Tìm hiểu về thuật tướng số cổ đại Trung Quốc

Trong cuộc mưu sinh trên cõi đời này, con người luôn đặt ra cho mình hàng loạt câu hỏi: cuộc đời sẽ ra sao, sẽ đi về đâu, mình sẽ gặp may mắn hay xui rủi, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu hay nghèo... Và người ta đã đi tìm câu trả lời trong các thuật tướng số, xem tướng mặt, xem chỉ tay, xem chân gà, xem tử vi, xem sao, giải mộng... Ở Trung Quốc, thuật tướng số và tử vi là có ảnh hưởng hơn cả. Từ Khổng Tử cho đến các nho gia đời sau, rất nhiều người đã nghiên cứu và tinh thông tướng số. Ngày nay thuật tướng số vẫn rất thịnh hành ở Ma Cao, Đài Loan, Hồng Kông và cả Trung Quốc đại lục.


Khởi nguồn từ học thuyết Âm Dương

Chúng ta cũng thấy rằng trong kho từ vựng tiếng Việt không thiếu những từ ngữ có liên quan tới thuật tướng số như: số, số phận, số mệnh, vận mệnh... Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

Rõ ràng, thuật tướng số từ lâu đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với nhiều người, nhiều giới trên một phạm vi hết sức rộng lớn. Dù muốn hay không, chúng ta cũng không thể phủ nhận đây là một hiện tượng văn hóa đã cắm rễ rất sâu vào đời sống con người. Và chúng ta cũng không thể phê phán nó một cách đơn giản, một chiều. Suy cho cùng, thuật tướng số giống như một thứ khoa học dự báo có pha chút thần bí duy tâm. Chính vì lẽ đó mà nó luôn là vấn đề nóng của xã hội suốt hàng ngàn năm nay.

Trong một thời gian dài, thuật tướng số bị coi là mê tín, là tàn tích của xã hội phong kiến, và đã bị cấm đoán một cách nghiêm ngặt. Thế nhưng cái gì càng cấm lại càng khơi gợi tính tò mò của con người. Thuật tướng số vẫn tìm mọi cách lưu hành một cách lén lút vụng trộm.

Theo quan niệm của người xưa, mọi việc trong cuộc đời con người, từ chuyện giàu nghèo, sang hèn, họa phúc, may rủi, sống chết, được mất, vv. đến thi cử, buôn bán, vv. đều bị một lực lượng vô hình chi phối, đó là vận mệnh.

Quan niệm về vận mệnh có từ thời cổ đại. Đến thời Xuân Thu, đệ tử của Khổng Tử là Tử Hạ nói rằng: “Sống chết đều có số mệnh, phú quý do ở trời.” Khổng Tử còn giải thích thêm: “Sự giàu sang nếu có thể mưu cầu được thì dù làm kẻ quất roi xe ngựa, ta cũng quyết làm. Nếu như không thể mưu cầu được thì nên làm theo những gì ta thích.” Theo Khổng Tử, sự sống chết, giàu nghèo, sướng khổ của một người có liên quan mật thiết đến vận

mệnh của đấng tối cao, mà con người trần thế không thể thay đổi. Bởi thế, Khổng Tử kết luận rằng: “Nếu không hiểu về số mệnh, không phải là người quân tử.”

Đến thời Tây Hán, Sấm Vĩ Thần học rất phổ biến, các loại phương thuật mê tín như: phép thuật thầy mo, chọn ngày, cấm kỵ, bùa ứng, xem khí trời đất, gieo quẻ xem tướng, cúng tế, bói sao,... phát triển vô cùng mạnh mẽ. Dưới sự thúc đẩy, tiếp sức của trào lưu này, quan niệm về vận mệnh càng được truyền bá rộng rãi. Thậm chí ngay cả Vương Sung - người theo thuyết vô thần nổi tiếng ở thời Đông Hán – tuy phê phán những phong tục mê tín trong dân gian như bói toán, cúng tế, quỷ thần nhưng cũng rất tin vào vận mệnh. Vương Sung nói rằng: “từ bậc vương tử đến kẻ thứ dân, từ bậc thánh hiền đến bọn ngu muội, tất cả những ai có bộ óc, có máu chảy đều có số mệnh cả”, “sang hèn đều do số mệnh định đoạt, không phải do sự thông minh hay dốt nát”.

