Tính cách quyết định vận mệnh

Tính cách chỉ thái độ mang tính ổn định của con người trước hiện thực khách quan, được thể hiện qua các hành vi đã trở thành thói quen. Nói chung, tính cách được chia làm hai loại là tính cách hướng ngoại và tính cách hướng nội, người xưa gọi là bổng và trầm.


Tính cách khác nhau sẽ dẫn đến hành vi khác nhau, và chúng ta có thể dựa vào các hành vi để nhận biết tính cách của một người. Khi dùng người, nhà quản lý cần dựa vào tính cách của mỗi người để giao nhiệm vụ, tạo điều kiện để họ phát huy mặt mạnh và né tránh chỗ yếu trong tính cách của mình, từ đó giúp họ làm việc hiệu quả và đạt năng suất cao.

Tăng Quốc Phiên nói: “Học hành có thể giúp con người nên hiểu biết và tài giỏi. Cùng với việc học hành để tiếp thu kiến thức và kỹ năng thì con người cũng bộc lộ khuyết điểm trong tính cách, dù được dạy dỗ phải bao dung và rộng lượng thì con người vẫn cư xử với người khác theo tính cách của mình. Tính cách một khi đã hình thành thì khó thay đổi. Người thật thà thì suy đoán người khác cũng thật thà, người gian trá thì suy đoán người khác cũng gian trá”.

Vào những thời điểm cần đưa ra quyết định quan trọng, con người càng bộc lộ rõ ưu khuyết điểm trong tính cách. Người có tính cách tích cực thì khi gặp tình thế nguy ngập, phức tạp vẫn giữ được sự bình tĩnh, tập trung, có thể vượt qua khó khăn và gặt hái thành công, xứng đáng được lãnh đạo tín nhiệm.

Tính cách tất nhiên chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, nhưng mặt khác nó cũng chịu sự tác động của môi trường sống. Tính cách mang tính ổn định và khó thay đổi. Cho dù có thể tạm thời thay đổi tính cách do một số nguyên nhân nhưng sau một thời gian, con người sẽ trở lại tính cách ban đầu cùng với các hành vi tương ứng. Chẳng hạn, một người vốn quen nhân nhục chịu đựng có thể trở nên quyết đoán và có tinh thần “dám làm dám chịu” sau khi trải qua thất bại nặng nề hoặc đau khổ tột cùng. Dù có thể giữ vai trò thủ lĩnh trong một thời gian dài do nguyên nhân nào đó, nhưng sớm muộn gì họ cũng từ đó vai trò ấy, bởi họ không ham muốn quyền lực và đã quen nhu nhục, quen để người khác chi phối mình chứ không phải mình chi phối người khác.

Chẳng hạn, nhân vật Trương Vô Kỵ dưới ngòi bút Kim Dung ít nhiều có mang tính cách này. Trương Vô Kỵ có võ công, trí tuệ hơn người nhưng không có khát vọng quyền lực, trở thành anh hùng cái thế là do gặp may, làm giáo chủ Minh Giáo là do tình thế bắt buộc, về sau cũng bỏ hết tất cả, nắm tay người đẹp vào rừng ở ẩn. Cho nên, chúng ta thường nói “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” là vậy.

Tính cách tuy khó thay đổi nhưng không phải “nhất thành bất biến”. Sau khi trải qua nhiều thăng trầm biến cố, người lỗ mãng có thể học được tính cẩn trọng, làm việc có chừng mực; người hữu dũng vô mưu có thể học được cách hành động theo thời cơ. Tướng Lã Mông ở Đông Ngô thời Tam Quốc là một ví dụ. Lúc trẻ, Lã Mông là người dũng cảm nhưng làm việc không suy nghĩ, luôn hành động liều lĩnh. Sau này, Tôn Quyền đốc thúc ông học tập. Kết quả, ông bớt dần thói lỗ mãng, ngày càng mưu trí, trở thành vị tướng nổi tiếng của Đông Ngô. Về sau, ông bày kế phá Kinh Châu, khiến Quan Vũ, một tướng lĩnh mà uy phong chấn động Hoa Hạ, phải bại trận bỏ chạy ra Mạch Thành.

