Giải thích các thuật ngữ trong Tử vi đẩu số, chìa khóa nhập môn cần nắm vững

Được coi là một hệ thống mệnh lý học hoàn chỉnh,, Tử vi đẩu số trải qua hàng nghìn năm lưu truyền, đã phát triển thành một thuật ngữ lí luận độc lập và hoàn chỉnh, dựa vào sự suy diễn về tinh diệu, cung vị cùng mệnh lý tiến hành phân tích, đối với việc lí giải và nắm vững những thuật ngữ này là chìa khóa mờ ra cánh cửa của Tử vi đẩu số.


Tinh diệu

Giáp cấp tinh

Giáp cấp tinh trong Tử vi đẩu số tổng cộng có 32 sao, phân bổ trong các cung của Mệnh bàn, có ảnh hưởng khá lớn tới vận mệnh đời người.

Các sao trong hệ Giáp cấp tinh bao gồm các sao:
Tử vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân, Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Kình Dương, Hỏa, Linh, Địa Không, Địa Kiếp, Lộc Tồn, Thiên Mã, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ.

Trong đó 14 sao Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh (6 sao trên là tinh hệ Tử vi),
Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân (8 sao trên là thuộc, tinh hệ Thiên phủ) là chủ tinh, còn lại lục cát tinh, lục sát tinh, tứ hóa tinh, lộc tồn tinh, thiên mã tinh đều gọi là Giáp cấp trợ tinh.

Trong 14 chủ tinh, 8 sao Tử Vi, Thiên Phủ, Vũ Khúc, Thiên Tướng, Liêm Trinh, Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang được gọi thống nhất là hệ sao “sát, phá, tham”, thuộc động thái tinh quần, đại diện cho bắt đầu, sáng tạo hoặc biến hóa, thường đồng cung trong mệnh bàn hoặc hội chiếu lẫn nhau 6 sao Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Lương, Cự Môn, Thái Dương gọi thống nhất là hệ sao “Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương, thuộc tĩnh thái tinh quần, đại diện cho chuẩn bị, thai nghén hoặc kế hoạch, thường đồng cung trong mệnh bàn hoặc hội chiếu lẫn nhau.

12 sao gồm: Liêm Trinh, Tham Lang, Cự Môn, Thất Sát, Phá Quân, Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Hóa Kị đều là hung tỉnh, 20 sao còn lại đều là cát tinh.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'chủ tinh Giáp cấp tinh trợtin Tửvitinhhệ 6sao: Thiên Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Thiênphùtinhhệ 8sao: Thiên Phủ, Thái m, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tưá»ng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân Lụccnh 6sao: Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt sao: Kình Dương, ĐàLa, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp 4sao: Hóa Lộc, Hóa Tuyền, Hóa Khoa. Hóa Ky Tồn, Thiên Mã Lộctôntinh tinh'

Lục cát tinh

Lục cát tinh đều có sức mạnh phù hộ rất tốt, gặp phải hoàn cảnh tốt thì đã tốt lại càng tốt, nếu rơi vào sao xấu hoặc là sát tinh thì có thể hóa giải được. 
Lục cát tinh gồm: Sao Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Phúc, Thiên Khôi, Thiên Việt (Thiên Khôi, Thiên Việt thường được gọi là song quý tinh).

Lục sát tinh

Lục sát tinh có sức mạnh phá hoại vận mệnh rất lớn làm tổn hại sức mạnh của cát tinh. Lục sát tinh bao gồm: sao Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp (sao Dương, Đà, Hỏa, Kiềm thường được gọi là tứ sát tinh).

Tứ hóa tinh

Tứ hóa tinh không tồn tại độc lập, mà là dựa vào niên can hoặc là cung can kết hợp với các chủ tinh là sao Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Lương, Phá Quân, Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Khúc, Văn Xương hoặc Giáp cấp cát tinh, đồng thòi biển hóa theo tính chất của chủ tinh hoặc Giáp cấp cát tinh. Tứ hóa tinh bao gồm: Sao Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ.

Độ sáng của tinh diệu

Trái đất tự quay quanh trục sẽ tạo ngậy, đêm, sáng sớm, hoàng hôn, còn trái đất quay quanh mặt trời sẽ tạo ra 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Cho nên khi thiên thể vận hành, các Tinh Diệu bởi vì khoảng cách và góc độ khác nhau mà có 7 độ sáng mạnh yếu khác nhau là Miếu, Vượng, Đắc Địa, Lợi ích, Bình Hòa, Bất Đắc Địa, Hãm.

