Thuật nhìn người mang màu sắc thần bí của thời cổ đại
“Thuyết Văn Giải Tự giải thích “đạo” là con đường mà mọi người đi qua. “Thích Danh” nói “đạo” là dẫn dắt, nghĩa là khơi thông dẫn dắt muôn sự vạn vật; nó còn mang hàm ý “dẫu là thánh nhân cũng có việc không làm được và cũng có chuyện không biết được”, như sách “Trung Dung” đã đề cập. Chữ “đạo” rất khó giải thích, dưới đây là những ghi chép về thuật nhìn người có liên quan đến “đạo”.
1. Thông qua “đạo” để nhận biết con người
Trong “Trang Tử” có chép, lúc gặp Ôn Bá Tuyết Tử, Khổng Tử không hề nói gì, Tử Lộ thấy vậy liền hỏi: “Phu tử từ lâu đã muốn gặp Ôn Bá Tuyết Tử, nay gặp rồi lại không nói gì, tại sao vậy?”. Khổng Tử trả lời: “Nói đến nhìn người thì chỉ nhìn là đã biết được phẩm chất đạo đức của người đó rồi, đâu cần phải nói chuyện”.
Trong “Mạnh Tử” có nói: “Bồn Thành Quát sắp chết rồi, người này có chút tài mọn, nhưng không nghe nói hắn có đại đạo của bậc quân tử”.
“Hậu Hán Thư-Quách Thái Truyện” chép rằng, Tạ Chân, tự là Tử Vi, người Chiêu Lăng Nhữ Nam, là bạn đồng liệu với Trần Lưu Biên. Hai người đều khéo ăn nói, danh tiếng lẫy lừng. Họ thường xuyên chiêu đãi Quách Thái suốt từ tối đến sáng. Quách Thái nói với học trò của mình: “Hai người này đều là bậc anh hùng hào kiệt, nhưng đều không nhập “đạo”, thật là đáng tiếc!”.
2. Thông qua “thần vận” để nhận biết con người
Cái tinh xảo tuyệt vời nhất trong loài người là “thần. Nó giống như ngựa trời phi vùn vụt trên không trung, tự do đi lại, huyền bí khó đoán. “Thuyết Văn Giải Tự giải thích “thần” là thiên thần, là cái nuôi dưỡng vạn vật, còn “vận” là “hài hòa”; lại dẫn lời giải thích của Bùi Quang Viễn cho rằng “vận” là “cân xứng”. Tính tình của con người hài hòa tốt đẹp, cân xứng nhịp nhàng thì có thể gọi là “vận”. Sau đây là một số ví dụ về việc dựa vào khái niệm “thần vận” để xét đoán con người.
Theo ghi chép trong “Tấn Thư”, Dữu Ngạch cao không tới bảy thước, mà dây lưng dài đến mười vòng, thần vận cao nhã, phóng khoáng.
Trong phủ của Tư Mã Thái phó có rất nhiều danh nhân hiền sĩ, tất cả đều là bậc tuấn kiệt đương thời. Dữu Văn Khang từng nói: “Trong số những vị này thì thần thái của Tử Tung khiến mọi người vô cùng ngưỡng vọng” (“Thế Thuyết Tân Ngữ”).
Vương Nhung nói: “Thái úy thần thái cao nhã, dung mạo, trí lực hơn người, đương nhiên là con người thoát tục ở chốn thần tiên” (“Thế Thuyết Tân Ngữ”).
Vương Bình Tử sau khi nhìn thấy huynh trưởng của Thái + úy đã nói rằng: “Nhìn tướng mạo thì giống như người đắc đạo, nhưng thần thái quá ư cao ngạo” (“Thế Thuyết Tân Ngữ”). | Thứ sử Ký Châu Dương Hoài có hai con trai là Dương Kiều # và Dương Mao, cả hai đều là những người tuổi trẻ tài cao. Bùi Hiệt tính tình khoan dung thẳng thắn, nên thích phong vận cao viễn của Dương Kiều; Nhạc Quảng tính tình thanh nhã trung hậu, nên thích phong độ thần kỳ của Dương Mao. Lúc bấy giờ, có người bình luận rằng Dương Kiều tuy phong vận cao viễn nhưng không có nét thần kỳ (“Thế Thuyết Tân Ngữ”).
3. Thông qua “khí” để nhận biết con người
“Luận Ngữ” nói: “Người quân tử không bị hạn chế boy “khí”. “Khí” là tài trí và sự độ lượng. Bậc quân tử cần học nhiều để có kiến thức và phát huy tài năng trong nhiều lĩnh vực, đồng thời phải có lòng độ lượng như trời biển. Người tài giỏi có đủ tài đức để nắm bắt sự phát triển của sự vật, nhưng nếu lập luận theo tình trạng của sự vật thì không thể gọi tài đức đó là “khí”. Sau đây là một số ví dụ về việc dựa vào khái niệm “khí” để nhận biết con người.