tính cách kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bạitính cách kiêu ngạo dẫn đến thất bại của Quan Vũ

Khi tìm hiểu tính cách con người, chúng ta cần nắm bắt những đặc điểm mang tính ổn định và những đặc điểm có sự thay đổi do tác động của môi trường sống. Môi trường ảnh hưởng đến tính cách con người ở mức độ nhất định. Vì vậy, vào môi trường trưởng thành của một người, chúng ta có thể hiểu được phần nào tính cách của người đó. Câu chuyện dở đây là một ví dụ minh họa cho điều này.

Đào Chu Công tên thật là Phạm Lãi, là một người tài ba và đã vạch ra kế hoạch trị quốc quán quân rất hiệu quả. Sau khi giúp Việt vương Câu Tiễn đánh bại Ngô vương Phù Sai, ông chuyển sang nghề buôn bán. Về sau, ông phiêu bạt đến đất Đào, tự xưng là Chu Công, mọi người gọi ông là Đào Chu Công. Nhờ tài buôn bán, ông trở nên giàu có. Sau này, người con trai thứ hai của ông phạm tội giết người và bị giam ở nước Sở. Ông rất xót con, muốn dùng vàng bạc để chuộc mạng con. Thế là ông quyết định cử người con trai út mang một lượng lớn vàng bạc đến nước Sở lo liệu việc này.

nullQuân sư Phạm Lãi

Hay tin, người con trai cả kiên quyết xin cha cho mình đi và nói: “Con là trưởng nam, nay nhị đệ gặp nạn, cha không phải con đi mà phái tiểu đệ đi, làm như vậy chẳng phải sẽ khiến mọi người cho rằng con bất ( hiểu sao?”, rồi tuyên bố muốn tự sát. Vợ ông cũng nói: “Bây giờ ông phái thằng út đi, không biết nó có cứu được anh nó không nhưng anh cả nó đã chết rồi, làm thế nào đây?”, nói xong thì khóc nức nở. Bất đắc dĩ ông phải phái con cả đi, đồng thời viết một bức thư bảo con đưa cho một người bạn thân của ông năm xưa, tên là Trang Sinh, với lời dặn: “Ngay sau khi đến nơi, con nhớ đưa vàng cho Trang Sinh, việc gì cũng phải nghe theo sự sắp xếp của ông ấy, dù ông ấy giải quyết chuyện này như thế nào”.

Khi đến nước Sở, người con cả của Đào Chu Công phát hiện nhà của Trang Sinh chỉ có bốn bức vách, cỏ dại mọc đầy ? sân. Theo lời dặn của cha, anh ta đưa vàng và thư cho Trang Sinh. Trang Sinh nói: “Cậu hãy về đi, nếu em trai cậu được thả, cậu đừng hỏi nguồn cơn”.

Nhưng người con cả của Đào Chu Công vẫn chưa về nhà sau khi chào từ biệt Trang Sinh. Anh ta nghĩ: “Đưa cho ông ấy nhiều vàng bạc như vậy, nếu em ta không được thả, chẳng phải quá uổng phí sao?”, nên muốn lại nghe ngóng tin tức. Trang Sinh tuy nghèo nhưng rất liêm khiết chính trực, nước Sở trên dưới đều tôn kính ông. Ông hoàn toàn không muốn nhận của đút lót của Đào Chu Công, mà định sau khi xong việc sẽ trả lại cho Chu Công, nên ông không đụng vào số vàng bạc đó. Người con cả của Chu Công hoàn toàn không biết gì, nghĩ rằng Trang Sinh không phải là nhân vật quan trọng. 

Trang Sinh dâng lời can gián lên vua Sở, ông nói rằng có sự tương khắc trong 28 chòm sao, điều đó không có lợi cho nước Sở, chỉ có ban ân thi đức một cách rộng rãi thì mới trừ được tại họa. Nghe xong lời tấu trình của Trang Sinh, vua Sở sai người thi hành đại xá. Tin này nhanh chóng truyền đến tai người con cả của Đào Chu Công, anh ta nghĩ bụng em trai chắc chắn sẽ được thả, vậy số vàng bạc kia coi như biếu không cho Trang Sinh.