  1. Miếu - độ sáng của Tinh diệu là tối minh, cát tinh cực cát, hung tinh hiện ra điềm cát.
  2. Vượng - độ sáng Tinh diệu là thứ minh, cát tinh đại cát, hung tinh mất đi hung ý mà được hiện điềm cát.
  3. Đắc Địa - độ sáng của Tinh diệu là quang minh, cát tinh vẫn cát, hung tinh không hung.
  4. Lợi ích - độ sáng của Tinh diệu là thượng minh, cát tinh thượng cát, hung tinh có một chứt hung.
  5. Bình Hòa - độ sáng của Tinh diệu là vi minh, cát tinh có một chút cát, hung tinh chuyển dần sang hung.
  6. Bất Đắc Địa - độ sáng của Tinh diệu đã hơi tối, cát tinh không còn sức mạnh, hung tinh càng hung.
  7. Hãm Địa - độ sáng của Tinh diệu tối đen, cát tinh vô dụng, hung tinh hung nhất.

Các Tinh diệu trong Tử vi đẩu số vì thời gian xuất hiện không giống nhau, vị trí trong không gian khác nhau mà có độ sáng khác nhau. Độ sáng khác nhau sẽ thể hiện trạng thái khác nhau của Tinh diệu, nó làm nảy sinh cát hung với vận mệnh cũng không giống nhau. Khi luận đoán mệnh lý phải kết hợp với độ sáng và sự phân bổ của Tinh diệu để phán đoán.

Ất cấp tinh

Ất cấp tinh phần lớn là song tinh tổng cộng có 31 sao tròng đó cát tinh có 16 sao, hung tinh có 15 sao.

Sao Hồng Loan, Thiên Hỷ, Tam Thai, Bát Tọa, Đài Phụ, Phong Cáo, Giải Thần, Ân Quang, thiên Quý, Thiên Vu, Thiên Tài, Thiên Thọ, Thiên Cung, Thiên Phúc, Long Trì, Phượng Các đều là cat tinh.

Sao Thiên Hình, Thiên Yểu, Âm Sát, Thiên Thương, Thiên Sứ, Thiên Khốc, Thiên Hư, Thiên Nguyệt, Cô Thần, Quả Tú, Phi liêm, Thiên Không, Hoa Cái, Uy Trì đều là hung tinh.

Bính cấp tinh

Bính cấp tinh tổng cộng có 26 sao, bao gồm: Sao Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Thai Tinh, Dưỡng Tinh, Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tướng Quân, Tấu Thư, Hỉ Thần đều là cát tinh.

Mộc Dục, Suy Tinh, Bệnh Tinh, Tử Tinh, Mộ Tinh, Tuyệt Tinh,, Tiểu Hao, Phi Liêm, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ, Triệt Không, Tuần Không đều là hung tinh.

Đinh cấp tinh

Đinh cấp tinh có 7 sao, là Lưu niên tinh, bao gồm:
Tướng, Phán Yên, Long Đức, Thiên Đức đều ỉa cat tinh.
Hoa Cái, Tuế Kiến là hung tinh.

Mậu cấp tinh

Mậu cấp tinh tổng cộng có 17 sao, là Lưu niên tinh, bao gồm:

Tức Thần, Kiếp Sát, Tai Sát, Thiên Sát, Chỉ Bội, Hàm Trì, Nguyệt Sát, Vong Thần, Hối Khí, Tang Môn, Quý Sách, Quan Phù, Tiểu Hao, Đại Hao, Bạch Hổ, Điếu Khách, Bệnh Phù đều là cát tinh.

Song tinh

Trong Tử vi đẩu số có nhiều Tinh Diệu thường dùng các phương thức như đồng tọa (ở cùng trong một cung), đối chiếu (ỏ Đối cung), tam hợp hội cung cạnh nhau) hoặc tương giáp (ở cung trước hoặc sau một cung để hợp thành song tinh xuất hiện trong Mệnh bàn, có thể làm nảy sinh hiệu quả gấp bội của tương phù tương thành. Tinh diệu phối hợp thành song tinh gồm:

Tử Phủ (Tử Vi, Thiên Phủ), Tử Tướng (Tử Vi, Thiên Tưóng), Phủ Tướng (Thiên Phủ, Thiên Tướng)

Nhật Nguyệt (Thái Dương, Thái Âm), Nguyệt Đồng (Thái Âm, Thiên Đồng), Cự Nhật (Cự Môn, Thái Dương)

