽ trói buộc con người. Kiểu người này có thể làm những công việc liên quan đến học thuật, dạy học, khó có thể làm công việc đặt ra phép tắc, soạn thảo luật pháp.
  4. Người chính trực trọng tính ngay thẳng, ghét thoi gian tà nhưng quá xét nét hẹp hòi, cho rằng việc giao thiệp với nhiều bạn bè sẽ làm hại thanh danh, sống thư mình. Kiểu người này có thể giữ trọn tiết tháo danh dự nhưng khó có thể làm những việc cần ứng biến linh hoạt.
  5. Người trầm tĩnh, cẩn thận: khi làm việc luôn suy tính kỹ lưỡng (vì quá kỹ nên có thể bỏ lỡ cơ hội), cho rằng thận trọng là điều tốt, sự năng động sẽ dẫn đến làm việc qua loa. Kiểu người này có thể làm những công việc cần mưu tính sâu xa, khó thực hiện những công việc cần giải quyết nhanh.
  6. Người đa mưu túc trí: suy xét kỹ lưỡng để làm vừa lòng người khác, khuyết điểm là mưu trí nhiều khi lấn át đạo lý, cho rằng sự chân thành thẳng thắn là dại dột, những gì hư ảo, không chân thực là điều quý giá. Kiểu người này có thể làm những công việc đòi hỏi mưu trí, khó có thể làm công việc uốn nắn sai lầm của người khác

1. Người hiền hòa

Loại người này có tính tình ôn hòa, hiền lành, khoan dung, cư xử hòa nhã với mọi người, chú ý đến mọi khía cạnh của vấn đề khi làm việc. Mặt khác, họ do dự, thiếu quyết đoán nên thường bỏ lỡ cơ hội, không thể giải quyết được vấn đề. Do tính tình ôn hòa nên họ có thể đánh mất nguyên tắc, nhẫn nhục chịu đựng, trong nhiều trường hợp không thể bảo vệ ý kiến của mình dù đó là ý kiến đúng, có xu hướng làm theo ý của nó. lãnh đạo. Những người này thích hợp với vai trò phụ tá, NK, quyết đoán, cứng rắn hơn một chút, nếu kiên quyết bảo vệ, kiến của bản thân hoặc tranh thủ ý kiến của người khác trên trường hợp ý kiến đó đúng, nắm vững cách làm việc, biết thế cơ ứng biến, xem trong lòng nhân thì họ có thể tập hợp được nhân tài, hoàn thành được việc lớn.

Lưu Khoan, tự là Văn Nhiêu, người Hoa Âm, sống ở thời Đông Hán. Vào đời Hán Hoàn Đế, từ chức Nội sử nhỏ bé, ông được thăng chức Thái thú Đông Hải, về sau lại được phong làm Thái úy. Ông là người hiền hòa, có lòng bao dung đối với người khác. Một hôm, phu nhân muốn thử tính nhẫn nhịn của ông. Hôm đó, ông phải vào triều cho kịp giờ. Khi ông đã mặc xong y phục và đang vội thì người hầu gái theo lời sai bảo của phụ nhân mang canh thịt cho ông, cố ý làm đổ canh, làm bẩn hết y phục của ông.
Người hầu gái vội vàng thu dọn mâm, ông vẫn không thay đổi nét mặt, còn chậm rãi hỏi: “Canh có làm bỏng tay con không?”.

2. Người dè dặt, thận trọng

 Loại người này có tính đa nghi, hay lo, nhút nhát, thiếu quyết đoán, mưu tính nhiều nhưng ít đạt được thành công. Họ làm việc cẩn thận, dễ dàng hoàn thành những nhiệm vụ vừa sức; nhưng khi đứng trước tình thế phức tạp thì không đủ sáng suốt để đưa ra quyết định chính xác, vì vậy khó có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Họ sống gọn gàng, ngăn nắp, không muốn phá vỡ sự ổn định, thích hợp với công việc ít có sự thay đổi đột ngột.