Thế là anh ta đi gặp Trang Sinh đòi lại số vàng bạc đó, bụng nghĩ vẫn còn may. Trang Sinh thấy mình bị một kẻ vắt mũi chưa sạch lừa gạt, vô cùng tức giận, lại vào cung tâu với vua Sở: “Trước đây hạ thần nói rằng có sự tương khắc trong 28 chòm sao, đại vương chuẩn bị tu đức để tránh họa. Nay hạ thần. nghe nói con trai của phú ông Đào Chu Công phạm tội giết người ở nước Sở và bị giam giữ, người nhà của hắn đã mang rất nhiều vàng bạc đến đút lót các cận thần của đại vương, cho nên đại vương đại xá không phải vì thương yêu xã tắc mà là vì con trai Đào Chu Công”.

Thế là vua Sở hạ lệnh giết chết người con thứ của Đào Chu Công rồi mới thi hành đại xá. Người con cả của Chu Công đành mang xác em trai về nhà. Khi người con cả về đến nhà, Đào Chu Công nói: “Ta đã Sớm biết chắc chắn nó sẽ giết em nó mà! Không phải nó không thương em, chỉ vì từ nhỏ nó đã theo ta ra ngoài mưu sinh, tiền bạc không có dư nên nó tiếc tiền, còn thằng út vừa chào đời đã thấy ta vô cùng giàu có nên xem nhẹ của cải, tiêu tiền như rác. Trước đây ta muốn cho thằng út đi làm việc này chính là vì nó không tiếc tiền”.

Đào Chu Công đã phạm sai lầm khi để người con cả đi cứu người con thứ. Điều này cho thấy nếu hiểu rõ tính cách con người, chúng ta có thể dùng đúng người, sử dụng hết khả năng của họ và giúp họ làm việc hiệu quả. Do vậy, đối với nhà lành đạo, việc nhận biết tính cách của một người cũng góp phần đáng kể vào sự thành công trong công việc.

xem thêm:  Theo Sử ký, khi bỏ sang Tề, trong thư Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng có đoạn viết

"Phi điểu tận, lương cung tàng. Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh. Việt vương vi nhân trường cảnh điểu uế, khả dữ cộng hoạn nạn, bất khả dữ cộng lạc. Tử hà bất khứ?"

Dịch nghĩa:

Chim bay mất hết, cung tốt được cất đi. Thỏ khôn chết, chó săn bị nấu. Việt vương là người cao cổ, miệng chim, chỉ có chung hoạn nạn mà không thể chung vui. Thầy sao còn chưa lui về?

Nếu quan tâm tới lịch sử thời Xuân Thu chiến quốc ắt hẳn biết đến điển tích "Câu Tiễn để lại kiếm", "Phạm Lãi biệt Tây Thi". 
Thông tin wiki mình để ở dưới các bạn có thể đọc thêm để biết về vị công thần khai quốc này.
Phạm Lãi

Tính cách lý tưởng

Người xưa rất xem trọng đạo trung dung, cho rằng người trung dung là con người lý tưởng. “Trung dung” là một khái niệm khó diễn tả; nó giống như trong nước có muối, tuy mặn nhưng không gắt, tuy nhạt nhưng không vô vị, giống như tơ lụa mộc mạc nhưng vẫn có hoa văn, màu sắc tươi sáng nhưng không quá nổi bật. Người trung dung có đức lớn ngang với trời đất, làm việc rất quy củ, tính tình vừa ôn hòa vừa cứng rắn như dòng nước hiền hòa tiềm ẩn sức mạnh – dòng nước có thể đổi dòng khi gặp vật cản và làm đá phải mòn theo năm tháng. Họ sống hòa hợp với mọi người, cư xử hòa nhã, dễ gần, được mọi người kính trọng. Đó là người đạo cao đức trọng, xứng đáng là bậc thánh nhân hoặc đấng minh quân.

