Thuật nhìn người của cổ nhân nhận biết tính cách tài năng của 6 kiểu người hướng ngoại

Người có biệt tài là người hữu dụng dù họ cũng có những khiếm khuyết trong tính cách. Việc hiểu được họ một cách toàn diện, sử dụng mặt mạnh, né tránh chỗ yếu của họ chính là cách dùng người đúng đắn mà một nhà lãnh đạo cần nắm vững. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về 12 loại tính cách của những người có biệt tài nhằm giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ và sử dụng nhân sự tốt hơn.


Trong “Nhân Vật Chí”, Lưu Thiệu có đề cập đến 12 loại người có biệt tài, chia ra gồm 6 loại có tính cách hướng ngoại và 6 loại có tính cách hướng nội. Phần này chúng ta sẽ nói tới tính cách hướng ngoại.

  1. Người kiên cường, cứng rắn: ý chí vững vàng, có ý độc đoán, không chịu thay đổi, cho rằng việc nói rõ vấn đề phức tạp, là ngụy biện. Kiểu người này có thể làm công việc duy trì phép tắc đã có, khó có thể làm công việc đoàn kết mọi người.
  2. Người cởi mở, giao thiệp rộng: không phân biệt người tốt kẻ xấu trong giao tiếp, khiến các mối quan hệ trở nên phức tạp, cho rằng sự kiên nghị là cố chấp hẹp hòi. Kiểu người này có thể vỗ về người khác nhưng khó có thể uốn nắn thói hư tật xấu.
  3. Người dũng mãnh, quả cảm: luôn dốc hết sức lực khi bắt tay vào việc, không nhận thức được sự phấn khích quá mức có thể gây nguy hại, cho rằng thái độ ôn hòa là khiếp nhược. Kiểu người này có thể xông pha ở những nơi nguy hiểm khó khăn, khó thích nghi với môi trường phép tắc quy củ.
  4. Người nghiêm khắc: tính cách cứng cỏi, khó hàn , với mọi người, không chịu rèn luyện bản thân để tránh phạm người khác khi nóng nảy, xem thái độ ôn nhu hò . là sự phục tùng. Kiểu người này có thể trông coi việc lập HL, không thể điều hành công việc cụ thể.
  5. Người thiên về hành động khi làm việc thường nên nóng, muốn hơn người khác, cho rằng sự trầm tĩnh đồng nghĩa với trì trệ. Kiểu người này có thể làm những công việc mang tính đột phá, cần sự năng nổ, đòi hỏi vai trò đi đầu, không thể làm công việc giữ gìn, củng cố những kết quả đã đạt được.
  6. Người bộc trực: nói thẳng những suy nghĩ trong lòng, không nhận thức được rằng thật thà quá hóa quê mùa, cho rằng cơ mưu là điều kỳ quặc. Kiểu người này có thể giữ chữ tín, không thể làm những công việc có tính cơ mật.

1. Người kiên cường, cứng rắn

Loại người này thuộc nhóm người hào kiệt, kiêu hùng, có ý chí kiên định, tác phong mạnh mẽ; dũng mãnh ngoan cường, dám mạo hiểm, làm tốt những công việc mang tính ganh đua. Trở ngại càng lớn thì họ càng phát huy hết mức sức mạnh và trí tuệ của bản thân. Khuyết điểm của họ là nóng vội, mạo hiểm, vì có năng lực mà sinh kiêu căng, phục tùng con người chứ không tuân theo phép tắc, khao khát quyền lực, thích tranh công chứ không chịu nhẫn nhục.
Những người này có khả năng đảm nhiệm công việc nào đó một cách độc lập, cũng có thể hoàn thành sứ mệnh bằng sự tháo vát linh hoạt, là người có tài chỉ huy hiếm có. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cũng cần chú ý nắm bắt sự thay đổi trong tư tưởng và tâm trạng của họ. Ngụy Diên thời Tam Quốc thuộc loại người này.

2. Người cởi mở, giao thiệp rộng

Loại người này giao du rộng, nhiệt tình, trọng nghĩa khí, hào phóng với mọi người, khôn khéo trong cách đối nhân xử thế, giành được thiện cảm và sự tín nhiệm của bạn bè. Họ giỏi đoán biết tâm tư tình cảm của người khác để lấy lòng người, thích hợp với công việc kinh doanh và giao tiếp. Họ không thuộc kiểu người tuân thủ nguyên tắc. Thường thì họ không làm chủ được bản thân và có thể làm hỏng việc nếu bị bạn bè lôi kéo, khó phân biệt được phải trái, đúng sai khi đứng trước một sự việc.