Người xưa tin số mệnh nên đã dốc hết tinh thần, sức lực để xây dựng các phương pháp phán đoán vận mệnh, hướng lành tránh xấu và nắm giữ vận mệnh của chính mình. Đó là nguyên nhân ra đời của thuật tướng số

Thuật tướng số qua các giai đoạn

Thuật tướng số Trung Quốc bắt đầu phổ biến vào thời Hán, rồi lưu truyền và phát triển dần qua các triều đại như Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, V.v. Đến thời Đường, thuật tướng số chính thức được xác lập. Lý Hư Trung - người đời Đường - là một nhân vật quan trọng trong lịch sử phát triển của thuật tướng số. Đến thời Ngũ Đại, Từ Tử Bình đã nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện thuật tướng số của Lý Hư Trung. Từ đó trở đi, thuật tướng số phát triển mạnh mẽ qua các thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Những tác phẩm nghiên cứu về thuật tướng số cũng liên tục xuất hiện.

Tuy nhiên, ở thời cổ đại cũng có những học sĩ sáng suốt, hoài nghi và không tin vào số mệnh. Mặc Tử từng nói: “vua chúa, quan lại nếu tin vào số mệnh mà làm việc thì sẽ chểnh mảng việc quản lý đất nước, các vị quan tướng sẽ thờ ơ việc trông coi quan phủ, nông phu sẽ lười biếng việc đồng áng trồng trọt, còn phụ nữ sẽ không lo thêu thùa dệt vải”; hậu quả là “thiên hạ ắt loạn”. Còn Khuất Nguyên thì nói: “Mệnh trời thay đổi thất thường, sao có thể trừng phạt hay bảo vệ con người?” Ngoài ra, những người như Lã Tài đời Đường, Phí Cổn đời Tống, Viên Mai đời Thanh đều rất sáng suốt, hiểu rõ sự hoang đường trong thuật tướng số nên đã viết nhiều tác phẩm công kích với lý lẽ rất sắc bén, rõ ràng, thích đáng. Trong tác phẩm “Nghiên cứu và phê bình thuật tướng số”, Lâm Huệ Tường - một học giả nổi tiếng thời cận đại – đã phân tích và phê bình một cách sâu sắc, chi tiết những điều hoang đường của thuật tướng số cổ đại.

Trong thời đại khoa học phát triển ngày nay, rõ ràng thuật tướng số là một hình thức mê tín. Nhưng từ khi thuật tướng số ra đời, tất cả mọi việc từ hôn nhân, buôn bán, thi cử, đến điều binh khiển tướng, sách lược chính trị,... đều dựa vào đó để phán đoán tốt xấu. Hơn 1.000 năm nay, thuật tướng số đã trở nên rất phổ biến và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ đó, có thể thấy thuật tướng số đã ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến kết cấu tâm lý, quan niệm văn hóa của người dân Trung Hoa.

Hồng Phi Mô là người chuyên nghiên cứu về pháp luật cổ đại, giỏi thư pháp, tinh thông Trung y, đa tài đa nghệ. Gần đây, ông cùng vợ là bà Khương Ngọc Trân đã cho ra đời quyển “Thuật tướng số cổ đại Trung Quốc”. Tôi được gửi nội dung chủ yếu và nhờ viết lời tựa cho quyển sách này. Từ xưa, giữa y học và Kinh Dịch đã có mối liên quan với nhau; lý luận Trung y và học thuyết về số mệnh đều được xây dựng dựa trên lý luận Ngũ Hành tương sinh tương khắc, tuy thuộc về các khoa mục khác nhau nhưng nguyên lý thì lại là một. Vợ chồng Hồng Phi Mô đã dùng những hiểu biết của mình về Trung y để lý giải học thuyết số mệnh, nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc những điều sai lầm, hoang đường trong thuật tướng số. Thế nên, thiết nghĩ, quyển sách này rất có ích cho việc nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc trong thời đại ngày nay.

