Quan sát xương để xét đoán người

Tăng Quốc Phiên nói: “Núi lở mà không đổ, nhờ có đá trấn giữ”. Đất cát trên đỉnh núi tuy thường xuyên bị xói mòn nhưng núi không sụp đổ vì có lớp đá nâng đỡ, đá cứng như gang thép, không bị bào mòn vì dầu mưa dãi gió. “Đá” cũng giống như bộ xương, bộ phận cứng chắc nâng đỡ cơ thể.


Dĩ nhiên “xương” mà chúng tôi đề cập ở đây không phải là bộ xương theo ý nghĩa của giải phẫu học hiện đại về cơ thể người, mà chỉ là những mảnh xương ở vùng đầu và mặt chung kết hợp với “thần”, có thể truyền tải được “thần”.

Khi xét đoán một người, chúng ta có thể quan sát một số loại xương dưới đây để có những nhận định khái quát về tính cách và cuộc đời của người đó:

  1. Xương long linh: còn gọi là xương nội trì dịch mã, là phần xương bắt đầu từ xương quyền (xương gò má) ở hai bên mặt kéo dài đến thiên thương, dịch mã (vị trí trên chân mày, về phía đuôi mày), biểu thị sự uy nghiêm.
  2. Xương nhật giác: là phần xương nằm phía trên chân mày trái, biểu thị sự nhạy bén.
  3. Xương nguyệt giác: là phần xương nằm phía trên chân mày phải, báo hiệu một người có địa vị khá cao.
  4. Xương huyền tê: là phần xương bắt đầu từ xương ngạch giác (nằm bên dưới xương nhật giác, nguyệt giác) chạy đến xương sơn lâm (gần vị trí dịch mã), biểu thị học vấn uyên bác.
  5. Xương phụ tế: là phần xương bắt đầu từ xương phụ giác (nằm cạnh xương nhật giác, nguyệt giác) chạy hơi xéo về phía góc trán, báo hiệu một người nắm giữ vị trí chủ chốt.
  6. Xương huyền cổ: là phần xương nằm giữa trán, ở vị trí xương ngạch giác, biểu thị sự cao quý, báo hiệu một người có thể thắng tiến trên con đường công danh sự nghiệp.
  7. Xương long giác: là phần xương bắt đầu từ trung chính (vị trí gần đầu lông mày, phía trên ấn đường) chạy ngang qua hai bên mặt, biểu thị sự quyết đoán.
  8. Xương song phong: là phần xương bắt đầu từ sơn căn (vị trí giữa hai mắt) chạy đến vị trí giữa hai chân mày và phân thành hai nhánh trái phải, kéo dài đến vị trí thiên thương. Xương này báo hiệu một người gặp nhiều thuận lợi, có thể làm nên sự nghiệp..
  9. Xương tướng quân: là phần xương bắt đầu từ xương nhật giác, nguyệt giác chạy thẳng xuống vị trí phía trên tai, biểu thị sự vũ dũng.
  10. Xương phượng vĩ: còn gọi là xương ngoại trừ dịch mã, là phần xương bắt đầu từ xương gò má kéo dài đến tóc mai, biểu thị sự sang trọng và trường thọ.
  11. Xương án thụ: là phần xương hình tam giác, nhô lên ở bên dưới vành tai, biểu thị sự thông minh, khéo léo, báo hiệu người đa tài, có chí lớn.
  12. Xương ẩn dật: là phần xương nằm ở góc trán, tại vị trí xương sơn lâm, biểu thị sự điềm tĩnh, báo hiệu một người tài giỏi, sống cuộc đời thanh bạch.

Mỗi loại xương đều có một “thế” riêng, người xưa dựa vào hình dáng của nó để xét đoán người. Trong “Băng Giám”, Tăng Quốc Phiên có viết về cách quan sát xương như sau: “Xương trán đầy đặn, nhô cao là quý tướng; xương chẩm chắc, lộ rõ là quý tướng; xương đỉnh đầu ngay ngắn, nhô cao là quý tướng: xương tá xuyên lệch về phía chân tóc, có hình dáng như chiếc sừng là quý tướng xương thái dương hướng thẳng lên trên là quý tướng; xương chân mày nổi gờ nhưng không hiện rõ, có hình dáng như sừng tê giác nằm ngang là quý tướng; xương sống mũi thẳng cao như măng lau là quý tướng; xương gò má chắc khỏe, không phô lộ là quý tướng; xương cổ phẳng chắc, không lộ là quý tướng. Quan sát xương ở vùng đầu, chủ yếu nhìn ba phần xương quan trọng là xương trán, xương chậm, xương thái dương. Quan sát xương ở vùng mặt, thì chủ yếu nhìn hai phần xương quan trọng là xương chân mày và xương gò má. Nếu cả năm phần xương vừa nêu đều hoàn hảo thì đây là dấu hiệu cho thấy người nào đó là nhân tài, là trụ cột của đất nước; nếu chỉ có một trong năm phần xương đạt chuẩn thì người đó sẽ không lâm vào cảnh nghèo khó trong suốt cuộc đời; nếu có ba trong năm phần xương đạt chuẩn thì chỉ cần chịu thương chịu khó một chút, người đó sẽ dần dần thành đạt; nếu có bốn trong năm phần xương đạt chuẩn thì người đó sẽ giàu sang”.