Đặng Mổ là một thương nhân rất giàu có, trọng nghĩa khí, giao du với đủ loại người. An Trọng Bá là Thứ sử Thục Châu vì hám của nên nhận hối lộ nhiều vô kể. Một lần, Thứ sử gọi Đăng Mổ đến chơi cờ vây. Theo luật chơi, Đặng Mổ phải đứng khi chơi cờ với Thứ sử. An Trọng Bá chơi rất chậm, luôn suy đi nghĩ lại, một ngày chỉ đi được vài chục nước cờ. Đặng Mổ mỏi đến đứng không vững, lại vừa đói vừa khát, cố gắng lắm mới chịu được đến tối. Không ngờ sáng sớm hôm sau, Thứ sử lại gọi ông đến chơi tiếp. Đặng Mổ sợ đến phát khiếp. Lúc ra khỏi nhà, ông chợt nhận ra mục đích chính của việc Thứ sử ân cần mời mình đến chơi cờ, lập tức sai người mang vàng dâng cho Thứ sử. Vậy là Thứ sử không gọi ông đến chơi cờ nữa. 

3. Người dũng mãnh, quả cảm

Loại người này có thừa vũ dùng nhưng thiếu lý trí, ỷ có sức mạnh nên hành động liều lĩnh; rất trọng nghĩa khí, hết lòng vì bạn bè, đánh giá sự việc theo cảm tính. Ưu điểm của họ là dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm, có dũng khí, không sợ hãi trước nguy hiểm, một mực nghe theo người mà mình thật lòng khâm phục, tính cách không phức tạp. Khuyết điểm của họ là chỉ phục tùng con người chứ không tuân thủ phép tắc, khi làm việc thường dựa vào tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ người bạn có ân nghĩa với mình dù người đó có sai phạm, vì tính khí lỗ mãng nên hay gây tai họa bất ngờ.

Cùng với sự tiến bộ của xã hội và sự tác động của nền giáo dục, những người này dần dần có ý thức hơn về bản thân, họ ngày càng hành xử theo lý trí và trở thành kiểu người tiên phong, dám xông pha, dám xả thân.

Thời Xuân Thu, nước Tề có ba kẻ vũ dũng là Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử và Công Tôn Tiệp, được quốc vương Tề Cảnh Công rất sủng ái. Ba người kết nghĩa huynh đệ, tự xưng : là “Tề quốc tam kiệt”. Vì được sủng ái nên ba tên này ngày càng lộng hành, xem thường mọi người, thậm chí gọi nhau bằng những đại từ khiếm nhã ngay trước mặt vua Tề. Đám loạn thần Trần Vô Vũ và Lương Khưu Cứ định mua chuộc họ, âm mưu tiếm quyền đoạt vị.

Tướng quốc An Anh thấy thế lực đen tối này ngày càng lớn mạnh, đe dọa triều chính nên vô cùng lo lắng. Ông biết rõ sức mạnh của bọn phản loạn này là vũ lực, mà ba kẻ vũ dũng kia chính là át chủ bài. Nhiều lần ông muốn trừ khử bọn chúng; nhưng chúng đang được sủng ái, nếu hành động công khai sẽ làm hỏng việc, vì vua Tề sẽ không thuận theo.

nullhiền tướng Yến Tử Án Anh

Một ngày nọ, quốc vương nước láng giềng là Lỗ Chiêu Công cùng quan Tư lễ Thúc Tôn đến yết kiến Tề Cảnh Công Cảnh Công lập tức mở tiệc chiêu đãi gọi Tướng quốc An Anh chủ trì nghi lễ, tất cả các quan văn võ đều có mặt để không khí càng thêm long trọng, ba kẻ vũ dũng cũng theo hầu bên cạnh, dáng vẻ oai vệ, tỏ vẻ kiêu ngạo, coi trời bằng vung. Rượu quá ba tuần, Án Anh bước lên tâu với Tề Cảnh Công: “Thật khó có được một buổi lễ long trọng thế này, hiện kim đào trong ngự viên đã chín, có thể hái đãi khách được không?”.