Cự Cơ (Cự Môn, Thiên Cơ), Cơ Lương  (Thiên Cơ, Thiên Lương), Vũ Tham (Vũ Khúc, Tham Lang)

Liêm Sát (Liêm Trinh, Thất Sát), Lương Nguyệt (Thiên Lương, Thái Âm), Hỏa Tham (Vũ Khúc, Tham Lang)

Linh Tham (Linh Tinh, Tham Lang), Lộc Mã (Lộc Tồn, Thiên Mã), Xương Phụ (Văn Xương, Tả Phụ)

Văn Lương (Văn Khúc, Thiên Lương), Dương Xương (Thái Dương, Ván Xương), Nguyệt Khúc (Thái Âm, Văn Khúc)

Lương Mã (Thiên Lương, Thiên Mã), Tham Dương (Tham Lang, Kình Dương), Tả Hữu (Tả Phụ, Hữu Bật)

Xương Khúc (Văn Xương, Văn Khúc), Không Kiếp (Địa Không, Địa Kiếp), Hỏa Linh (Hỏa tinh, Linh tinh)

Dương Đà (Kình Dương, Đà La), Khôi Việt (Thiên Khôi, Thiên Việt), Song Lộc (Lộc Tồn, Hóa Lộc)

Lộc Quyền (Hóa Lộc, Hóa Quyền), Lộc Khoa (Hóa Lộc, Hóa Khoa), Quyền Khoa (Hóa Quyền,  Hóa Khoa)

Thai Tọa (Tam Thai, Bát Tọa), Long Phượng (Long Trì, Phượng Các), Khốc Hư (Thiên Khốc, Thiên Hư)

Loan Hỉ (Hồng Loan, Thiên Hỉ), Cô Quả (Cô Thần, Quả Tú)

Mệnh bàn 

Bản cung (bản phương)

Bản cung là chỉ cung vị chủ sự, còn gọi là bản phương. 12 cung trong Mệnh bàn chủ: Luận vận mệnh của cả đời là Mệnh cung là Bản cung; luận tình hình sức khỏe, Tật ách cung là Bản cung; Luận sự nghiệp cát hung, cung Lộc quan là Bản cung... Ngoài ra, cung Đại hạn, Tiểu hạn, Lưu niên đều có thể là Bản cung chỉ sự luận đoán đại hạn, tiểu hạn, lưu niên.

Đối cung

Cung vị đối diện với Bản cung được gọi là Đối cung, tính quan trọng của nó đứng sau Bản cung. Khi luận cát hung mà Bản cung chủ sự, đối chiếu với Đối cung sẽ nảy sinh một sức ảnh hưởng tương đối lớn.

Tam phương, tứ chính

Tam phương là chỉ cung vị có quan hệ tam hợp với địa chi của Bản cung, coi Bản cung làm chủ, thuận theo chiều kim đồng hề tới cung vị thứ 5, ngược chiều kim đồng hồ tới cung vị thứ 5, sẽ Cấu thành “tam phương”của tam hợp hội chiếu với Bản cung. Nếu thêm tiếp vào Đối cung của Bản cung sẽ tạo thành “tứ chính”. Luận cát hung của mệnh, ngoài Bản cung, sự cát hung của tam phương tứ chính cung vị cũng vô cùng quan trọng. Phương pháp lấy tam hợp có hai cách:

Căn cứ vào địa chi của 12 cung
Dần Ngọ Tuất, Tỵ Dậu Sửu, Thân Tý Thìn, Hợi Mão Mùi
Căn cứ vào tên cung của 12 cung
Mệnh, Tài, Quan; Huynh, Tật, Điền; Phu, Di, Phúc; Tử, Nô, Phụ

Hiệp và hiếp

Cát tinh gần tam hợp cung hội chiếu lẫn nhau gọi là “Hiệp”, hung tinh gần tam hợp cung hội chiếu lẫn nhau gọi là “Hiếp”.

Lân cung

Hai cung trước sau Bản cung, gọi là “Lân cung”. Lân cung tuy sức ảnh hưởng vối Bản cung không bằng Đối cung và tam hợp cung (cung vị tam phương tứ chính), nhưng đối với những song tinh Phụ hoặc Giáp thì lại vô cùng quan trọng.

Phụ và Giáp

Hai cát tinh phân bổ gần hai lân cung, gọi là “Phụ”, Hai hung tinh phân bổ hai lân cung, thì gọi là “Giáp”.