Đời Tiết Mẫn Đế thời Bắc Ngụy, Thừa tướng Hạ Hoan chấp chính. Hành đài lang trung Đỗ Bật cho rằng bá quan văn võ tham ô nhiều quá, kiến nghị Hạ Hoan siết chặt kỷ cương để làm trong sạch triều chính. Nhưng Hạ Hoan không đồng ý, cho rằng giữa lúc thời thế hỗn loạn, triều đình cần dùng người, nếu đánh vào bọn tham nhũng, trừng trị bọn thối nát thì nhiều, nhân tài sẽ bỏ chạy sang chỗ của đối thủ là Nhĩ Chu Vinh. Ông bảo Đỗ Bật hãy kiên nhẫn chờ đợi, khi thiên hạ yên ổn sẽ dùng luật pháp trừng trị bọn chúng một cách nghiêm khắc.

Nhưng Đỗ Bật là người có học thức, muốn can gián đến cùng. Một lần, trước lúc Hạ Hoan xuất quân, ông lại khuyên rằng trước tiên phải trừ nội tặc, giữ vững kỷ cương phép nước.

Hạ Hoan nghe xong im lặng, lệnh cho quân sĩ rút kiếm, giường cung, dàn thành hai hàng, sau đó bảo Đỗ Bật đi ở giữa. Hai chân Đỗ Bật run bần bật, mồ hôi ướt đẫm lưng, mặt mũi xám ngoét.
Hạ Hoan chậm rãi nói với Đỗ Bật: “Tên chưa bắn, kiếm chưa đâm mà hồn vía ông đã lên mây. Các tướng xông pha ngoài trận mạc, thập tử nhất sinh, tuy có tham ô nhưng khác nhau về mức độ”
(Đỗ Bật có lòng tốt nhưng không hiểu rõ thời thế, không biết việc nào cần làm gấp, việc nào có thể giải quyết dần dần, lời nói không đủ sức thuyết phục, lại thiếu can đảm, thuộc kiểu người thận trọng quá mức).

3. Người giỏi biện bác 

Loại người này có tính tình khá cởi mở nên thường được cấp trên và cấp dưới yêu mến, có thể suy nghĩ độc lập, hiểu  rộng biết nhiều, thông minh, mưu trí. Họ thường có những kiến giải mới lạ do không muốn lặp lại người đi trước, thường đưa ra nhiều dẫn chứng trong lúc thuyết trình, giúp mọi người mở rộng tầm hiểu biết. Tuy nhiên, kiến thức của họ không sâu, họ lại không chuyên tâm làm việc nên khó đạt được thành công đáng kể ở lĩnh vực nào đó. Nếu chịu khó nghiên cứu sâu hơn, họ có thể trở thành “bộ óc bách khoa”.

4. Người chính trực

Đây là loại người thanh liêm, biết cảm thông với người khác và có tinh thần hành động vì chính nghĩa; có thể từ chối làm quan nếu chướng tai gai mắt trước thực trạng xã hội đen tối, nếu làm quan thì luôn giữ mình trong sạch, không thích nịnh nọt cấp trên, thậm chí có thể từ quan để sống những ngày tháng thảnh thơi. Họ là người khá nguyên tắc, phân biệt thiện ác rạch ròi nên dễ có thái độ bảo thủ; do chính trực nên có thể bị kẻ xấu ghen ghét, hãm hại. Nếu có tư tưởng tự do, không chịu trói buộc thì họ sẽ đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực văn học nghệ thuật – trong thế giới ấy, họ có thể tự do và thỏa sức thực hiện những lý tưởng, hoài bão của mình.

5. Người trầm tĩnh, cẩn thận

Loại người này có tính tình kín đáo, làm việc âm thâm,  tác phong cẩn thận, rất kiên trì, lại miệt mài nghiên cứu, do

đó thường trở thành một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nào đó. Khuyết điểm của họ là thiếu nhạy bén, luôn suy đi nghĩ lại trước khi bắt tay vào việc nên không nắm bắt được cơ hội.

Ngoài sự hứng thú dành cho lĩnh vực nào đó thì họ không quan tâm lắm đến mọi việc xung quanh. Họ nhìn nhận vấn đề rất sâu sắc và hiểu biết thấu đáo nhưng do ít nói, không thích nói chuyện nên có thể bị người khác xem thường. Nếu lắng nghe ý kiến của họ, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều.

 Vương Trạm là người đời Tấn, tính tình khoan dung, hiền hòa, thường ngày rất chăm học, ít nói. Những lúc người khác thất lễ với mình, ông thường cười xòa bỏ qua. Vì vậy, một số người tưởng rằng ông hèn yếu, dễ bắt nạt, ngay cả cháu ông là Vương Tế cũng cho rằng ông bất tài, hơi xem thường ông.