Có lần, Tiết Cung Tổ nói với Quách Thái: “Nghe nói ông gặp Viên Phụng Cao giữa đường mà vẫn phớt lờ cho xe chạy thẳng không dừng, nhưng gặp Hoàng Thúc Độ thì trò chuyện cả ngày, chúng tôi đều không muốn ông như vậy!”. Quách Thái trả lời: “Khi lượng của Viện Phụng Cao giống như ao nước trong, có thể nhìn thấu đáy, rất dễ suy đoán, còn khí lượng của
Hoàng Thúc Độ lại giống như biển cả mênh mông, gạn không 1 trong, khuấy không đục. Khi lượng của ông ta vừa sâu vừa rộng, khó mà xét đoán. Dù ở với ông ta một thời gian cũng chưa chắc biết được gì” (“Hậu Hán Thư-Quách Thái Truyện”).
Khổng Tử nói: “Khi lượng của Quản Tử nhỏ hẹp biết bao!” (“Luận Ngữ).
4. Thông qua tài khí” để nhận biết con người
“Tài khí” là tài năng, tính khí, khí là dũng khí, là sự gan dạ. Nhan Hồi nghe một hiểu mười còn Tử Cống nghe một hiểu hai bởi tài khí của họ không giống nhau, hổ con mới lọt lòng ba ngày mà ăn được con bò bởi nó gan dạ hơn hẳn các loài. Trước đây, “tài” và “khí” được tách riêng để bàn luận; từ sau đời Hán, người ta mới gộp hai khái niệm này lại.
“Sử Ký-Hạng Vũ Bổn Kỷ” khen Hạng Vũ: “Sức nâng được ở 1 đĩnh, tài khí hơn người”.
Điển thuộc quốc Công Tôn Côn Da rơi lệ tâu với nhà VUA. | rằng: “Tài khí của Lý Quảng là độc nhất vô nhị trong thiên hạ!” (“Sử Ký-Lý Tướng Quân Liệt Truyện”).
5. Thông qua “thức độ” để nhận biết con người
“Thuyết Văn Giải Tự” nói rằng “thức” là tri thức, “độ” là pháp độ. Người vừa có tri thức vừa có pháp độ thì có thể gọi là có thức độ. Sử sách đã ghi chép rất nhiều câu chuyện về những 1 người có thức độ.
“Bắc Tề Thư” chép rằng, Cao Tổ từng khảo sát kiến thức của các con bằng cách cho mỗi người gỡ một cục tơ rối, chỉ có Văn Tuyên Đế rút đao chặt đứt cục tơ rối và nói: “Hễ đã rối, đều phải chặt đi!”. Nghe vậy, Cao Tổ nhìn Văn Tuyên Đế bằng ánh mắt khác thường rồi nói với Tiết Thích: “Thằng bé này còn giỏi hơn ta!”.
Hậu Hán Thư-Mã Viện Truyện” chép rằng, mùa đông năm Kiến Vũ thứ 4 (năm 28), Quy Hiệu phái Mã Viên đến Lạc Dương đưa thư. Khi Mã Viện đến Lạc Dương, Lưu Tú triệu kiến Mã Viện tại điện Tuyên Đức. Mã Viện nhìn thấy phong thái của Lưu Tú thì rất cảm phục và nói: “Hiện giờ thiên hạ đại loạn, người dựng cờ khởi nghĩa, chiếm núi xưng vuá nhiều vô kể. Hôm nay thấy bệ hạ phóng khoáng độ lượng giống như Cao Tổ, mới biết thế gian tự khắc có chân mạng đế vương”.
“Tân Đường Thư-Lý Mật Truyện” chép rằng, Lý Mật nghe nói Bao Khải ở Câu Sơn liền cưỡi trâu đến nương nhờ Bao Khải, ông treo sách “Hán Thư” trên sừng trâu, vừa đi vừa đọc. Việt quốc Công Dương Tố đang cưỡi ngựa trên đường thì gặp Lý Mật, bèn xuống ngựa theo sau Lý Mật và hỏi: “Học trò nào mà siêng năng thế này?”. Lý Mật quay lại thấy Dương Tố liền xuống trâu vái chào. Dương Tố hỏi Lý Mật đọc sách gì, Lý Mật trả lời là sách “Hán Thư”. Dương Tố bèn bắt chuyện với Lý Mật, càng nói ông càng xem trọng Lý Mật. Về đến nhà, Dương Tố nói với con mình là Dương Huyền Cảm rằng: “Cha thấy thức độ của Lý Mật hơn các con rất nhiều”. Thế là Dương Huyền Cảm dốc lòng kết giao với Lý Mật.
Trần tình biểu của lý mật
6. Thông qua “khí tượng” để nhận biết con người
Trong giới tự nhiên, không gì dễ cảm hóa, ảnh hưởng đến con người và sự vật hơn “khí”. Phong thái uy nghiêm của một người có thể cảm hóa, ảnh hưởng đến người khác, đó là “khí tượng”. Người có phong thái ấy có thể trở thành tấm gương cho người khác noi theo.