Tọa và Cự

Cát tinh nhập gần Bản cung, gọi là “Tọa”, Hung tinh nhập gần Bản cung gọi là “Cự”.

Đối cung với Tam phương, Tứ chính

Đối cung của các cung trong Tử vi đẩu số có tính quan trọng đứng sau Bản cung, ngoài ra cung vị tam hợp hội chiếu với Bản cung sẽ cấu thành tam phương tứ chính. Trong khi luận đoán Mệnh bàn, ngoài Bản cung ra, sự cát hung của Tam phương tứ chính cũng vô cùng quan trọng.

Triều và Xung 

Cát tinh nằm ở Đối cung gọi là ‘Triều”, Hung tinh gần Đối cung gọi là “Xung”.

Củng

Cát tinh hội chiếu với tam phương tứ chính gọi là “Củng”.

Thiên La Địa Võng

Cung Thìn trong Mệnh bàn là ‘Thiên la”, cung Tuất trong Mệnh bàn là “Địa võng”, Tuất là Hà Khôi, là nơi âm dương tuyệt diệt.

Lôi Môn

Lôi Môn chính là cung Mão. Bởi vì cung Mão thuộc đông phương thuật, vị trí của Chấn quái, Chấn là Lôi, gọi là “Lôi môn”.

Thiên Môn

Thiên môn chỉ cung Hợi trong Mệnh bàn, vốn bản cung này không sợ hung tinh xâm phạm.

Địa Môn

Địa Môn là cung Tỵ trong Mệnh bàn, Thiên Môn và Địa Môn tương đối nhau, cung Hợi là Thiên Môn, cung Tỵ là Địa Môn.

Nhân Môn

Trong Mệnh bàn cung Mão là “Nhân Môn”

Quỷ Môn

Quỷ Môn là cung Thân trong Mệnh bàn.

Thiên La, Địa Võng, Ngũ Môn và Tứ Địa

Trong Mệnh bàn các cung vị khác nhau sẽ có Thiên la địa võng, ngũ môn là Lôi, Thiên, Địa, Nhân, Quỷ, Tứ mã, Tứ bại (Tứ đào hoa), Tứ mộ (Tứ khố) chi địa. Khi luận đoán mệnh lý, các Tinh Diệu tiến nhập vào các cung vị khác nhau sẽ thể hiện những điềm cát hung khác nhau.

Tứ mã chi địa (Tứ sinh chi địa) Bốn cung

Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Có sao Thiên Mã, Trường Sinh nhập chủ.
Dần là trường sinh của Hỏa, Thổ
Tỵ là trường sinh của Kim,
Thân là trường sinh của Thủy,
Hợi là trường sinh của Mộc.
Bởi vì tứ mã luôn chạy nhảy biến động, vốn chủ bận rộn vất vả.

Tứ bại chỉ địa (Tứ đào hoa chi địa)

Bốn cung Tý, Ngọ; Mão, Dậu. Có hai sao là Hàm Trì, Đào Hoa nhập chủ.
Tý là lâm quan của Mộc,
Mão là lâm quan của Hỏa,
Ngọ là lâm quan của Kìm,
Dậu là lâm quan của Thủy, Thổ, chủ ác.

Tứ mộ chỉ địa (Tứ khố chi địa)

Bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Là Mộ của Ngũ hành cục trường sinh 12 sao.
Sửu là mộ của Kim, Thìn là mộ của Thủy, Mùi là mộ của Mộc, Tuất là mộ của Hỏa, Thổ, còn có sao Cô Thần và Quả Tú nhập chủ, còn gọi là “Cô độc địa”.

Tứ mã đia chi (Tứ sinh địa chi)

4 cung Dần, Thân, Tỵ, Hợi vì sao Thiên mã nhập chủ, gọi là “Tứ mã chi địa”, bên cạnh đó do 4 cung Dần, Thân, Tỵ, Hợi cũng là cung vị Trường sinh của Ngũ hành cục trường sinh 12 sao (Dần là trường sinh của Hỏa, Thổ, Tỵ là Trường sinh của Kim, Thân là trường sinh của Thủy, Hợi là trường sinh của Mộc), cho nên vốn gọi là “Tứ sinh chi địa”. Bởi vì tứ mã luôn chạy băng băng nên chủ bận rộn vất vả.