Về vấn đề này, sách y học cổ cũng có ghi chép như sau:

Đốt xương ví như kim thạch, phải nhô cao chứ không chìa ra, tròn mà không to. Người béo không lộ thịt, người gầy không lộ xương. Xương thịt tương ứng, khí huyết hài hòa. Xương lạnh, không thẳng là dấu hiệu của sự nghèo khó, yểu mệnh. Xương nhô cao, thẳng, các đốt rõ ràng, gắn chặt với nhau nhưng không quá to, đó là dấu hiệu của người khỏe mạnh. Xương là dương, thịt là âm, dương không nên quá nhiều và âm không nên quá ít. Xương thịt, âm dương cân bằng báo hiệu người nào đó giàu sang lúc còn trẻ hoặc khi về già. Xương yếu thì cuộc sống không có niềm vui, xương nằm ngang thì hung hiểm, xương nhẹ thì nghèo hèn, xương lạnh thì khốn khó, xương tròn là người có phúc, xương mảnh mai thì không có người thân thích.

Từ những ghi chép trên, có thể thấy xương cốt cũng là yếu tố cần xem xét khi đánh giá một người, bởi nó tiết lộ một phần tính cách và cuộc đời của người đó. Nhưng quan sát xương để phân biệt người sang kẻ hèn, người hiền kẻ ác lại là cách nhìn người mang màu sắc thần bí. Vì vậy, để việc đánh giá chính xác hơn thì ngoài xương cốt, chúng ta cần xem xét các yếu tố khác như thần thái, khí sắc, lời nói... Câu chuyện dưới đây cho th. người xưa rất giỏi xét đoán người qua việc quan sát xương

* Vào đầu đời Thanh có một vụ án văn chương rất nghiêm • trọng làm chấn động Hoa Hạ, số người bị phanh thây, chặt đồ, + lên đến 70 người. Sự việc bắt nguồn từ một người tên là Trang ( Đình Long ở trấn Nam Tầm. Trang Đình Long rất giàu và có ở hoài bão, nhưng không may bị mù sau một cơn bạo bệnh. Về 8 sau, tình cờ ông có được mấy chục quyển bản thảo viết tay cuối cùng của bộ “Minh Sử” do Dương Quốc Trinh triều Minh biên

soạn; ông quyết chí biên soạn lại, bắt chước sự tích Tả Khưu U Minh viết “Quốc Ngữ” khi bị mù. Ông mời các văn nhân ở vùng

Giang Chiết đến chỉnh lý và nhuận sắc, rồi đổi tên sách là “Minh Sử Tập Lược”, sau đó viết tên của mình và 18 vị danh sĩ Giang Chiết vào đó. Đáng tiếc là Trang Đình Long chưa kịp nhìn thấy “Minh Sử Tập Lược” chính thức ấn hành thì đã qua đời.

Tuy các văn nhân đã xóa tất cả những chữ gây bất lợi cho ỳ triều đình nhà Thanh, nhưng trong lời văn vẫn ẩn chứa ý tưởng k nhớ triều đình cũ, khen Minh chế Thanh. Điều sơ suất lớn nhất là năm tháng trong tác phẩm vẫn được viết theo niên hiệu đời Minh, những người chỉnh lý vẫn gọi tổ tiên nhà Thanh và quân Thanh là “giặc”, gọi nhà Thanh là “Hậu Kim”. Về sau, sách bị một số người cho là “phản thư”, báo lên quan phủ, rồi báo lên • tận bộ Hình . Đương nhiên là tất cả những người tham gia hiệu đính (ngoại trừ Tra Kế Tá) đều không thể thoát tội, hơn 2 ngàn 1 người khác có liên quan bị tống vào ngục, hơn 70 người bị xử tử.

Vì sao Tra Kế Tá thoát chết?

Chính cuộc gặp tình cờ từ vài năm trước đã cứu mạng ống.
Vào một năm nọ, tuyết rơi mù mịt, Tra Kế Tá ngồi trong nhà uống rượu một mình. Cảm thấy buồn, ông bước ra ngoài ngắm cảnh tuyết rơi và thấy một gã ăn mày đang trú tuyết dưới mái hiên. Gã chỉ mặc một chiếc áo cũ rách, mỏng tanh, tuy trời lạnh giá nhưng gã không hề bận tâm. Tra Kế Tá bước đến gần quan sát thì thấy gã có tướng mạo khôi ngô, xương cốt vững chắc. Ông cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi: “Tuyết vẫn còn rơi đấy, có muốn uống rượu với ta không?”. Gã ăn mày đồng ý ngay, không một chút ngượng ngùng. Khi Tra Kế Tá đổ gục xuống bàn thì gã này vẫn không hề có vẻ say sưa dù đã uống hơn 20 bát rượu.

Ngày hôm sau tỉnh dậy, Tra Kế Tá vội đi tìm gã ăn mày thì thấy gã đang ngắm tuyết trong vườn. Gió rét như quất vào người, Tra Kế Tá cảm thấy lạnh thấu xương, nhưng gã vẫn thản nhiên như không. Lúc tiễn khách, Tra Kế Tá đã cho gã 20 lạng : bạc. Gã nhận số bạc, chỉ nói “Được rồi” mà không cảm ơn, rồi khệnh khạng bỏ đi.

Tra Kế Tá không hề ngờ rằng sau này gã ăn mày lại là người cứu mạng mình. Thì ra gã tên là Ngô Lục Kỳ, có võ nghệ siêu , , phàm, một thời lưu lạc giang hồ, khốn khổ trong gió tuyết. Về sau, do có nhiều công lao trong quân ngũ nên Ngô Lục Kỳ làm Ý quan đến chức Tuần phủ Quảng Đông. Khi biết Tra Kế Tá có 3 6 liên quan đến vụ án “Minh Sử”, Ngô Lục Kỳ đã ra tay cứu ông.

Danh mục: THUẬT XEM TƯỚNG
xem thêm