Mặt khác, thuật tướng số còn là một đề tài quan trọng trong lĩnh vực lịch sử khoa học và lịch sử văn hóa Trung Quốc. Trong xã hội cổ đại, thuật tướng số vốn được tôn vinh như một vị thần tinh thông, sáng suốt. Thế nhưng, do nhiều năm bị hạn chế, cấm đoán, nên trong suốt một thời gian dài, các học giả Trung Quốc cảm thấy e ngại trong việc nghiên cứu vấn đề này.

Không những vậy, ngay cả bản thân thuật tướng số cũng là một hiện tượng văn hóa vô cùng phức tạp; và trong suốt quá trình truyền bá qua mấy ngàn năm, nó không chỉ bị thêm vào những quan niệm luân lý đạo đức phong kiến phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn mang tính chất hỗn tạp do ý kiến chủ quan của các thầy tướng số. Điều này làm cho văn hóa tướng số vốn đã rất phức tạp lại càng thêm mơ hồ, lẫn lộn, khó phân biệt, nên không thể tránh khỏi tiếng “mê tín dị đoan”. Sự đan xen giữa văn hóa và phong tục dân gian, sự pha tạp giữa học thuật và mê tín đã làm cho những học giả ngày nay gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu về lĩnh vực này.

Quan niệm xưa cho rằng trong Âm có Dương, và trong Dương tồn tại Âm

Thuật tướng số cổ đại bắt đầu xuất hiện từ thời Hán Ngụy. Nếu gạt bỏ các trò lừa đảo của bọn thuật sĩ giang hồ chỉ xem xét từ góc độ văn hóa khoa học thì đây là lĩnh vực chứa nhiều tri thức uyên thâm, có tính hệ thống, rất đáng để chúng ta nghiên cứu. Với căn cứ lý luận chủ yếu là Âm Dương, Ngũ Hành, Tứ thời, Can Chi, có thể nói thuật tướng số là vấn đề văn hóa khoa học, thuộc hệ thống triết học cổ đại Trung Quốc.

Triết học cổ đại Trung Quốc cho rằng Âm Dương là sự đối lập, thống nhất của vạn vật trong thế giới này; là hai mặt tương phản nhưng lại thúc đẩy lẫn nhau. Tất cả mọi vật trên thế gian đều được chia thành Âm, Dương: mùa xuân, mùa hạ thuộc về Dương, mùa thu, mùa đông thuộc về Âm; ngày là Dương, đêm là Âm; nóng thuộc Dương, lạnh thuộc Âm; cương thuộc Dương, nhu thuộc Âm; số lẻ thuộc Dương, số chẵn thuộc Âm; Hỏa thuộc Dương, Thủy thuộc Âm; động là Dương, tĩnh là Âm: bên ngoài là Dương, bên trong là Âm; mặt trời là Dương, mặt trăng là Âm; V.v. Ý nghĩa sâu sắc của Âm Dương còn thể hiện ở chỗ, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Ví dụ, xét về mặt giới tính thì nam thuộc Dương, nữ thuộc Âm, nhưng thuộc tính Dương của nam không phải là thuần Dương mà là trong Dương có Âm, còn thuộc tính Âm của nữ cũng không phải là thuần Âm mà là trong Âm có Dương. Nguyên lý của Âm Dương là: cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng, chỉ có Âm Dương tương tác mới làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, biến hóa khôn cùng.

Khởi đầu học thuyết ngũ hành

Còn về Ngũ Hành, triết học cổ đại Trung Quốc cho rằng Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là năm loại vật chất cơ bản tạo nên thế giới tự nhiên. Năm loại vật chất này tương sinh tương khắc; sinh là thúc đẩy, khắc là ức chế. Quy luật của tương sinh là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc; quy luật của tương khắc là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Điều huyền diệu của tương sinh tương khắc là: “Trong cơ chế của tạo hóa, không thể không có sinh, cũng không thể thiếu đi khắc”; không có sinh thì vạn vật sẽ không sinh sôi, phát triển và sẽ không có thế giới; còn không có khắc thì thế giới sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn không có thứ tự, mất đi sự cân bằng. Vì vậy, có thể nói học thuyết Ngũ Hành là cách nhìn về tự nhiên trong sự nhận thức thế giới của người xưa.