Cảnh Công liền sai viên quan giữ vườn đi hái. Nhưng Án Anh nói: “Kim đào là quả tiên hiếm có. Thần phải đích thân đi a chọn hái, như vậy mới trang trọng”.

Kim đào được xếp trong mâm, quả nào cũng to như miệng bát, đỏ tươi thơm phức, mọi người đều thích. Cảnh Công hỏi: “Chỉ có mấy quả thế này thôi sao?”.

Án Anh nói: “Trên cây còn ba, bốn quả chưa chín, chỉ có 3 thể hái sáu quả thôi!”.

Cảnh Công và Lỗ Chiêu Công cầm đào lên ăn và khen I ngon. Cảnh Công hứng khởi nói với Thúc Tôn: “Đào tiên này là 1 quả hiếm, Thúc Tôn đại phu tiếng tăm lẫy lừng, có công trong việc bang giao thưởng cho khanh một quả!”.

Thúc Tôn quỳ xuống tâu: “Thần sao sánh được với Tướng & quốc Án Anh của quý quốc, Tướng quốc mới là người xứng đáng được thưởng đào tiên!”.

Cảnh Công bèn nói: “Các khanh nhường nhau, vậy thì thưởng mỗi người một quả!”.

Trong mâm chỉ còn lại hai quả kim đào, Án Anh lại đề nghị Cảnh Công truyền bảo các quan văn võ hai bên tự báo công trạng, ai có công lớn thì được thưởng kim đào. Công Tôn Tiệp vụt đứng dậy, bước ra nói: “Năm xưa thần theo chúa thượng đến Đồng Sơn săn bắn, đích thân đánh chết một con mãnh hổ, giải cứu chúa thượng, công lao này lớn hay không?”.

Án Anh nói: “Công cứu nguy xa giá, đáng được thưởng!”.

Công Tôn Tiệp vội chộp lấy quả đào nuốt gọn, đảo mắt nhìn mọi người với vẻ kiêu ngạo. Cổ Dã Tử không chịu lép, đứng dậy nói: “Hổ chẳng có gì ghê gớm, ta chìm nổi chín dặm trong sóng to gió lớn khủng khiếp của Hoàng Hà, chặt đầu giao quy, cứu tính mạng chúa thượng, người thấy công lao này thế nào?”.

Cảnh Công nói: “Việc này quả là khó ai làm được, nếu không có tướng quần thì mọi người trong thuyền đã chết chìm!”. Cảnh Công liền ban kim đào và rượu cho y. Nhưng Điền Khai Cương lại nói: “Ta từng phụng mệnh chúa thượng đi đánh nước Từ, bắt sống năm trăm người, buộc nước Từ đầu hàng, uy danh lừng lẫy, khiến các nước láng giềng phải dâng biểu triều cống. Đây có được xem là công lao, Có xứng đáng được ban thưởng không?”.

Án Anh lập tức quay lại tấu với Cảnh Công: “Công lao của Điền tướng quân quả thực lớn gấp mười lần công lao của hai tướng quân Công Tôn Tiệp và Cổ Dã Tử, nhưng tiếc là kim đào đã ban hết, hay là thưởng một ly rượu trước, đợi khi kim đào chín sẽ thưởng sau, liệu có được không?”.

Cảnh Công an ủi Điền Khai Cương: “Điền tướng quân, công lao của khanh lớn nhất, tiếc là khanh nói quá muộn”.

Điền Khai Cương không muốn nghe thêm nữa, ấn kiếm hét to: “Chém giao quy, đánh mãnh hổ có gì là ghê gớm? Ta lặn lội ngàn dặm vì đất nước, chiến đấu đến cùng để giành chiến thắng, nay bị đối xử lạnh nhạt như vậy, chịu nhục trước mặt quần thần hai nước, bị mọi người chê cười, thử hỏi ta còn mặt mũi nào đứng ở triều đình nữa?”. Nói xong, Điền Khai Cương rút kiếm tự sát.

Công Tôn Tiệp giật nảy mình, đứng dậy nói: “Chúng tôi công nhỏ mà được ban thưởng, Điền tướng quân công lớn mà không được ăn kim đào, về tình về lý tuyệt đối không thông!”. nói xong cũng rút kiếm tự sát. Cổ Dã Tử nhảy ra, nói như điên loạn: “Ba chúng tôi là anh em kết nghĩa, thề sống chết có nhau, nay hai người đã chết, tôi sống một mình sao?”.