Mệnh cung nằm ở tứ mã chi địa, chủ bất ổn, dễ bị hoàn cảnh ảnh hưởng và chi phối, thà rằng cứ phát triển theo tự nhiên, chứ đừng mong thay đổi, cá tính nhanh nhẹn, chỉ có không ngừng thay đổi môi cổ thể sinh tài, khá mưu lợi toan tính, công việc phải chọn loại nhẹ nhàng, khá coi trọng tiền bạc, có khả năng theo đuổi công việc có lợi nhuận cao. Nam mệnh nằm cung Hợi'“yếu địa”, Nữ mệnh nằm ở cung Dần “Sơn đầu”, phú quý song hiển. Nếu như lại tiếp tục gặp các sao động như Thiên Mã, Thiên Cơ, Thái Dương (nhật), Thái Âm (nguyệt) thì dặc tính số phận bận rộn vất vả càng thể hiện rõ.

Tứ bại địa chi

Bốn cung Tý, Ngọ, Mão, Dậu là cung vị mà 2 sao đào hoa Hãm Trì, Lâm Dục nhập chủ (Tý là Lâm Dục của Mộc, Mão là Lâm Dục của Hỏa, Ngọ là Lâm Dục của Kim, Dậu là Lâm Dục của Thủy, Thổ.

Nếu phân ra: Tý, Ngọ là phương hành thành bạo thoái, Mão Dậu là vị trí đào hoa lệ đãng), vốn được gọi là “Tứ bại chi địa”, chủ ác. Mệnh cung nằm ở tứ bại chi địa, chủ nam nữ có tình cảm bất minh, thích tửu sắc, thích giao du chơi bời tình cảm trong đời khá phức tạp, nếu lại gặp các sao đào hoa như Tham Lang, Liêm Trinh, Thiên Yểu, Hồng Loan thì đặc tính phiêu bạt như cánh hoa đào càng thể hiện rõ. Tính tình lạc quan vô tư lự, tâm trạng dễ vui dễ giận, có cảm giác sứ mệnh với công việc, phải lao động vất vả vì tiền, độc lập tự chủ, trong bất cứ hoàn cảnh nào tự coi mình là quan trọng, có thái độ sống “vui chơi nhân gian”. Ưu điểm là ngôn hành thống nhất, khuyết điểm là lưu luyến quá khứ.

Tứ mộ địa chi

Bôn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là nơi “Mộ” nằm vào của Ngũ hành cục trưởng sinh 12 sao (Sửu là mộ của Kim, Thìn là Mộ của Thủy, Mùi là mộ của Mộc, Tuất là mộ của Hỏa, Thổ), vốn được gọi là “Tứ mộ chi địa”, cũng là tứ Thổ khố, tứ mộ khố, bên cạnh đó, do Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là cung vị sao Cô Thần, Quả Tú nhập chủ, còn được gọi là “Cô độc địa”.

Mệnh cung nằm ở tứ mộ chi địa, cá tính bảo thủ, cương trực trung thành, dễ bận rộn vất vả, chịu phận (bất hạnh), sinh ra như là để trả nợ, cô độc, bỏ tổ ly tông, nếu gặp những sao tử nữ duyên bạc như Phá Quân, Cự Môn thì sẽ càng cô độc. Do Thìn, Tuất tạo thành Thiên la Địa võng, người lập mệnh, phải hao tâm khổ tứ phá võng mà ra, đặc tính phiêu dạt lưu tán Bên ngoài thể hiện rõ. Thích độc đoán, công khai đổi mới, thích chi phối hoàn cảnh, dùng phương thức dựa vào sự nhanh nhạy hơn người khác mà đạt được mục đích.

Trúc la tam hạn

Tam hợp cung vị của đại, tiểu hạn hoặc lưu niên, nếu gặp 3 sao hung là Sát, Phá, Tham (Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang) thì trong hành vận này, sự khởi phục của hoàn cảnh và vận mệnh sẽ rất lớn, để thay đổi điểm mấu chốt quan trọng của vận mệnh, buộc phải đặc biệt cẩn thận. Nếu Sát, Phá, Tham đều lạc hiểm, mà hợp hội cung Phá, Tham đều thuộc Miếu Vượng, tam hợp hội gặp sao cát mà không bị sao hung xung phá, biểu thị đối mặt vận hạn Sát, Phá, Tham mở ra thời cơ mới, nhưng nếu Sát, Phá, Tham đều lạc hiểm mà tam hợp hội cung lại có sao Sát hoặc Hóa Kỵ xung phá, biểu thị gặp phải vận hạn “Trúc la tam hạn”, tức vận nạn đương đầu, khỏi bước duy nan.

 

xem thêm