Một hôm, Vương Tế đột ngột đến phòng của Vương Trạm, Ý thấy đầu giường của ông có cuốn “Chu Dịch”. Đây là quyển sách rất khó, Vương Tế nghĩ rằng ông chú “ngốc nghếch” của mình làm sao có thể đọc được loại sách như vậy, bèn hỏi với vẻ hiếu kỳ:
“Chú để cuốn sách này ở đầu giường làm gì vậy?”.
Vương Trạm nói: “Lúc nào không ngủ được thì giở ra đọc chơi”.

Vương Tế không tin chú mình có thể đọc được “Chu Dịch”, tưởng ông chỉ giả vờ nên bảo ông tóm tắt một số nội dung trong sách. Vương Trạm giảng giải những lý lẽ sâu sắc trong sách một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Vương Tế chưa bao giờ nghe những kiến giải đặc sắc như vậy nên vô cùng khâm phục.

 Vương Tế có một con ngựa hung dữ, rất khó cưỡi, bèn hỏi Vương Trạm:
“Chú thích cưỡi ngựa không?”.

Ông đáp tỉnh như không: “Cũng được".

 Vương Trạm cưới con ngựa này mà tự thế vẫn nhẹ nhàng thong thả, tốc độ nhanh chậm tự nhiên, ngay cả người cưới ngựa giỏi nhất cũng không sánh kịp.
Sau khi xuống ngựa, ống nói: “Con ngựa của cháu tuy chạy nhanh nhưng sức không dẻo dai, không làm được việc nặng. Gần đây chú thấy Đốc Bưu có
một con ngựa, con ngựa ấy có thể chịu cực nhưng còn hơi nhỏ”. 
Kẻ nói vô tình, nhưng người nghe lại có ý. Vương Tế lập tức đi mua con ngựa đó và nuôi rất kỹ. Đến lúc nó lớn, Vương Tế dắt ra cho đua với ngựa của mình.

Vương Trạm nhắc: “Chỉ trong điều kiện thồ nặng và đường sá khó đi, cháu mới có thể thấy rõ sức thồ của con ngựa này; nếu không, nó sẽ không bộc lộ hết ưu thế”.
Thế là Vương Tế cho hai con ngựa thồ nặng và chạy trên bãi đất dốc. Một lúc sau, quả nhiên ngựa của Vương Tế gục ngã vì kiệt sức, còn ngựa của Đốc Bưu vẫn bước đi một cách vững chãi.

Qua một số việc tương tự, Vương Tế đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn về người chú, thật sự khâm phục học thức và tài năng của ông.
Vương Tế hổ thẹn mà thốt lên rằng: “Ta thật là Có mắt mà không thấy Thái Sơn, trong nhà có một người học thức uyên bác như vậy mà ta sống hơn 30 năm rồi vẫn không hay biết gì!”. 

Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm xưa nay cũng cho rằng Vương Trạm là người ngốc nghếch. Một hôm, gặp Vương Tế, Tân Vũ Đế lại trêu đùa như trước:
“Người chú ngốc nghếch ở nhà người đã chết chưa?”.

Nếu là trước kia, Vương Tế sẽ không biết nói thế nào, nhưng lần này, ông trả lời rất hùng hồn:
“Chú thần không hề ngốc đâu!”, sau đó kể tường tận tài năng và học thức của Vương Trạm cho Tấn Vũ Đế nghe.
Tấn Vũ Đế giật mình, về sau bổ nhiệm Vương Trạm làm Nội sử Nhữ Nam.

Vương Trạm không chạy theo hình thức và hư danh, hàng ngày chỉ tập trung vào việc phát triển bản thân, đằng sau tính tình hiền hòa, ít nói là trí tuệ, là học vấn uyên bác. Điều này khiến mọi người thay đổi cách nhìn về ông và Tấn Vũ Đế đã trọng dụng ông.