Vừa dứt lời, thủ cấp của Cổ Dã Tử đã rơi xuống đất. Cảnh Công muốn ngăn lại cũng không kịp nữa. Đánh mãnh hổ, chém giao quy, xông pha trận mạc, ba kẻ vũ dũng này quả thật rất dũng cảm, nhưng đó chỉ là cái dũng của kẻ thất phu, của kẻ không kìm được sự ngạo mạn. Án Anh đã lợi dụng điểm này và dùng hai quả đào để giết chết cả ba.

Đây chính là câu chuyện “Hai quả đào giết chết ba kẻ vũ dũng” nổi tiếng trong lịch sử.

 

4. Người nghiêm khắc

Loại người này có lập trường kiên định, dám nói thẳng, tính tình trung thực, sống nề nếp, là người mưu trí, đáng tin cậy. Tư tưởng, thói quen và cách sinh hoạt của họ có phần lạc hậu. Ho có khuynh hướng bảo thủ, đôi khi quá cố chấp, khăng khăng giữ lấy những gì mình cho là đúng, không biết tùy cơ ứng biến.

Trương Chiếu là danh sĩ nước Ngô, sống thanh liêm chính trực, dám nói thẳng, rất được nhân sĩ trong nước kính trọng. Tôn Sách phó thác mọi việc nội bộ cho Trương Chiêu. Trước khi mất, ông nói với em mình là Tôn Quyền rằng việc đối ngoại thì hỏi Chu Du, việc đối nội thì hỏi Trương Chiêu.

Sau khi bị Tào Tháo đánh bại, Công Tôn Uyên cử người sang chỗ Tôn Quyền xin quy hàng. Tôn Quyền rất mừng, phong Công Tôn Uyên làm Yên vương và sai một vạn tướng sĩ đi thuyền men theo bờ biển vòng qua Trung Nguyên (lúc đó Trung Nguyên và phương Bắc do Tào Tháo kiểm soát) sang chúc mừng Công Tôn Uyên. Quần thần đều phản đối, Trương Chiêu nói:

“Con người Công Tôn Uyên lật lọng như trở bàn tay, không đáng tin. Hiện nay hắn quy hàng chỉ vì bị Tào Tháo tấn công. Nếu hắn giở quẻ, quay sang đầu hàng Tào Tháo thì sứ thần binh mã của chúng ta làm sao sống sót trở về?”.

Tôn Quyền quở trách Trương Chiêu đủ điều, nhưng Trương Chiêu vẫn khăng khăng giữ ý kiến khiến Tôn Quyền rất mất mặt. Tôn Quyền liền rút kiếm chém mạnh xuống bàn và nói:
“Nhân sĩ Đông Ngô vào cung thì chào ta, ra khỏi cung thì chào ngươi, ta rất kính trọng ngươi. Nhưng người thường xuyên phản đối, chỉ trích ta trước mặt mọi người. Ta lo một ngày nào đó không kìm nén được sẽ hạ lệnh trừng phạt ngươi”.

Trương Chiêu nhìn chằm chằm Tôn Quyền và nói: “Thần tuy biết lời can gián của mình không được chấp nhận, nhưng chỉ muốn dốc hết lòng trung thành, đền ơn tiên chúa. Trước lúc băng hà, tiên chúa đã gọi lão thần đến bên giường nói lời trăng trối”.

Tôn Quyền quẳng kiếm xuống đất, nhìn Trương Chiêu mà khóc, nhưng rốt cuộc vẫn không nghe lời can ngăn của Trương Chiêu, sai người đến chỗ Công Tôn Uyên.

Trương Chiêu tức giận, viện cớ bị bệnh không ra khỏi nhà. Tôn Quyền cũng giận ông, cho người dùng đất bịt kín cửa chính nhà Trương Chiêu. Trương Chiều cũng sai người khóa chặt cửa bên trong.

Về sau, quả nhiên Công Tôn Uyên giết sứ thần của Tôn Quyền, đầu hàng Tào Tháo. Tôn Quyền biết mình thất sách, nhiều lần sai người đến tạ tội với Trương Chiêu, mời Trương Chiêu tài quản triều chính, nhưng Trương Chiêu kiên quyết không ra. Tôn Quyền lại đích thân đến trước cửa mời Trương Chiêu, Trương Chiêu vẫn các bệnh không ra. Tôn Quyền châm lửa đốt cửa chính nhà Trương Chiêu để buộc Trương Chiêu ra, nhưng Trương Chiêu vẫn ở lỳ trong nhà. Tôn Quyền lại sai người dập tắt lửa rồi đợi ở ngoài cửa rất lâu, cuối cùng các con của Trương Chiều dìu ông ra. Tôn Quyền cho xe chở Trương Chiều về cung, tự trách mắng mình, Trương Chiêu vẫn tỏ vẻ miễn cưỡng.