Người trung dung có sự kết hợp hài hòa giữa chí và đức, Âm và Dương. Đó là con người “cương nhu tương tế”. Lúc bình thường thì hành vi cử chỉ của họ cũng giống như người thường, nhưng lúc lâm sự thì họ hành động nhanh như nước lũ ở chỗ đê vỡ, mạnh như tiếng sấm vang rền giữa bầu trời đêm, không khó khăn nào khiến họ chùn bước. Khi mọi sự trôi qua, khi việc lớn đã hoàn thành, họ lại xem tất cả như hư không, sống ấn mình, không màng đến vật chất. Trong cuộc sống, họ biết nghiêm khắc, biết hòa nhã, biết tranh luận, nói năng trôi chảy, đồng thời lại biết im lặng. Họ vừa có thể khai sơn phá thạch, hăm hở tiến về phía trước vừa có thể giữ gìn, bảo vệ thành quả đã đạt được.

Người trung dung hội đủ ngũ đức: lễ, tín, nhân, trí, dũng xứng đáng làm gương cho người đời noi theo. Có thể gọi họ là người tài đức vẹn toàn. Nhưng người trung dung quả thật hiếm hoi. Vua Nghiêu giết chết con trai mình, là người bất nhân; vua Vũ ba lần đi ngang qua cửa nhà mình mà không vào, là người bất hiếu; Tần Thủy Hoàng đốt sách và chôn sống nhà nho, là người tàn bạo; Hán Vũ Đế quá khao khát văn tài võ công; Nhạc Phi vũ dũng chống chọi với quân Kim nhưng lại trung thành theo kiểu quá ngây ngô, không đoái hoài đến sự an nguy của xã tắc, của muôn dân, tự nộp mình cho tên gian tặc Tần Cối hại sát. Tất cả đều không có đủ ngũ đức.

Bên cạnh việc xem xét đạo trung dung như tiêu chí đầu tiên khi đánh giá con người, người ta còn dựa vào một tiêu chí khác là sự thông minh.

Thông minh là khí tinh hoa được kết hợp hài hòa từ hai khí Âm Dương; Âm Dương thuần khiết hài hòa thì đầu óc con người thông tuệ, mặt mũi khôi ngô. Người thông minh được chia làm hai loại: người thông minh hướng ngoại và người thông minh hướng nội.

Người thông minh hướng ngoại có thói quen hành động ngay lập tức, nói đi đôi với làm, quyết đoán, dứt khoát, nhanh nhẹn, linh hoạt. Khuyết điểm của họ là ít chịu suy nghĩ thấu đáo, không đi sâu vào vấn đề, khi làm việc thì chủ yếu dựa vào cảm tính, trực giác và kinh nghiệm. Có thể xem họ là người có dũng có mưu nhưng dùng nhiều hơn mưu. Do chưa suy nghĩ thấu đáo về một số điểm, thậm chí do xem nhẹ một chi tiết nhỏ, nên họ có khả năng phạm sai lầm.

Người thông minh hướng nội luôn suy nghĩ thấu đáo, luôn trù tính, cân nhắc kỹ lưỡng khi làm việc. Họ không gióng trống khua chiêng mà thực hiện từng bước một, thúc đẩy công việc tiến triển thuận lợi. Họ luôn có sự tập trung dù làm việc lớn hay việc nhỏ, phân biệt được việc nào nặng, việc nào nhẹ, việc nào cần giải quyết gấp, việc nào có thể giải quyết chậm. Khuyết điểm của họ là thiếu nhạy bén, thiếu quyết đoán, thiếu sự mạnh mẽ, có thể bỏ lỡ cơ hội do quá cầu toàn.

Tóm lại, người thông minh hướng ngoại thì xông xáo, người thông minh hướng nội thì cẩn trọng. Cả hai loại người này đều có năng lực khai sơn phá thạch, kiến công lập nghiệp, có thể đảm đương công việc nào đó một cách độc lập. Tuy nhiên, so với người trung dung thì họ vẫn còn thua kém; vì vậy, họ có thể làm tốt vai trò phụ tá chứ khó lập nên công đức của bậc đế vương hoặc thánh nhân.

Danh mục: THUẬT XEM TƯỚNG
xem thêm