Trong học thuyết Ngũ Hành thì Ngũ Hành có liên quan đến Tứ thời, Can Chi. Mùa xuân ở hướng Đông, Giáp Ất thuộc Mộc; mùa hạ ở hướng Nam, Bính Đinh thuộc Hỏa; mùa thu ở hướng Tây, Canh Tân thuộc Kim; mùa đông ở hướng Bắc, Nhâm Quý thuộc Thủy; tứ quý ở giữa, Mậu Kỷ thuộc Thổ. Nếu xét cụ thể từng tháng trong năm thì tháng Giêng là Dần, tháng hai là Mão, tháng ba là Thìn, tháng tư là Ty, tháng năm là Ngọ, tháng sáu là Mùi, tháng bảy là Thân, tháng tám là Dậu, tháng chín là Tuất, tháng mười là Hợi, tháng mười một là Tý, tháng Chạp là Sửu. Ngoài ra, học thuyết Ngũ Hành còn chia thời gian trong ngày thành 12 giờ, ứng với mười hai Địa Chỉ: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi; và xây dựng mối quan hệ giữa Địa Chi với các con vật cầm tinh, sinh năm Tý cầm tinh con chuột, sinh năm Sửu cầm tinh con trâu, sinh năm Dần cầm tinh con hổ, sinh năm Mão cầm tinh con mèo*, sinh năm Thìn cầm tinh con rồng, sinh năm Tỵ cầm tinh con rắn, sinh năm Ngọ cầm tinh con ngựa, sinh năm Mùi cầm tinh con dê, sinh năm Thân cầm tinh con khỉ, sinh năm Dậu cầm tinh con gà, sinh năm Tuất cầm tinh con chó, sinh năm Hợi cầm tinh con lợn.

Những lý luận trên và cách dùng Thiên Can Địa Chi để ghi giờ, ngày, tháng, năm chính là các công cụ văn hóa của thuật tướng số. Thuật tướng số là một hiện tượng văn hóa, có sức hấp dẫn tự nhiên và làm cho mọi người tin theo vì nó xem con người là một thực thể tồn tại trong tự nhiên; và những suy đoán về cát hung của con người đều dựa trên sự xác định, thay đổi của thời gian, vật chất, khí hậu. Điều này giúp cho thuật tướng số tiến bộ hơn rất nhiều so với thuật bói toán vô căn cứ thời nguyên thủy. Do đó, có thể nói, ở mức độ nhất định, thuật tướng số là một loại khoa học nghiên cứu tìm hiểu về những điều kỳ bí của con người dựa trên quan niệm duy vật tự nhiên còn đơn sơ của thời cổ đại. Nhưng do những nghiên cứu này không liên kết được với thực tế khoa học nên cuối cùng chúng không đạt đến chân lý. Ngược lại, trong suốt một thời gian dài, qua nhiều giai đoạn lịch sử, thuật tướng số còn bị bọn thuật sĩ giang hồ lợi dụng để gạt người và thêm thắt,

(*) Khác với Việt Nam, người Trung Quốc cho rằng người sinh năm Mão cầm tinh con thỏ. Trong sách này sẽ dịch là “mèo" để bạn đọc Việt Nam tiện theo dõi. 