Trương Chiều quản lý chính sự kỹ lưỡng chu đáo, lời nói thẳng thắn, bản tính trung thành, nhưng về mưu lược, dũng khí thì không phải là một quân sự tài, một tướng lĩnh giỏi.

Sau khi chạy sang Đông Ngô nương nhờ Tôn Quyền, Cam Ninh đã hiến kế cho Tôn Quyền rằng:
“Nhà Hán ngày càng suy vị, Tào Tháo tiếm quyền đoạt vị, chắc chắn sẽ dẫn quân tiến về phía tây. Lưu Biểu chiếm cứ vùng Kinh Giang, nhưng bất tài vô tướng, con trai lại quá kém cỏi, chi bằng sớm tiêu diệt hắn, nếu không Tào Tháo sẽ ra tay trước. Muốn bắt Lưu Biểu thì trước tiên phải tấn công Hoàng Tổ. Phá được Hoàng Tổ, thừa thế xông lên thì có thể dần dần chiếm được Ba Thục, như vậy sẽ hoàn thành được nghiệp bá vương”.

Tôn Quyền rất tán thành kế của Cam Ninh, nhưng Trương Chiêu phản đối:
“Hiện nay tình hình Đông Ngô vẫn chưa ổn định, nếu đem quân đi xa đánh Hoàng Tổ, Lưu Biểu, e rằng trong nước sẽ có phản loạn”.

Cam Ninh nói với Trương Chiều: “Quốc gia tín nhiệm ông như Tiêu Hà, mà ông lại không dám cho quân đi đánh nơi xa vì sợ phản loạn, sao ông lại ngưỡng mộ cổ nhân theo kiểu như thế?”.

Khi Tào Tháo dẫn 83 vạn quân tấn công Xích Bích, tướng sĩ Đông Ngô đều hết sức hoảng sợ.
Trương Chiêu nói với Tôn Quyền: “Tào Tháo lòng lang dạ sói, bắt ép thiên tử lệnh cho chư hầu, động một chút là thánh chỉ của triều đình, khẩu dụ của thiên tử, chống đối hắn là danh bất thuận. Đông Ngô có thể kháng cự đại quân của hắn là nhờ sự hiểm trở của Trường Giang, nhưng nay hắn đã chiếm được Kinh Châu, thâu tóm được thủy quân của Lưu Biểu, đưa thủy quân lục quân theo sống Trường Giang đi xuống, thể hiểm yếu của Trường Giang không còn nữa, chúng ta làm sao chống chọi với hắn? Chi bằng chúng ta tạm thời quy hàng hắn”.

Về sau, Tôn Quyền nghe theo Lỗ Túc, Chu Du hợp sức với Lưu Bị đánh bại binh lực hùng mạnh của Tào Tháo trong trận Xích Bích trận đánh điển hình cho chiến thuật lấy ít thắng nhiều trong lịch sử.
Trương Chiều qua đời ở tuổi 81. Sử sách nhận xét về Trương Chiêu như sau: “dung mạo nghiêm trang, tư thế oai phong, từ vua Ngô trở xuống, cả nước đều sợ ông”.

 

5. Người thiên về hành động

Loại người này có tính cách hướng ngoại, có óc sáng tạo, không muốn bắt chước người khác; khao khát thành công, luôn muốn vượt trội hơn người trong mọi việc, không chấp nhận thua kém người khác. Họ là những người có chí hướng, rất dũng cảm và nhạy bén khi đối mặt với tình thế nguy khốn, không dễ đầu hàng hoàn cảnh. Khuyết điểm của họ là thích làm việc lớn, thích lập công to, nôn nóng hấp tấp, tính hay đố kỵ (điều này thậm chí có thể dẫn đến hành vi hết sức lệch lạc). Nếu bình tĩnh, biết suy xét kỹ lưỡng thì có thể họ sẽ thành công hơn.