6. Người đa mưu túc trí

Đây là loại người biết tùy cơ ứng biến, biết sử dụng phương pháp thích hợp khi làm việc, bề ngoài có vẻ khiêm tốn, khi bị người khác xúc phạm sẽ ngấm ngầm trả đũa. Nếu không có lập trường đúng đắn, họ dễ trở thành kẻ đại gian, luôn liệu gió phất cờ, xem mặt xét lời của người khác để hành động. Nếu là người chính trực, trung thành, dũng cảm, có chí tiến thủ, họ sẽ trở thành bậc kỳ tài. Vì biết tùy cơ ứng biến nên họ có thể tìm được chỗ đứng trong xã hội, biết bảo vệ bản thân, nhiều  lúc mưu trí của họ lấn át đạo lý. Do vậy, nhà lãnh đạo cần thận trọng khi chọn những người này làm công việc quản lý tài chính, cung ứng vật tư.

( Theo “Sử Ký”, Tần Thủy Hoàng là con trai của Lã Bất Vi chứ không phải hậu duệ của Tần Vương. Việc này đã thể hiện rất rõ sự xảo trá của Lã Bất Vi.

 Tần Chiêu Vương lập con trai thứ là An Quốc Quân làm Thái tử. Người đẹp mà An Quốc Quân sủng ái nhất là Hoa Dương phu nhân, nhưng nàng không thể sinh nở. An Quốc Quân có hơn hai mươi người con trai, con trai thứ hai là Tử Sở do không được lòng An Quốc Quân nên bị đày đến nước Triệu làm con tin. Nước Triệu bị nước Tần đánh liên miên nên cuộc sống của Tử Sở ở nước Triệu vô cùng gian khổ.

Lã Bất Vi là một thương nhân giàu có. Một lần, ông đến nước Triệu làm việc thì gặp Tử Sở. Ông cho rằng đây là hàng hiếm có thể mua được nên giúp Tử Sở trò liệu kế sách và cung cấp tiền của để Tử Sở thực hiện kế sách đó.
Lã Bất Vi nói: “Tần Vương đã già, An Quốc Quân sẽ là người kế vị. An Quốc Quân sẽ phải lập Thái tử, Hoa Dương phu nhân tuy không có con nhưng có vai trò rất quan trọng. Nếu cậu tìm cách lấy lòng Hoa Dương phu nhân thì khi tranh ngôi Thái tử với những anh em khác, chẳng phải cậu sẽ gặp thuận lợi hơn nhiều sao? Ta bằng lòng bỏ ra ngàn lượng vàng giúp cậu”.
Tử Sở dập đầu tạ ơn.

Lã Bất Vi đến gặp Hoa Dương phu nhân và nói: “Tử Sở ở nước Triệu ngày đêm than khóc vì thương nhớ quân vương và phu nhân”.
Hoa Dương phu nhân rất mừng.
Ông lại mua chuộc chị của Hoa Dương phu nhân, nhờ bà nói với phu nhân rằng:
“Em nhờ xinh đẹp mà được An Quốc Quân yêu chiều, nhưng lúc về già nhan sắc phai tàn, lại không con thì biết dựa vào đâu? Tử Sở tuy là con thứ hai nhưng có tiếng là hiền lành, lại biết chiều ý em, chỉ bằng bảo An Quốc Quân lập Tử Sở làm Thái tử, như vậy thì suốt đời em cũng không phải lo gì nữa”.
Từ đó, Tử Sở ngày càng được nhiều người biết đến.

 Lã Bất Vi chung sống với một vũ nữ. Nàng mang thai, nhưng chỉ có Lã Bất Vi biết. Đúng lúc này, Tử Sở gặp nàng và đã phải lòng nàng, đòi Lã Bất Vi nhường cho mình. Lã Bất Vi cả giận nhưng nghĩ gia sản của mình đã hao hụt vì Tư Sở, chi bằng thả dây câu dài cậu con cá lớn một món “thiên cổ kì vật”. Thế là ông tặng vũ nữ đó cho Tử Sở và giấu chuyện nàng có thai.

Vài tháng sau, vào năm 259 trước Công Nguyên, vũ nữ đó sinh hạ một bé trai. Tử Sở tưởng rằng đứa trẻ này là con mình, đặt tên là Doanh Chính.

Tám năm sau, Tần Vương băng hà vì tuổi cao sức yếu, An Quốc Quân kế vị nhưng cũng qua đời trong năm đó vì một căn bệnh ở bụng. Tử Sở, hoàng tử chờ kế vị do Lã Bất Vi sắp xếp, đã thuận lợi bước lên ngôi vua, đó là Tương Vương. Ba năm sau, Tương Vương qua đời. Thế là Doanh Chính, đứa con bí mật của Lã Bất Vi, kế thừa ngôi vị.