gán ghép làm cho nó trở nên phức tạp, rắc rối, hàm hồ, khiến nó vốn đã không đủ chuẩn mực lại càng thêm thần bí, khó hiểu. Đối với vấn đề này, trong tác phẩm “Lương Khê Mạn Chí” đời Tống, Phí Cổn đã sớm đặt nghi vấn: “Nếu giờ được sinh ra không giống nhau thì cứ mỗi giờ một (loại) người được sinh ra, một ngày có 12 người, một năm có 4.320 ngườio và một Hoa Giáp (60 năm) chỉ có 259.200 người mà thôi. Như vậy, sẽ có rất nhiều người được sinh ra trong cùng một giờ, tức là vào những giờ mà vua chúa, quan lại được sinh ra thì chắc chắn cũng có dân thường được sinh ra, như thế sao lại có sự khác nhau về giàu sang nghèo hèn?” Còn trong “Kế Lặc Biên”, tập 1, Trang Xước đời Tống viết rằng: “Trong thực tế có rất nhiều bản ghi chép về cách dựa vào Ngũ Hành để xem số mệnh, nhưng chúng không chính xác, chép là điềm tốt nhưng cuối cùng lại gặp điềm xấu vì khi điềm tốt vừa mới hưng thịnh thì chưa chắc sẽ không có điềm xấu xảy ra. Từ đó cho thấy, đừng quá tin vào Âm Dương gia, mà chỉ sửa mình giữ đạo là đáng tin cậy nhất."

Ngay cả Trần Tố Am – một vị Tướng quốc và là nhà tướng số đời Thanh - trong tác phẩm “Mệnh Lý Ước Ngôn” cũng đưa ra nhận xét: “Xét số mệnh con người, giàu sang nghèo hèn thì rất nhiều người ứng nghiệm, chỉ có thọ yểu thì ít người ứng nghiệm hơn. Đại để một chút lòng tốt có thể kéo dài tuổi thọ, làm một việc ác có thể rút ngắn tuổi trời. Nếu cậy số mạng dài mà làm nhiều điều ác, biết số mạng ngắn ngủi mới tích nhiều công đức, như vậy thì làm điều thiện không được sống, mà làm điều ác cũng không bị chết. Chỉ khư khư tám

(*) Người Trung Quốc xưa quan niệm một năm có 360 ngày.

chữ Can Chi thì có gì đáng nói?” Ngoài ra, trong tác phẩm này, ông còn phê phán các khái niệm về thần, sát, cát, hung: “Nếu cho rằng những điều mang tà tính như: hoa đào, mây trôi, màu đỏ... tượng trưng cho sự dâm dục nam nữ, vậy mà có rất nhiều người đoan chính, liệt phụ trinh nữ lại phạm vào những số mệnh này... Hơn nữa, có hoa mùa xuân nào mà không mang màu sắc quyến rũ, sao chỉ có hoa đào là dâm dục? Vậy nếu xét theo Can Chi, chỗ nào có màu đỏ kiều diễm, thì chỗ đó có thần sát hay sao?” Từ đó, khi bàn về sự giàu nghèo, sang hèn, may rủi và tuổi thọ của con người, “Mệnh Lý Ước Ngôn” nhấn mạnh: “Nếu muốn được giàu sang, tốt lành, trường thọ, tránh xa nghèo hèn, xui rủi, chết yểu thì phải làm nhiều việc thiện. Còn nếu dựa vào số mệnh mà làm việc ác, xem thường những sai lầm, không nghĩ cách cứu vãn, thì đó là kẻ ngu dốt nhất trong thiên hạ, là người không có ý chí. Các phương pháp số mệnh đều không đáng kể, mà quan trọng là tích thiện.” Thực chất, Trần Tố Am muốn nói rằng con người hoàn toàn có thể chiến thắng trời, chiến thắng sự tốt xấu của vận mệnh.

Ngày nay, cũng có rất nhiều nhà trí thức cho rằng thuật tướng số là một dạng mê tín. Nhưng sự thật có phải như vậy không? Trong quyển sách này, người viết đã phân chia theo từng chương với từng vấn đề cụ thể, chuyên biệt để phân tích, trong đó có những phần phê bình mang tính tổng kết đối với các yếu tố hoang đường còn tồn tại trong thuật tướng số. Tất nhiên, đây là những lời phê mang tính bình khoa học, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn chứ không phải là những lời chê trách chua ngoa, hàm hồ.

Danh mục: THUẬT XEM TƯỚNG
xem thêm