Thời Nam Bắc Triều, Hạ Nhược Đôn là đại tướng nước Tấn. Ông tự cho rằng mình công lớn tài cao, không chấp nhận thua kém bạn đồng liêu, thấy người khác làm đại tướng quân trong khi mình vẫn chưa được thăng tiến, ông hoàn toàn không phục, luôn nói ra những lời oán trách.

Không lâu sau, ông phụng mệnh nhà vua tham gia chiến dịch thảo phạt Tương Châu. Sau khi giành chiến thắng trở về, ông nghĩ lần này xem như mình lập thêm một đại công với đất nước, chắc chắn sẽ được phong thưởng. Nhưng không ngờ do nhiều nguyên nhân, ông bị tước luôn chức vụ. Quá bất mãn, ông trút giận vào viên quan truyền lệnh.

Nghe tin này, Tấn Công Vũ Văn Hộ vô cùng tức giận, lập tức gọi ông đang nhậm chức Thứ sử Trung Châu) quay về, buộc ông tự sát. Trước khi chết, ông nói với con trai mình là
Hạ Nhược Bật: “Cha có chí bình định Giang Nam, dốc sức vì nước, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, con nhất định phải tiếp tục thực hiện chí nguyện của cha. Cha mất mạng vì cái lưỡi, đây là bài học Con phải nhớ lấy!”. Nói xong, ông cầm dùi chọc nát lưỡi mình, mong con ghi nhớ bài học này.

Mấy chục năm sau, Hạ Nhược Bật giữ chức Hữu lĩnh Đai tướng quân nhà Tùy. Ông không nhớ lời dạy của cha, thường thốt ra những lời oán trách vì chức quan của mình thấp hơn người khác, cho rằng lẽ ra mình phải làm Tể tướng. Không lâu sau, Dương Tố người thua kém ông được thăng chức Thượng thư Hữu bộc xạ, còn ông vẫn chưa được cất nhắc. Ông vô cùng tức giận, thường xuyên oán trách và tỏ thái độ bất mãn.

Tin này truyền đến tai hoàng đế Dương Kiên, Hạ Nhược Bật bị bắt giam. Hoàng đế trách mắng ông: “Con người ngươi có ba thứ quá đáng lòng đố kỵ quá đáng, luôn tự cho mình là đúng, thái độ hạ thấp người khác quá đáng, phát ngôn xằng bậy và tùy tiện thói khinh thường bề trên quá đáng”.

Nhưng do có công nên không lâu sau ông được thả. Ông vẫn không rút kinh nghiệm, lại khoe với người khác về mối quan hệ giữa mình với Hoàng thái tử và nói: “Hoàng thái tử Dương Dũng rất thân với ta, không giấu ta chuyện gì, kể cả việc tối mật cũng tiết lộ cho ta biết”.

Về sau Dương Dũng bị thất thế trước Tùy Văn Đế, Dương Quảng làm Hoàng thái tử, tất nhiên Hạ Nhược Bật lâm vào thế bất lợi.

nullTùy Văn Đế Dương Kiên

Hay tin ông vẫn tiếp tục nói khoác, Tùy Văn Đế triệu ông đến và nói: “Ta dùng Cao Cảnh, Dương Tố làm Tể tướng. Trước mặt mọi người, nhiều lần ngươi nói rằng họ chỉ biết ăn, không biết làm việc gì. Có phải người muốn ám chỉ ta cũng là thứ vứt đi?”.

Hạ Nhược Bật nói: “Cao Cảnh là bạn thân của thần, Dương Tố là con trai của cậu thần, thần hiểu rõ họ. Thần cũng từng nói rằng họ không thích hợp làm Tể tướng”.

Lúc này, do ông nói năng bất cẩn nên xúc phạm đến nhiều người. Một số đại thần trong triều sợ bị liên lụy nên đã thuật lại những câu nói trước đây của ông những câu nói bộc lộ sự bất mãn đối với triều đình) và cho rằng ông đáng tội chết.

Tùy Văn Đế nói với Hạ Nhược Bật: “Các đại thần đều không thích người muốn người chấp hành phép tắc nghiêm túc, ngươi hãy suy nghĩ xem mình có công lao gì để được tha tội chết không?”.

Hạ Nhược Bật phân trần: “Thần từng dựa vào thần uy của bệ hạ dẫn tám ngàn quân vượt Trường Giang ( bắt sống Trần Thúc Bảo. Kính mong bệ hạ nghĩ đến công lao năm xưa mà châm chước và tha tội chết cho thần!”.