Cận Tư Lục” chép rằng, Khổng Tử là nguyên khí trong cõi trời đất; còn Nhan Hồi, học trò của Khổng Tử, giống như gió xuân ấm áp ôn hòa; Mạnh Tử như tiết thu XƠ xác tiêu điều.
Khí tượng của Khổng Tử bao trùm tất cả, còn Nhan Hồi thái theo sự giáo huấn của Khổng Tử, có khí tượng tự nhiên hài hòa đạt đến mức không cần nói một lời trống rỗng mà vẫn làm cảm động lòng người; Mạnh Tử thì tài tình đều bộc lộ. Khổng T. giống như trời đất, Nhan Hồi giống như làn gió dịu mát, còn Mạnh Tử thì khí tượng uy nghiêm như Thái Sơn.
“Nhân Phổ Loại Ký” chép rằng, Trình Di có khí tượng cực kỳ nghiêm túc, nhưng có chút cứng nhắc cổ hủ khó gần, còn Minh Đạo tiên sinh Trình Hạo thì hòa nhã bình dị mà vẫn giữ được chính khí, giữ được gia pháp của Khổng Tử. Một ngày nọ, Minh Đạo tiên sinh cùng em trai là Trình Di đến một ngôi miếu, Minh Đạo tiên sinh đi vào từ cửa trái, người em trai đi vào từ cửa phải. Có đến hàng trăm người đi vào từ cửa trái theo Minh Đạo tiên sinh, trong khi chỉ có lác đác vài người đi vào từ cửa phải theo em trai ông Trình Di cảm khái nói: “Đây chính là chỗ mà ta không bằng gia huynh ta!”.
Trước đời Hán, người Trung Quốc dựa vào việc phân biệt hoặc so sánh để nhận biết con người (điều này được thể hiện trong “Luận Ngữ”). Đến những năm cuối đời Hán và giai đoạn đầu của thời Tây Tấn, khi tình hình xã hội bất ổn, tiến độ các kẻ sĩ không được tươi sáng thì người bình xét các nhân vật không thể khen ngợi nhân vật quá lời, những kẻ mưu cầu danh lợi đành nhờ giới thượng lưu bình xét về mình. Cho nên, Tháo yêu cầu Hứa Thiệu cho ông một lời đánh giá, bình phẩm. Và những người bình xét này lại rơi vào tình thế khó xử. Bởi họ đang sống vào thời loạn, nếu nói đúng sự thật và nói một cách thẳng thắn, không kiêng nể thì sợ chuốc họa vào thân; còn nếu nói không đúng sự thật, nói những lời sáo rỗng thì sợ tổn hại tiếng tăm. Vì vậy, việc dựa vào các khái niệm như đã trình bày để xét đoán con người là tình trạng rất phổ biến. Dưới đây là một số ví dụ về việc nhìn người theo cách này.
Giản Văn Đế cho rằng Hà Án “khéo quá hại lý”, Kê Khang “về sau hại đạo”. Tư Mã Đạo Tử nói hình ảnh của Vương Cung “đứng thẳng vươn cao” như cây tùng cây bách. Sơn Đào cho rằng Nguyễn Hàm sống trong sạch ít ham muốn”, Võ Thiều sống “thanh bạch có danh tiếng”. Vương Dạng bình phẩm Lưu Đàm có khí độ giàu sang, vàng ngọc đầy nhà, cho rằng Ân Hạo xử sự ôn hòa, đánh giá Chi Độn phong độ phi phàm, thần thái thoát tục. Ân Trọng Kham nói Vương Hi Chi “có cái nhìn thanh cao sang trọng”. Tôn Xước cho rằng Hoàn Ôn “hào sảng phóng khoáng”; Tạ Thượng “thanh cao bình dị”; Nguyễn Du “ôn hòa sâu sắc”; Viên Kiều “nhân phẩm trong sạch, văn chương lưu loát”; Ân Dung “tư tưởng cao vời”. Tạ Côn cho rằng Kê Thiệu “tao nhã thanh cao”. Vương Nhung xem Sơn Đào như “ngọc chưa mài, vàng chưa luyện”; xem Vương Diễn có phẩm hạnh cao khiết”. Vương Tế xem Tôn Sở là “tài năng xuất chúng, trí tuệ hơn người”.
Những lời nhận xét trên đây tuy chỉ có vài ba từ những khái quát được đặc điểm tính cách của một người, cũng giống như họa sĩ có thể vẽ một bức tranh sống động chỉ với vài nét chấm phá. Nhưng khuyết điểm của việc nhìn người theo cách này là người nhận xét thường đánh giá quá mức và tùy tiện, lời nhận xét thường không rõ nghĩa, rất dễ trở thành những lời lẽ sáo mòn. Tuy nhiên, trong quá trình xét đoán con người, các nhà quản lý có thể tham khảo phần này và tiếp thu một cách có chọn lọc.