Tùy Văn Đế nói: “Lúc sắp đem quân đánh nước Trần, người đã bày tỏ băn khoăn với Cao Cảnh về chuyện những công thần như ngươi sẽ không được trọng thưởng sau khi dẹp xong Trần Thúc Bảo. Có phải Cao Cảnh đã nói với người rằng: Ta tuyệt đối không làm như vậy?
Sau khi tiêu diệt được Trần Thúc Bảo, ngươi đòi làm Nội sử rồi Bộc xạ. Ta đã đặc cách trọng thưởng tất cả những công lao trước đây của ngươi, ngươi còn nhắc lại làm gì?”.

Hạ Nhược Bật nói: “Quả thực hạ thần đã được bệ hạ trọng thưởng,  nhưng hôm nay vẫn mong bệ hạ đặc cách thưởng thêm một mạng sống nữa”. Tùy Văn Đế nhớ lại những ngày tháng trước đây, nghĩ rằng ông chịu gian khổ có công lớn nên chỉ tước chức vụ của ông.

 

6. Người bộc trực

Loại người này tính tình đôn hậu, chất phác, ngay thẳng, rất đáng tin cậy, nhưng không khéo léo, không giỏi bày mưu tính kế. Họ không kìm nén được cảm xúc; khi nói chuyện thì đi thẳng vào vấn đề, không rào đón; nhiều lúc nói những điều không cần thiết, tỏ ra nông nổi, thiếu khôn ngoan, thậm chí có thể bị mọi người xem là ngốc nghếch. Nếu có chút mưu trí, chăm chỉ làm việc, đồng thời bình tĩnh, nhẫn nại hơn thì có thể họ sẽ đạt được thành công đáng kể. Điểm nổi bật ở loại người này là sự ngốc nghếch của họ ẩn chứa trí thông minh.

Chu Nguyên Tố là họa sĩ có chút tiếng tăm ở vùng Thái Thương Giang Tô đời Minh. Ông có một tiểu đồng tên là A Lưu, theo ông đã bốn năm năm, phụ ông mài mặc pha màu nó, khi ông vẽ tranh. A Lưu mới mười ba, mười bốn tuổi, cặp mắ. to, đôi môi dày, vẻ thật thà trung hậu, trông rất ngây ngô.

Một sáng nọ, trước khi ra khỏi nhà, Chu Nguyên Tố dặn A Lưu: “Con nhớ trong nhà cẩn thận, có ai đến thì nhìn kỹ người đó. Đợi ta về báo lại cho ta biết”.

Đến tối, Chu Nguyên Tố về nhà và hỏi A Lưu: “Hôm nay có ai đến tìm ta không?”
Có, có những mấy người cơ”. A Lưu vừa dùng tay làm điệu bộ vừa nói liền một mạch: “Có một người thấp và béo, một người cao và gầy, một người xinh đẹp, một người chống gậy”.

Chu Nguyên Tố nghe xong hiểu ngay, ông cười và hỏi tiếp: “Còn ai nữa không?”.

A Lưu cười hềnh hệch và nói: “Con sợ có nhiều người đến quá sẽ không nhớ hết nên sau khi ông cụ kia đi, con đã đóng cửa lại, ở luôn trong nhà. Con không biết còn có ai đến nữa không”.

Chu Nguyên Tố không nói gì thêm. Ông thừa biết một cậu bé ngu ngơ như A  Lưu thì chẳng có điểm nào giỏi giang, đáng khen về mặt này.

Không chỉ có vậy, A Lưu còn làm nhiều chuyện buồn cười.

Chẳng hạn, một lần trong nhà Chu Nguyên Tố có chiếc giường bị gãy một chân. Ông bảo A Lưu vào rừng tìm một nhánh cây về sửa lại. A Lưu cầm rìu đi, loay hoay trong rừng hơn một buổi nhưng vẫn trở về tay không. Lúc này, Chu Nguyên Tố và người nhà đang đợi ở sảnh, ông hỏi: “Sao đến giờ này mới về? Mọi người đang đợi con đấy”.
A Lưu nói rất nghiêm túc: “Bởi vì không tìm được nhánh cây nào vừa cả, con đi lòng vòng mãi trong rừng nên mất cả buổi”.

Chu Nguyên Tố nói: “Trong rừng có nhiều nhánh cây như vậy, sao con lại không tìm được? Cứ chặt một nhánh là được rồi”.
A Lưu chia hai ngón tay ra, đưa thẳng lên và nói: “Ông không biết à, nhánh cây đều mọc hướng lên trên, không mọc hướng xuống như chân giường đâu”.

Cả nhà Chu Nguyên Tố nghe xong đều cười ngặt nghẽo.

Nhưng A Lưu cũng có ưu điểm. Khi viết chữ, vẽ tranh, Chu Nguyên Tố luôn nhờ A Lưu mài mực, pha màu. Mực A Lưu mài rất đặc, chữ được viết bằng mực này trông bóng loáng nếu đặt dưới ánh nắng hoặc ánh đèn. A Lưu cũng phân biệt màu rất giỏi. Ông cần màu gì, A Lưu pha đúng màu đó, chưa bao giờ Có sai sót.

Lúc Chu Nguyên Tố viết chữ, vẽ tranh, A Lưu thường đứng bên cạnh chăm chú nhìn. Thỉnh thoảng A Lưu nói với ông rằng đóa hoa này nên vẽ đậm một chút, đuôi của chú chim kia nên tô thêm màu nọ màu kia. Mỗi lần làm theo lời A Lưu, ông thấy tác phẩm của mình đẹp hơn rất nhiều.

Một hôm, Chu Nguyên Tố trải giấy ra về, A Lưu lại đứng cạnh chăm chú nhìn. Ông nói với A Lưu nửa đùa nửa thật: “Con đã học được chút gì rồi phải không? Có vẽ được vài nét không?”

Không ngờ A Lưu trả lời rất nghiêm túc: “Có gì khó đâu a!”.

“Thế à? Vậy con vẽ cho ta xem đi!”. Chu Nguyên Tố vừa nói vừa đưa bút vẽ cho A Lưu.

A Lưu xắn tay áo lên, bắt đầu vẽ, chẳng mấy chốc đã vẽ xong bức “Xuất thủy phù dung”: trên mặt hồ, một lá sen nho nhỏ đung đưa trước làn gió nhẹ, một con chuồn chuồn sắp đậu lên lá sen. Bức tranh lấy ý tưởng từ câu thơ “Lá sen nhỏ đầu nhọn, chuồn chuồn tới đâu chơi” của nhà thơ Dương Vạn Lý.

Chu Nguyên Tố cầm bức tranh lên ngắm nghía. Cảnh trong tranh khoáng đạt, kết cấu cân đối, màu sắc đậm nhạt vừa phải, quả là một bức tranh đẹp. Nếu không tận mắt nhìn thấy A Lưu cầm bút vẽ thì ông không thể tin đây là bức tranh được vẽ từ bàn tay của chú tiểu đồng có vẻ ngây ngô này.

Sau đó, ông bảo A Lưu vẽ một bức nữa. A Lưu ngẫm nghĩ một lúc rồi nhanh chóng vẽ. Bức tranh này gợi hình ảnh làn gió nhẹ đang mơn man cây liễu mềm mại vừa như những lá non, một chú chim én từ trên bầu trời nghiêng mình lướt tới. Bức tranh tuy chỉ vẽ một cây liễu, một chú chim én nhưng bút pháp điêu luyện, bố cục hợp lý, giống như được vẽ từ bàn tay của một họa sĩ lão luyện, khiến người xem cảm nhận được cảnh xuân ấm áp, sức sống căng tràn, niềm vui dạt dào.

Chu Nguyên Tố gọi mọi người trong nhà đến xem A Lưu vẽ tranh. A Lưu lại vẽ xong bức “Thanh điều thúy trúc”
mọi người đều trầm trồ khen ngợi: “Đúng là tâm hồn và cảnh vật giao hòa!”.

“A Lưu có khả năng cảm thụ rất tốt”.

A Lưu nhìn mọi người và cười nghệt ra. Từ đó về sau, A Lưu cũng trở thành một họa sĩ có chút tiếng tăm ở vùng Thái Thương.

Chu Nguyên Tố đã phát hiện và trân trọng sở trường của A Lưu, giúp A Lưu từ một chú tiểu đồng có vẻ ngốc nghếch trong mắt mọi người trở thành một họa sĩ. Nếu ông mắng cậu bé là vô tích sự, chỉ nhìn thấy mặt yếu, không thấy được mặt mạnh của cậu bé thì làm sao A Lưu có thể phát huy hết tài năng của mình?